(nguồn: https://baotreonline.com/)
Một chiều đầu mùa Hè 1989, bên bờ hồ đập thủy điện Trị-An, gió nhẹ và mây quang, mặt hồ gợn sóng, tôi ngồi hàn huyên cùng một ông bạn già cựu hạ sĩ quan Lực Lượng Ðặc Biệt của Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa.
(nguồn: https://baotreonline.com/)
Một chiều đầu mùa Hè 1989, bên bờ hồ đập thủy điện Trị-An, gió nhẹ và mây quang, mặt hồ gợn sóng, tôi ngồi hàn huyên cùng một ông bạn già cựu hạ sĩ quan Lực Lượng Ðặc Biệt của Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa.
Ảnh: Ngã ba sông – Cái Bè
Bài viết này nằm ở dạng nửa truyện ngắn, nửa tuỳ bút, chỉ nhằm mục đích nói với một người mà tôi biết dù đã đi xa khuất ngàn vào trong cõi vô cùng, người đó vẫn hiện diện trong tôi, vẫn dõi trông từng bước tôi đi trên đường chinh chiến rồi sau đó bước đường lưu vong không bao giờ trở lại quê hương. Những dòng chữ tôi viết lên đây như một lời phân trần với người đã lỡ đi cái hẹn trăm năm mà nguyên nhân không phải do người đó, cũng không phải lỗi ở tôi mà do hoàn cảnh xô đẩy hay số mệnh khắc nghiệt của con người trong thời buổi chiến tranh.
Sáu nhấn mạnh chân lên bàn đạp của chiếc xe đạp cũ của mình để bám sát chiếc ô tô buýt đang chạy trước mặt cách chừng chục thước. Tay mặt ghì chặt cái ghi đông để giữ thăng bằng, còn tay kia nó giơ lên vẫy vẫy. Trong khung cửa kính nhỏ cũng có bàn tay vẫy vẫy của Kiệm, thằng bạn học cùng lớp ngồi trước nó một bàn. Hôm nay là ngày cuối cùng của năm đệ lục. Phải ba tháng nữa nó mới gặp lại bạn bè ở lớp đệ ngũ. Lật bật mà nó đã ở Sài Gòn hai năm rồi. Thời gian không lâu lắm song cũng đủ cho nó làm quen với đời sống mới ở thị thành. Càng có nhiều bạn mới thì nó lại càng nhớ những đứa bạn cũ như thằng Duy và con Hưởng. Dù ở thị thành song nó vẫn chưa gột rửa được hết cái chất phèn ở trong người của mình. Mỗi ngày sau khi đi học về và làm bài vở xong là a lê hấp nó vọt ra ngoài miếng đất rộng trước nhà. Có bạn thì bày trò chơi như đánh đáo, bắn đạn, thả diều. Không bạn thì xách cần câu đi câu cá bóng xệ, bóng dừa, bóng các hay lẻn vào ruộng ” ông hà tiện ” câu cá lóc đem dìa cho má nấu canh chua. Khi nào chán câu thì nằm dài trên cỏ nhìn mây trời lang thang để mơ để mộng, dù biết mơ mộng của mình chẳng bao giờ xảy ra. Muốn cho mộng thành sự thực thì nó phải có tiền. Mà nó, nhà nghèo, có ăn có mặc là may rồi lại thêm được tới trường thì còn may mắn hơn những đứa trẻ khác.
Bình ngồi im trong văn phòng của mình. Hết giờ làm việc đã lâu nên nhân viên cũng đã ra về sớm hơn thường lệ vì không có việc gì làm. Ngay cả cô thư ký thân tín cũng về từ lâu rồi. Bình khe khẽ thở dài. Kinh tế của xứ Mỹ đang ở trong giai đoạn khó khăn. Dù vẫn còn được coi như là cường quốc kinh tế số 1 song xứ này cũng phải chật vật lắm mới giữ vững ngôi vị của mình. Tuy nhiên bằng kiến thức và kinh nghiệm của một thương gia, Bình biết hãng của mình sẽ phải đóng cửa vì đơn đặt hàng của khách càng ngày càng giảm đi. Điều này cũng dễ hiểu vì dân chúng mua xắm tùy theo túi tiền của họ. Có tiền nhiều thì xài nhiều, ít tiền thì phải giảm chi tiêu của mình bằng cách mua hàng với giá rẻ hơn. Sự vươn mình trổi dậy về kinh tế của các nước mới ở Châu Á đã khiến cho hãng của anh gặp nhiều khó khăn. Năm năm trước đây, hãng đang từ 100 người làm phải rút xuống còn 50, rồi 30 và bây giờ chỉ còn lại 25, mức tối thiểu để duy trì mọi hoạt động cần thiết. Anh biết trong vòng 6 tháng nữa, nếu không có ” orders ” của khách hàng, hãng bắt buộc phải sa thải thêm nhân viên. Anh không muốn thấy tình trạng đó xảy ra song có lẽ anh cũng chẳng làm được gì khác hơn nếu muốn cứu cái hãng chuyên môn làm các món hàng gia dụng bằng plastic của mình.
Câu đầu tiên mà tôi muốn viết trong truyện này chính là câu: ” Tôi là đứa con bất hiếu…”. Những gì tôi viết đều có hình ảnh của bất cứ ai như bạn bè, bằng hữu, người tình, người yêu, người vợ; song lại thiếu vắng hình ảnh của mẹ tôi; ” người-tình-diễm- tuyệt ” mà tôi thường hay gọi đùa mỗi khi đi xa trở về thăm nhà để được nằm gối đầu vào lòng bà và kể cho bà nghe chuyện tình yêu và chuyện đời lính. Lúc nào tôi cũng băn khoăn, thắc mắc tự hỏi tại sao mình lại không viết về mẹ của mình. Câu hỏi đó theo tôi mấy chục năm, ở hoài trong ý nghĩ của tôi và sau cùng tôi mới tìm ra câu trả lời. Hình ảnh của mẹ tôi, không hiểu tại sao rất nhạt mờ trong trí nhớ của tôi.
Sáu rảo bước khi thấy ngọn cây cao hơn rặng dừa vươn lên trời xanh. Nó biết đó là cây me của nhà bà Ngoại. Nhà bà có hai cây me. Một trồng ở vườn trước gần đường cái và con rạch; còn cây me ở vườn sau gần mương dừa đôi thì cao lớn hơn. Mỗi lần về thăm Ngoại, khi thấy ngọn cây me là nó biết sắp tới nhà của bà. Người ta bảo Nội gần mà Ngoại xa. Trật lất. Đối với nó thì ngược lại. Nó thương Ngoại nhiều hơn Nội dù bà Nội ở gần hơn. Về nhà Ngoại nó như là người trong nhà, được ngoại thương yêu, cưng chiều và săn sóc đủ điều. Với lại bà Ngoại nghèo tiền song lại giàu tình thương hơn bà Nội. Hồi còn nhỏ nhít cho tới tuổi 12 như hiện nay, mỗi lần vào thăm Nội nó phải khoanh tay, cúi đầu và phải nói câu ” Dạ… Con chào bà Nội…”. Trong bụng nó hổng có ưa cái cung cách ” trưởng giả học làm sang ” của nhà bà Nội.
Trời mưa rả rích. Cơn mưa dầm kéo dài từ hồi chiều tới giờ vẫn chưa tạnh và có thể kéo dài suốt đêm. Căn phòng ngủ của Ngoại tối mờ mờ nhờ ánh đèn dầu lửa leo lét đặt trên bàn thờ. Sáu ngửi được mùi nhang thơm trong không khí sền sệt hơi nước và ẩm mục. Kéo mền tận cổ, nó rút sát vào lưng Ngoại đang nằm nghiêng.
Sáu ngồi dựa ngửa vào thân cây dừa xiêm. Mũi của nó nhăn nhăn vì cảm nhận được mùi gì là lạ.
– Mùi gì kỳ vậy ta… thơm quá…
Ngay khi gặp mặt Út Yên, đứa con gái con của bác tư, anh một mẹ khác cha với ba của nó, Sáu thất vọng liền. Phải nói nó thất vọng ê chề vì Út Yên không giống như ý của nó nghĩ. Từ thất vọng nó đâm ra hổng có cảm tình, từ hổng có cảm tình nó đâm ra hổng ưa và cuối cùng ghét Yên. Có nhiều lý do làm cho nó thất vọng về Út Yên.
.
Sáng hôm nay Sơn thức dậy sớm; sớm đây có nghĩa là mặt trời đã ló lên khỏi ngọn cây vì một lý do giản dị là nó được anh sáu hứa sẽ đi với nó ra ruộng tìm bắt một con dế đá để tham dự trò đá dế. Đây là lần đầu tiên nó dủ tuổi hay đúng hơn được phép tham dự vào trò chơi của đàn anh. Quay qua anh sáu đang còn ngáy nó lắc.
Bất cứ ai là dân ở quận Giồng Trôm thuộc tỉnh Bến Tre đều biết một địa danh nổi tiếng là Ba Châu, gồm ba làng Châu Bình, Châu Hòa và Châu Phú. Hai làng Châu Bình và Châu Hòa tiếp giáp với nhau và cũng nằm cạnh con sông Ba Lai.