Trầm Tử Thiêng

Trầm Tử Thiêng: Người Nhạc Sĩ Của Thời Cuộc

Nguyễn Ngọc Chấn

Vào một chiều cuối năm, tôi và nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng không hẹn mà gặp trong một quán vắng. Cali bị El Nino hoành hành, lúc nắng, khi mưa, đang nắng chang chang, mây đen bỗng kéo đến, mưa trút xuống ào ạt. Ngồi chờ nắng, uống đến tuần trà thứ ba, trời chưa tạnh hẳn, bị mưa gío cầm chân, tôi bèn gợi ý để nghe Trầm Tử Thiêng tâm sự về quá trình sinh hoạt văn hóa của anh.

Continue reading

Tản Mạn Về Hoa

tmvh

 

Tự nghìn xưa cho đến hôm nay và mãi về sau, người với hoa lá cỏ cây luôn là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho văn, thi, nhạc, hoạ và điêu khắc gia sáng tạo nên các tác phẩm lưu truyền muôn thuở. Trong chuyên mục này tôi cố gắng sưu tầm, đúc kết và tạo dựng một bài viết cho sự giao hoà và cộng hưởng của người-hoa-thơ-nhạc.

Continue reading

Vũ Hoàng Chương: Uy vũ bất năng khuất

Vũ Hoàng Chương: Uy vũ bất năng khuất

 

ChưViết

Đối với thi sĩ Vũ Hoàng Chương, tôi không có lời nào để nói vì thiết nghĩ dù khen hay chê, dù hay hay dở, dù sai hay trúng cũng là dư. Tôi chỉ đăng tải những gì người khác viết về ông và để tuỳ người đọc…

Vũ Hoàng Chương được người yêu thơ nhắc tới nhiều qua các bài thơ tình. Bên cạnh những bài ca tụng tình yêu, ông cũng có những bài hùng thơ như:

Continue reading

Lê Uyên&Phương- Một lần hạnh ngộ

Một lần hạnh ngộ

 

Trong một lần đi phép về Sài Gòn, tôi cùng một người bạn học vào phòng trà Đêm Màu Hồng nghe nhạc. Tại đây, tôi được nó giới thiệu với Lê Uyên-Phương. Lúc đó gần 12 giờ đêm và phòng trà bắt đầu đóng cửa vì giờ giới nghiêm. Thằng bạn của tôi rủ hai vợ chồng Phương đi ăn tối. Bốn người kéo vào một quán cóc ăn xong về nhà của Lê Uyên-Phương. Cặp vợ chồng ca sĩ này dù nổi tiếng song vẫn nghèo. Họ mướn 1 căn phòng nhỏ mà vì không quan tâm nên tôi không còn nhớ ở đâu. Chỉ nhớ mài mại ở trên khu nhà lầu cao nhìn xuống đường. Chị Lâm, tên của Lê Uyên trẻ đẹp, hiền lành, tử tế và vui vẻ. Tôi gọi là chị nhưng sau này nghe thằng bạn nói thì tuổi của chị thua anh Phương nhiều lắm, nghĩa là còn nhỏ tuổi hơn tôi. Ngồi trong căn phòng hẹp, uống bia, hút thuốc, tôi nghe nhiều hơn nói. Xuyên qua câu chuyện thì dường như thằng bạn có bà con chi đó với Phương. Chị Lê Uyên thỉnh thoảng cũng nói chuyện với tôi. Khi biết tôi là lính ở xa Sài Gòn thì chị có vẻ chú ý hỏi nhiều câu về lính. Trò chuyện cho tới thật khuya bốn người mới trải chiếu ra ngủ trên sàn.

Continue reading

Bùi Giáng- Đi Vào Cõi Thơ

Tựa

Đi vào cõi thơ theo lối ngẫu nhiên tao ngộ. Cơ duyên sẽ dun dủi… Chẳng nên gò ép cưỡng cầu.

Người viết sách này có dụng tâm không sắp đặt theo thứ tự thứ loại thường thấy. Những bài thơ đến rồi đi. Lời “nhận định” cũng đi rồi đến…

Bùi Giáng

Continue reading

DUYÊN ANH

DUYÊN ANH (1935-1997) NHÌN LẠI BẾN BỜ

 

Tác giả: Ngọc Thiên Hoa

1. DUYÊN ANH (1935-1997) NHÌN LẠI BẾN BỜ

I. LỜI MỞ:

Giáo sư đại học Sorbonne – nhà văn, nhà sử gia người Pháp Piere Chaune đã viết về Duyên Anh: “Duyên Anh là nhà thơ lớn, vinh quang của quốc gia” (“un grand poète, un gloire natianlae” – vantuyen.net). Quốc gia nào? Không ít người biết Duyên Anh là nhà văn của thiếu nhi và “bạn” của những kẻ cù bơ, những giang hồ thời cũ. Tại sao giáo sư một trường nước ngoài gọi Duyên Anh là nhà thơ lớn?

Continue reading

Từ Ngày xưa Hoàng Thị… tới… Đưa em tìm động hoa vàng…

Võ Phiến 

Phạm Thiên Thư

Nguyễn Du có Đoạn trường tân thanh, ông có Đoạn trường vô thanh;  Nguyễn Du có thơ Chiêu hồn, ông cũng có Chiêu hồn ca. Mặt khác, Phật có kinh Kim Cương, kinh Hiền Ngu, ông cũng phỏng soạn Kinh NgọcKinh HiềnKinh Thơ v.v… Rồi sau tháng 5-1975 nghe nói có một độ ông toan vung bút làm sáng tỏ cách mạng giải phóng. Đời ông từng bị thu hút ngược xuôi nhiều hướng. Nhưng Phạm Thiên Thư làm văn nô không thành văn nô, làm sư cũng không hẳn ra sư. Con vạc bờ kinh nó ghẹo ông:

Continue reading

Từng người tình bỏ ta đi…

Để tiếp tục chuyên mục Giai Nhân trong Thơ Nhạc, hôm nay tôi xin đề cập tới những người đẹp đã đi qua cuộc đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Bỏ ra ngoài sự bất đồng chính kiến cũng như quan điểm chính trị, bài đăng này chỉ thuần túy nói về một góc cạnh nhỏ trong đời sống tình cảm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Theo sát tiêu đề Giai Nhân Trong Thơ Nhạc, tôi chỉ trích dẫn những bài viết, đoạn văn, liên quan tới những người có liên hệ tình cảm sâu xa và thắm thiết với nhạc sĩ họ Trịnh. Chính họ, những giai nhân và người tình đã là yếu tố quan trọng để từ đó ông viết thành những bản tình ca được nhiều người ưa thích.

chu sa lan

Trịnh Công Sơn: Mật ngọt trên môi, mật đắng trong đời

(GDVN) – “Huế là một tình yêu bất tận, tôi yêu anh Sơn như yêu Huế, bây giờ Huế đối với tôi là một quê hương thứ hai, là một phần trong cuộc đời của tôi”, Diễm nói.

Continue reading

Chiếc Lá Hoàng Cầm

Tiếp tục mục Giai Nhân Hoa Thơ Nhạc, hôm nay tôi mời mọi người đi vào thế giới không phải là hoa mà là chiếc lá và hình ảnh của giai nhân trong thơ của thi sĩ Hoàng Cầm. Chiếc lá diêu bông và hình ảnh của cô gái trong thơ đã trở thành huyền thoại qua nét bút của nhà thơ Bên Kia Sông Đuống.

Đầu tiên là Những Bóng Hồng Trong Thơ Nhạc của Hà Đình Nguyên khi nhắc tới:

Hoàng Cầm và chiếc lá huyền thoại

Trên văn đàn Việt, những bài thơ “xuất thần” của Hoàng Cầm mang một giọng điệu hết sức lạ lùng, tứ thơ cũng thật lạ.Chính ông đã cho ra đời một thứ lá mà không ai có thể tìm thấy trên thế gian này: lá diêu bông!

Continue reading

Phạm Công Thiện

Thi Vũ

V mt bài thơ ca
Ph
m Công Thin

Thiện xem mình là triết gia. Tôi nhìn Thiện như một thi sĩ.

Năm ấy, 1966. Tình cờ đến quán ăn nhỏ Lạc Hồng nằm sau lưng điện Panthéon ở xóm La tinh, quận 5 Paris, gặp lại Trần Hiếu. Hiếu là họa sĩ mà mười năm trước sang Paris tôi có giúp đỡ việc nhập học Trường Hội họa Quốc gia ở Paris. Hiếu đang ngồi ăn với một người trông lạ, mặt đỏ gay, mắt lừ đừ. Hiếu giới thiệu tôi với người lạ. Nghe tên tôi anh đứng phắt dậy vui mừng la lớn : “Trời ơi, ông Nguyễn Thái ! hai tuần nay tôi tìm ông muốn chết”. Nguyễn Thái là bút hiệu thời tôi bỉnh bút cho tạp chí Liên Hoa ở Huế thập niên 50. Tôi lấy làm lạ cho cách ăn mặt xi vin của anh ta, vì trước đó nghe anh đi tu lấy pháp danh Thích Nguyên Tánh.

Continue reading

Vũ Hữu Định

Tâm sự về cố nhà thơ Vũ Hữu Định

 

Gần đây có nhiều bài viết ở nước ngoài khi nói về cố nhà thơ Vũ Hữu Định đã có những chi tiết sai lệch về thời gian và nguyên nhân cái chết của anh. Có tác giả còn cố tình “huyền bí hóa” sự ra đi đáng tiếc này. Nhân ngày giỗ thứ 30 của Vũ Hữu Định (1981-2010), xin nói lại cho rõ.
Thời Còn chút gì để nhớ…

Continue reading

Hồ Hữu Tường

 hht

 

Hồ Hữu Tường (1910-1980)

LTS. Chúng tôi tìm thấy các bài này trên các trang web, xin phép các  tác giả cho đăng lại.

Hồ Hữu Tường, chính trị gia, nhà văn, nhà báo và là một nhân vật kỳ lạ, sống 70 năm trong thế kỷ XX, trải nhiều vòng tù tội dưới tất cả các chính quyền: thực dân, quốc gia và cộng sản. Tác phẩm của ông phản ảnh tính chất nổi loạn trong con người, một con người vừa trào lộng, vừa bi đát, suốt đời đi tìm phương cách giải phóng dân tộc ra khỏi mọi hình thức quản trị giáo điều: từ bị trị đến hủ tục, từ độc tôn đến độc tài, nhưng cũng suốt đời “thất bại” trong việc “chống lại định mệnh”, cho đến phút chót vẫn muốn “cưỡng lại số trời” mà không được. Có lẽ ở bên kia thế giới, Hồ vẫn tiếp tục con đường thiên lý của một Phi Lạc đã đại náo trần gian: Tây, Tàu, Nga, Mỹ và giờ đây, xuống âm ty đại náo địa ngục.

Continue reading

Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng và sự tha hoá của con

người trong môi trường bạc tiền, tham nhũng…

Thụy Khuê

Giông tố là thảm kịch về sự thấp hèn bất tín của con người trên mọi lãnh vực: không ai có thể tin được ai, không ai có thể nhờ cậy được ai. Từ trong ra ngoài, từ anh em đến cha mẹ, từ vợ đến chồng, cha đến con, tất cả đều sống trong lừa dối, bất mục, một vòng loạn luân khép kín : tội ác và lừa bịp gieo rắc khắp nơi, không thể biết hậu quả chỗ nào mà tránh.

Continue reading

Văn Cao

Mối tình trắc trở của nhạc sĩ Văn Cao

Thu Hà

“Tôi xin phép được giấu tên người phụ nữ đó vì bà vẫn còn sống. Người đã trở thành nguồn cảm hứng trong ca khúc “Bến xuân” của ông”, nhà thơ Văn Thao nói về kỷ niệm của người cha – nhạc sĩ Văn Cao nhân 81 năm ngày sinh của ông hôm qua

Continue reading

Sống và Viết Như Những Người Lưu Vong

Lưu vong thường được mở đầu bằng một bi kịch chính trị hoặc một bi kịch kinh tế và kết thúc bằng một bi kịch văn hoá. Càng ngày tôi càng thấm thía một điều: sống và viết ở hải ngoại không phải chỉ là sống và viết ở hải ngoại. Khi một nhà văn rời quê hương ra định cư và sáng tác ở nước ngoài, hắn không phải chỉ thay đổi một chỗ ở và một bàn viết mà còn thay đổi hẳn một thế giới với những mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, để rồi, một cách tự giác hay không, dần dần thay đổi cách nghĩ, cách cảm, từ đó, cách viết và cuối cùng, không chóng thì chầy, thay đổi cả căn cước (identity) của chính hắn với tư cách là một nhà văn nữa.

Continue reading

Nhà văn Lan Khai

Không nhớ lúc nào nhưng từ khi có dịp tiếp xúc và quen thuộc với Internet thì tôi đi ” giang hồ chữ nghĩa ” thường xuyên hơn. Khi nào chán viết hoặc cần tìm tài liệu để viết tôi lại bò lên mạng, lang thang vào các trang web, blog của bất cứ ai quen lạ, thân sơ, không phân biệt sự bất đồng chính kiến và khuynh hướng chính trị… Cũng nhờ vậy mà tôi thu thập được khá nhiều mẫu chuyện lý thú và hay ho của các nhạc sĩ tiền chiến hoặc đương thời cùng với những mối tình lãng mạn của nhiều thi sĩ còn sống hoặc đã qua đời. Sau khi đọc qua để chọn lọc, nay tôi xin đăng lên đây cho mọi người được biết về các nghệ sĩ đã không ngại tốn hao tâm huyết để cống hiến đời mình cho nghệ thuật, cho dân tộc và cho đất nước Việt Nam thân yêu.

Khi nói tới nghệ thuật thì không nên đề cập tới chính trị. Vì vậy mà bài viết này sẽ tách biệt hẵn nghệ thuật ra khỏi chính trị cũng như sẽ không phân biệt người ở trong nước hay hải ngoại, cộng sản hoặc quốc gia mà chỉ đơn thuần xem như là một nghệ sĩ.

Một điều đáng nói và xin đươc nêu lên đây là, do ở chuyện sao chép lại và lưu trữ lâu quá trong máy điện toán riêng thành ra tam sao thất bổn và không còn nhớ rõ nguồn gốc của những mẫu chuyện rời này. Xin cáo lỗi cùng các trang mạng cũng như bất cứ tác giả của bài viết. Xin cám ơn quí vị.

 

Lan Khai một đời mệnh bạc

Continue reading

TRĂNG NGHẸN…

Tôi là người rất mê thơ. Có thể nói đối với tất cả bộ môn nghệ thuật như văn chương, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ, phim ảnh; tôi đặt thơ đứng trên hết. Đừng hỏi tôi tại sao. Đừng bắt tôi phải giải thích. Mệt lắm. Tôi mê thơ và tôi đặt nó lên hàng đầu thế thôi. Mê thơ, tôi cũng khoái luôn mấy ông làm thơ. Từ các đại thi hào, thi bá, thi sĩ, thợ thơ… kể cả mấy ông làm thơ con cóc, con ếch, ễnh ương, nhái bầu, nhái bén hay nòng nọc gì gì đó ít hay nhiều cũng được tôi quý trọng. Khi người ta làm thơ là người ta đem tấm lòng của họ ra để chia xẻ với mình, do đó mình nên nâng niu và cám ơn công sức của người.

Continue reading