Đầu năm-ngày mùng một Tết Nhâm Dần (2022)- một người bạn hỏi tôi về Thập nhị Chi( mười hai con giáp) và thập Can ( mười Can). Câu hỏi bất thình lình làm tôi không nhớ lại được chuyện cũ; nhưng sau một lúc, tôi hồi tưởng…
Thời Sự
UKRAINE: CUỘC CHIẾN ỦY NHIỆM?
Cuộc chiến Ukraine đã bước sang tháng thứ ba và cũng bắt đầu một giai đoạn mới là quân lực của Nga đã chiếm đóng hai thành phố quan trọng đồng thời cũng là hai vị trí chiến lược của Ukraine ở miền nam. Đó là thành phố Mariupol và Kherson. Ngoài ra quân Nga cũng chiếm đóng hầu hết vùng Donbas, một
UKRAINE: NGÀY THỨ 40
( Ảnh từ đài CNN cho thấy quân Nga đang củng cố mặt trận ở miền Đông và miền Nam sau khi thất bại ở miền bắc)
Cuộc xâm lăng của Putin vào Ukraine để lật đổ chính phủ hợp pháp và hợp với lòng dân do tổng thống Volodymyr Zelensky lãnh đạo rồi sau đó lập nên một chính phủ bù nhìn thân Putin đã hoàn toàn bị thất bại và kéo theo sự xụp đỗ của quân lực Nga. Bị thiệt hại nặng nề về sinh mạng của binh sĩ cũng như vũ khí cộng thêm sự thiếu thốn lương thực và chiến cụ, quân Nga mất tinh thần chiến đấu và đã phải triệt thoái ra khỏi các vùng đã chiếm đóng từ hơn tháng nay. Quân Ukraine lần lượt phản công, tái chiếm các thành phố lân cận quanh thủ đô đồng thời tiến lên mặt bắc rồi làm chủ thành phố Chernihiv giáp ranh với biên giới của Belarus. Mặt trận phía đông, Ukraine vẫn kiểm soát thành phố Kharkiv, ngoài ra còn dùng trực thăng tấn công vào một kho chứa dầu và chiến cụ nằm sâu trong đất Nga cách thành phố Kharkiv chừng 40 cây số. Có nhiều dấu hiệu cho thấy quân Nga rút lui khỏi mặt trận phía bắc để chuyển quân về miền đông và Nam. Nhiều cuộc giao tranh đẫm máu vẫn xảy ra ở các vị trí quan trọng như Mariupol, Kherson và cuộc chiến vẫn tiếp diễn.
NGÀY THỨ 30: UKRAINE VẪN ĐỨNG VỮNG
Tính đến hôm nay ngày 25-3-2022 thì cuộc xâm lăng của Putin vào Ukraine gần như bị thất bại. Quân Nga đã bị cầm chân trên ba mặt trận bắc, đông và nam vì những lý do chính.
1- Thiếu thốn tiếp liệu
2- tinh thần chiến đấu xuống thấp tới độ không còn muốn chiến đấu
3- sự chiến đấu dũng cảm của quân dân Ukraine
4- Sự yểm trợ chiến cụ của khối NATO cho Ukraine
UKRAINE: NGÀY THỨ 22
UKRAINE: NGÀY THỨ 22
Khinh địch thì sẽ bị địch đánh bại. Điều này đã xảy ra với đạo quân xâm lược của vào Ukraine. Ba tuần lễ tuy ngắn nhưng đối với quân Nga và nhất là đối với Putin dài hơn một thế kỷ. Đoàn quân tiếp viện ở phía bắc giáp ranh với nước Belarus vẫn không làm cho quân Nga chiếm được thủ đô Kyiv, một mục tiêu quan trọng trong ý đồ xâm chiếm Ukraine của Putin. Putin và bộ tham mưu cao cấp của hắn đã lượng định sai về sức chiến đấu kiên cường của quân dân Ukraine. Cờ của Ukraine vẫn bay phất phới ở thủ đô Kyiv và các thành phố lớn. Mặt bắc và đông bắc với quân số hơn 50 ngàn quân và đủ mọi thứ vũ khí đã khựng lại khi tiến vào các vùng phụ cận của Kyiv. Quân dân Ukraine vừa thông thuộc địa hình địa vật, tinh thần chiến đấu cao, kỷ luật nghiêm minh và cấp chỉ huy tài giỏi đã mở ra thế trận vận động-du kích chiến để đánh trả lại và gây thiệt hại nặng nề cho quân Nga về nhân mạng và vũ khí. Tính đến giờ phút này thì theo tin do bộ quốc phòng của Hoa Kỳ đưa ra thì quân Nga đã có hơn bảy ngàn binh sĩ thiệt mạng, khoảng từ 14 ngàn cho tới 21 ngàn binh sĩ bị thương nặng nhẹ; tức có hơn 20 ngàn tới 30 ngàn quân đã bị loại ra khỏi vòng chiến mà hai cánh quân ở mặt bắc và đông bắc tiến đánh thủ đô Kyiv bị thiệt hại nặng nhất với số thương vong khoảng 20 ngàn quân. Tính đến ngày 15-3-22 quân Nga bị thiệt 500 xe tăng, hơn 100 máy bay đủ loại và khoảng một ngàn xe cơ giới cũng như mấy chục dàn phóng phi đạn và hệ thống phòng không. Với bao nhiêu thiệt hại kể trên quân Nga không đủ sức để đánh chiếm thủ đô Kyiv được. Không những không đánh chiếm được mà quân Nga còn có thể bị quân Ukraine phản công đánh bật ra khỏi thủ đô Kyiv. Mặt trận phía nam của đạo quân xâm lăng của Putin cũng không khá hơn so với mặt bắc. Cánh quân Nga từ bán đảo Crimea tiến lên toa ra làm hai đạo, đạo thứ nhất đánh Kherson và đã chiếm được thành phố này nhưng lại không tiến lên được phía bắc để vây đánh thủ đô Kyiv. Đạo quân thứ nhì tiến đánh Mariupol cũng không làm chủ được thành phố chiến lược này để tạo ra một trục lộ nối liền Crimea với hai vùng Donetsk and Luhansk. Thành phố Odessa đồng thời là hải cảng quan trọng vẫn còn do quân Ukraine kiểm soát. Mặt đông quân Nga cũng không chiếm được Kharkiv, thành phố lớn thứ nhì của Ukraine. Phải nói là cho tới ngày 17-3-22, đạo quân xâm lược của Putin đều bị ngăn không tiến thêm được bước nào ngoài chuyện dùng phi đạn, hỏa tiễn hay máy bay dội bom và những thành phố đông dân cư gây thiệt hại về nhân mạng cho thường dân vộ tội. Rất nhiều tướng lãnh và chuyên gia về quân sự tiên đoán quân Nga sẽ không chiếm được Ukraine theo ý của Putin muốn. Chiến cuộc sẽ còn tiếp diễn với cường độ ác liệt hơn. Chúng ta hãy chờ xem diễn tiến ra sao trong những ngày sắp tới.
UKRAINE: NGÀY THỨ 11
Ngày thứ 11. Cờ Ukraine vẫn ngạo nghễ bay trên thủ đô Kyiv và hầu như trên toàn thể xứ Ukraine khiến cho Putin từ tức tối tới giẫn dữ rồi điên cuồng vẫn ra lệnh cho quân Nga tiếp tục tấn công bất chấp thiệt hại và bất chấp hậu quả. Phi cơ của Nga dội bom vào các thành phố đông dân cư, giết hại thường dân vô tội với mục đích gây sợ hãi cho quân dân của Ukraine. Hắn, sống cô đơn trong điện ngọc cung vàng đâu có nghe thấu lời nguyền rũa của người dân vộ tội, tiếng than khóc của trẻ em bị thương, bị chết vì bom đạn của quân Nga. Tuy nhiên hơn ai hết Putin biết mình đã lầm, đã tính sai. Cuộc xâm lược vào Ukraine không đúng theo dự trù, không đúng theo kế hoạch hành quân mà hắn và các ông tướng của Nga đã bàn soạn. Cái sai lầm nghiêm trọng nhất của Putin là không ước lượng chính xác sức đề kháng của quân dân Ukraine. Hắn kiêu ngạo, tự phụ, khinh thường nên cứ tưởng là dễ ăn, dễ nuốt trong cuộc xâm lăng này. Chính các ông tướng cầm quân và luôn cả lính Nga cũng được tuyên truyền là quân Ukraine sẽ buông súng đầu hàng, sẽ bỏ chạy như đàn cừu trước quân Nga với ưu thế tuyệt đối về vũ khí. Cứ nhìn vào sắc khí của Putin khi xuất hiện trên tivi là biết ngay hắn đang bị bẻ mặt, bị mất mặt, đang bị người ta cười nhạo vì tính sai, tính trật, tính lầm. Sức kháng cự mạnh mẽ của Ukraine như cái tát vào mặt của kẻ độc tài chuyên chế, của kẻ nghĩ mình là đại đế của nước đại Nga hay Liên Bang Xô Viết muốn áp đặt sự cai trị tàn bạo lên các nước láng giềng. Ước vọng được sống hòa bình, tự do và dân chủ của Ukaine chính là động lực cầm chân quân Nga cho tới ngày thứ 11 và có thể còn lâu hơn nữa bởi vì đoàn quân tiếp viện của Nga ở miền bắc vẫn không nhúc nhích được. Quân Ukraine đã mở ra một hình thái chiến tranh mới. Du kích chiến. Với loại hỏa tiễn chống chiến xa FGM-148 Javelin do hãng Raytheon and Lockheed Martin của Mỹ chế tạo, lính Ukraine đã bắn cháy nhiều xe tăng, xe cơ giới đủ loại của đoàn quân tiếp viện của Nga trên quãng đường dài bốn năm chục cây số. FGM-148 Javelin là loại hỏa tiễn cầm tay do hai người sử dụng, có sức hủy hoại các loại chiến xa tối tân nhất hiện thời. Tầm bắn xa hai cây số, đầu đạn nổ 8 kí lô nên đủ sức hủy hoại chiến xa. Điểm đặc biệt nhất của loại hỏa tiễn này là ‘’ fire& forget ” nghĩa là không cần nhắm đúng mục tiêu mà hỏa tiễn sau khi phóng ra sẽ tự động tìm kiếm mục tiêu để tấn công khiến cho xạ thủ sau khi bắn ra có thể di chuyển đi nơi khác để địch không khám phá chỗ trú ẩn của họ. Trước khi chiến tranh nổ ra, Ukraine đã mua của Mỹ mấy trăm ống phóng và ngàn trái đạn và hiện thời Mỹ cứ tiếp tục viện trợ loại hỏa tiễn này cho Ukraine. Ngoài ra Ukraine còn có thêm một loại hỏa tiễn cực kỳ hiệu nghiệm để chống phi cơ, nhất là trực thăng. Đó là loại ‘’ surface to air missile’’ Starstreak do Anh Quốc chế tạo. Loại hỏa tiễn này là khắc tinh của trực thăng. mà trực thăng là phương tiện chuyển, đổ và yểm trợ cho bộ binh. Thiếu sự yểm trợ của xe tăng và trực thăng, bộ binh của Nga sẽ khó mà tiến công một cách hữu hiệu được. Đó là lý do khiến cho mấy ngày qua Nga phải dùng tới hỏa tiễn tầm xa và loại phản lực cơ chiến đấu và oanh tạc để đè bẹp sức chống trả của quân Ukraine. Thêm lý do nữa là sự gián đoạn về tiếp liệu của quân Nga. Nghĩ sẽ đánh chiếm Ukraine dễ dàng và nhanh chóng nên quân Nga chỉ chuẩn bị tiếp liệu vài ngày thôi. Sau khi không chiếm đóng được Kyiv và các thành phố lớn quân Nga phải ngưng tấn công để chờ viện quân và nhất là tiếp liệu bao gồm nhiều thứ như thực phẩm, đạn dược và xăng dầu cho xe cộ. Các loại xe tăng, xe cơ giới khổng lồ đó vì phải mở máy liên tục 24 giờ một ngày nên tiêu thụ rất nhiều xăng dầu. Lính cũng cần thức ăn ngày ba bữa. Người ta đã thấy xe tăng của Nga nằm ụ vì thiếu xăng hoặc có chiếc phải ghé vào trạm xăng của dân Ukraine để đổ xăng còn lính Nga vào các chợ, siêu thị của Ukraine để lấy thực phẩm. Điều nhỏ này đủ nói lên quân Nga đang thiếu tiếp liệu và có thể sẽ còn thiếu dài dài trong tương lai nếu cuộc chiến còn tiếp diễn tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khác. Quân Nga tham chiến vào Ukraine độ 200 ngàn. Mỗi người lính tại mặt trận phải ăn ngày ba bữa vị chi 600 ngàn bữa ăn. Mỗi người lính bắn độ 100 viên đạn mỗi ngày vị chi 20 chục triệu viên đạn mỗi ngày. 30 ngàn xe tăng, xe cơ giới, máy bay tiêu thụ một ngàn lít xăng mỗi ngày vị chi một lít xăng dầu mỗi ngày. Chuyển vận số tiếp liệu khổng lồ trên từ Nga sang Ukraine là một khó khăn, huống chi nguồn tiếp liệu này còn sẽ bị hư hao, mất mát và cản trở bởi thế trận du kích chiến của quân dân Ukraine. Ngày xưa quân Mông Cổ bách chiến bách thắng mà sang đánh nước Việt Nam ta hai lần rồi cuối cùng đã phải rút chạy chỉ vì hai lý do là sức chống trả của quân dân Việt và lương thực bị phá hủy. Du kích chiến là loại chiến tranh mà một nước nhỏ, yếu kém về đủ mọi mặt dùng để chống lại địch quân hùng mạnh hơn mình. Hoa Kỳ là một nước giàu hơn Nga gấp mười lần mà còn phải mệt mỏi vì hai cuộc chiến ở Irap và Afghanistan. Liệu Nga với GDP độ $1,500 tỉ, cộng thêm với sự phong tỏa của Châu Âu sẽ chịu đựng bao lâu. Một năm, hai năm rồi cũng phải rút lui. Gọi là rút lui cho đỡ mất mặt chứ thực ra là rút chạy bởi vì không chạy thì sẽ chết. Cuộc chiến kéo dài, lính Nga sẽ chảy máu nhiều hơn, nước Nga sẽ chảy máu nhiều hơn vì kiệt quệ kinh tế, người dân Nga sẽ chảy máu nhiều hơn vì đói nghèo. Từ đó áp lực rút lui sẽ ngày một gia tăng, đè nặng lên Putin và luôn cả các cận thần của hắn để buộc phải rút lui không muốn chế độ độc tài chuyên chính bị lật đổ. Putin nghĩ mình được dân chúng ủng hộ. Nửa dân Nga mà đa số là thành phần già, được sinh ra và nuôi dưỡng dưới chế độ cộng sản là thành phần ủng hộ Putin mạnh nhất vì sống nhờ vào tiền của chính phủ. Nhưng rồi họ sẽ thay đổi vì vật giá leo thang, đồng bạc phá giá, vì thiếu thốn thực phẩm dẫn tới hành động bất tín nhiệm chính phủ của mình. Điều này đã xảy ra với Boris Yeltsin khi mở cuộc xâm lăng vào Chechnya rồi lún lầy ở đây đồng thời với sự thất bại trong cuộc phục hồi kinh tế khiến cho ông ta mất đi sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng và cuố cùng phải từ chức để nhường quyền cho Putin cũng bắt đầu đi vào vết xe đổ đó. Dĩ nhiên Putin không phải là Yeltsin. Hắn sẽ không chịu từ chức mà vẫn cố bám vào quyền lực nhưng cũng phải rút khỏi Ukraine bởi vì mất đi hậu thuẫn của những kẻ ủng hộ từ trong nội bộ và trong dân chúng. Có người tâng bốc gọi Putin là thiên tài. Có người ca ngợi hắn khôn ngoan. Có người khen hắn thông minh, tài giỏi gì gì đó. Tuy nhiên Ukraine sẽ dạy cho Putin bài học nhớ đời là hắn không thể dùng súng đạn để hủy diệt khát vọng được sống trong hòa bình, tự do và dân chủ của bốn mươi mấy triệu người dân Ukraine. Lính Nga rút chạy là điều hiển nhiên. Từ từ họ sẽ hiểu ra là họ không có lý do chính đáng để chết trên đất Ukraine nhất là để chết cho cuồng vọng Đại Nga của Putin. Rút lui đó là chọn lựa của Putin để hắn vẫn còn nắm giữ quyền lực và nhất là có thời giờ ghi danh vào một đại học quân sự nào đó của Nga để học binh thư chiến pháp có một điều ghi là khinh địch thì sẽ bị địch đánh bại.
CUỘC CHIẾN UKRAINE
Sau thời gian đàm phán, điều đình cuối cùng rồi Âu Châu và NATO vẫn không cản được Putin xâm lăng Ukraine. Hơn trăm ngàn quân với đại pháo, xe tăng, tàu chiến máy bay đủ loại, quân Nga từ ba hướng vượt biên giới tràn qua biên giới mà mục tiêu chính của quân Nga là Kyiv, thủ đô của Ukraine để lật đỗ chính quyền Ukraine dưới sự lãnh đạo của tổng thống Volodymyr Oleksandrovych Zelensky rồi sau đó thành lập một chính phủ thân Nga. Cuộc chiến còn đang tiếp diễn và mỗi ngày một thêm khốc liệt mà số thương vong bao gồm cả lính tráng hai bên và dân chúng Ukraine có thể lên tới trăm ngàn người. Lý do nào khiến cho Putin hai lần xâm lăng cũng như chiếm lấy đất đai của Ukraine. Điều này xảy ra là do lỗi lầm nhỏ của Ukraine cũng như lỗi lầm to tát của chính hai nước Hoa Kỳ và Anh Quốc, nhất là của Hoa Kỳ và sau đó là thái độ ù lì và nhu nhược của NATO.
Biển Đông – cái biển hay cái ao?
Những bài viết được đăng trong mục này được sưu tập từ Tạp Chí Thời Đại Mới. Nhận thấy những bài viết có giá trị và đáp ứng vào tình hình đất nước và nhất là hiện tình nóng của Biển Đông nên chúng tôi xin phép tạp chí Thời Đại Mới được đăng lên để cho mọi người đọc và theo dõi về tình trạng nguy nan của nước nhà. Trân trọng cám ơn tạp chí Thời Đại Mới.
Biển Đông – cái biển hay cái ao?
Biển Đông- Ba giai đoạn…
Biển Đông – Ba giai đoạn, bốn thách thức,
hai cách tiếp cận khu vực và một niềm tin
Nguyễn Hồng Thao
Trung Cộng tiến ra đại dương
Bài 1: Đối ngoại Trung Cộng
SGTT.VN – Về mặt kinh tế, từ thời điểm 2000, Bắc Kinh đặt chỉ tiêu GDP đến năm 2020 tăng 4 lần trên con số 4.3 ngàn tỷ USD (2000). Nếu với đà gia tăng GDP khoảng 10%/năm hiện nay thì mục tiêu này của TQ có thể đạt sớm hơn 2020.
Hoàng Sa, Trường Sa…
Hoàng Sa, Trường Sa
có bao nhiêu biển và thềm lục địa?
Dương Danh Huy[1]
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Trung Cộng và Đảng sẽ sụp đổ…
Trung Cộng và Đảng sẽ sụp đổ vào Năm 2016, Truyền thông Hồng Kông nói
Shannon Liao, Epoch Times Staff
12 August 2013
Hiểm Họa Trung Cộng…
Đám đông người Hoa phản đối Nhật Bản, đòi giành lại đảo Điều Ngư mà Nhật gọi là Senkaku. Chủ nghĩa dân tộc đang là một quân bài để Đảng cộng sản Trung Quốc vận dụng nhằm duy trì quyền lực
Nhiều người Mỹ nhìn thấy sự nổi lên của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với sự bối rối. Nước Mỹ dường như đang suy thoái. Trung Quốc là một “thế lực đang lên” định trước cho việc thay thế Mỹ làm bá chủ toàn cầu trong một tương lai không xa.
Giải pháp cho vấn đề Biển Đông
Giải pháp cho vấn đề Biển Đông
Tạ Văn Tài
Viết về đề tài trên theo lời yêu cầu, chúng tôi xin trình bày vài bước đi trong lộ trình đi tìm cách giải quyết – tức là các giải pháp trung gian – rồi sau đó tiến đến các giải pháp pháp lý để giải quyết, trong hoà bình, vấn đề cốt lõi sau cùng là tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và các nước khác về các quần đảo, tài nguyên dầu khí, ngư nghiệp, và thềm lục địa tại Biển Đông và về vấn đề tự do lưu thông hàng hải và khai thác tài nguyên ngoài biển.
Biển Đông hòa bình hay nổi sóng?*
Biển Đông hòa bình hay nổi sóng?*
Nguyễn Trung
Hà Nội, Việt Nam
*Tham luận đọc tại hội thảo “South China Sea in the Vietnamese Context”, Yale University, 18 tháng 11 năm 2009.
Trung Cộng còn tồn tại bao lâu nữa?
Jamil Anderlini, Financial Times Magazine, 20/9/2013:
How long can the Communist party survive in China?
Khi nền kinh tế giảm tốc độ tăng trưởng và nỗi bất bình của tầng lớp trung lưu tăng lên, đó là câu hỏi hiện đang được đặt ra không chỉ ở nước ngoài mà ngay trong nước. Thậm chí ở Trường Đảng Trung Ương, người ta cũng bàn về điều không tưởng tượng nổi: sự sụp đổ của cộng sản Trung Quốc.
Trung Cộng sẽ phải đương đầu với xáo động kinh tế
LGT: Ông Gordon G. Chang là một luật sư và là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó hai cuốn nổi tiếng là Nuclear Showdown: North Korea Takes on the World và The Coming Collapse of China. Ông Chang thường xuyên viết bài cho Forbes, Fox News, và CNN. Theo tác giả, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn về thị trường bất động sản. Thay đổi chiến lược phát triển từ đầu tư qua tiêu thụ sẽ gặp nhiều rủi ro. Trung Quốc không thể tiếp tục tăng trưởng hơn nữa vì cải tổ kinh tế sâu rộng hơn sẽ đe doạ quyền lực của Đảng Cộng Sản. Một nền kinh tế thị trường thực sự đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước giảm thiểu tối đa trong mọi khu vực kinh tế và một chế độ pháp quyền.
Nguyễn Quốc Khải
Tam giác Mỹ-ASEAN-Trung Cộng tại Biển Đông
Tam giác Mỹ-ASEAN-Trung Cộng tại Biển Đông: Lợi ích, Chính sách và Tương Tác
Bài tham luận Hội thảo quốc tế lần thứ 4 tại TP. Hồ Chí Minh phân tích các lợi ích và chính sách của Trung Quốc, ASEAN và Mỹ ở Biển Đông, nghiên cứu mối quan hệ giữa tam giác này trong những năm gần đây và đưa ra một số gợi ý cho sự ổn định khu vực.
Tranh chấp biển Đông
Tranh chấp biển Đông: Những tính toán chiến lược và triển vọng giải quyết xung đột
Nếu như lãnh thổ nước Đức là chiến tuyến trong thời kỳ Chiến tranh lạnh thì Biển Đông cũng có thể trở thành giới tuyến quân sự trong những thập kỷ tới. Xét về thực chất, đã xuất hiện một cuộc đối đầu không trực diện giữa Trung Quốc và Mỹ trên Biển Đông.
Con Đường Phải Đi
Con Đường Phải Đi – Lê Văn Ấn
Mấy ngày qua, cả thế giới đã theo dõi bước chân của ông Leon Panetta, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ công du 9 ngày tại Á Châu. Thôi thì biết bao nhiêu bàn tán, bình luận, hy vọng, phẫn nộ, mặc cảm, lo sợ, hăm dọa, v.v… quanh chuyến đi của nhân vật quan trọng này. Theo tin AFP thì Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đã tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tăng cường quan hệ đối tác với Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, và New Zealand.