Cũng Đành 13 – 16

cungdanh

13.

Chờ cho Chiêm ngồi vào ghế và cài dây an toàn xong, Đông mới lên tiếng. Giọng của nàng sũng nước mắt.

– Đông xin lỗi anh Chiêm… Đông làm phiền anh nhiều quá…

Nhìn vào mặt của Đông, Chiêm nói bằng giọng dịu dàng và an ủi.

– Đông không có gì để phải xin lỗi anh hết. Tai nạn xe cộ mà…

– Anh Chiêm phải trả tiền nhà thương và xe cộ hư hao nè…

Chiêm cười nhẹ lắc đầu.

– Tiền bạc thời đâu có gì đáng quan tâm. Em không có bị thương tật gì anh mừng rồi…

Continue reading

Cũng Đành 9 – 12

cungdanh

9.

Chiêm ngước lên khi Đực bước vào phòng làm việc của mình.

– Xong rồi thiếu úy… Thiếu úy thử đi…

Đi song song với Đực ra sân, Chiêm mừng ra mặt khi thấy chiếc xe gắn máy hiệu Suzuki của mình được dựng bên vách.

– Nó nổ ngon lành lắm thiếu úy ơi… Tôi chạy một vòng rồi…

Chiếc xe cũ mà Chiêm mua bằng tiền của ba tháng lương xong nhờ Đực sửa lại bây giờ trông mới hơn nhiều.

– Anh nhắm tôi chạy lên tới tỉnh được hông?

Đực xoa tay.

– Dư sức thiếu úy. Ông thăm ai ở trên tỉnh?

Cười hắc hắc Chiêm nói đùa với người lính dưới quyền chỉ huy của mình.

– Thăm bồ chứ thăm ai…

Continue reading

Cũng Đành 5 – 8

cungdanh

5.

Buổi họp hành quân chỉ có ba người gồm trung úy Điền, Chiêm và Chín Được. Trải tấm bản đồ rộng ra trên chiếc bàn bề bộn giấy tờ, ly tách, tàn thuốc lá và nhiều thứ lặt vặt khác. Điền nói chậm và vắn tắt.

– Xe sẽ chở toán thám kích tới Lương Quới rồi từ đó anh em rán lội tới Lương Hòa…

– Trung uý… Lần này không phải như lần trước hả trung úy?

Chín Được hỏi Điền. Vị trung úy chi khu phó kiêm sĩ quan an ninh và quân báo của chi khu Giồng Trôm đốt điếu thuốc, rít liên tiếp hai hơi rồi mới trả lời câu hỏi của Chín Được.

– Tin kỳ này chắc chắn lắm. Hai ông ráng cõng thằng Năm Chơi về thì ông quận sẽ đãi tụi mình một chầu nhậu linh đình…

Continue reading

Cũng Đành 1- 4

cungdanh

Mở truyện

Đám tang buồn. Thật buồn. Thật lẻ loi. Theo sau chiếc xe hòm màu đen chỉ có hai người. Vỏn vẹn hai. Tảng, một người bạn ở xa. Chiêm, chồng của người chết. Như thế đủ rồi. Không họ hàng con cái gì hết. Người chết, sống đơn độc mà chết cũng lẻ loi. Tang lễ cũng đơn giản. Ngay cả vòng hoa cũng không có. Người nhắm mắt lại đâu có nhìn thấy hoa. Người nằm trong chiếc quan tài bằng sắt kín mít đâu có ngửi được mùi hương của hoa. Lời chia buồn cũng không. Người chết đâu có nghe được. Còn người sống cũng không cần người đi đưa đám tang phải thốt lên sáo ngữ để chia buồn. Buồn đau là thứ không thể chia xẻ được. Hai người sống đứng cạnh nhau, im lặng nhìn chiếc quan tài đang từ từ được hạ xuống. Tấm bia bằng đá xanh khắc tên người chết. Nguyễn Thị Sầu Đông. Thế thôi. Không có ngày sinh, ngày tử. Người chết đâu màng chuyện sinh tử nữa. Không có tiếng khóc bi ai. Không có nước mắt. Chỉ có ánh mắt đăm chiêu của một người bạn. Chỉ có hai giọt lệ ứa ra từ đôi mắt buồn của người chồng. Thế thôi. Tháng 6 trời thật xanh. Mùa hè lá cây xanh thật xanh. Người ta thường nói màu xanh tượng trưng cho ước vọng. Ước vọng cái gì? Điều gì? Người chết đâu màng. Ngay cả người sống rồi cũng cạn dần ước vọng kia mà. Bỏ lại đằng sau lưng ngôi mộ chưa được đắp đất, hai người đưa đám tang chậm chạp lê bước trên nền cỏ xanh. Bước chân mỏi mòn, rời rạc, nặng chình chịch. Tảng lên tiếng như muốn phá tan sự im lặng.

Continue reading

Còn Nhớ Tân Uyên 17 – Kết

csl_connhotanuyen1

17

3 giờ chiều. Quát ngồi im trong nhà bếp. Ly cà phê phin nhỏ chầm chậm từng giọt cà phê xuống cái ly thủy tinh màu ngà ngà. Mùi cà phê  thoang thoảng. Cuối tháng tư mà vẫn còn lạnh. Trời sáng rõ. Tiếng xe cộ rì rầm. Có tiếng khua động của cặp vợ chồng ở phòng kế bên. Ngước nhìn tờ lịch anh lẩm bẩm.

– 30 tháng 4…

Continue reading

Còn Nhớ Tân Uyên 13 – 16

csl_connhotanuyen1

13

       Một ngày có 24 giờ. Một giờ có 60 phút. Một phút có 60 giây. Thời gian thật dài và cứ như vậy mà trôi đi. Những ly rượu đế cháy gan. Khói thuốc vàng tay. Súng nổ. Người chết. Máu chảy. Mọi thứ đều không làm vơi đi nỗi khổ đau cực cùng cũng như nỗi nhớ thương đòi đoạn trong lòng người lính chiến si tình tên Quát. Đêm chập chờn thức ngủ với tiếng đại bác hú qua đầu và hình ảnh của cô Duyên sáng rực trong tâm tưởng. Nụ hôn của nàng còn đọng hương thừa trên môi. Tiếng cười, giọng nói của nàng còn âm ba hoài hoài không bao giờ nguôi ngoai. Da thịt nàng mềm ấm. Bàn tay nâng niu ân cần. Cứ mỗi lần nghĩ đế Quát ứa nước mắt. Anh không còn hi vọng dù nhỏ nhoi để gặp lại người mình thương yêu. Hai mảnh đời xa lạ cách ngăn. Duyên bây giờ đã an phận chồng con. Còn anh đời chiến binh dạt theo cường độ của chiến tranh. Tây Ninh. Trảng Lớn. Mỏ Vẹt. Phước Long. Hớn Quản. Đồng Xoài. Bù Đăng. Bù Đốp. Lộc Ninh. An Lộc. Pleiku. Kontum. Ban Mê Thuột. Chuẩn úy Quát bây giờ đã thành trung úy. Nắng của trời và lửa của người làm khô cằn thân xác và héo úa tâm hồn. Đời sống buồn tênh. Lâu lâu về lại Sài Gòn rồi vội vả bỏ đi như muốn quên hay chạy trốn một hình ảnh, một khuôn mặt, một chuyện tình mà biết dù cố quên sẽ không bao giờ mình quên được.

Continue reading

Còn Nhớ Tân Uyên 9 – 12

csl_connhotanuyen1

9

       Duyên thẩn thờ bước ra khỏi văn phòng giáo sư. Sân trường lác đác vài cậu học trò đứng nói chuyện trước khi chia tay về nghỉ ba tháng hè. Lật bật mà Quát đã đi hơn nửa năm. Đi biệt vô âm tín. Không một lá thư. Không một chữ. Không một lời nhắn. Chắc Quát đã quên mình. Duyên nhũ thầm. Chàng thì đi cõi xa mưa gió… Thiếp thì về buồng cũ gối chăn… Những người chinh chiến bấy lâu… Nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây… Hồn tử sĩ gió ù ù thổi… Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi… Chinh phu tử sĩ mấy người… Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn… Dấu binh lửa nước non như cũ… Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương… Phận trai già ruổi chiến trường… Chàng Siêu mái tóc  điểm sương mới về… Tin thường lại người không thấy lại… Thư thường tới người không thấy tới… Người chinh phụ trong thơ của ông Đặng Trần Côn còn có may mắn hơn nàng. Quát đi không lời từ biệt. Quát đi không bịn rịn. Đi là đi luôn. Đi biền biệt. Quát ở đâu. Đang làm gì. Có nhớ mình không. Duyên ứa nước mắt. Khẽ liếm môi nàng nhớ lại nụ hôn đêm hôm đó. Nụ hôn không trọn nhưng âm hưởng còn mãi trong hồn. Đường lưa thưa người. Leo lên chiếc xích lô, nàng

Continue reading

Còn Nhớ Tân Uyên 5 – 8

csl_connhotanuyen1

5

Năm đệ tam bắt đầu khi Duyên bước vào lớp đệ tam A1. Vì phải chọn ban A, B hoặc C nên nàng nhận thấy có những khuôn mặt quen mà cũng có nhiều khuôn mặt lạ. Tất cả hầu như đều nhổ giò sau ba tháng hè ăn no ngủ kỹ. Nàng cười thầm khi nhìn bộ ria mép lún phún đen của Chương. Nàng hơi lắc đầu khi thấy những mụt mụn đo đỏ trên gương mặt dài của An Mặt Ngựa hay giọng nói đổi ra khào khào của Đan và Thắng. Học trò, mỗi đứa mỗi cách, đều tỏ ra mình là người lớn. Nhiều đứa đi học không mang cặp nữa. Dường như càng mang ít sách vở chừng nào nó càng chứng tỏ mình khôn, mình thông minh và mình lớn hơn. Khi bị đứa học trò lớp đệ ngũ hỏi sao không mang sách vở Chương trả lời bằng cách gõ gõ ngón tay trỏ vào trán của mình cùng với câu trả lời: ” Sách vở ở trong này nè…”. Điều đó khiến cho nàng buồn cười và khi về nhà kể lại cho ba má nghe trong bữa cơm tối đều khiến cho ông bà cười ra nước mắt.

Continue reading

Còn Nhớ Tân Uyên 1 – 4

csl_connhotanuyen1

1

     Duyên dừng lại khi lên tới bực thang cuối cùng vì mệt mà cũng vì do dự và có hơi khớp. Hôm nay là ngày đầu tiên nàng bước chân vào lớp học, không phải để học mà để dạy. Sau bốn năm sôi kinh nấu sử ở trường đại học sư phạm, nàng đã tốt nghiệp và được bổ nhiệm làm giáo sư Việt Văn của trường trung học Hồ Ngọc Cẩn. Nàng vui vẻ nhận việc mà không nghĩ tới chuyện mình là một nữ giáo sư trẻ tuổi lại dạy ở trường toàn  nam học sinh.

Continue reading

CŨNG ĐÀNH

cungdanh

Hình bìa của Lê Thy

Mở truyện

Đám tang buồn. Thật buồn. Thật lẻ loi. Theo sau chiếc xe hòm màu đen chỉ có hai người. Vỏn vẹn hai. Tảng, một người bạn ở xa. Chiêm, chồng của người chết. Như thế đủ rồi. Không họ hàng con cái gì hết. Người chết, sống đơn độc mà chết cũng lẻ loi. Tang lễ cũng đơn giản. Ngay cả vòng hoa cũng không có. Người nhắm mắt lại đâu có nhìn thấy hoa. Người nằm trong chiếc quan tài bằng sắt kín mít đâu có ngửi được mùi hương của hoa. Lời chia buồn cũng không. Người chết đâu có nghe được. Còn người sống cũng không cần người đi đưa đám tang phải thốt lên sáo ngữ để chia buồn. Buồn đau là thứ không thể chia xẻ được.

Continue reading

Sa Huỳnh

1

Nguyễn ngồi im. Ly cà phê phin nhỏ từng giọt chầm chậm. Thứ bảy. Bảy giờ chiều. Nắng hanh vàng rơi rớt trên tàng cây mít xanh lá ngoài đường. Rút điếu thuốc gõ nhè nhẹ lên mặt bàn, thong thả đưa lên miệng ngậm giây lát anh mới quẹt diêm. Khói thuốc lãng đãng trong không khí ẩm ướt. Trời như

Continue reading

Thôi bỏ đời đi

1.

– Hai vợ chồng tôi xin lỗi anh vì phải rời khỏi nơi đây một cách đột ngột. Cô em gái của tôi vừa gọi điện thoại báo tin ba tôi bị ” heart attack ” phải chở vào bệnh viện đang nằm ở phòng ICU…

– Tôi xin chia buồn với anh chị… Rồi anh chị có trở lại đây không?

Continue reading

Tựa bờ vai người

tbvn

 

 

1.

Fort Benning. 11-1967.

Điền đứng nơi trạm xe bus cách cổng của Fort Benning chừng vài chục bước. Mấy người lính mặc quân phục có, mặc thường phục cũng có vừa cười nói vừa đi tới trạm. Cũng như anh, họ chờ chuyến xe bus chạy ra phố. Thấy Điền, họ ngưng nói cười và xì xào nho nhỏ. Dù anh mặc thường phục họ cũng đoán anh là lính ở trong trại Fort Benning. Cuối cùng một người đứng cạnh lên tiếng hỏi  với giọng rất đúng quân phong quân kỹ chỉ có nơi các khoá sinh.

Continue reading

Nắng hạ vàng áo ai

nhvaa

Tặng 2N, người đã gợi ý cho tôi viết truyện này. csl.

1.

10 giờ sáng. Con đường nhựa đen bóng như bắt đầu chảy mỡ dưới cái nắng của mùa hè oi ả. Không khí chỉ hơi thoáng mát chút xíu nhờ những cơn gió nhẹ và ngắn kéo về từ vùng Wichita Mountain ở hướng tây nam làm lung lay những cánh hoa màu vàng mọc đầy hai bên vệ đường. Đây là loại hướng dương dại mang tên Helianthus ciliaris hay còn gọi Texas Blue Weed hoặc yerba parda. Vùng này hướng dương dại tự do mọc dọc theo hàng rào, hai bên đường đi và nhiều nơi mọc thành những cánh đồng hoang nữa. Loại hướng dương này có người còn gọi là hoa cúc dại. Nó không cao như hướng dương được trồng để lấy hột song lại có màu vàng tươi hơn loại hướng dương được trồng.

Continue reading

Buông Theo Giọt Buồn

csl

Nhập

 

Đứng trên hành lang lát gạch tàu, Đan Trầm thấy Điềm, đứa con trai độc nhất của mình, ngồi gác chân lên ghi đông của chiếc xe đạp dựng dưới gốc cây phượng già cổi đang đơm bông. Nàng khẽ lắc đầu vì dáng ngồi của nó. Lưng tựa vào thân cây, hai chân gác lên ghi đông, đầu hơi cúi xuống, cậu con trai đang chăm chú vào một vật được cầm bằng hai bàn tay. Nàng biết vật mà đứa con trai cưng đang nâng niu chính là quyển sách, có thể thơ, tiểu thuyết, tạp chí văn nghệ hay tuyển tập truyện ngắn của các văn thi sĩ nổi tiếng. Giống mẹ, Điềm cũng lãng mạn, mơ mộng, phóng dật và đam mê mà mê văn chương là một trong nhiều cái đam mê. ” Nó giống mình…”. Đan Trầm lẩm bẩm. Nàng biết điều đó từ lâu lắm và đó cũng là lý do chính khiến cho nàng cảm thấy rất gần gụi, thương yêu và thông cảm với đứa con trai tuổi chừng phân nửa. Điềm thường cười nói đùa với mẹ câu: ” Mình là hai tâm hồn lớn gặp nhau mà mẹ...” và nàng cũng nghĩ như vậy. Nàng vui khi thấy con trai tới sở làm đón mình dù nó không cần phải làm chuyện đó. Thường thường vào chiều thứ sáu, Điềm hay đạp xe tới sở làm của mẹ để rủ nàng đi ăn ở Đa Kao hay Tân Định xong hai mẹ con mới về nhà.

– Đang mơ mộng hả nhà ” văng ”

Continue reading

Ngược Nước

csl

1

 

River Park vào buổi xế chiều không nhằm ngày cuối tuần vắng vẻ và yên tịnh. Sau khi đậu xe xong tôi xách cặp trong đựng cái ” tablet ” nhỏ cùng với vài thứ lỉnh kỉnh rồi bước tới chiếc bàn nhìn ra mặt sông nước cạn lặng lờ chảy. Phía bên kia sông, khu nhà lầu cao với mái ngói đỏ ối thấp thoáng trong chòm cây xanh. Ngồi xuống chiếc băng gỗ đặt dưới tàng cây đầy bóng mát và càng thêm mát rợi nhờ gió từ mặt sông thốc vào; tôi bày ra mấy vật lỉnh kỉnh nối tablet thành laptop dùng để viết truyện. Xuân, hạ, thu, đông tùy hứng, tôi lái xe từ nhà ra đây ngồi ngắm cảnh và viết dù lắm khi chẳng viết được chữ nào mà cứ ngồi im thả hồn mình đi đâu đâu. Tôi thích ra ngồi đây vì không có ai quấy rầy, hỏi han hoặc nhờ mình làm cái gì trong lúc suy tư và mơ mộng. Đây là thế giới nhỏ của riêng tôi, có tiếng chim hót, tiếng gió thổi rì rào, tiếng sóng lách tách vỗ vào bờ và thỉnh thoảng tiếng cá đớp mồi hay quẫy nước. Những âm thanh quen thuộc làm cho tôi nhớ lại đoạn đời đã qua trên quê hương ngày một xa theo tuổi đời. Dù đã có tuổi, tính mơ mộng của tôi vẫn còn và có thể còn nhiều hơn lúc trẻ nữa. Dường như mơ mộng thỏa mãn được tâm hồn đầy khát khao của tôi về những gì tôi không có, không thể đạt được trong cuộc sống thường ngày của mình.

Continue reading

Những người đi xây mộng

1.

Đang lui cui giặt quần áo Hùng vội ngưng tay khi nghe tiếng chuông điện thoại vang lên.

– A lô…

– Hùng hả… Luận đây…

Hùng hơi mỉm cười khi nghe giọng nói vui vẻ của Luận, người bạn vong niên của mình. Dân không quân, lái trực thăng, di tản năm 75, Luận lớn hơn anh bảy tuổi. Dù tuổi tác có chút cách biệt nhưng hai người rất thân thiết vì tính tình và sở thích giống nhau.

– Đang làm gì vậy?

– Dạ đang giặt quần áo…

Có tiếng cười ha hả kèm theo giọng nói đùa cợt của Luận.

Continue reading

Hương Mù U

huongmuu_coverpage 

1.

 Chiếc xe đò cũ mèm chậm chạp rời bến xe. Tiếng người cười nói ồn ào xen lẫn với tiếng gà vịt kêu quang quác khiến cho Hoài cảm thấy khó chịu mặc dù anh không lạ lùng gì về các chuyến xe đò từ tỉnh lỵ chạy nối các vùng làng mạc lân cận. Băng ghế có ba người mà lơ xe lại nhét thêm một người nữa thành ra chật như nêm. Xe chạy dọc theo bờ hồ Trúc Bạch. Hai bên đường cây phượng nở hoa đỏ rực. Khu sở thú bỏ hoang chỉ còn mấy chuồng nuôi thú vắng lạnh. Những cây trứng cá già cỗi  khẳng khiu. Khung cảnh của tỉnh lỵ dù có thay đổi cũng rất ít khiến cho anh còn nhận ra được một vài địa điểm quen thuộc của thành phố cũ.

Continue reading

Mưa ướt mặt người…

7

Mưa ướt mặt người

Đứng yên tại cửa quán cà phê để cho nước mưa rớt xuống hết xong gã con trai mới chậm chạp bước vào. Quán vắng tanh vì chẳng có người đi uống cà phê vào lúc mưa tầm tả như thế này. Liếc nhanh về phía quầy tính tiền, gã cười với chị chủ quán có khuôn mặt đẹp và quí phái xong cởi áo mưa ra vắt lên cái mắc áo rồi bước tới chiếc bàn quen thuộc được chủ quán ưu ái dành riêng cho vì cảm tình cũng có mà vì gã là người khách đặc biệt cũng có. Không cần để khách lên tiếng gọi, chị chủ quán lặng lẽ đi pha cà phê. Dùng cái muỗng múc đúng ba muỗng cà phê đặc biệt do chính tay mình pha chế đổ vào cái phin, chờ cho nước sôi già, đổ chút nước sôi vào phin, chờ cà phê thấm nước mới tiếp tục châm thêm nước sôi cho đầy phin rồi, tay mặt cầm tách cà phê, tay trái nhấc lấy chiếc bình thuỷ nhỏ, chị bước tới bàn của khách đang ngồi. Gã ngước lên cười thay cho lời chào hỏi.

Continue reading