Tựa
Đi vào cõi thơ theo lối ngẫu nhiên tao ngộ. Cơ duyên sẽ dun dủi… Chẳng nên gò ép cưỡng cầu.
Người viết sách này có dụng tâm không sắp đặt theo thứ tự thứ loại thường thấy. Những bài thơ đến rồi đi. Lời “nhận định” cũng đi rồi đến…
Bùi Giáng
Tựa
Đi vào cõi thơ theo lối ngẫu nhiên tao ngộ. Cơ duyên sẽ dun dủi… Chẳng nên gò ép cưỡng cầu.
Người viết sách này có dụng tâm không sắp đặt theo thứ tự thứ loại thường thấy. Những bài thơ đến rồi đi. Lời “nhận định” cũng đi rồi đến…
Bùi Giáng
Tác giả: Ngọc Thiên Hoa
1. DUYÊN ANH (1935-1997) NHÌN LẠI BẾN BỜ
I. LỜI MỞ:
Giáo sư đại học Sorbonne – nhà văn, nhà sử gia người Pháp Piere Chaune đã viết về Duyên Anh: “Duyên Anh là nhà thơ lớn, vinh quang của quốc gia” (“un grand poète, un gloire natianlae” – vantuyen.net). Quốc gia nào? Không ít người biết Duyên Anh là nhà văn của thiếu nhi và “bạn” của những kẻ cù bơ, những giang hồ thời cũ. Tại sao giáo sư một trường nước ngoài gọi Duyên Anh là nhà thơ lớn?
Võ Phiến
Nguyễn Du có Đoạn trường tân thanh, ông có Đoạn trường vô thanh; Nguyễn Du có thơ Chiêu hồn, ông cũng có Chiêu hồn ca. Mặt khác, Phật có kinh Kim Cương, kinh Hiền Ngu, ông cũng phỏng soạn Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ v.v… Rồi sau tháng 5-1975 nghe nói có một độ ông toan vung bút làm sáng tỏ cách mạng giải phóng. Đời ông từng bị thu hút ngược xuôi nhiều hướng. Nhưng Phạm Thiên Thư làm văn nô không thành văn nô, làm sư cũng không hẳn ra sư. Con vạc bờ kinh nó ghẹo ông:
Để tiếp tục chuyên mục Giai Nhân trong Thơ Nhạc, hôm nay tôi xin đề cập tới những người đẹp đã đi qua cuộc đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Bỏ ra ngoài sự bất đồng chính kiến cũng như quan điểm chính trị, bài đăng này chỉ thuần túy nói về một góc cạnh nhỏ trong đời sống tình cảm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Theo sát tiêu đề Giai Nhân Trong Thơ Nhạc, tôi chỉ trích dẫn những bài viết, đoạn văn, liên quan tới những người có liên hệ tình cảm sâu xa và thắm thiết với nhạc sĩ họ Trịnh. Chính họ, những giai nhân và người tình đã là yếu tố quan trọng để từ đó ông viết thành những bản tình ca được nhiều người ưa thích.
chu sa lan
(GDVN) – “Huế là một tình yêu bất tận, tôi yêu anh Sơn như yêu Huế, bây giờ Huế đối với tôi là một quê hương thứ hai, là một phần trong cuộc đời của tôi”, Diễm nói.
Tiếp tục mục Giai Nhân Hoa Thơ Nhạc, hôm nay tôi mời mọi người đi vào thế giới không phải là hoa mà là chiếc lá và hình ảnh của giai nhân trong thơ của thi sĩ Hoàng Cầm. Chiếc lá diêu bông và hình ảnh của cô gái trong thơ đã trở thành huyền thoại qua nét bút của nhà thơ Bên Kia Sông Đuống.
Đầu tiên là Những Bóng Hồng Trong Thơ Nhạc của Hà Đình Nguyên khi nhắc tới:
Trên văn đàn Việt, những bài thơ “xuất thần” của Hoàng Cầm mang một giọng điệu hết sức lạ lùng, tứ thơ cũng thật lạ.Chính ông đã cho ra đời một thứ lá mà không ai có thể tìm thấy trên thế gian này: lá diêu bông!
Phan lạc Phúc
Trời Sydney năm nay lạnh hơn mọi năm. Đêm đông buốt giá, phải trở dậy kiếm cái heater. Mở đèn lên, nhìn ra ngoài vườn, sương đêm đã đọng thành một màn băng mỏng.
Thi Vũ
Thiện xem mình là triết gia. Tôi nhìn Thiện như một thi sĩ.
Năm ấy, 1966. Tình cờ đến quán ăn nhỏ Lạc Hồng nằm sau lưng điện Panthéon ở xóm La tinh, quận 5 Paris, gặp lại Trần Hiếu. Hiếu là họa sĩ mà mười năm trước sang Paris tôi có giúp đỡ việc nhập học Trường Hội họa Quốc gia ở Paris. Hiếu đang ngồi ăn với một người trông lạ, mặt đỏ gay, mắt lừ đừ. Hiếu giới thiệu tôi với người lạ. Nghe tên tôi anh đứng phắt dậy vui mừng la lớn : “Trời ơi, ông Nguyễn Thái ! hai tuần nay tôi tìm ông muốn chết”. Nguyễn Thái là bút hiệu thời tôi bỉnh bút cho tạp chí Liên Hoa ở Huế thập niên 50. Tôi lấy làm lạ cho cách ăn mặt xi vin của anh ta, vì trước đó nghe anh đi tu lấy pháp danh Thích Nguyên Tánh.
Gần đây có nhiều bài viết ở nước ngoài khi nói về cố nhà thơ Vũ Hữu Định đã có những chi tiết sai lệch về thời gian và nguyên nhân cái chết của anh. Có tác giả còn cố tình “huyền bí hóa” sự ra đi đáng tiếc này. Nhân ngày giỗ thứ 30 của Vũ Hữu Định (1981-2010), xin nói lại cho rõ.
Thời Còn chút gì để nhớ…
Hồ Hữu Tường, chính trị gia, nhà văn, nhà báo và là một nhân vật kỳ lạ, sống 70 năm trong thế kỷ XX, trải nhiều vòng tù tội dưới tất cả các chính quyền: thực dân, quốc gia và cộng sản. Tác phẩm của ông phản ảnh tính chất nổi loạn trong con người, một con người vừa trào lộng, vừa bi đát, suốt đời đi tìm phương cách giải phóng dân tộc ra khỏi mọi hình thức quản trị giáo điều: từ bị trị đến hủ tục, từ độc tôn đến độc tài, nhưng cũng suốt đời “thất bại” trong việc “chống lại định mệnh”, cho đến phút chót vẫn muốn “cưỡng lại số trời” mà không được. Có lẽ ở bên kia thế giới, Hồ vẫn tiếp tục con đường thiên lý của một Phi Lạc đã đại náo trần gian: Tây, Tàu, Nga, Mỹ và giờ đây, xuống âm ty đại náo địa ngục.
Thụy Khuê
Giông tố là thảm kịch về sự thấp hèn bất tín của con người trên mọi lãnh vực: không ai có thể tin được ai, không ai có thể nhờ cậy được ai. Từ trong ra ngoài, từ anh em đến cha mẹ, từ vợ đến chồng, cha đến con, tất cả đều sống trong lừa dối, bất mục, một vòng loạn luân khép kín : tội ác và lừa bịp gieo rắc khắp nơi, không thể biết hậu quả chỗ nào mà tránh.
Tháng sáu
Mưa…
Giá trời đừng mưa
anh đừng nhớ
Trời không mưa và anh không nhớ
anh còn biết làm gì?…
Em như hạt mưa trên phố xưa
Nuôi kỷ niệm bám hoài trí nhớ
Viết liền một số từ phức(*) trong tiếng Việt không phải là một ý tưởng mới. Theo hiểu biết của người viết thì học giả Hoàng Xuân Hãn đã đề xướng việc này từ những năm 40, và cho đến gần cuối đời còn có những bài trong đó ông đã viết liền nhiều từ phức. Trong những năm 60 một tập san tại Việt Nam cũng thử nghiệm việc này, và nói chung đã không được hưởng ứng. Hiện nay trên mạng Internet tại Việt Nam, Mỹ, Pháp, Đức… một số ý kiến về việc viết liền đã lại nảy ra.
Thu Hà
“Tôi xin phép được giấu tên người phụ nữ đó vì bà vẫn còn sống. Người đã trở thành nguồn cảm hứng trong ca khúc “Bến xuân” của ông”, nhà thơ Văn Thao nói về kỷ niệm của người cha – nhạc sĩ Văn Cao nhân 81 năm ngày sinh của ông hôm qua
Lưu vong thường được mở đầu bằng một bi kịch chính trị hoặc một bi kịch kinh tế và kết thúc bằng một bi kịch văn hoá. Càng ngày tôi càng thấm thía một điều: sống và viết ở hải ngoại không phải chỉ là sống và viết ở hải ngoại. Khi một nhà văn rời quê hương ra định cư và sáng tác ở nước ngoài, hắn không phải chỉ thay đổi một chỗ ở và một bàn viết mà còn thay đổi hẳn một thế giới với những mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, để rồi, một cách tự giác hay không, dần dần thay đổi cách nghĩ, cách cảm, từ đó, cách viết và cuối cùng, không chóng thì chầy, thay đổi cả căn cước (identity) của chính hắn với tư cách là một nhà văn nữa.
* Yoshigata Yushi *
Trong khi nhiều tờ báo lớn trên thế giới đến Việt Nam trong hai tháng 3 và 4 vừa qua để tìm hiểu và viết về những thay đổi tại Việt Nam sau 30 năm kết thúc chiến tranh, thì ký giả Yoshigata Yushi của Nhật Bản, cũng đến Việt Nam nhưng với tâm tư khác. Ông đến Việt Nam để tìm hiểu điều mà Hà Nội hay nói là ” xoa dịu vết thương quá khứ ” trong lòng ngưới dân miền Nam. Bài viết sau đây của ông đề cập về số phận chung của những Thương Phế Binh Miền Nam.
Tăng Tấn Lộc
Đồng bằng sông Cửu Long, vùng quê có chín dòng sông với hệ thống kênh rạch chằng chịt đi vào tận
trước cửa mỗi nhà, trên nền đất yếu, sình lầy, ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và hiếm hoi, những
chiếc cầu tre thì chênh vênh, từ nhà ra vườn cũng phải đi bằng xuồng, hàng xóm đến với nhau cũng
bằng xuồng.
Cũng như thịt chó, phở là một đặc sản của miền Bắc. Người ta cho rằng nó chỉ mới xuất hiện ở Saigon vào những năm 1951-1952, cùng một thời gian với hai nhà hát ả đào, một ở xóm Monceau và một ở xóm Đại Đồng.
ở nước mình bây giờ người ta phân biệt hai chữ “bằng dỏm” và “bằng giả” là hai loại khác nhau…”
Từ trước đến giờ tôi ngu ngơ chỉ biết cái gì không “thật” thì/là “giả”, đến khi đọc bài viết nầy mới biết hổng giả, cũng hổng thật mà là “dỏm”. Như vậy chúng ta cũng có: Hiến pháp dỏm, quốc hội dỏm, nhà nước dỏm, tiền dỏm, … ! (datrang).