Xẻo Mây là tên của một cái xóm nằm dọc theo một bờ sông lớn ở miền tây. Người dân ở đây không làm ruộng như những vùng lân cận mà chuyên về làm vườn trái cây. Nhờ vào địa thế được phù sa bồi đắp vùng này nổi tiếng với nhiều loại trái cây ngon được thương lái ưa chuộng.
Truyện Ngắn – S.Nhi
Ân Tình Thanh Lâu
Những Đứa Con Của Má

Chung Cư Trắng
Cuối cùng , Hương cũng mua căn hộ ở khu chung cư Trắng này . Mặc dù giá của nó mắc gấp rưỡi những khu khác cùng diện tích nằm lân cận . Tất cả cũng vì tên gọi của nó mà ra . Phía trước chung cư có một công viên khá rộng lớn . Đặc biệt là trồng toàn một loại hoa màu trắng cánh mỏng nở thành từng chùm trông từa tựa như hoa Ban ở Việt Nam . Tới mùa , hoa nở trắng một vùng rộng lớn . Người ta đổ xô tới ngắm nghía , chụp ảnh hoặc tổ chức picnic .
Phút Giây Lỡ Lầm
Uyên lớn lên trong một gia đình hạnh phúc êm ấm. Ba cô giữ một vị trí khá cao trong một công ty mẹ là công chức kiểu mẫu. Uyên có cuộc sống yên ả, cô chăm chỉ ngoan ngoản trong học tập về hình thức Uyên không qúa xinh đẹp nhưng dể nhìn và hoạt bát. Vào năm thứ hai Uyên học ở trường Đại Học trong dịp dã ngoại của trường vào đêm đốt lửa khi tham dự một trò chơi của nhóm Uyên quen với Lâm sinh viên năm cuối chuẩn bị ra trường. Thật ra ngay từ năm học đầu Uyên đã biết Lâm và những điều tiếng chung quanh kẻ được mệnh danh hotboy của trường. Lâm học hành cũng trung bình, gia đình ở quê không giàu có hay con đại gia. Lâm không có điều gì nổi bật ngoài một hình dáng rất chuẩn do thường chơi thể thao. Nước da nâu sậm khoẻ mạnh cùng đôi mắt buồn có cái rèm mi cong cong. Chỉ riêng nụ cười nửa miệng hiện diện thường xuyên trên môi Lâm cũng đủ khiến nhiều cô nữ sinh trong ngôi trường này mơ mộng tương tư. Lâm không che giấu niềm tự hào ngầm bằng cách hôm nay tới trường cùng một cô này, ngày mai lại dung dăng sau giờ học với một cô khác.
Nạn Nhân Của Chữ
.
Chị và tôi sống chung trong một thị trấn nhỏ . Chị là hàng xóm và bạn thân của dì họ tôi nên từ nhỏ tôi đã biết và rất thích chị . Lớn lên tôi và chị vẫn giữ mối giao tình như ngày cũ . Nếu không có chị khuyến khích cũng như chỉ dẩn bước đầu thì tôi đã không có gan giỡn chơi với chữ như ngày hôm nay .Chị có một cái tên rất đặc biệt ấn tượng so với mọi người xung quanh gần như là ít bị trùng với ai . Chị bảo do ba chị lấy từ một địa danh kỷ niệm và ghép ra . Chính vì vậy mà chị dùng nó làm bút hiệu cho mình mà chẳng cần một cái tên khác thay thế .
Người Tình Trong Bóng Đêm
Tốt nghiệp loại ưu ở một trường danh tiếng nên Nhã Thụy dễ dàng tìm được việc làm trong một công ty đa quốc gia. Vốn là cô gái khôn khéo, nhạy bén với cuộc sống, chỉ vài năm sau đó, cô đã đạt được một vị trí nhất định. Sau nhiều lần cân nhắc, suy nghĩ cô quyết định xin chuyển về một văn phòng đại diện, thuộc chi nhánh của công ty chính, được mở tại quê hương mình. Bởi cô nghĩ đến người mẹ góa bụa đang ở quê cùng cậu em trai. Vậy là sau 14 năm du học ở phương trời Tây, cô trở về xứ sở thương yêu.
Cả Nhà Thương Nhau
Ngày anh gặp chị tại công ty một người bạn, ngay cái nhìn đầu tiên, anh đã tin rằng chị sinh ra là để dành riêng cho anh. Sau một năm theo đuổi, chị nhận lời làm vợ anh.
Nhịp Cầu Trong Tim
Nhà chị ở xóm chợ, còn nhà anh ở xóm dưới, sở dĩ có hai cái tên gọi như thế bởi cách nhau một con sông không quá lớn nhưng muốn sang thì phải đi đò. Anh lớn hơn chị ba tuổi, biết nhau thời cùng học chung một trường làng. Anh mồ côi cha, nhà chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau. Tuy cuộc sống khó khăn, thiếu trước hụt sau nhưng bù lại, anh là đứa trẻ sáng dạ và học rất giỏi. Thuở còn ngây thơ, chị đã là cái bóng của anh, bất cứ đi đâu, anh cũng dẫn chị đi cùng, thậm chí, cả đi thả diều hay bắt dế, mặc cho đám bạn phản đối.
Vợ Chồng Lạ
Vợ Chồng Lạ
Một tuần nay buổi chiều nào Tuyền cũng đi ra câu cầu này và ngó nhìn xuống dòng sông với những dòng nước mắt rơi lặng lẽ trên má và đôi môi mím chặt.Nghĩ cũng lạ biết bao người đi ngang nhìn ngó lẽ nào họ không nghi ngờ một cô gái có bộ dạng lếch thếch như Tuyền muốn nhảy xuống dòng sông kia tự tử chẳng hạn.Hoặc giả cuộc sống giữa bộn bề xuôi ngược người ta đã quen cái tính chuyện ai nấy lo .Cũng may là Tuyền đã bỏ qua ý định đó dù không có can đảm trở về quê gặp người chị tảo tần cùng người cha nghiêm khắc của mình .Trước khi quay về quê và để cô ở lại Sài Gòn tiếp tục học lên Đại học cha cô đã căn dặn cô:
– Cố gắng lo học hành nên người nhe con ,con gái thì phải biết giữ mình giữa cạm bẩy đô thành .
Liêu Mộng
Liêu Mộng
Sầm Châu là ngôi làng nhỏ bình dị như bao ngôi làng khác ở miền Tây . Phía trước làng dòng sông Mơ trong xanh chảy lờ lững quanh năm .Ngược lại phía sau làng dựa vào những ngọn núi nhấp nhô .Tương truyền ở bìa rừng gần làng có một ngôi miếu cổ xưa mang tên Nguyệt Lão . Người ta đồn ngôi miếu rất thiêng chỉ cần cùng người mình yêu thương thành tâm khấn nguyện thì sẽ được duyên tơ như ý . Nhờ truyền thuyết ấy khiến nam thanh , nữ tú nơi khác dập dìu tìm đến đi lể vào những ngày rằm giữa tháng.
Lồng Đèn Ngôi Sao
.
Hôm nay là chánh giỗ ba của chú tư Hiệp . Nhà trên , nhà dưới không ngớt người vào ra . Thằng Hưng cùng đám trẻ con chạy giỡn ồn ào trước sân trong khi má nó tất bật nấu nướng ở sau bếp cũng những người đàn bà ở chung xóm .Nơi xóm cù lao này nhà chú Tư là dư giả nhất nhờ đất đai do ông bà để lại . Chú thím tính tình vui vẻ , tốt bụng nên bà con chòm xóm rất qúy mến .
Mối Tình Nồng Thắm
.
Năm anh 20 tuổi vào dịp nghỉ hè anh cùng nhóm bạn mình tới chơi một vùng biển .Trong lúc đang chạy theo trái banh trên bãi cát anh dẫm phải mãnh thủy tinh Trong khi đám bạn bối rối và giục nhau đi mua bông băng thì chị xuất hiện . Chị nhanh chóng giúp anh cầm máu và băng bó vết thương một cách rất thành thục . Mẹ chị có một cửa hàng nhỏ bán những thứ lưu niệm như vỏ ốc và vài đôi ba thứ vặt vãnh khác gần đó . Nên vài ngày sau anh tới mua chút qùa và cám ơn chị trước khi trở về Sài Gòn . Năm đó chị 16 tuổi.
Bóng Người Xưa
.
Bóng Người Xưa
Vào năm Thùy đang học lớp 9, một buổi tan học, chiếc xe đạp bị cán đinh. Thùy đang dẫn xe giữa cái nắng chang chang thì anh xuất hiện. Anh tên Bình, vốn là bạn học của anh họ Thùy. Anh đề nghị được chở Thùy về nhà và kéo theo chiếc xe đạp, cô quen biết anh từ đấy.
Khi lớn lên, anh xuất hiện trong giấc mơ của cô như một điều tự nhiên. Anh hiền lành, cởi mở, đang theo học ngành sư phạm ở một thành phố nhỏ gần nhà. Anh muốn sau này về dạy tại quê hương và sống cùng ba mẹ bởi người chị duy nhất của anh lấy chồng phương xa. Yêu anh, Thùy yêu luôn cả ước mơ của anh, cô cũng muốn sau này làm một cô giáo quê, có thể cùng nhau an phận với hạnh phúc đơn sơ ấy.
Ai cũng bảo anh và cô sinh ra để dành cho nhau. Gia đình ủng hộ, vun vào, hẹn khi cô học xong thì sẽ cưới. Bạn bè thầm ghen tị vì con đường của cô sao mà trơn tru, bằng phẳng đến thế. Năm lớp 12, trường tổ chức thi “Nữ sinh thanh lịch”, giao lưu cùng một trường khác. Thầy cô chọn và ủng hộ Thùy dự thi dù cô ngại ngùng, không tin lắm vào bản thân. Nhưng có lẽ cái nét mộc mạc của một cô thôn nữ khiến cô trở nên lạ khi đứng bên cạnh bao nhiêu cô gái khác. Vốn là một học sinh giỏi nên phần thi ứng xử hôm đó, câu trả lời của cô đạt điểm cao nhất, giúp cô giành giải.
Sau đó, mỗi khi đi học, đều có rất nhiều anh chàng theo chân trên phố làm quen khiến cô phải cầu cứu bạn bè đi chung vì không muốn phiền phức từ họ. Nhưng cũng từ đó, cô biết được mình không chỉ thông minh, học giỏi mà còn là một người đẹp.
Đậu đại học, Thùy lên Sài Gòn học tiếp. Ngày đi, cô không cho anh đưa ra bến xe, cô sợ mình phải khóc khi xa anh, cô chỉ cho anh đưa ra bến sông. Khi chuẩn bị bước xuống đò, anh đưa một túi trái cây. Hai bàn tay anh nắm lấy tay cô dặn dò cẩn thận đường xá, giữ sức khoẻ, anh nói trong túi trái cây có phong thư nhưng cô lên xe rồi rồi hãy mở ra đọc. Đò qua tới bến bên kia, cô vẫn còn thấy anh đứng bên cạnh chiếc xe đạp trông theo. Lên xe, cô mở phong thư ra, trong đó là một số tiền và lá thư. Anh dặn cô đừng lo chuyện tiền nong rồi đi làm thêm, ảnh hưởng sức khỏe, việc học. Anh bảo gắng học để nhanh về quê còn làm đám cưới, anh mong cô từng ngày. Nắm chặt lá thư, cô cố gắng không khóc, tự nhủ không phụ tấm lòng của anh dành cho mình.
Tới Sài Gòn, sau khi ổn định việc học, cô mới thấu hiểu đô thị chẳng đơn giản, mọi thứ đắt đỏ gấp mấy lần dưới quê, không như cô từng hình dung. Một năm sau, khi quen phần nào với nhịp sống, không muốn cha mẹ và cả anh lo lắng cho mình, cô quyết định làm gia sư kiếm thêm tiền. Với tính tình dễ mến, cô nhanh chóng được mẹ của học trò đang dạy yêu quý. Có lần, chị ấy nói cô xinh đẹp thế, đi làm gia sư chi cho phí, nếu cô đồng ý, chị cho cô làm tiếp tân trong một nhà hàng ăn uống do chị quản lý, công việc nhẹ nhàng, thu nhập khá hơn làm gia sư.
Thoạt đầu, cô cũng lo sợ vì cô hiểu phần nào đời nhiều cạm bẫy nhưng sau đó, tự trấn an, cô tin mình có thể vượt qua cám dỗ và đây cũng là một cách tốt để được học hỏi thêm. Công việc mới khiến cô thay đổi nhiều thứ, từ ăn mặc tới suy nghĩ. Ở nơi đây, cô biết rằng cái đẹp có giá trị biết bao, chỉ cần diện bộ áo dài đi tới đi lui, một tháng lương đã gấp ba lương gia sư còm cõi ngày trước và cô cũng biết đôi khi giá tiền một bàn ăn gấp ba lương tháng cô đang lãnh. Lúc đầu, cô khó chịu khi thỉnh thoảng gặp phải lời chọc ghẹo, bỡn cợt của vài vị khách. Nhưng dần dà, cô không lấy đó làm buồn mà còn biết cười duyên dáng trước một lời đề nghị khiếm nhã nào đấy bởi đơn giản làm thế không mất lòng người khác.
Cô không còn từ chối những món quà của một ai đó tặng vì ngưỡng mộ nét xinh xắn của mình mà biết cân nhắc đâu là điểm dừng. Cô hiểu rõ “chẳng ai cho không ai cái gì” nên cô không hẹn hò với anh chàng nào nhưng vẫn luôn nhấp nháy như cho người đó một cơ hội. Một năm sau ngày đi làm, cô mua được chiếc xe gắn máy thay cho cái xe đạp cà tàng và bắt đầu thấy ngán ngẩm giấc mơ cô giáo làng ngày trước. Cô quyết định thôi học Sư phạm, thi vào một trường kinh doanh dịch vụ.
Ngày trở về quê, trong khi Thùy phấn khởi kể về những gì đã làm và hướng đi sắp tới của mình thì anh im lặng, trầm buồn. Cô hờn giận, trách anh không thương, không ủng hộ cô, cô lý giải chỉ muốn cuộc sống khá hơn, đảm bảo cho tương lai, anh hãy tin cô, khi kiếm được số vốn nho nhỏ như ý thì cô sẽ trở về bên anh như đã hứa. Cô bỏ ngoài tai những lời nói là anh sợ cô không giữ được lòng mình, anh thấy cô đang dần rời xa anh.
Gần ba năm nữa trôi qua, Thùy không còn là cô tiếp tân như ngày nào, cô đã có một vị trí tương đối trong một nhà hàng lớn. Những sáng kiến của cô luôn mới và khiến cho khách hàng hài lòng nên cô được cất nhắc nhanh chóng. Thùy bây giờ là một cô gái của thế hệ mới, năng động, thông minh, con đường tương lai rộng mở nên thay vì trở về bên anh như lời hẹn, cô nói lời chia tay, mặc cho mẹ nói rằng cô sẽ hối hận và dọa từ mặt cô. Cô không muốn anh chờ đợi cũng như không muốn trở lại vùng quê cũ. Cô khát khao những vùng đất mới, được vươn lên một cách kiêu hãnh.
Một năm sau, cô nhận được tin anh cưới vợ. Vợ anh là Mai – cô bạn học cùng cô, một cô gái bình thường, không gì nổi bật. Đêm đó, cô khóc như ai xé tim mình ra nhưng sáng hôm sau, cô lại tự an ủi “cái gì cũng có giá của nó”. Cô không sai khi chọn con đường riêng, cô phải biết hy sinh cho mục tiêu của mình. Anh dù cưới vợ nhưng cô mới là người anh yêu, cả đời này anh chẳng quên được cô, cô tin chắc như thế. Từ đó về sau, những khi về thăm nhà, cô tránh không hỏi đến anh và cũng tránh gặp anh.
5 năm nữa trôi qua nhanh chóng với một người bận rộn như Thùy, cô bây giờ đã thành đạt, thu nhập ngất ngưởng, có thể đi đến những vùng đất mà ngày xưa cô chỉ dám mơ ước khi thấy qua phim ảnh. Cô xinh đẹp hơn hẳn thuở xưa và cũng trải qua một vài mối tình nhưng chẳng đi đến đâu. Nhiều người cho là cô kén chọn nhưng chỉ có cô mới hiểu những mối tình đó thiếu điều gì đó mà cô không lý giải được.
Người ta có thể tặng cô những món quà đắt giá, hứa hẹn cuộc hôn nhân xa hoa nhưng không đem lại cho cô được những rung động như xưa, càng không tạo được cho cô cảm giác tin cậy. Nhiều lần cô tự hỏi: bởi cái đầu kinh doanh của cô quen tính toán hay thật ra tình yêu của anh quá lớn nên cô luôn so đo và không vượt qua nổi hình bóng cũ.
Vào dịp nghỉ lễ, về thăm mẹ, nhìn những trái xoài chín vàng ươm trên bàn thờ của cha, cô khen nhìn tươi ngon. Mẹ cô thở dài đáp lời:
– Xoài của thằng Bình đem qua cúng, hụt thằng rể như nó tiếc đứt cả ruột. Thằng thiệt tốt, trước sau như một, bao năm rồi mà nó vẫn tới lui thăm viếng. Cái hàng rào là do nó làm chứ mẹ sức đâu làm nổi, mày ngày xưa cãi lời mẹ để bây giờ long đong chưa có nổi tấm chồng.
Nghe lời mẹ nói, cô bỗng ngậm ngùi khi nhớ lại ngày xưa. Cô thấy nhớ anh, thầm hỏi không biết anh bây giờ ra sao, cuộc sống thế nào, trong anh còn có cô không…? Nghĩ là làm, sáng hôm sau, Thùy quyết định đi thăm anh.
Thời gian khiến tất cả thay đổi, cô nửa lạ nửa quen trên đoạn đường cũ nhưng cuối cùng cô cũng đến được nhà anh. Cô lặng nhìn cái cổng đầy hoa Vàng Anh – loài hoa cô yêu thích và ngày xưa anh trồng vì cô .Nhưng bây giờ, dưới cái cổng ấy có một bé trai giống anh như tạc đang nhìn cô với ánh mắt tò mò. Cô đoán là con anh, khi cô nheo mắt cười với nó thì anh và Mai – vợ anh xuất hiện ở khoảng sân. Mai mừng rỡ khi nhận ra cô, không ngớt xuýt xoa là bất ngờ quá!
Buổi trưa hôm đó, anh giành phần làm bếp để cho cô và Mai trò chuyện. Mai tâm sự bây giờ Mai là cô giáo cấp một, sáng hai vợ chồng đi dạy, thằng nhóc có ông bà trông giúp, chiều thì lo chăm sóc vườn trái cây. Mai khoe trái cây bây giờ có giá lắm và làm vườn cũng không vất vả như xưa. Vừa nói, Mai vừa vuốt cánh tay cô nói sao mà cô đẹp hoài với thời gian trong khi mình nhanh già. Khi cô hỏi Mai cuộc sống thế nào, Mai ngượng ngùng mắc cỡ rồi nói:
– Có chuyện này mình ngại nói với Thuỳ nhưng đây là lời thật của lòng. Cảm ơn Thùy tặng cho mình cái hạnh phúc bé nhỏ này. Ngày xưa, tại mẹ chồng mình bệnh nên giục anh ấy cưới vợ gấp, mình biết anh ấy thương Thùy lắm nhưng mình không buồn bởi anh ấy là người chồng, người cha tốt, với mình, như thế là đủ.
Cô bảo bạn không nên nói như thế nhưng cô nghe tự ái được vuốt ve. Cô đoán không sai mà, cô tin mình mới mãi là người anh yêu.
Bữa cơm trưa hôm ấy rất vui vẻ, đầm ấm dù cô cố cầm nước mắt khi ăn món gà do anh nấu . Không ngờ anh còn nhớ rõ sở thích cho rau răm vào gà kho. Nhưng lúc bắt gặp ánh mắt long lanh của Mai gắp thức ăn cho anh và con họ, điều đó cô chưa bao giờ có được dù cô xinh đẹp hơn Mai nhiều lần . Cô thấy cổ họng nghẹn đắng. Chiều anh đưa cô về, khi ra tới cổng, cô cố ý khen cái cổng hoa lâu năm mà còn đẹp quá, anh trả lời cô:
– Không phải đâu em, cái cổng xưa đốn lâu rồi bởi nó có nhiều sâu quá. Cái cổng này Mai trồng lại vào năm trước cho bớt nắng để thằng nhóc có chỗ chơi.
Ở nông thôn bây giờ phát triển, anh không còn đi xe đạp như ngày xưa, anh chở cô bằng xe gắn máy, gió từ dưới sông thổi tóc cô bay bay, ký ức quay về ngày cũ, cô kêu anh chạy chậm thôi và cô ước sao con đường cứ dài mãi như thế này. Bất chợt cô hỏi anh:
-Em ví dụ thôi, nếu như quay trở lại lần nữa, không phải do mẹ anh bệnh và bác giục cưới vợ, anh có cưới Mai không, có bao giờ anh tiếc vì quyết định đó không?
Anh im lặng vài giây, sau đó anh nhẹ nhàng trả lời cô:
– Chuyện qua rồi nhưng nếu trở lại, anh vẫn làm thế, anh không hối tiếc bởi Mai là người vợ tốt em ạ!
Tới bến đò, cũng như thuở xưa, anh trao cho cô một túi trái cây chín. Trước lúc tạm biệt, anh dặn cô giữ sức khỏe, cố gắng ăn uống. Anh dặn cô lần sau có qua chơi nhà thì gọi điện thoại cho anh hoặc Mai ra đón chứ đi bộ xa thế thì tội cho cô. Anh vẫn quan tâm, lo lắng cho cô như ngày nào.
Cô xuống đò và khi ngồi yên vị,̣ cô thấy anh nổ máy xe, vẫy tay tạm biệt và chạy trở lại con đường ở mé sông về nhà. Tự nhiên cô muốn cất tiếng gọi, kêu anh đừng về ngay . Cô muốn gọi anh thêm lần nữa nhưng có cái gì đó chặn ngang cổ… Chưa bao giờ cô cảm thấy cần lắm cái bóng đứng chờ như bây giờ . Nước mắt tuôn lã chã trên khuôn mặt xinh đẹp của cô khiến những người đi cùng đò hôm ấy ngạc nhiên.
Đò chòng chành hướng ra giữa sông, trên bến vắng lặng không một bóng người…
Song Nhi
Trăng Lạnh
.
Năm đầu tiên khi lên Sài Gòn học Đại Học .Khi đang đứng lớ ngớ trước một dãy nhà trọ chuyên cho sinh viên thuê theo địa chỉ của một người họ hàng chỉ dẩn thì anh gặp chị .Chị là cháu họ xa của bác Sáu chủ nhà , bác Sáu góa chồng từ trẻ, không con cái nên mang chị từ quê lên ở cùng , đở đần những việc nhà lặt vặt như giúp bác coi dãy nhà trọ chuyên cho sinh viên thuê này.Cùng là người miền Tây lại điều xuất thân con nhà nghèo như nhau nên anh và chị dể kết thân , đồng cảm .
Nhịp Cầu Trong Tim
.
Nhà chị ở xóm chợ, còn nhà anh ở xóm dưới, sở dĩ có hai cái tên gọi như thế bởi cách nhau một con sông không quá lớn nhưng muốn sang thì phải đi đò. Anh lớn hơn chị ba tuổi, biết nhau thời cùng học chung một trường làng. Anh mồ côi cha, nhà chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau. Tuy cuộc sống khó khăn, thiếu trước hụt sau nhưng bù lại, anh là đứa trẻ sáng dạ và học rất giỏi. Thuở còn ngây thơ, chị đã là cái bóng của anh, bất cứ đi đâu, anh cũng dẫn chị đi cùng, thậm chí, cả đi thả diều hay bắt dế, mặc cho đám bạn phản đối.
Tờ Vé Số Oan Nghiệt
Mai và Sương sinh ra và lớn lên ở một xã thuộc miền tây nam bộ .Nhà Mai xóm trên nhà Sương ở xóm dưới cách nhau một đoạn đường cũng không qúa là xa so với chân chạy nhảy của những đứa trẻ vùng quê như họ .Ngay từ thời tiểu học thì Mai và Sương đã chơi thân với nhau .Tuy cùng một tuổi với nhau nhưng Mai tính nết có phần hơi khờ dể bị chúng bạn ăn hiếp .Gia đình Mai cũng đủ ăn đủ mặc so với bà con chòm xóm.Sương thì ngược lại tháo vát và nhanh nhẹn.Sương là con út lại mồ côi cha sớm gia đình thuộc dạng khó khăn .Hoàn cảnh như thế nên Sương luôn biết tự lo cho mình ngay khi còn là đứa trẻ .Suốt những năm tiểu học ngày nào hai đứa cũng chở nhau đến trường trên chiếc xe đạp cũ kỷ của Mai .Cùng chia sớt những thứ có với nhau như hai chị em ruột thịt .
Người Cùng Quê
.
Cũng như những người con xa xứ khác khi có chút thời gian rảnh Thi liền thu xếp đống công việc để về thăm gia đình mình .Nhiều lúc Thi thầm cám ơn trời phật là mình ở không xa Việt Nam qúa nên mọi năm điều có thể về thăm.Thấy những anh chị họ của mình ở châu âu , châu mỹ đi về mà thương ,lớp nào công việc cuộc sống không cho phép , rồi tiền vé và ngồi hơn chục tiếng trên máy bay mà ngán ngẩm.
Ruột Thịt Tình Thân
.
Tin chị Thơm bị chồng bỏ lan ra nhanh chóng đầu trên xóm dưới .Có người nói tội nghiệp chị đẹp người đẹp nết , con nhà ăn học mà số long đong .Nhưng có người lại mừng dùm và họ coi đó như giải pháp mà ông trời giải thoát cho chị khỏi cảnh khổ .Chị Thơm là con gái duy nhất trong ba người con của thầy giáo Thức ở xứ này .
Tình Mãi Còn Xanh
Mùa hè năm tôi 13 tuổi thím Chín Hùng mua cái nhà nhỏ và dọn về xóm Rạch Bần nơi gia đình tôi đã sinh sống qua bao đời .Không ai quen biết với gia đình thím ,cũng như không ai biết họ thực sự đến từ đâu .Nhưng nhìn những đồ đạc của họ mang theo người ta đoán họ là dân Sài Gòn hay thành thị .Thím dẩn theo ba đứa con hai gái và một trai .Chị Cúc 15 tuổi , Nhàn 12 và cậu con trai 9 tuổi .