CUỘC CHIẾN UKRAINE

ukraine-maps-promo-1645801007862-superJumbo-v11

Sau thời gian đàm phán, điều đình cuối cùng rồi Âu Châu và NATO vẫn không cản được Putin xâm lăng Ukraine. Hơn trăm ngàn quân với đại pháo, xe tăng, tàu chiến máy bay đủ loại, quân Nga từ ba hướng vượt biên giới tràn qua biên giới mà mục tiêu chính của quân Nga là Kyiv, thủ đô của Ukraine để lật đỗ chính quyền Ukraine dưới sự lãnh đạo của tổng thống  Volodymyr Oleksandrovych Zelensky rồi sau đó thành lập một chính phủ thân Nga. Cuộc chiến còn đang tiếp diễn và mỗi ngày một thêm khốc liệt mà số thương vong bao gồm cả lính tráng hai bên và dân chúng Ukraine có thể lên tới trăm ngàn người. Lý do nào khiến cho Putin hai lần xâm lăng cũng như chiếm lấy đất đai của Ukraine. Điều này xảy ra là do lỗi lầm nhỏ của Ukraine cũng như lỗi lầm to tát của chính hai nước Hoa Kỳ và Anh Quốc, nhất là của Hoa Kỳ và sau đó là thái độ ù lì và nhu nhược của NATO.

1- Hai lỗi lầm của Ukraine trong quá khứ

1- Cuộc xâm lăng của Nga Sô vào Ukraine năm 2014 và gần đây nhất ngày 24 tháng 2 năm 2022 thực ra đã manh nha bắt đầu từ năm 1994 với văn kiện gọi là Budapest Memorandum được ký kết giữa hai nước là Nga Sô( Russia) và Ukraine năm 1994 trong đó có hai nước USA( Hoa Kỳ) và Great Britain (Anh Quốc) đồng ký vào để bảo đảm sự độc lập và quyền tự trị của Ukraine. Để có được sự bảo đảm của Hoa Kỳ, Anh Quốc và Nga Sô, Ukraine phải giao hoàn toàn bộ vũ khí nguyên tử mà Ukraine đang nắm giữ sau khi Liên Bang Xô Viết xụp đỗ. Chính phủ Ukraine lúc đó cầm đầu bởi Prime Minister Yulia Tymoshenko đã hạ bút ký vào hiệp ước này và đây chính là lỗi lầm to tát đã đẩy Ukraine vào cuộc chiến tranh năm 2014 kéo theo sự mất toàn bộ Cremian với hai vùng đất ly khai Donetsk and Luhansk và cuộc xâm lăng của Nga Sô vào Ukraine năm 2022. Sau đây là những dòng chữ liên quan tới lời hứa hẹn của Hoa Kỳ và Anh Quốc tuyên bố với dân Ukraine tại thủ đô Kiev sau khi ký kết hiệp ước Budapest Memorandum.

Memorandum on Security Assurances in Connection with Ukraine’s

Accession to the Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons

Ukraine, the Russian Federation, the United Kingdom of

Great Britain and Northern Ireland and the United States of America,

Welcoming the accession of Ukraine to the Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons as a non-nuclear-weapon State,

Taking into account the commitment of Ukraine to eliminate all nuclear weapons from its territory within a specified period of time,

Noting the changes in the world-wide security situation, including the end of the cold war, which have brought about conditions for deep reductions in nuclear forces, Confirm the following:

1. The Russian Federation, the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland and the United States of America reaffirm their commitment to Ukraine, in accordance with the principles of the Final Act of the Conference on Security and Cooperation in Europe, to respect the independence and sovereignty and the existing borders of Ukraine;

2. The Russian Federation, the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland and the United States of America reaffirm their obligation to refrain from the threat or use of force against the territorial integrity or political independence of Ukraine, and that none of their weapons will ever be used against Ukraine except in self-defence or otherwise in accordance with the Charter of the United Nations;

3. The Russian Federation, the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland and the United States of America reaffirm their commitment to Ukraine, in accordance with the principles of the Final Act of the Conference on Security and Cooperation in Europe, to refrain from economic coercion designed to subordinate to their own interest the exercise by Ukraine of the rights inherent in its sovereignty and thus to secure advantages of any kind;

4. The Russian Federation, the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland and the United States of America reaffirm their commitment to seek immediate United Nations Security Council action to provide assistance to Ukraine, as a non-nuclear-weapon State party to the Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons, if Ukraine should become a victim of an act of aggression or an object of a threat of aggression in which nuclear weapons are used.

Đọc hết những dòng chữ ghi trong hiệp ước Budapest Memorandum này tôi thấy có những điều bất lợi cho Ukraine

1- Trong điều khoản số 2 có ghi những dòng sau đây: ‘’ The Russian Federation, the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland and the United States of America reaffirm their obligation to refrain from the threat or use of force against the territorial integrity or political independence of Ukraine, and that none of their weapons will ever be used against Ukraine except in self-defence… Mấy chữ ‘’ except in self-defence này chính là lý do mà Putin nêu ra để có cái cớ xâm lăng Ukraine mà hai nước Mỹ với Anh không thể nào ” use of force ‘’ để ngăn cản được.

2- Điều khoản số 4 lại ghi rằng: ‘’ The Russian Federation, the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland and the United States of America reaffirm their commitment to seek immediate United Nations Security Council action to provide assistance to Ukraine, as a non-nuclear-weapon State party to the Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons, if Ukraine should become a victim of an act of aggression or an object of a threat of aggression in which nuclear weapons are used…’’.

Putin không có đánh Ukraine bằng vũ khí nguyên tử. Putin cũng không có xâm lăng mà chỉ đánh vì tự vệ, vì an ninh quốc gia bị đe dọa. Đó là lời tuyên bố của nhà độc tài nước Nga trên truyền thông mà chúng ta đã được nghe nhiều lần. Đây cũng là kẻ hở mà cũng là chỗ bất lợi cho Ukraine khi đặt bút ký để sau đó phải phá hủy hoặc hoàn trả vũ khí nguyên mà mình đang nắm giữ. Làm sao một nước nghèo, quân lực yếu kém về mọi mặt lại có thể đe dọa tới an ninh quốc gia của Nga Sô, một siêu cường về vũ khí tối tân không kể vũ khí nguyên tử. Chính kẻ hở pháp lý này được Putin lợi dụng tối đa sau khi trở thành tổng thống của nước Nga rồi biến thành kẻ độc tài chuyên chế. Tôi nghĩ có thể hai nước Mỹ và Anh cũng nhận ra kẻ hở này nhưng có nhiều lý do để cho họ ký kết hiệp ước mà không màng tới hậu quả của nó. Những lý do đó là gì? Thứ nhất hai nước Anh Mỹ và luôn cả Nga nữa đều e ngại hoặc không muốn Ukraine nắm trong tay vũ khí nguyên tử. Ukraine là một nước lớn với diện tích 603,628 km2, dân số 44 triệu gần bằng với nước Pháp(France: 643,801km2). Do đó nếu có vũ khí nguyên tử trong tay Ukraine có thể thành mối đe dọa cho Nga và có thể đe dọa tới hòa bình của Europe nữa. Ngoài ra họ cũng lo ngại vũ khí nguyên tử mà Ukraine đang nắm giữ có thể lọt vào các nhóm khủng bố hoặc các nước độc tài khác. Anh với Mỹ quên một điều là Nga Sô dưới sự cầm quyền của Putin, với mớ vũ khí nguyên tử khổng lồ sẽ trở thành mối đe dọa cho an ninh của Âu Châu và hòa bình của thế giới Điều này đã được chúng ta thấy rõ qua những cuộc xâm lăng Goergia, Chechnya, Ukraine… Lý do thứ ba là vào năm 1994 thì Putin chưa có quyền hành gì hết cho tới năm 1999 trở thành Prime Minister và sau đó với chức vụ Acting President of Russia khi Yeltsin từ chức. Châu Âu nói chung và NATO nói riêng có lẽ đã quên nghĩ tới một điều là dùng Ukraine như một nước để kiềm chế Nga Sô như Trung Cộng đã dùng Bắc Triều Tiên để cản không cho Hoa Kỳ đặt căn cứ quân sự sát nách mình để làm áp lực quân sự. Nếu như Ukraine nằm trong khối NATO và với mớ vũ khí nguyên tử đang nắm trong tay thì Putin sẽ không dám hung hăng hai lần xâm lăng bởi vì hắn biết sự tác hại khủng khiếp của vũ khí nguyên tử do nước của mình chế tạo ra. Chỉ cần một trái hỏa tiễn rơi xuống thì vùng biên giới của Nga và Ukraine hoặc Moscow sẽ thành vùng đất chết. Chernobyl, lò nguyên tử của Liên bang Xô Viết đặt trên đất Ukraine xảy ra năm 1986 mà tới nay vẫn không có người cư ngụ. Gần đây nhất vụ rò rỉ của lò nguyên tử ở đảo Honshu, bên Japan khiến cho 18 ngàn người chết và hiên thời đảo này vẫn bị bỏ hoang vì không ai dám sinh sống.

Những điều phụ thuộc sau đây cho ta thấy dường như có sự đồng thuận của ba cường quốc Nga, Mỹ, Anh trong chuyện giải trừ vũ khí nguyên tử của Ukraine.

            – As they visit Kiev this week, British Foreign Secretary William Hague and US Secretary of State John Kerry are being reminded that their countries signed a 1994 treaty guaranteeing Ukraine’s “independence and sovereignty”.

Comments from US and British officials on Ukraine are under particular scrutiny as both countries signed the Budapest Memorandum with Ukraine and Russia in 1994, affirming “their obligation to refrain from the threat or use of force against the territorial integrity or political independence of Ukraine”.

The pro-European leaders of last month’s Ukrainian revolution have invoked the 20-year-old pact to lobby the US and the UK for support. Russian President “Vladimir Putin is fully conscious that by declaring war (on Ukraine), he is also declaring war on the guarantors of our security, the United States and Britain,” former Ukrainian Prime Minister Yulia Tymoshenko said in a statement on her website on Monday.

Under the treaty, the signatories offered Ukraine “security assurances” in exchange for its adhesion to the Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons, whereby Kiev handed over its nuclear warheads to Moscow in the wake of the Soviet Union’s collapse.

Ukraine, đang nắm trong tay lá bùa hộ mệnh là vũ khí nguyên tử mà chỉ vì nghe lời hứa hẹn của người khác vội vàng hoàn trả lại cho Nga Sô để rồi 20 năm sau, 2014 Ukraine bị người láng giềng xua quân xâm lăng chiếm đất và 8 năm sau ( 2022) lại bị Nga Sô xâm lăng lần thứ nhì. Nếu Ukraine vẫn còn nắm giữ vũ khí nguyên tử, Putin dù có cuồng vọng thiết lập một nước Nga vỉ đại ( Great Russia Empire ) cũng không dám xua quân qua biên giới để xâm lăng Ukraine. Vũ khí nguyên tử là loại vũ khí có sức phá hoại khủng khiếp cho nên được dùng để ‘’ deter: to discourage from some action by making the consequences seem frightening “; tức là loại vũ khí dùng vào việc chế ngự hoặc ngăn cản bất cứ kẻ nào đánh mình bằng võ lực vì họ sẽ trả đũa bằng vũ khí nguyên tử. North Korea là một nước nhỏ, nghèo nhưng chẳng có ai dám hăm he hoặc xua quân đánh chiếm chỉ vì có vũ khí nguyên tử. Nước Iran thấu hiểu điều này hơn ai hết bởi vậy mà giới cầm quyền của Iran tìm đủ mọi cách để chế được vũ khí nguyên tử. Ngay cả Israel là một nước nhỏ nhưng vì sự tồn vong của đất nước và dân tộc đã nắm trong tay vũ khí nguyên tử có thể hủy diệt các nước trong khối Ả Rập và luôn cả Iran nữa. Những nước này từ lâu vốn xem Israel là kẻ thù thì bây giờ cũng không dám kiếm chuyện hoặc đánh nữa. Cái lầm của Ukraine phát khởi từ sự ngây thơ, nông nổi nên tin tưởng vào lời hứa hẹn, vào chữ ký trong Budapest Memorandum của Boris Yeltsin- Pesident of Rusia, Bitish Prime Minister John Major and US President William J. Clinton. Ukrainian Prime Minister Yulia Tymoshenko đã vội tin vào lời hứa hẹn của ba người trên để trao hoàn vũ khí nguyên tử lại cho Nga Sô. Bà ta quên đặt bút ký là một chuyện mà thi hành những gì mình ký là một chuyện. Hứa là một chuyện mà làm điều gì mình đã hứa là chuyện khác nhất là lời hứa của các chính trị gia. Theo như lời giải thích của Stephen MacFarlane, a professor of international relations specialised on the former Soviet Union at St Anne’s College, Oxford thì The Budapest Memorandum offers no guarantee of intervention. It gives signatories justification if they take action, but it does not force anyone to act in Ukraine. Điều này được hiểu là nếu Nga Sô có đánh Ukraine thì hai nước Anh và Mỹ không bị bắt buộc phải ngăn cản hoặc chế ngự ngay tức khắc mà chỉ can thiệp sau khi xem xét tình hình. Hoa Kỳ đã từng hạ bút ký vào Hiệp Ước Paris để chấm dứt chiến tranh Việt Nam năm 1973 rồi Hoa Kỳ cũng không thi hành những gì họ đã ký kết và những gì xảy ra sau đó thì chúng ta đã biết rồi.

2- Thời gian sau khi được độc lập, Ukraine xin gia nhập NATO nhưng vì không hội đủ điều kiện nên không được chấp thuận. Năm 2010, dưới thời tổng thống Viktor Yanukovych lại muốn Ukraine là một nước trung lập nên chuyện Ukraine xin gia nhập khối NATO không được xúc tiến nữa.

2- Lổi lầm của Anh, Mỹ và NATO

Chính phủ Ukraine có thể mắc sự sai lầm nhung có thể họ không còn một chọn lựa hay giải pháp nào hay hơn đặt bút ký để được sự giúp đỡ của Anh, Mỹ và có thể luôn cả Nga để tái thiết xứ sở sau khi Liên Bang Xô Viết xụp đỗ. Điều đáng nói ở đây là lỗi lầm của Anh quốc và Hoa Kỳ. Họ biết là cái hiệp ước đó bất lợi cho Ukaine mà lại có lợi cho Nga Sô nhưng họ không làm gì để sửa chữa lại lỗi lầm của mình đã mắc phải. Nếu có họa chăng là những lời bảo đảm bằng miệng như ‘’ OK… Don’t worry… We’ll fix it later…’’. Họ không có và cũng không cần phải lo lắng vì không có biên giới chung với Nga Sô lại là nước giàu mạnh, có vũ khí tối tân để chống trả lại cuộc xâm lăng của nước ngoài. Anh Quốc cách xa Nga Sô ngàn cây số. Hoa Kỳ thì còn xa hơn nữa. Cả hai đều không có nỗi lo âu, sự sợ hãi của kẻ dã từng bị lệ thuộc vào nước lớn cũng như khó mà sống còn khi ở cạnh một nước láng giềng lúc nào cũng đầy dã tâm xâm lăng nước khác và đặt họ vào vòng thống trị. Từ năm 1994 cho tới năm 2014, thời gian quá dài cho hai nước Anh Mỹ sửa chữa lại lỗi lầm của mình. Nó đâu có khó gì đâu mà cũng không tốn hao tiền bạc nhiều. Làm thế nào để cho Ukraine có một đảm bảo chắc chắn để chống trả lại sự hiếp đáp của Nga Sô? Đó là ráo riết vận động các thành viên trong khối NATO chấp thuận cho Ukraine gia nhập NATO. Nằm trong khối NATO, Ukraine sẽ có được sự bảo vệ của hơn là đứng ngoài, chơ vơ đơn độc để rồi khi bị Nga Sô tiến đánh lấy đất đai mà NATO chỉ có đánh võ miệng để bênh vực. Đó là điều mà Putin đã nhìn thấy và nhất quyết ngăn cản Ukraine gia ngập NATO. Hoa Kỳ và các nước Châu Âu cảm thấy không có lợi khi cho Ukraine gia nhập NATO vì sợ sẽ phải trực diện đối đầu với Nga Sô. France and Germany trong quá khứ từng chống đối Ukraine gia nhập NATO.

Sau đây là những dòng chữ được đăng tải trên báo New York Times ngày 13-1-2022.

“ Ukraine, with Russian troops on its borders, is pressing for membership. But President Biden and European leaders are not ready for that step.

Like European leaders, President Biden remains uninterested in Ukrainian membership in NATO.

Tạm dịch:

‘’ Ukraine với quân Nga sắp vượt qua biên giới khẩn khoản xin gia nhập NATO nhưng tổng thống Biden của Mỹ và các lãnh tụ của Châu Âu nói chưa sẵn sàng cho việc Ukraine gia nhập NATO. Giống như các lãnh tụ của Âu Châu, tổng thống Biden không có thích thú gì về việc Ukraine gia nhập NATO…”

Sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã, Mr. Joe Biden lúc đó đang là chairman of the Senate Foreign Relations Committee, một cơ quan định hình và có ảnh hưởng lớn tới đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ đã hối thúc NATO cho ba nước Poland, Hungary and the Czech Republic được gia nhập NATO trong thập niên 1990 mà không hề đề cập tới UKraine. Ông ta còn nói thêm là sự biến cải những nước đối nghịch trở thành đồng minh của mình, ám chỉ tới ba nước Poland, Hungary và CZech Republic sẽ đem lại năm mươi năm hòa bình cho Châu Âu.

“  After the collapse of the Soviet Union, Mr. Biden successfully urged NATO to accept Poland, Hungary and the Czech Republic as member states in the late 1990s. The top Democrat on the Senate Foreign Relations Committee at the time, Mr. Biden said that turning the former Cold War adversaries into allies would mark the “beginning of another 50 years of peace” for Europe…”

Năm 2004, bảy nước ở miền đông của Châu Âu được gia nhập NATO mà không có tên của Ukraine. Năm 2008 President George W. Bush thúc hối NATO chop Ukraine được gia nhập NATO nhưng tổ chức ù lì và nhu nhược này lại không có hành động nào để giúp Ukraine gia nhập NATO.

In 2004, seven Eastern European countries joined the alliance, and in 2008, President George W. Bush pushed NATO to issue a declaration that Ukraine and Georgia would become members in the future despite reservations from U.S. intelligence agencies. However, the alliance has never offered either country a formal action plan to join, a necessary step for them to do so.

Năm 2014 với chức vụ phó tổng thống trong lúc đang thăm viếng Ukraine, Joe Biden tuyên bố là Ukraine  sẽ không có được sự giúp đỡ của Hoa Kỳ nhiều về vũ khí trong trường hợp Ukraine bị Nga Sô xâm chiếm.

In 2014, as vice president, Mr. Biden told officials in Ukraine during a visit there that any U.S. military support would be small, if given at all, according to a biography of Mr. Biden by Evan Osnos, a New Yorker writer who was on the trip. Russia had just invaded and annexed the Ukrainian peninsula of Crimea, and Ukrainian officials were unhappy with Mr. Biden’s message.

“We no longer think in Cold War terms,” Mr. Biden told Mr. Osnos, adding that “there is nothing that Putin can do militarily to fundamentally alter American interests.”

Last June, Mr. Biden told journalists at NATO headquarters in Brussels that “school is out on that question” when asked whether Ukraine could join the alliance.’’

3- Sự ù lì và nhu nhược của NATO

Được thành lập năm1949, Nato là một tổ chức lớn hiện nay có tới 30 thành viên. Với những điều lệ căn bản xưa cũ, khó khăn, phức tạp trong việc thu nhận các nước mới xin gia nhập cũng như thiếu sự uyển chuyển để thích hợp với tình hình của thế giới bởi vậy NATO trở thành một tổ chức ù lì, phản ứng chậm chạp và lắm khi nhu nhược khi phải đối phó với nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách điển hình là chuyện đối phó với một nước lớn như Nga Sô. Có hai lý do thúc đẩy NATO không muốn Ukraine gia nhập. Thứ nhất NATO sợ phải đối đầu với Nga về quân sự. Putin tuyên bố nếu NATO bằng lòng cho Ukraine giua nhập thì sẽ có chiến tranh lớn với Nga kể cả chiến tranh với vũ khí nguyên tử. NATO phần lớn là những nước giàu như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý… Họ sợ đánh nhau với Nga. Thằng giàu bao giờ cũng sợ chết bởi vì chết là mất hết. Lý do thứ nhì là những nước trong NATO đều phụ thuộc vào dầu hỏa và khí đốt của Nga. Hai thứ này rất cần thiết cho kỹ nghệ và sinh hoạt thường nhật của dân chúng. Dân Châu Âu cần khí đốt của Nga để sưởi ấm trong mùa động cũng như cần xăng dầu cho xe cộ lưu thông. Họ cũng có thể mua dầu hỏa của khối Opec nhưng mua của Nga rẻ hơn. Với hai lý do trên Châu Âu nói chung và NATO nói riêng đều không muốn làm phật lòng Nga và cũng e ngại khi phải trực tiếp đối đầu với Nga bằng súng đạn. Năm 2014 Nga xâm lăng Ukraine toàn thể khối NATO chẳng có nước nào dám hổ trợ cho Ukraine vũ khí để chống lại Nga mà chỉ lên án và chỉ trích thôi và phong tỏa kinh tế ( sanction) mà lại phong tỏa nửa chừng vì phong tỏa nhiều Châu Âu cũng bị thiệt hại. Cái kiểu đánh võ mồm và phong tỏa có giới hạn chẳng làm cho Putin sờn lòng mà còn nghĩ Châu Âu sợ hãi. Đó là lý do khiến cho Putin, sau thời gian chuẩn bị lại mở ra cuộc xâm lăng lần thứ nhì năm 2022.

4- Ukraine: Đơn độc nhưng anh dũng và bất khuất

 Hai trăm ngàn quân thuộc hải, không và bộ của Nga Sô tràn qua biên giới Ukraine với ba mũi tiến công chính. Từ biên giới của Belarus, quân Nga với xe tăng, đại pháo, máy bay, xe kéo dàn phóng hỏa tiễn ào ạt tấn công vào Kyiv, thủ đô của Ukraine. Bên hướng đông và đông bắc với hai mũi tấn công cũng nhắm vào Kyiv với ý định chiếm thủ đô của Ukraine trong vòng hai ba ngày. Hàng chục ngàn cũng từ hướng đông tấn công thẳng vào thành phố Kharkiv, thành phố lớn thứ nhì của Ukraine. Cánh quân thứ ba từ vùng Cremia mà Nga đã cướp của Ukraine năm 2014 tiến đánh vào các thành phố miền nam để từ đó sẽ tiến lên bao vây lấy Kyiv. Mọi người đều nghĩ Ukraine nói chung và Kyiv sẽ bị quân Nga tràn ngập trong thời gian ngắn. Tuy nhiên Ukraine đã khiến mọi người ngạc nhiên khi cầm chân quân Nga không cho chiếm đóng bất cứ thành phố quan trọng nào trong khi lại bị thiệt hại nặng nề với số binh lính tử thương lên tới 4 ngàn năm trăm, bị thương hơn 10 ngàn và xe tăng, xe cơ giới và máy bay bị bắn cháy la liệt. Từ ngày thứ năm ngày 24-2- 2022 cho tới hiện nay là ngày 28-2-2022 lá cờ hai màu vàng và xanh của nước Ukraine vẫn ngạo nghễ tung bay biểu lộ cho tinh thần chiến đấu kiên cường dũng cảm và tính bất khuất của toàn thể dân Ukraine bất kể trẻ già, nghèo sang, trai gái. Họ đã chiến đấu trong đơn độc, kém sút về vũ khí nhưng bằng quyết tâm thà chết còn hơn sống dưới bàn tay sắt máu của Putin. Không riêng thế giới ngỡ ngàng mà Putin và giới tướng lãnh của Nga Sô cũng phải sửng sốt, giận dữ, điên cuồng lên vì 6 ngày qua rồi mà quân Nga vẫn còn lẩn quẩn ở vòng đai cách Kyiv ba chục cây số. Quân dân của Ukraine đã dạy cho Putin một bài học cay đắng nhớ đời là xâm lăng xứ người thì sẽ phải chôn xác nơi xứ người. Quân Nga bị bắt làm tù binh cho biết họ không biết đánh Ukraine để làm gì. Phải nói cuộc xâm chiếm của Nga vào Ukraine không phải của binh sĩ nước Nga, không phải của toàn thể dân Nga mà chỉ là cuộc xâm lăng của Putin đúng như lời vị thủ tướng của nước Germany tuyên bố đây là ‘’ Putin’ war chứ không phải là Russian’ war ’’ Giận dữ rồi điên cuồng Putin phải tung ra lời hăm dọa đặt quân lực Nga vào tình trạng sẵn sàng tấn công và trả đũa bằng vũ khí nguyên tử. Sự chiến đấu anh dũng của Ukraine là của toàn thể dân chúng của Ukraine bởi vì họ có được một vị lãnh đạo anh hùng và một chính phủ đặt nặng quyền lợi của quốc gia và dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân. Những câu nói của ông ta đã biểu lộ một quyết tâm chết chứ không làm nô lệ cho Putin và điều đó đã khích lệ quân dân Ukraine can đảm cầm súng bảo vệ cho độc lập, tự do và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Hống hách, độc tài, cuồng vọng; Putin đã tính sai nước cờ, đã mắc phải sai lầm  để rồi trả giá đắt không phải bằng chính sinh mạng của hắn mà là sinh mạng của lính Nga, sinh mạng của binh sĩ và thường dân vô tội của Ukraine và mang tiếng giết người. Đã sai lầm thì phải sửa chữa nhưng cách sửa chữa của Putin sẽ làm cho người chết nhiều hơn bằng cách ra lệnh tăng viện thêm cho quân Nga đang bao vây Kyiv. Kẻ độc tài chuyên chế như Putin không bao giờ chịu thua, chịu bại và chịu nhục cũng như không chịu bình tâm giờ nghe lời kẻ khác. Với cuộc tấn công lần thứ nhì của quân Nga vào Kyiv lần thứ nhì, quân dân Ukraine sẽ phải đối đầu với một lực lương hùng hậu hơn, vũ khí tối tân hơn và chiến trận sẽ trở nên khốc liệt hơn. Cuộc chiến đấu kiên cường của Ukraine khiến cho toàn thế giới ngưỡng mộ, lãnh tụ các nước Âu Châu phấn khởi và có hành động thực tiễn hơn là lời nói xuông. Germany tuyeenn bố sẽ viện trợ vũ khí cho Ukraine. Hoa Kỳ cũng tăng gia viện trợ quân sự cho Ukraine để đánh lại Nga mà số tiền lên tới $300 triệu phần lớn là súng chống xe tăng, máy bay trực thăng. Hai thứ này rất cần cho việc cầm chân quân Nga.

Bài viết tới đây tạm dứt trong lúc chúng ta chờ xem những diễn biến của cuộc chiến Ukraine.