NHỮNG KẺ BẤT KHUẤT – 1

nhungkebatkhuat

7

19- 6- 1974.

Mới 9 giờ sáng mà dân chúng đứng chật hai bên lề đường Trần Hưng Đạo để chờ xem cuộc diễn hành của các quân binh chủng thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cảnh sát và quân cảnh đứng gác tại các ngã ba đường. Nhân viên cao cấp trong chính phủ, tướng lãnh và tư lệnh các quân binh chủng lần lượt đến. Trong số người tham dự có tổng thống Nguyễn văn Thiệu, phó tổng thống Trần Văn Hương, thủ tướng Trần Thiện Khiêm và chủ tịch của thượng và hạ viện quốc hội.

Bên quân đội có đại tướng Cao Văn Viện, tổng tham mưu trưởng; trung tướng Trần Văn Minh, tư lệnh không quân; đề đốc Trần Văn Chơn, tư lệnh hải quân; trung tướng Phạm Quốc Thuần, tư lệnh quân khu 3; trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, tư lệnh quân khu 4; trung tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh quân khu 2 và các tướng lãnh khác. Người ta còn thấy sự hiện diện của đại sứ Martin của tòa đại sứ Mỹ và đại sứ của các nước như Anh, Pháp, Úc…

Đúng mười giờ một đoàn xe xuất hiện. Dẫn đầu là xe quân cảnh, cảnh sát, tiếp theo chiếc limousine màu đen dừng lại trước khán đài chính. Nhạc trổi lên chào mừng vị nguyên thủ của nước Việt Nam Cộng Hòa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bước ra xe xong từ từ tiến lên khán đài danh dự. Đi bên cạnh ông ta nhưng lùi ra sau một chút là trung tướng Đặng Văn Quang, phụ tá an ninh phủ tổng thống, nhân vật được xem như thân cận và gần gũi nhất của ông Thiệu. Lần lượt bắt tay mọi người xong vị nguyên thủ quốc gia ngồi xuống ghế danh dự.

Đứng lẫn trong đám đông Đình Anh lẩm bẩm.

– Sao chưa thấy họ xuất hiện…

Giơ tay xem đồng hồ Ngọc Thụy nói với người yêu.

– Mười giờ rồi… Chắc có chuyện trục trặc…

Vừa lúc đó có tiếng súng nổ liên hồi rồi không biết từ đâu lính áo rằn xuất hiện bao vây lấy ba dãy khán đài. Tiếng chân chạy rầm rập cùng với tiếng la.

– Xung phong… Biệt động quân xung phong…

Có tiếng súng nổ từ phía lính của liên đoàn phòng vệ phủ tổng thống với quân cảnh và cảnh sát dã chiến. Mấy người lính biệt động quân chạy đầu ngã xuống. Tuy nhiên lính biệt động vẫn ào ào tiến tới. Lính phòng vệ của ông Thiệu lùi dần về phía khán đài chính.

– Biệt động quân… Xung phong…

Toán lính phòng vệ buông súng giơ tay đầu hàng. Tay cầm khẩu Colt 45 Quốc ra lịnh cho lính vây chặt khán đài danh dự.

– Các anh là ai?

Đại tướng Cao Văn Viên hỏi lớn. Giơ tay chào Quốc trả lời bằng giọng rắn rỏi.

– Tôi là trung tá Nguyễn Bảo Quốc, liên đoàn trưởng liên đoàn 4 Biệt Động Quân. Tuân lệnh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng tôi mời quý vị lên xe…

– Anh đưa chúng tôi đi đâu?

Tổng thống Thiệu hỏi. Quốc trả lời nhanh.

– Kể từ giờ phút này quý vị chịu sự quản thúc của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Mời quý vị lên xe…

Như được lệnh từ trước một vị đại úy biệt động quân và hai người lính mang M16 kèm sát ông Thiệu lên một chiếc xe jeep trong lúc những người còn lại được đưa lên năm chiếc GMC chạy theo chiếc xe jeep dẫn đầu. Cuộc đảo chánh đúng hơn là một ” cuộc bắt cóc “ xảy ra rất ngắn gọn khiến cho mọi người ngơ ngác không hiểu chuyện gì. Cuộc diễn hành phải bỏ dở vì không có người chủ tọa. Dân với lính xôn xao bàn tán. Họ không để ý đôi trai gái đứng trên lề đường thì thầm to nhỏ rồi kéo nhau về hướng dinh Độc Lập.

Trung tá Trần Nguyên Trang, liên đoàn phó liên đoàn 4 biệt động quân đứng trước cổng chính của tòa đại sứ Mỹ. Bên cạnh ông ta là thiếu tá Đỗ Quang Thiều, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 44.

– Mình dô chưa anh. Tiểu đoàn 42 đã bao vây ba mặt kia rồi. Cổng chánh thời tiểu đoàn của tôi chịu trách nhiệm cộng thêm ba chiếc M41 sẽ ủi sập cổng sắt để tiến vào…

Đưa đồng hồ đeo tay lên Trang nói nhanh.

– Mình cho họ năm phút để đầu hàng. Bây giờ mới có bốn phút thôi…

Một phút trôi qua lặng lẽ. Tòa đại sứ vẫn im lìm.

– Xung phong… Thiết giáp tấn công…

Trang hô lớn. Được lịnh ba chiếc xe tăng ủi sập cổng chánh đoạn lừng lững tiến vào. Lính biệt động quân hò reo ùa vào sân. Súng trong tòa đại sứ bắn ra khá mạnh mẽ khiến cho ba chiếc M41 phải bắn trả. Tiếng súng đại bác và đại liên nổ rền. Cửa kính rơi ào ào. Đạn đại liên phòng không của thiết giáp xé không khí ghim vào vách tường tạo thành âm thanh điếc tai. Chừng mười lăm phút sau bên trong tòa đại sứ treo cờ trắng đầu hàng. Lính biệt động quân ùa vào. Tất cả mọi người được tập trung lại trong gian phòng rộng.

– Tôi là trung tá Trang của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Tôi muốn nói chuyện với một người nào có thẩm quyền nhất ở đây…

Một người Mỹ tuổi khoảng năm mươi bước ra.

– Tôi là tùy viên quân sự của tòa đại sứ Hoa Kỳ. Ông muốn nói chuyện gì?

– Kể từ giờ phút này các ông bà bị quản thúc bởi lực lượng của chúng tôi. Vì sự an toàn tính mạng tôi khuyên quý vị đừng nên có những hành vi gây rối loạn hoặc bạo động. Người nào bất tuân lệnh sẽ bị bắn bỏ…

– Các ông tấn công vào tòa đại sứ Hoa Kỳ là các ông vi phạm tới quyền lực…

– Chuyện đó tôi không cần biết. Tôi chỉ thi hành lệnh. Nếu biết điều quý vị sẽ được đối xử tử tế và sẽ được phóng thích…

Thiếu tá Thiều bước vào nói nhỏ.

– Anh Trang… Các quân nhân thủy quân lục chiến Mỹ đã bị tước vũ khí và đem ra xe rồi. Riêng nhân viên dân sự cũng sẽ được đưa tới ba địa điểm khác nhau trong thủ đô có lính canh gác…

– Thiều cho anh em đem con tin đi. Phần anh phải đi gặp anh Quốc… Thiều ở đây chỉ huy anh em…

Dân chúng ở Sài Gòn và các vùng lân cận chụm đầu với nhau lắng nghe một nhóm quân nhân tự xưng là Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đọc thông điệp của họ trên đài phát thanh.

– Kính thưa đồng bào,

Chúng tôi là một nhóm sĩ quan trẻ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hai giờ đồng hồ trước đây chúng tôi cùng anh em binh sĩ biệt động quân và thiết giáp đã bắt sống ông Nguyễn Văn Thiệu cùng các nhân viên trong chính phủ của ông ta. Ngoài ra chúng tôi còn bao vây tòa đại sứ và quản thúc vị đại diện của chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Sở dĩ chúng tôi phải đứng lên lật đổ ông Thiệu và chính quyền hiện hữu vì nhiều lý do. Dưới sự lãnh đạo của ông Thiệu tình hình đất nước đang lâm vào tình trạng nguy ngập. Chính phủ Hoa Kỳ đã cắt giảm viện trợ khiến cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không đủ sức chống lại cộng sản miền bắc và đất nước của chúng ta sẽ bị xâm chiếm. Trước tình hình đen tối đó ông Thiệu và chính phủ của ông ta không có hành động nào khác hơn là chuẩn bị đem gia đình và của cải trốn ra nước ngoài.

Mấy tháng trước đây chúng tôi biết tin chính phủ Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có những thỏa thuận ngầm với nhau là để Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta rơi vào tay cộng sản. Trước tình thế đó, là những người yêu tự do, cũng như không thể ngồi yên để cho ngoại bang bán đứng đất nước của mình cho cộng sản; chúng tôi phải đứng lên lật đổ chánh quyền của Thiệu, trục xuất tất cả người Mỹ khỏi đất nước để tự mình quyết định vận mệnh của đất nước.

Mất sự yểm trợ của Hoa Kỳ, dĩ nhiên chúng ta sẽ phải trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn lúc ban đầu. Tuy nhiên chúng tôi tin tưởng rằng với sự đồng tâm nhất trí của toàn thể anh em chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng như sự ủng hộ tận tình của đồng bào, chúng ta sẽ đánh bại kẻ xâm lăng để đem lại tự do và hòa bình cho xứ sở.

Trân trọng cám ơn đồng bào.

Sau đây là tên tuổi của các sĩ quan và tướng lãnh tham gia hoặc ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.

– Đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

– Trung tướng Trần Văn Minh, tư lệnh không quân.

– Đề đốc Trần Văn Chơn, tư lệnh hải quân.

– Đại tá Bùi Năng Kiếm, liên đoàn trưởng liên đoàn 31 Biệt Động Quân.

– Trung tá Nguyễn Bảo Quốc, liên đoàn trưởng liên đoàn 4 Biệt Động Quân.

– Trung tá Trần Đăng Bảo, liên đoàn trưởng liên đoàn 7 Biệt Động Quân.

– Trung tá Lê Hữu Hiện, liên đoàn trưởng liên đoàn 6 Biệt Động Quân.

– Trung tá Nguyễn Duy Minh, liên đoàn trưởng liên đoàn 32 Biệt Động Quân.

– Trung tá Hồ An Dân, liên đoàn trưởng liên đoàn 33 Biệt Động Quân.

– Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng, biệt khu thủ đô.

– Thiếu tá Đỗ Quang Ánh, sư đoàn 5 bộ binh.

Nghe xong thông điệp của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, dân chúng bàng hoàng vì cái tin ông Thiệu sẽ làm theo lệnh của người Mỹ bằng cách phá nát quân lực để cho Bắc Việt đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa. Cũng vì lý do này mà nhóm quân nhân mới lật đổ ông ta đồng thời đuổi hết người Mỹ về nước. Tuy nhiên nếu không có viện trợ của Mỹ thời liệu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa dưới quyền chỉ huy của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng sẽ tồn tại được bao lâu.

Quốc, Bảo, Hiện bắt tay Kiếm, Minh và Dân thật chặt. Quốc cười nói với mọi người.

– Chúng ta đã bắt được ông Thiệu…

Vỗ vai Quốc, Kiếm cười thốt.

– Đâu… Anh muốn gặp người chủ xướng cuộc đảo chánh…

Trong sáu ông liên đoàn trưởng thời Kiếm lớn tuổi nhất và lại mang cấp bậc đại tá nên được năm người kia kính nể hơn.

Hiện cười cười.

– Anh mà gặp người chủ xướng cuộc đảo chánh là anh…

Thấy Ngọc Thụy và Đình Anh đang đứng nói chuyện, Hiện nói lớn.

– Ngọc Thụy… Em tới đây anh giới thiệu ba ông anh cả của anh…

Đợi cho Ngọc Thụy và Đình Anh tới, Hiện cười nói.

– Đôi uyên ương này là hai người chủ xướng cuộc đảo chánh…

Ba liên đoàn trưởng biệt động quân trợn mắt nhìn đăm đăm cô gái mặt búng ra sữa cặp kè với một thanh niên vóc dáng thư sinh.

– Em là lính phải không?

Kiếm nhỏ nhẹ hỏi khi nhìn cái đầu tóc ba phân của Đình Anh.

– Dạ… Em làm ở bộ tổng tham mưu…

Quốc cười với Ngọc Thụy.

– Ngọc Thụy đây là cháu của đại tướng Cao Văn Viên…

Dân nói với giọng ngạc nhiên.

– Trời đất… Anh tưởng em phải binh ông Thiệu chứ…

Ngọc Thụy cười nói một câu mà khi nghe xong bảy ông lính đều gục gặt đầu tỏ vẻ ưng ý lắm.

– Em không binh ai hết… Em chỉ binh dân mình và nước mình thôi…

Dân cười ha hả.

– Cô em bé tí ti này nói chuyện nghe được lắm…

Kiếm đưa bàn tay xạm nắng và gân guốc của một người lính chiến ra bắt lấy bàn tay nhỏ nhắn và mềm mại của Ngọc Thụy. Điều đó tượng trưng cho sự hợp tác và tình thân hữu của những kẻ cùng chung chí hướng.

Nhìn mọi người Kiếm nghiêm nghị nói.

– Chánh trị thời anh không thông lắm nhưng đánh nhau với cộng sản thời anh làm được… Em muốn anh làm gì?

– Em chỉ cần các anh chia nhau giữ chặt thủ đô phòng ngừa quân ủng hộ ông Thiệu về cứu viện ông ta. Mình sẽ cho người đi gặp các ông tư lệnh sư đoàn 5, 7, 18 và 25 để trình bày mục đích của mình và mời họ ủng hộ hay hợp tác với phe đảo chánh… Riêng em sẽ đi gặp ông đại sứ Mỹ để điều đình…

Nghe Ngọc Thụy nói sẽ điều đình với đại sứ Mỹ Quốc dặn dò.

– Em nhớ đòi cho được súng đạn càng nhiều càng tốt nghe…

– Em nhớ… Đó là mục đích chính của mình mà anh…

Ngọc Thụy vừa quay lưng đi Đình Anh nói với sáu ông tá Biệt Động Quân.

– Việc đầu tiên của mình là tìm xem anh Hùng với Ánh bị giam ở đâu để giải thoát cho họ. Thứ nhì là mấy anh lựa xem trong nhóm người bị bắt ai không quan trọng hoặc không cần thiết giam giữ thời ta nên thả họ ra. Các nhân vật dân sự hay các ông bộ trưởng trong chính phủ nếu họ bằng lòng hợp tác thời ta sẽ phóng thích họ và để họ giữ chức vụ cũ. Phần các ông tướng tư lệnh vùng 2, 3 và 4 hoặc các nhân vật đầu não ta sẽ tạm giữ họ thời gian ngắn để thuyết phục họ tham gia phe đảo chánh…

Sáu liên đoàn trưởng biệt động quân chỉ huy lính của mình đi lo công chuyện. Kiếm bàn riêng với năm người bạn.

– Anh biết ông Giai nhiều vậy để anh gặp ổng nói chuyện. Hy vọng ổng sẽ bằng lòng hợp tác với mình…

Chừng nửa tiếng sau lính áo rằn hò reo vỗ tay mừng rỡ khi thấy thiếu tướng Đỗ Kế Giai và đại tá Kiếm song song bước ra.

Đại sứ Martin thong thả dạo từng bước quanh căn phòng vuông vức chừng mươi thước. Vừa bước ông ta vừa suy nghĩ. Tại sao phe đảo chánh lại bắt mình? Họ là ai? Đảo chánh ông Thiệu để làm gì? Lật đổ chính phủ hiện tại với mục đích gì? Xuyên qua những cuộc đảo chánh đã xảy ra trong quá khứ thời các nhân vật của phe đảo chánh không bắt ông mà họ còn vui vẻ tới gặp ông ta để năn nỉ hay cầu cạnh sự giúp đỡ. Tuy nhiên lần này lại hoàn toàn khác. Họ bắt ông ta như bắt một người thường. Họ cố tình làm ngơ cái uy quyền của một ông đại sứ đại diện cho siêu cường mạnh nhất thế giới. Họ không tới gặp ông ta để xin chỉ thị. Họ không xin yết kiến ông ta để cầu cạnh việc này việc nọ như một vài giới chức trong chính quyền đã làm.

Martin ngẩng đầu lên khi nghe có tiếng mở cửa. Ông ta ngạc nhiên khi thấy một cô gái bước vào. Vóc người nhỏ nhắn. Chiếc áo dài màu tím. Nét mặt xinh xinh. Mái tóc dài buông lơi. Cô gái Việt Nam mỉm cười thân thiện.

– Kính chào ngài đại sứ…

Không nói lời nào đại sứ Martin hỏi gọn.

– Cô là ai?

– Thưa ngài… Tôi là người đại diện của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng…

– Họ muốn gì?

Ông đại sứ hất hàm với thái độ trịch thượng. Dù thấy cử chỉ của ông ta nhưng cô gái vẫn nhã nhặn lên tiếng.

– Kính thưa ngài… Tên của tôi là Ngọc Thụy. Vâng lệnh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng tôi tới đây vấn an ngài. Chúng tôi thành thật xin lỗi đã có hành động bất nhã với ngài và các nhân viên của tòa đại sứ…

Vị đại sứ cau mày. Dĩ nhiên ông ta đủ khôn ngoan và lịch lãm để biết, không những cá nhân mình mà nhân viên của ông ta đang là tù nhân của phe đảo chánh.

– Quý vị đã bao vây tòa đại sứ của tôi?

Ngọc Thụy vui vẻ trả lời.

– Chúng tôi đã làm chủ tòa đại sứ cũng như nhân viên của ngài đang bị sự quản thúc của chúng tôi…

– Cô có biết làm như thế là vi phạm quốc tế công pháp, thương tổn tới tình hữu nghị của hai quốc gia, đụng chạm tới thể diện và quyền lực của nước tôi…

Đại sứ Martin nhấn mạnh câu nói của mình để cho người nghe hiểu như là một đe dọa ngầm. Vẫn nụ cười tươi tắn trên môi, vẫn với giọng nói lịch sự và nhã nhặn, cô gái mặc chiếc áo dài màu tím hoa ô môi cất giọng thanh thanh.

– Kính thưa ngài đại sứ… Chúng tôi đã suy tính cẩn thận trước khi lật ông Thiệu cũng như quản thúc ngài cùng nhân viên tòa đại sứ và tất cả công dân Hoa Kỳ đang có mặt tại nước tôi. Chúng tôi cũng biết hành động như vậy là vi phạm quốc tế công pháp, đụng chạm tới thể diện cũng như quyền lực của một siêu cường mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên chúng tôi phải làm, vì chính phủ ngài đã đẩy chúng tôi vào cái thế phải làm một hành động thương tổn tới tình hữu nghị của hai nước…

– Xin cô cho phép tôi được ngắt lời…

Đại sứ Martin dịu giọng với người đại diện của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Không phải ông ta sợ hoặc muốn cầu cạnh điều gì. Sở dĩ ông ta dịu giọng chỉ vì biết mình đang nói chuyện với một cô gái trẻ tuổi nhưng thông minh và khôn ngoan. Không những nói tiếng Anh trôi chảy, cô ta còn có cái đặc tính ít người có được. Đó là sự ” biết người biết ta “ hay là cái ” chất ngoại giao “ của một người đi thương lượng hoặc điều đình với kẻ khác.

– Lính của nước tôi đã đổ mồ hôi, nước mắt và tánh mạng để giúp đỡ dân Việt Nam chống cộng sản…

– Kính thưa ngài đại sứ… Cá nhân tôi và dân tộc tôi biết điều đó. Chúng tôi thành thật tri ân sự giúp đỡ của những người lính Hoa kỳ đã hy sinh cho lý tưởng tự do. Tôi thành kính nghiêng mình trước vong linh của những người đã chết…

– Dân tôi, chính phủ của nước tôi đã hao tài tốn của để giúp Việt Nam Cộng Hòa đứng vững cho tới ngày hôm nay. Dù hòa bình chưa thấy trên phần đất nhiều điêu linh này cũng như tình thế có đổi thay nhưng chính phủ tôi vẫn tiếp tục yểm trợ Việt Nam Cộng Hòa chống cộng sản…

Đại sứ Martin ngừng nói khi bắt gặp nụ cười của người đối diện. Nó như là sự mỉa mai, cay đắng, buồn rầu và phẫn hận.

– Thay mặt cho mười bảy triệu dân của Việt Nam Cộng Hòa tôi cám ơn sự giúp đỡ của dân chúng Hoa kỳ. Tuy nhiên…

Nhìn thẳng vào mặt vị đại sứ Hoa Kỳ, Ngọc Thụy nghiêm giọng.

– Gần đây chúng tôi đã khám phá ra một điều là chính phủ của ngài đã đâm sau lưng chúng tôi bằng một hành động mà chúng tôi không thể chấp nhận được…

Đại sứ Martin lờ mờ hiểu điều mà cô gái muốn nói nhưng ông ta vẫn im lặng như chờ xem sự tiên đoán của mình đúng hay sai.

– Chính phủ của ngài định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi vào tay cộng sản…

– Làm sao cô biết được chuyện này?

Đại sứ Martin buột miệng hỏi. Ông ta quên mất hỏi một câu như vậy là xác nhận chuyện đó có thật.

– Hành động ” bán bạn “ của tòa Bạch Ốc đẩy chúng tôi vào tình thế chỉ có một chọn lựa. Sống tự do hay là chết. Chính phủ của ngài đã phủi tay. Đã dứt khoát không giúp đỡ, chính phủ của ngài còn dàn dựng để đẩy mười bảy triệu dân vô tội của Việt Nam Cộng Hòa vào gông cùm cộng sản nhanh hơn, gọn hơn qua các hành động không can thiệp bằng quân sự khi cộng sản Bắc Việt vi phạm những điều mà họ đã cam kết trong hiệp định Paris. Cắt giảm viện trợ để cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi không còn sức chiến đấu; chính phủ của ngài thản nhiên nhìn ba nước Nga, Tàu và Bắc Việt xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi. Tình đã hết. Nghĩa đã cạn. Chúng tôi, một nhóm người yêu tự do phải đứng lên lãnh trách nhiệm bảo vệ tổ quốc bằng cách lật đổ ông Thiệu và thành lập một chính phủ…

Đại sứ Martin nhếch môi cười. Ngọc Thụy hiểu được nụ cười của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Nó có nghĩa là: ” À thì ra là thế. Chính phủ của cô sẽ phải năn nỉ, van lạy tôi để xin được thừa nhận và phải ngửa tay xin tiền viện trợ như một kẻ ăn mày đê tiện…”.

– Sau khi thảo luận, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng của chúng tôi đi tới một quyết định là quản thúc nhân viên tòa đại sứ và tất cả công dân Hoa Kỳ rồi sau đó sẽ trục xuất họ về nước…

Câu nói của cô gái tựa như gáo nước lạnh tạt vào mặt vị đại sứ nhiều quyền uy và cũng nhiều kiêu hãnh. Ông ta chới với, bàng hoàng vì không ngờ tới lời nói thẳng thừng và lạnh lùng của cô gái tuổi chỉ đáng con cháu mình.

– Cô dám…

Không trả lời Ngọc Thụy mỉm cười nhìn quanh quất căn phòng trống trơn. Hiểu ý của cô gái ông đại sứ nín lặng. Bỏ ngoài quyền lực của chính phủ với một quân đội hùng mạnh nhất thế giới, bản thân ông và những nhân viên dưới quyền hiện đang là tù nhân của cô gái trẻ tuổi vóc dáng mảnh khảnh đang đứng trước mặt mình.

– Cô và chính phủ của cô muốn gì? Thương lượng? Điều đình?

Đại sứ Martin gằn giọng. Ngọc Thụy cười nhẹ.

– Chúng tôi không muốn gì hết. Chính phủ của tôi không muốn thương lượng hay điều đình việc gì hết…

Ông đại sứ già tuổi đời và già tuổi ngoại giao nhìn đăm đăm vào mặt của cô gái như muốn tìm hiểu và để bắt mạch. Tuy nhiên ông ta chỉ thấy một khuôn mặt xinh xắn, đôi mắt long lanh và nụ cười thật dễ thương.

– Thưa ngài đại sứ… Tôi chỉ muốn biết là sinh mạng của ngài với mấy ngàn công dân Hoa Kỳ đang ở tại Việt Nam Cộng Hòa trị giá bao nhiêu tiền. Chắc phải là vô giá thưa ngài đại sứ?

Đại sứ Martin giật thót người khi nghe người đại diện của phe đảo chánh nói. Ông ta lờ mờ suy nghiệm ra một điều.

– Chính phủ của chúng tôi sẽ long trọng tiển đưa ngài và mọi công dân Hoa Kỳ về nước với một lời yêu cầu nhỏ…

– Cô cứ nói…

– Lời yêu cầu nhỏ nhoi của chúng tôi là sự giúp đỡ một lần nữa thôi, lần cuối cùng của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ. Đó là quân viện mà chúng tôi cần để chống lại cộng sản…

Đại sứ Martin trầm ngâm. Tuy cô gái nói là yêu cầu giúp đỡ nhưng ông ta biết đây là một trao đổi. Chính phủ của ông ta phải thỏa mãn điều kiện của đối phương nêu ra thời họ mới phóng thích con tin.

– Đây là một blackmail…

Đại sứ Martin nói gằn. Ngọc Thụy cười khẽ.

– Ngài nghĩ như thế nào cũng được. Chúng tôi chỉ xin ngài trình bày nguyện vọng của chúng tôi lên chính phủ của ngài. Chúng tôi không đòi hỏi tiền bạc mà chỉ xin súng đạn và vật dụng tiếp liệu để đánh nhau với cộng sản…

Đại sứ Martin thở dài thầm lặng. Ông ta biết mình không có chọn lựa nào khác hơn là xin với chính phủ chấp thuận điều kiện của đối phương. Ngoài ra nhìn vào khuôn mặt xinh xắn cũng như ánh mắt van lơn của cô gái, ông ta cảm thấy có chút mủi lòng. Dù ít hay nhiều ông ta cũng không đồng ý với quyết định bỏ rơi đồng minh của chính phủ của mình nhưng ông ta không thể ngăn cản được. Quyền hạn và ảnh hưởng của một vị đại sứ rất hạn chế trong mọi quyết định của chính phủ.

– Tôi sẽ trình bày với chính phủ của tôi nhưng chấp thuận hay từ chối là chuyện vượt ra ngoài quyền hạn của tôi…

Ngọc Thụy cười vui vẻ.

– Cám ơn ngài đại sứ… Tôi tin là chính phủ của ngài sẽ chấp thuận lời yêu cầu xin trợ giúp của chúng tôi…

– Tôi cần nói chuyện với White House…

– Chúng tôi sẽ hộ tống ngài đại sứ trở lại nhiệm sở…

Trước khi khép cửa lại Ngọc Thụy cười nói thêm một câu.

– Tình thế gấp rút lắm và chúng tôi cũng không có nhiều thời giờ. Ngài chỉ có bảy mươi hai tiếng đồng hồ…

– Nếu chính phủ tôi không chấp thuận thời cô sẽ làm gì?

– Tôi nghĩ là White House coi trọng sinh mạng của công dân Hoa Kỳ hơn là súng đạn. Hết chiến tranh rồi chính phủ của ngài giữ làm chi đống sắt mục đó…

Ngừng lại giây lát Ngọc Thụy nhìn vị đại sứ Hoa Kỳ với cái nhìn nghiêm lạnh đồng thời giọng nói cũng trầm xuống.

– Tôi xin nhắc cho ngài đại sứ biết là chánh phủ của ngài đừng nên nghĩ tới giải pháp quân sự để giải thoát con tin. Nó chỉ làm máu đổ nhiều hơn mà thôi. Các công dân Hoa Kỳ đã được lính của chúng tôi giam giữ nhiều nơi khác nhau trong thủ đô Sài Gòn. Nếu có chuyện gì xảy ra thời họ sẽ là những người bị chết trước nhất…

Đại sứ Martin lo lắng vì hiểu được lời đe dọa ngầm của cô gái. Ngọc Thụy lui ra. Năm phút sau một chiếc xe du lịch màu đen đậu ngay cửa. Đình Anh và tiểu đội lính áo rằn hộ tống ông đại sứ Hoa Kỳ trở lại nhiệm sở.

8

Chiếc xe jeep chạy chầm chậm trên con đường dẫn tới căn cứ Đồng Tâm, nơi đặt bộ tư lệnh sư đoàn 7 bộ binh. Đại diện cho Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, đôi tình nhân lái xe xuống Đồng Tâm xin gặp thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam để thuyết phục vị tư lệnh sư đoàn 7 bằng lòng hợp tác với phe đảo chánh.

– Anh nghĩ sao về chuyến đi Mỹ Tho của mình?

Ngọc Thụy hỏi. Đình Anh nhìn phong cảnh hai bên đường của chợ Giồng Nhỏ.

– Anh không hy vọng nhiều lắm… Năm mươi phần trăm thôi…

Vuốt mấy sợi tóc bay lòa xòa trên mặt Ngọc Thụy nhìn người yêu.

– Điều khiến cho em thắc mắc là thái độ hầu như án binh bất động của tướng Nam. Sau khi phe mình chiếm được dinh Độc Lập và bắt giữ một số người thân cận với ông Thiệu thời họ khai là đã gọi điện thoại cầu cứu nhưng lại không liên lạc được với tướng Nam. Họ nói rõ hơn là họ có gọi điện thoại cho tướng Nam nhưng dường như đường điện thoại bị gián đoạn…

– Đó cũng là thắc mắc của anh. Ông Thiệu đã thiết lập đường giây liên lạc thẳng từ dinh Độc Lập tới bốn vùng chiến thuật cũng như tư lệnh của các sư đoàn bộ binh. Ổng liên lạc trực tiếp, ra lệnh cho bốn ông tướng vùng mà không qua bộ tổng tham mưu…

– Dường như tướng Nam chờ đợi một điều gì…

– Có lẽ ông ta chờ tình hình ngã ngũ mới có thái độ dứt khoát…

Ngọc Thụy lắc lắc mái tóc dài.

– Không được… Nếu ông Thiệu cầm quyền trở lại là ông ta sẽ bị rắc rối. Em nghĩ… Mình cứ xin gặp ông ta. Nếu ông ta bằng lòng hợp tác cũng được mà từ chối cũng được. Nếu ông ta từ chối thời mình tính cách khác. Mình sẽ mời người khác…

– Em sẽ mời cậu Viên của em…

Ngọc Thụy cười thánh thót khi bị người yêu nói trúng tim đen.

– Cậu Viên là lá bài chót của mình. Dù không có cái thế mạnh như tướng Nam hay các tư lệnh sư đoàn, nhưng cậu cũng có tiếng tăm để chỉ huy các ông tướng vùng và tư lệnh các quân binh chủng…

Xe dừng nơi trạm gác. Thấy một thiếu tá mặc quân phục mang phù hiệu tổng tham mưu người hạ sĩ quan điếm trưởng lễ độ hỏi.

– Thiếu tá muốn gặp ai?

– Tôi ở bộ tổng tham mưu xuống xin gặp trung úy Lê Ngọc Danh, sĩ quan tùy viên của thiếu tướng tư lệnh…

Người hạ sĩ quan bốc điện thoại nói chuyện xong cười nói.

– Thiếu tá đi vào căn nhà màu trắng đó sẽ gặp trung úy Danh…

Dừng xe xế bên hông nhà Đình Anh và Ngọc Thụy thấy một trung úy đứng chờ.

– Tôi là trung úy Danh…

Bắt tay Danh xong Đình Anh nói nhanh.

– Tôi là thiếu tá Nguyễn Đình Anh tòng sự tại bộ tổng tham mưu. Còn đây là Ngọc Thụy, cháu gọi đại tướng Viên bằng cậu. Trung úy có cách nào dàn xếp cho hai đứa tôi nói chuyện với thiếu tướng tư lệnh. Tôi chỉ xin mười lăm phút thôi…

Trung úy Danh ngần ngừ. Tuy nhiên nhìn thấy ánh mắt van lơn và năn nỉ của hai người khách, ông ta cười.

– Tôi không dám hứa… Mời thiếu tá và cô Ngọc Thụy vào trong chờ để tôi trình với tư lệnh…

Trung úy Danh đi trước. Đình Anh và Ngọc Thụy theo sau. Vừa vào trong phòng Ngọc Thụy thấy một quân nhân trọng tuổi mang hai sao trên cổ áo đang từ trong phòng bên cạnh bước ra. Biết đó là tướng Nam nên không đợi cho trung úy Danh nói Ngọc Thụy bước tới chận đầu vị tư lệnh sư đoàn 7.

– Thưa thiếu tướng tư lệnh…

Bị một cô gái trẻ đáng tuổi con cháu của mình chận đầu tướng Nam có vẻ hơi ngạc nhiên song vẫn vui vẻ hỏi.

– Cháu là ai?

– Thưa thiếu tướng tư lệnh… Cháu tên là Ngọc Thụy, gọi đại tướng Viên bằng cậu. Cháu từ Sài Gòn xuống Đồng Tâm để xin gặp thiếu tướng…

– Cháu muốn gặp qua có chuyện gì?

Nở nụ cười tươi tắn Ngọc Thụy nói gọn.

– Cháu muốn nói chuyện với thiếu tướng về cuộc đảo chánh ông Thiệu ở Sài Gòn…

Đình Anh thở dài nhẹ nhỏm đồng thời cũng khen ngợi cho sự thông minh và lanh lợi của người yêu. Đảo chánh ông Thiệu là một đề tài nóng bỏng và quan trọng nhất hiện nay. Dù là tư lệnh sư đoàn 7 nhưng vì ở xa nên tướng Nam cũng mù mờ về chuyện đảo chánh. Nay nghe cô cháu gái của vị đại tướng tổng tham mưu trưởng xin gặp mình để nói về chuyện đảo chánh, ông ta tò mò muốn biết chuyện gì đã xảy ra ở Sài Gòn…

– Cháu muốn bàn chuyện đảo chánh với qua hả. Được rồi qua sẽ tiếp cháu và bạn của cháu…

Quay qua trung úy Danh, tướng Nam cười bảo.

– Danh đưa họ vào văn phòng qua. Lấy nước cho họ uống trong lúc chờ qua…

Trung úy Danh lắc đầu khi thấy Ngọc Thụy cười đùa.

– Cám ơn trung úy… Không có trung úy đưa đường còn lâu tụi này mới được ổng cho nói chuyện…

Trái với Đình Anh có vẻ hơi khớp khi ngồi đối diện với tướng Nam, Ngọc Thụy lại cảm thấy thoải mái và tự nhiên khi nhìn nét mặt hiền từ và nhân hậu của vị tư lệnh sư đoàn 7. Điều đó cũng dễ hiểu vì nàng không phải là lính và tuổi chỉ đáng con cháu của ông ta.

– Nào cháu hãy nói cho qua nghe về cuộc đảo chánh ở Sài Gòn…

Tướng Nam lên tiếng như nhắc nhở.

– Trước khi cháu nói cho thiếu tướng nghe về cuộc đảo chánh ông Thiệu cháu có một thắc mắc muốn nêu ra là…

Thấy cô gái dừng lại tướng Nam mỉm cười như khuyến khích.

– Tại sao thiếu tướng không đem quân về giải vây cho ông Thiệu…?

Tướng Nam làm thinh giây lát mới thong thả trả lời.

– Sở dĩ qua không đem quân về Sài Gòn vì hai lý do. Thứ nhất là cho tới giờ phút này qua cũng không biết về tình trạng của tổng thống Thiệu. Thứ nhì là cái tin mà phe đảo chánh nại ra để đảo chánh tổng thống Thiệu…

Đình Anh im lìm trong lúc Ngọc Thụy ngồi rung đùi và gật gù mỉm cười. Tướng Nam cười thầm khi thấy cử chỉ như ông cụ non của cô gái. Nội cái chuyện cô ta ngồi lọt trong chiếc ghế cũng khiến cho ông buồn cười.

– Thiếu tướng biết tin chính phủ Mỹ sẽ bỏ Việt Nam Cộng Hòa chúng ta rơi vào tay cộng sản?

Tướng Nam trầm ngâm thật lâu trước câu hỏi này. Cuối cùng ông ta thở dài.

– Qua có nghe tin này nhưng không biết đích xác. Vả lại không cách nào kiểm chứng…

– Cậu Viên của cháu đã xác nhận điều này…

Tướng Nam im lặng. Ông ta biết với danh vị tổng tham mưu trưởng, tướng Viên là người quen biết lớn để xác nhận chuyện chính phủ Mỹ bỏ Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay cộng sản là chuyện thực hay chỉ là tin đồn.

– Nếu chuyện đó có thực thời thiếu tướng phải làm sao? Đảo chánh lật đổ ông Thiệu?

– Tại sao chúng ta phải đảo chánh lật đổ tổng thống Thiệu?

Tướng Nam hỏi và Ngọc Thụy đáp liền không suy nghĩ.

– Muốn bỏ cho Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay cộng sản, người Mỹ đã làm đủ mọi cách để trói tay chân của quân lực ta. Họ đã làm ngơ không can thiệp khi các sư đoàn chính quy của Bắc Việt xâm nhập vào lãnh thổ của chúng ta. Họ cắt giảm viện trợ tới mức tối đa. Ngoài ra họ còn dùng ông Thiệu để phá nát sức chiến đấu kiên cường của quân lực ta. Thiếu tướng thừa biết là nhân danh tổng tư lệnh tối cao, ông Thiệu sẽ tìm đủ mọi cách để giật sập Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nếu không có cuộc đảo chánh xảy ra có thể ngày mai ông ta sẽ cách chức tư lệnh của thiếu tướng…

– Qua biết điều đó…

Tướng Nam bình tịnh lên tiếng. Liếc nhanh Đình Anh, Ngọc Thụy hơi cao giọng.

– Đó là lý do chính khiến cho một số sĩ quan trẻ mạnh dạn đứng lên đảo chánh ông Thiệu đồng thời trục xuất hết người Mỹ ra khỏi nước ta trong vòng bốn mươi tám tiếng đồng hồ…

– Làm như vậy không được…

Tướng Nam nói nhỏ. Ngọc Thụy vặn.

– Tại sao lại không được. Họ đã bỏ mình thời tại sao mình không tống cổ họ về nước. Để họ ở lại đây họ cũng không chịu giúp mình chống cộng. Chẳng thà lật ông Thiệu, đuổi Mỹ về nước rồi tự mình chiến đấu. Ít ra mình còn kéo dài cuộc chiến thêm thời gian hai ba năm nữa…

– Cháu là người của phe đảo chánh phải không?

Thấy nụ cười tươi tắn của cô gái, tướng Nam biết mình đoán đúng.

– Thiếu tướng đoán đúng… Cháu là người của phe đảo chánh. Cháu với bạn cháu đây là hai người đầu tiên nãy ra ý kiến đảo chánh ông Thiệu, trục xuất người Mỹ về nước để tự mình quyết định vận mệnh của nước mình chứ không để cho bất cứ một siêu cường nào làm chuyện đó. Chắc thiếu tướng còn nhớ câu ” Vọng ngoại tắc tử “ của cụ Phan Bội Châu?

Chậm chạp lắc đầu, tướng Nam nói với hai người khách trẻ tuổi bằng giọng ôn tồn và thân thiện.

– Qua biết hai em là những kẻ có lòng với nước non và dân tộc; tuy nhiên đảo chánh tổng thống Thiệu cũng như trục xuất người Mỹ về nước chúng ta cũng không giải được thế cờ của hai siêu cường Mỹ Tàu đã dàn dựng để đẩy dân ta vào gông cùm của cộng sản…

– Thiếu tướng có giải pháp nào hay hơn cách của cháu?

Bị Ngọc Thụy vặn hỏi song tướng Nam không giận. Dù không nói ra ông cũng cảm thấy thích thú khi được trò chuyện với cô gái trẻ tuổi đang ngồi trước mặt. Từ lâu sống chung quanh những người lính vốn quen tuân lệnh của mình, ông cảm thấy có chút gì nhàm chán. Ông muốn có người đối thoại và nói ra những gì họ nghĩ. Nay tình cờ gặp Ngọc Thụy không những ăn nói duyên dáng, biện luận giỏi và có ý tưởng mới lạ ông cảm thấy như tâm hồn được cởi mở ra khỏi cái vỏ thường tình của một vị tư lệnh.

– Qua không có giải pháp nào hay hơn của cháu nhưng qua thiết nghĩ giải pháp lật đổ ông Thiệu và trục xuất người Mỹ cũng không gỡ được tình thế. Lấy súng đạn, tiếp liệu ở đâu ra để chúng ta tiếp tục đánh nhau với cộng sản. Thiếu hụt tiếp liệu sẽ khiến cho ta không đủ sức giữ trọn vẹn lãnh thổ. Có thể ta phải rút bỏ khỏi vùng 1 và vùng 2 vì sự tấn công khốc liệt của địch. Tuy nhiên nếu vùng 1 và 2 mất thời vùng 3 cũng không đứng vững được và Sài Gòn sẽ lọt vào tay giặc…

– Đó là lý do khiến cho cháu xuống đây để mời thiếu tướng tham gia Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng…

Thấy tướng Nam làm thinh không trả lời. Ngọc Thụy tiếp liền.

– Cá nhân cháu rất ngưỡng mộ và kính phục thiếu tướng. Tài năng và đức độ của thiếu tướng ai ai cũng biết. Đó là điều kiện tất yếu để chỉ huy quân dân miền tây trong giai đoạn khó khăn này…

– Quân lực ta có nhiều vị tướng có tài có đức hơn qua nhiều. Tại sao cháu không chọn những người đó…

Mặc dù tướng Nam chối từ nhưng Ngọc Thụy chưa chịu thua.

– Thiếu tướng muốn nghe cháu nói lý do tại sao cháu mời thiếu tướng tham gia Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng và làm tư lệnh quân khu 4 không?

– Cháu cứ nói…

– Có thể tướng Trưởng, tướng Đống, tướng Khang hay nhiều ông tướng khác có tài có đức hơn thiếu tướng, tuy nhiên họ lại không có cái mà thiếu tướng đang có…

Vị tư lệnh sư đoàn 7 mỉm cười. Càng nói chuyện nhiều chừng nào ông càng khám phá ra cô gái bé ti ti này có cái óc, cái trí phi thường. Cô ta biết cách ăn nói để hấp dẫn và quyến rủ người khác phải nghe câu chuyện của cô ta.

– Muốn đánh nhau với địch ta phải có cái thế và lực. Thiếu tướng là người có cái thế và cái lực mà quân dân ta cần để tiếp tục chiến đấu. Đó là cái thế và cái lực của miền tây, của vùng 4 chiến thuật… Thiếu tướng có muốn nghe cháu nói về cái thế và cái lực của miền tây để chống lại hai mươi sư đoàn chánh quy của Bắc Việt không?

Tướng Nam không thể mở miệng từ chối trước câu hỏi của cô cháu gái bé tí ti. Tự tâm ông ta cũng muốn nghe Ngọc Thụy luận bàn về cái thế và cái lực của miền tây trong việc đánh nhau với cộng sản.

– Như thiếu tướng đã nói rốt cuộc rồi quân lực ta sẽ phải rút bỏ vùng 1, 2 và 3 và sau cùng cố thủ ở miền tây…

Tướng Nam gật gù. Lời nói của Ngọc Thụy đúng với điều mà ông tiên liệu.

– Bắc có sông Cửu Long che chở. Đông và tây có biển làm ranh giới thiên nhiên. Nếu là tư lệnh miền tây thiếu tướng có ba sư đoàn tinh nhuệ, mấy chục ngàn lính địa phương cộng thêm lực lượng của quân khu 1, 2 và 3 rút về; thiếu tướng nắm trong tay một cái thế mạnh vô cùng. Từ nào tới giờ miền tây là vựa lúa của Việt Nam Cộng Hòa ta. Được lòng quân với dân thiếu tướng có thể kéo dài cuộc chiến đấu năm ba năm nữa biết đâu tình thế chuyển xoay…

Ngừng lại hớp ngụm nước ngọt Ngọc Thụy nói tiếp.

– Miền tây địa thế thuận lợi cho việc phòng thủ vì ba mặt có sông có biển làm hàng rào cản. Ta chỉ cần thủ kín mặt tây thôi…

– Đó cũng là điều mà qua lo âu vì với quân lực yếu, súng đạn ít ỏi ta khó mà ngăn được lực lượng của địch từ bên kia biên giới Miên tràn sang…

– Nếu cháu nói ra cách thức giúp thiếu tướng chận không cho hai mươi sư đoàn của Bắc Việt vượt qua biên giới Miên Việt thời thiếu tướng sẽ hợp tác với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Thiếu tướng chịu không?

Đình Anh mỉm cười vì biết Ngọc Thụy đang gài tướng Nam. Ông ta phải chấp thuận điều kiện của nàng, thời nàng mới nói cho ông ta nghe cách thức cầm chân hai mươi sư đoàn địch không cho vượt qua biên giới Miên Việt.

– Đâu cháu nói cho qua nghe rồi qua sẽ ủng hộ phe đảo chánh của cháu…

Ngọc Thụy cười cười rung đùi.

– Hai con kinh Vĩnh Tế và Vĩnh An chạy dài từ Tân Châu tới Hà Tiên là ranh giới giữa ta với Miên. Không tấn công ta được bằng mặt biển hay sông, lực lượng của Bắc Việt phải đánh vào mặt tây. Kinh Vĩnh Tế vừa cạn vừa nhỏ nên không thể cản được bước tiến của kẻ xâm lăng. Tại sao ta không khơi dòng kinh Vĩnh Tế rộng thêm ra chừng một hai cây số…

Đình Anh thấy tướng Nam thay đổi nét mặt và ánh mắt sáng lên vẻ vui mừng. Nhìn Ngọc Thụy, ông cười thốt.

– Cám ơn cháu… Qua chưa nghĩ tới điều đó. Cháu thật tình muốn qua gia nhập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng?

Đình Anh thấy người yêu ngồi rung đùi khi nghe câu hỏi của vị tư lệnh sư đoàn 7. Câu hỏi tỏ cho họ biết là ông ta đã ưng thuận hợp tác hay ít nhất cũng ủng hộ.

– Cháu chỉ xin thiếu tướng thương dân thương nước hợp tác với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng để tiếp tục chống cộng…

– Mỹ họ ngưng viện trợ thời ta lấy súng đạn đâu mà đánh nhau với cộng sản…

Vắn tắt nhưng mạch lạc, Ngọc Thụy kể cho tướng Nam nghe cuộc điều đình của mình với vị đại sứ Hoa Kỳ đồng thời sẽ điều đình với chánh phủ Pháp yểm trợ để chống lại cộng sản. Mỉm cười lắc đầu tướng Nam nói đùa.

– Cháu bé tí ti mà khôn ngoan quá… Đúng là cháu của đại tướng Viên…

– Cháu thích làm cháu của một anh hùng như thiếu tướng…

Cười vui vẻ tướng Nam nhìn Ngọc Thụy và Đình Anh.

– Qua bằng lòng tham gia Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Hai em về Sài Gòn trước rồi mai mốt qua sẽ kéo sư đoàn 7 về thủ đô ủng hộ đảo chánh…

Bước vào căn phòng dùng làm bộ chỉ huy của liên đoàn 4 biệt động quân, Ngọc Thụy và Đình Anh thấy Quốc, Bảo, Hiện, Hùng và Ánh đang ngồi trò chuyện. Ngọc Thụy hỏi nhanh.

– Mấy anh có tin về ông đại sứ?

Quốc lắc đầu.

– Chưa thấy trả lời… Anh nghĩ ông ta hoặc chính phủ Mỹ câu giờ để tìm cách…

Trầm ngâm giây lát Đình Anh nói nhỏ.

– Hay là tòa Bạch Ốc không ưng thuận điều kiện của ta… Họ trì hoãn để tìm cách giải thoát con tin. Họ có thể đổ xuống Sài Gòn một hai sư đoàn thủy quân lục chiến để giải thoát con tin…

Ngọc Thụy cười nói với giọng tin tưởng.

– Họ sẽ chấp thuận… Mấy anh tin em đi… Chỉ có điều là thời gian thôi. Họ còn phải hội họp để tìm ra giải pháp nào có lợi nhất. Họ cố tình kéo dài để khỏi bị mất mặt…

Quốc cười lên tiếng.

– Anh đã tập trung tất cả nhân viên quân sự và dân sự Hoa Kỳ lại rồi chia họ ra làm năm nhóm và được giam giữ năm chỗ khác nhau. Anh cũng bố trí tiểu đoàn 42 và 44 vây kín tòa đại sứ. Họ mà đột kích là chết hết…

– Anh làm như thế là đúng. Em không nghĩ họ dám có một hành động mạnh bạo như vậy. Tuy nhiên mình đề phòng vẫn hơn…

Quay sang Hiện, Ngọc Thụy cười nói tiếp.

– Anh đã cho người thiết lập bản danh sách tiếp liệu chưa. Em cần có bản danh sách này khi gặp lại ông đại sứ…

– Anh phải thả tướng Khuyên và các nhân viên của ổng ra để họ làm việc…

– Nếu thấy cần, ba anh cứ việc thả các ông tướng ở bộ tổng tham mưu ra để họ làm việc. Tuy nhiên trong danh sách tướng lãnh ủng hộ đảo chánh mình cứ ghi tên họ vào cho xôm tụ… Còn hai ông tư lệnh không quân và hải quân?

Bảo lên tiếng thế cho Quốc.

– Tướng Giai đã nói chuyện với họ. Ông Minh bằng lòng còn đề đốc Trần Văn Chơn thời xin từ chức tư lệnh nại lý do sức khỏe…

Ngọc Thụy cười cười.

– Cũng không sao… Ổng muốn từ chức thời mình sẽ cho ổng từ chức rồi kiếm người mới thay thế. Đôi khi người mới tốt hơn người cũ… Bây giờ chúng ta hãy tập trung vào chuyện đón tiếp tướng Nam. Em muốn Sài Gòn mình đón tướng Nam giống như dân Pháp ở Paris đón De Gaull… Em và Anh Cổ Cò đi cổ động sinh viên và học sinh xuống đường ủng hộ đảo chánh và hoan hô tướng Nam. Còn ba anh cho lính đi hô hào dân chúng sáng mốt chờ đón người hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa…

Quốc cười đùa.

– Em nịnh ổng kỹ à nghen…

– Ổng là vựa gạo của mình mà anh…

Kèm theo câu nói với tiếng cười thánh thót Ngọc Thụy kéo tay Đình Anh đi ra cửa.

– Em đói bụng… Anh chở em đi ăn hủ tiếu Nam Vang nhen…

Vòng tay ôm cái vai nhỏ nhắn của người yêu Đình Anh cười cười.

– Thuyết phục được ông tư lệnh sư đoàn 7 về với phe đảo chánh là em muốn ăn cái gì cũng được…

Nhón người lên ngoạm vào cổ người yêu Ngọc Thụy đùa.

– Ăn cái cổ cò này được hông…

Hơi né người tránh bị cắn cổ Đình Anh hỏi nhỏ.

– Em có ý kiến khơi dòng kinh Vĩnh Tế hồi nào vậy?

Ngọc Thụy cười chúm chiếm.

– Không biết lúc đó có cái gì xui khiến mà tự nhiên em nãy ra cái ý khơi dòng kinh Vĩnh Tế. Có lẽ hồn thiêng sông núi hay vong linh của tổ tiên nhập vào khiến cho em tự nhiên nãy ra cái ý tưởng đó. Bây giờ suy nghĩ lại em muốn làm hơn nữa. Em muốn biến con kinh Vĩnh Tế thành con sông lớn như sông Cửu Long…

Nhìn chiếc Lam cũ của mình được dựng ở góc sân Đình Anh nói với Ngọc Thụy.

– Anh Quốc chu đáo lắm… Ảnh mang xe của anh ra đây…

Mới hơn 9 giờ sáng mà sinh hoạt của thủ đô hầu như đình trệ. Mấy trăm ngàn người dân, lính, sinh viên, học sinh đứng dài dài từ Phú Lâm cho tới cổng chánh của dinh Độc Lập để chào mừng vị tư lệnh sư đoàn 7 bộ binh. Cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới. Biểu ngữ căng đầy mọi nơi, trên các ngôi nhà lầu dọc theo đường cùng các ngã tư đông đúc. Hàng chục biểu ngữ lớn căng tại các ngã ba hay ngã tư với hàng chữ ” Hân hoan chào đón thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam ” Hàng trăm ngàn biểu ngữ to nhỏ viết năm chữ ” Đả đảo Nguyễn Văn Thiệu ” ” Đả đảo Hồ Chí Minh “ Hàng ngàn biểu ngữ viết tám chữ ” Ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng “

Chiếc xe quân cảnh dẫn đầu kế đến là chiếc xe jeep lấm bụi đường chạy từ từ. Đứng trên xe nhìn tấm biểu ngữ thật lớn căng ngang đường Hùng Vương với chín chữ ” Hân Hoan Chào Mừng Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam “ vị tư lệnh sư đoàn 7 cười nói với trung úy Danh đứng ở băng sau.

– Cô cháu gái bé tí ti giỏi thật. Huy động được ngần dân chúng đón tiếp mình thời cái Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng của cô ta phải được hậu thuẫn mạnh mẽ lắm…

Cờ vàng ba sọc đỏ tung bay rợp trời. Ngàn tiếng reo hò ” Hoan hô Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam “ khiến cho đoàn quân kéo về thủ đô cảm thấy vui mừng và phấn khởi khi chứng kiến sự chào đón đông đảo của dân chúng. Xe jeep phải ngừng lại khi một nữ sinh bước ra trao vòng hoa cho vị tư lệnh sư đoàn 7. Rồi như bị kích thích bởi điều gì, dân chúng tự động ùa ra đường vẫy tay chào mừng các chiến sĩ của sư đoàn 7 bộ binh kéo về thủ đô. Vì lý do dân chúng chào mừng nồng nhiệt quá nên tướng Nam và các sĩ quan tháp tùng phải dừng lại xuống xe bắt tay các ông già, bà lão và thanh niên nam nữ. Người ta tranh nhau bắt tay và bày tỏ cũng như gửi gấm niềm tin tưởng vào các chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong nhiệm vụ chống cộng để bảo vệ tự do cho dân chúng. Phải mất hơn ba tiếng đồng hồ đoàn quân của sư đoàn 7 mới vào tới dinh Độc Lập, nơi tạm cư của tướng Nam và bộ tư lệnh của ông ta.

Chiều hôm đó dân chúng Sài Gòn cũng như trên toàn quốc chăm chú lắng nghe lời hiệu triệu của vị tư lệnh sư đoàn 7 bộ binh, vị tướng lãnh đầu tiên kéo binh lính về Sài Gòn tham gia đảo chánh.

– Kính thưa đồng bào.

Tôi là thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh sư đoàn 7 bộ binh.

– Kính thưa đồng bào,

Mấy ngày trước đây một nhóm quân nhân trẻ đã đứng lên lật đổ ông Thiệu và chánh quyền hiện hữu của ông ta. Do ở một nguồn tin đáng tin cậy, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng biết được chính phủ Hoa Kỳ đã có một thỏa thuận ngầm với Trung Cộng trong vấn đề giải quyết chiến tranh Việt Nam. Theo thỏa thuận này thời Hoa Kỳ sẽ bỏ Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta rơi vào tay cộng sản miền bắc. Điều đó đã được chứng minh bằng những hành động như ngưng quân viện, không can thiệp bằng quân sự khi Bắc Việt ngang nhiên vi phạm những điều đã cam kết trong hiệp định Paris. Hoa Kỳ còn gây áp lực buộc ông Thiệu sẽ làm mọi cách để giật sập Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và đẩy mười bảy triệu dân miền nam rơi vào tay cộng sản nhanh chóng hơn. Đứng trước viễn ảnh đen tối của tổ quốc; tôi, đã mạnh dạn cùng với các quân nhân trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng lãnh trách nhiệm chống cộng cứu nước bằng cách tự quyết định lấy vận mệnh của quốc gia và dân tộc. Có thể chúng ta sẽ không tồn tại trước một kẻ thù đang được phe cộng sản quốc tế triệt để ủng hộ. Tuy nhiên tôi và các chiến sĩ sẽ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, chiến đấu tới hơi thở cuối cùng để chúng ta được sống trong tự do. Dù có chết, chúng ta cũng tỏ cho kẻ thù và ngoại bang biết rằng chúng ta không hèn nhát, không tham sinh húy tử để cúi đầu nghe theo lệnh của người khác. Ngoài ra tôi cũng có lời kêu gọi thiết tha tới các tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hãy vì dân vì nước tham gia và hợp tác với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng trong nhiệm vụ chống cộng đem lại tự do và hòa bình cho đất nước.

Trân trọng kính chào đồng bào…

Lời kêu gọi của tướng Nam khiến cho trung tướng Ngô Quang Trưởng gởi điện văn ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Rồi sau đó tư lệnh của các sư đoàn 5, 9, 18, 21, 22, 23, 25 cùng các binh chủng thiết giáp, pháo binh, nhảy dù, thủy quân lục chiến lần lượt lên tiếng ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.

Nhẹ mở cửa Ngọc Thụy rón rén bước vào căn phòng nhỏ nơi mà Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng dành để quản thúc đại tướng Cao Văn Viên.

– Thưa cậu…

Ngọc Thụy rụt rè lên tiếng. Tướng Viên quay lại. Ông ta hơi ngạc nhiên khi thấy đứa cháu gái mà ông thương như con ruột đang đứng trước mặt mình.

– Ngọc Thụy… Làm sao con tới đây được?

– Thưa cậu… Con vào thăm cậu. Cậu khỏe không cậu?

Tướng Viên cười nhẹ.

– Khỏe… Họ không có làm gì cậu hết… Chỉ giam lỏng thôi… Con ở ngoài chắc biết tin tức hả. Cuộc đảo chánh ông Thiệu đi tới đâu rồi?

Hơi cúi mặt xuống Ngọc Thụy nói nhỏ và chậm.

– Thưa cậu phe đảo chánh đã thành công trong việc bắt giữ ông Thiệu cùng những nhân vật trọng yếu trong chính phủ của ông ta. Họ thành lập nên một hội đồng có tên là Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng…

Khẽ gật đầu tướng Viên làm thinh không nói. Giọng của cô cháu gái của ông ta vang đều đều.

– Họ đã được các vị tư lệnh vùng 1 và tư lệnh quân binh chủng ủng hộ hoặc tham gia cuộc đảo chánh. Các vị bộ trưởng trong chánh phủ của ông Thiệu đều được Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng mời giữ chức vụ cũ để điều khiển guồng máy quốc gia…

Vì đứng đối diện nên tướng Viên thấy cháu gái của mình lộ vẻ ngập ngừng và bối rối như muốn nói điều gì mà không thể thốt thành lời.

– Thưa cậu… Con xin cậu tha lổi cho con…

Tướng Viên ngạc nhiên khi nghe cháu gái nói. Ông chưa kịp lên tiếng Ngọc Thụy đã cất tiếng nói nhanh.

– Hôm nay con tới thăm cậu và cũng để bàn với cậu một chuyện là mời cậu gia nhập vào Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng…

– Con mời cậu gia nhập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng… Ngọc Thụy… Con nói gì cậu không hiểu…

– Thưa cậu… Con là một trong những người thuộc phe đảo chánh ông Thiệu…

Tướng Viên nhìn cháu gái đăm đăm vì sửng sốt. Ông không thể nào ngờ đứa cháu gái ngoan hiền của mình lại là thành viên của nhóm quân nhân lật ông Thiệu và bắt giam mình từ mấy ngày nay.

– Con là người của phe đảo chánh?

Thấy cháu gái gật đầu vị tổng tham mưu trưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thở dài. Điều này vượt ngoài sức tưởng tượng của ông. Đứa cháu gái bé tí ti hay làm nũng của ông lại là kẻ làm nên chuyện động trời mà ông hay biết gì hết.

– Cậu tha lổi cho con rồi con sẽ nói cho cậu nghe mọi chuyện…

Tướng Viên nhìn cháu gái giây lát xong gật đầu. Ông muốn biết cháu gái mình đã làm những gì để có thể lật nhào một ông tổng thống cũng như qua mặt được các cơ quan an ninh và tình báo chuyên nghiệp quốc tế.

– Được rồi… Cậu tha lổi cho con… Mà con phải nói cho cậu nghe hết không được giấu cái gì nghe chưa…

Ngọc Thụy cười thành tiếng nhỏ. Ngồi trên chiếc giường nệm nàng kể cho ông cậu nghe từ lúc Bạch Vân ở Mỹ về cho tới lúc tướng Nam kéo quân lực của ông ta về thủ đô tham gia đảo chánh. Nghe xong tướng Viên cười mắng yêu cháu gái.

– Mày qua mặt cậu hả. Mày qua mặt CIA, qua mặt tình báo Bắc Việt luôn cả Nga Tàu hả… Giỏi lắm…

– Nhân danh Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng con mời cậu đảm nhận chức vụ cũ. Cậu sẽ là tổng tham mưu trưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có thực quyền chứ không phải như hồi còn ông Thiệu…

– Sao con biết chuyện đó?

– Con biết chuyện ông Thiệu nhân danh tổng tư lệnh tối cao đã thiết lập đường giây liên lạc thẳng tới các vị tư lệnh vùng để chỉ huy họ mà không qua sự trung gian của cậu. Nói đúng hơn là ông ta đã tước quyền tổng tham mưu trưởng của cậu. Bây giờ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng sẽ trả quyền tổng tham mưu trưởng lại cho cậu để cậu chỉ huy toàn thể quân lực chống cộng. Cậu chịu hông?

Xoa đầu cháu gái tướng Viên cười nói đùa.

– Mày khôn quá… Mày trả quyền lại cho cậu để cậu làm việc còn mày ngồi chơi xơi nước phải không…

Ngọc Thụy ré lên cười vì câu nói đùa của cậu mình.

– Đình Anh đâu rồi?

– Dạ ảnh đang đứng ngoài cửa…

– Bảo nó vào đây… Mời mấy người bạn trong nhóm đảo chánh của con vào luôn. Cậu muốn gặp những người lính đã làm lịch sử…

Đình Anh, Quốc, Bảo, Kiếm, Minh, Dân, Hùng, Ánh và Hiện đứng nghiêm chào vị đại tướng tổng tham mưu trưởng của mình. Chăm chú nhìn chín sĩ quan cấp tá giây lát, tướng Viên bắt tay từng người đoạn cất giọng.

– Chỉ có trong tay sáu liên đoàn Biệt Động Quân và ba tiểu đoàn bộ binh mà các em lật nhào ông Thiệu thời phải nói ít có người làm được chuyện đó. Anh cám ơn các em đã tín nhiệm mà trao cho anh chức vụ cũ…

Quốc lên tiếng trước nhất.

– Thưa đại tướng… Cá nhân tôi rất kính phục đại tướng. Với tôi, đại tướng mãi mãi là người anh cả của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa…

Quay sang Đình Anh, tướng Viên cười đùa.

– Em làm cách nào mà dụ được Ngọc Thụy tham gia đảo chánh vậy?

– Thưa đại tướng… Tôi bị cô ấy dụ chứ cô ấy khôn dàn trời ai mà dụ cho được…

Tất cả đều cười ồ vì câu nói của Đình Anh. Tướng Viên bước ra cửa. Binh sĩ đồng loạt reo hò khi thấy vị tổng tham mưu trưởng của mình xuất hiện. Tướng Nam cùng một số tướng lãnh và sĩ quan các cấp bước tới chào mừng rồi sau đó họ mời tướng Viên chủ tọa buổi họp kín để bàn tính cách đối phó với tình hình chiến sự.

9

– Kính chào ngài đại sứ…

Ngọc Thụy mở đầu cuộc gặp gỡ lần thứ nhì bằng câu nói trên.

– Chào cô…

Ngừng lại giây lát vị đại sứ Hoa Kỳ nói chậm. Giọng nói của ông ta hơi khàn và có chiều mệt mỏi.

– Tôi đã trình bày và thảo luận với chính phủ của tôi. Trước khi chấp thuận lời yêu cầu của chính phủ của cô tôi muốn biết chi tiết về cuộc trao đổi…

Đặt lên bàn ngay trước mặt vị đại sứ xấp giấy dày cộm, Ngọc Thụy cười nói.

– Đây là danh sách trong đó ghi rõ những gì chúng tôi xin chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ. Chúng tôi không muốn tiền mà chỉ muốn những vật dụng cần thiết để cho quân lực của chúng tôi đủ sức chống lại cộng sản…

– Nếu chánh phủ của tôi từ chối…

Ngọc Thụy tươi cười nhưng giọng nói lại nghiêm nghị.

– Nếu chánh phủ của ngài đại sứ từ chối lời yêu cầu thời chính phủ của tôi sẽ không bảo đảm tánh mạng của các công dân Hoa Kỳ đang bị giam giữ. Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đang được chỉ huy bởi các quân nhân. Như ngài đại sứ biết quân nhân họ không được mềm mỏng, khéo léo và kiên nhẫn. Họ có thể tra tấn hoặc hành quyết một vài nhân viên của ngài để làm áp lực…

Đại sứ Martin lặng thinh. Ông biết chuyện đó có thể xảy ra. Đang suy nghĩ và cân nhắc ông ta nghe giọng nói nhỏ nhẹ của nhân vật đại diện cho phe đảo chánh cất lên.

– Thưa ngài đại sứ… Những gì mà chúng tôi xin chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ nếu tính ra thành tiền chỉ có 8 tỉ đô la…

– 8 tỉ…

Đại sứ Martin kêu lên hai tiếng rồi nín lặng. Ngọc Thụy cười nhẹ.

– Trước đây khi quân đội Hoa Kỳ còn hiện diện ở nước tôi, mổi năm chính phủ của ngài đại sứ đã viện trợ cho nước tôi chừng một hai tỉ đô la. Tám tỉ đô la chỉ là sáu bảy ngàn đồng so với ngân sách khổng lồ của một quốc gia giàu có nhất thế giới như Hoa Kỳ. Vả lại đây chỉ là súng đạn, xăng dầu và quân dụng. Chiến tranh chấm dứt rồi Hoa Kỳ giữ làm gì mấy khẩu súng cũ, vài viên đạn đại bác han rỉ cũng như mấy chục triệu tấn dầu cặn. Viện trợ cho chúng tôi thời Hoa Kỳ sẽ được mười bảy triệu dân của Việt Nam Cộng Hòa mang ơn suốt đời. Chánh phủ của ngài đã chi dùng chừng năm ba chục tỉ đô la vào cuộc chiến tranh chống cộng sản ở Việt Nam thời bây giờ chúng tôi chỉ xin có một ít mà thôi…

Đại sứ Martin làm thinh. Ông biết tiền không phải là nguyên nhân chính mà thể diện và tự ái mới là điều quan trọng. Chính phủ của ông không thể để cho bất cứ ai, tổ chức hay quốc gia nào ép buộc phải làm những gì phương hại tới danh dự và thể diện của một siêu cường. Tuy nhiên tánh mạng của ông và mấy ngàn công dân đang bị đe dọa trầm trọng. Ông không thể để cho họ bị xử tử hoặc giam giữ suốt đời.

– Tôi sẽ trình điều kiện của cô lên chính phủ của tôi và để họ quyết định. Tôi sẽ trả lời cho cô ngày mai…

Mỉm cười Ngọc Thụy đứng lên.

– Ngài có hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Sau đó nếu không được câu trả lời của ngài bắt buộc chúng tôi sẽ có biện pháp mạnh…

Bắt tay vị đại sứ Hoa Kỳ xong Ngọc Thụy thong dong ra cửa. Đình Anh đón nàng trên chiếc lam cũ. Ngồi vào yên Ngọc Thụy nói nhanh.

– Họ đang câu giờ. Mình phải làm cách khác để áp lực họ. Anh biết cách gì không?

Thấy người yêu do dự Ngọc Thụy lấy ngón tay cào cào trên lưng áo kaki.

– Anh là dân báo chí mà không nghĩ ra à…

Đình Anh cười ha hả.

– Đúng rồi… Mình phải dùng báo chí… Mấy ông phóng viên ngoại quốc mà được mình xì tin nóng hổi thời họ sướng mê tơi…

Sáng hôm sau dân chúng Hoa Kỳ rúng động vì cái tin động trời. Các tờ báo lớn như Washington Post, NewYork Time, Los Angeles Time, Chicago Tribune đều chạy cái tít thật lớn về tin mấy ngàn công dân Hoa Kỳ đang bị tân chánh phủ của Việt Nam Cộng Hòa giam giữ để yêu cầu viện trợ súng đạn đánh nhau với cộng sản. Ba đài truyền hình lớn nhất nước ABC, NBC và CBS với chương trình Special Report còn loan tin khủng khiếp là trong vòng hai mươi bốn giờ đồng hồ nữa, nếu chính phủ Hoa Kỳ không thỏa mãn lời yêu cầu viện trợ súng đạn để cho họ đánh nhau với cộng sản thời chánh phủ quân nhân của nước Việt Nam sẽ hành quyết vài con tin để làm áp lực. Thân nhân của các nạn nhân gọi điện thoại tới văn phòng của các dân biểu hoặc thượng nghĩ sĩ để hỏi thăm tin tức đồng thời yêu cầu can thiệp với toà Bạch Ốc lập tức thỏa mãn đòi hỏi của chính phủ Việt Nam. Một số sinh viên và dân chúng lập tức xuống đường trước cổng toà Bạch Ốc phản đối chính phủ. Bối rối vì sự nổi giận của dư luận quần chúng cũng như của hai thượng và hạ viện, tòa Bạch Ốc phải mở cuộc họp báo trấn an dư luận bằng cách hứa hẹn là sẽ thỏa mãn yêu cầu của tân chính phủ Việt Nam.

Đại sứ Jean-Marie Mérillon của chánh phủ Pháp tại Sài Gòn hơi ngạc nhiên khi nghe nhân viên cho biết có cặp trai gái tự xưng là đại diện của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng của nước Việt Nam Cộng Hòa tới xin gặp mặt. Nửa tò mò nửa thắc mắc, sau khi suy nghĩ giây lát ông ta chấp thuận đón tiếp hai sứ giả của phe đảo chánh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Dù biết trước hai đại biểu của phe đảo chánh là đôi trai gái nhưng khi gặp mặt ông không dấu được kinh ngạc khi thấy họ còn quá trẻ. Người con trai mặc quân phục mang cấp bậc thiếu tá chỉ vào khoảng ba mươi trong khi cô gái mặc áo dài màu tím trông giống như một sinh viên.

– Kính chào ngài đại sứ…

Đại sứ Merillion nhẹ cười khi nghe cô gái nói bằng tiếng Pháp.

– Kính chào nhị vị…

Sau nghi thức xã giao như bắt tay và giới thiệu tên họ cùng chức vụ xong vị đại sứ Pháp mời khách ngồi. Đình Anh cất giọng trầm và chậm rãi.

– Thưa ngài đại sứ… Đại diện cho Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, chúng tôi đến đây gặp ngài đại sứ với thành tâm tiếp nối tình thân hữu giữa hai quốc gia…

Đại sứ Merillion mỉm cười, lờ mờ hiểu được mục đích của hai người ngồi đối diện với mình.

– Chúng tôi đến gặp ngài đại sứ với mục đích xác định mối quan hệ ngoại giao bình thường giữa hai chính phủ…

– Thưa ông… Tôi muốn biết Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đảo chánh ông Thiệu để làm gì?

Đại sứ Merillion nhã nhặn ngắt lời Đình Anh. Ngọc Thụy nhập vào cuộc nói chuyện bằng một câu hỏi.

– Thưa ngài đại sứ… Ngài đại sứ chắc biết hoặc nghe tin là chánh phủ Hoa Kỳ sẽ bỏ Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay cộng sản Bắc Việt?

Đại sứ Merillion với tay nhấc ly nước lên uống một ngụm nhỏ. Ông ta dùng cử chỉ này như cố tình kéo dài thời gian để suy nghĩ trước khi trả lời câu hỏi của cô gái tuổi chỉ đáng con cháu mình.

– Tôi có nghe nói về chuyện này…

Đại sứ Merillion trả lời một cách lấp la lấp lửng.

– Đó là lý do khiến cho Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng của chúng tôi đứng lên lật đổ ông Thiệu và cắt đứt liên hệ với chánh phủ Hoa Kỳ…

– Tại sao phải lật đổ ông Thiệu?

Vị đại sứ Pháp hỏi gọn và Ngọc Thụy trả lời cũng nhanh và gọn.

– Như thế là ngài đại sứ ít hay nhiều đồng ý với chúng tôi về hành động chấm dứt liên hệ với chánh phủ Hoa Kỳ?

Đại sứ Merillion cười nhẹ. Tuy không nói ra nhưng ông thầm khen ngợi sự lanh lợi và khôn ngoan của cô gái đang nhìn mình với ánh mắt như chờ đợi câu trả lời.

– Tôi đồng ý với hành động của phe đảo chánh. Tòa Bạch Ốc đã có hành động bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa thời tại sao quý vị không ” tiên hạ thủ vi cường “…

Vị đại sứ Pháp cười sau khi nói năm chữ cuối cùng. Đình Anh cũng mỉm cười trong lúc Ngọc Thụy bật cười thánh thoát. Ít ra ba người cũng cùng có một ý kiến giống nhau.

– Không những không giữ đúng lời cam kết của mình, chánh phủ Hoa Kỳ còn có ý định dùng ông Thiệu để phá nát Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Với danh vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao của quân đội, ông ta có quyền thuyên chuyển, giải nhiệm các vị tư lệnh quân khu, tư lệnh sư đoàn nhằm mục đích gây xáo trộn và hủy hoại tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Đó là lý do khiến chúng tôi phải lật đổ ông ta để dựng lên một chánh phủ yêu nước và thương dân. Chúng tôi muốn độc lập cũng như tự quyền quyết định vận mạng của quốc gia và dân tộc…

Vị đại sứ Pháp gật gù. Đợi cho Ngọc Thụy nói hết ông ta mới thong thả lên tiếng.

– Không có viện trợ của Hoa Kỳ quân đội của quý vị không thể nào có đủ súng đạn để đánh nhau với Bắc Việt…

– Chúng tôi có đủ sức để kéo dài cuộc chiến tranh chống cộng sản vào khoảng bốn tới năm năm nữa… Mục đích viếng thăm của chúng tôi là xin được quý quốc yểm trợ về mặt chính trị và ngoại giao. Nước Pháp và Việt Nam từng có những liên hệ lâu dài và mật thiết về cả hai phương diện tinh thần và vật chất. Do đó chúng tôi thiết tha được nhìn thấy quý quốc sẽ đóng một vai trò tích cực hơn trong việc giúp đỡ nước tôi chống lại cộng sản. Tôi thiết nghĩ cá nhân ngài và dân tộc của ngài chưa quên trận Điện Biên Phủ…

Đại sứ Merillion nín lặng giây lát mới từ từ lên tiếng.

– Cá nhân tôi thời không có gì trở ngại trong việc thừa nhận tân chính phủ, tuy nhiên tôi không có quyền hạn. Tôi sẽ nói chuyện với Paris và sẽ cho chánh phủ của quý vị biết sau…

Ngọc Thụy và Đình Anh đứng lên. Tiễn chân hai người khách ra tới cửa đại sứ Merillion cười nói.

– Quý vị nói tiếng Pháp giỏi lắm…

Hiểu ý ông đại sứ, Ngọc Thụy lên tiếng.

– Cám ơn ngài đại sứ… Tôi hy vọng gặp lại ngài…

Ngồi vào tay lái chiếc xe jeep, Đình Anh hỏi người yêu.

– Em nghĩ sao?

– Họ sẽ thiết lập bang giao với mình vì họ không bị thiệt hại điều gì cả. Điều quan trọng của chúng ta hiện nay là làm sao cho chánh phủ Mỹ bằng lòng đòi hỏi của mình. Phải có 8 tỉ đô la quân viện thời quân lực ta mới có thể kéo dài cuộc chiến tranh chống cộng chừng bốn hoặc năm năm nữa. Thời gian này đủ cho ta tìm ra một giải pháp khác…

Lái xe nhập vào dòng xe cộ Đình Anh im lặng còn Ngọc Thụy cũng im lìm trầm tư và nghĩ ngợi.

Lần thứ ba gặp nhau vị đại sứ Hoa Kỳ có thái độ cởi mở và thân thiện hơn bằng cách lên tiếng chào hỏi trước.

– Chào cô Ngọc Thụy…

– Kính chào ngài đại sứ…

– Tôi hân hạnh báo cho cô một tin mừng là chánh phủ của tôi đã ưng thuận đòi hỏi của chính phủ nước Việt Nam Cộng Hòa. Không những thế chính phủ của tôi còn tặng thêm một số quân dụng thặng dư để Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có thể kéo dài cuộc chiến đấu chống cộng sản…

– Đa tạ ngài đại sứ. Tôi biết ngài đã làm việc vất vả trong mấy ngày qua…

– Không có chi thưa cô. Tôi chỉ làm những gì có thể làm để bảo vệ tánh mạng của nhân viên dưới quyền. Xin cô cho biết khi nào thời các công dân của nước tôi được phóng thích?

Nở nụ cười tươi tắn Ngọc Thụy nói nhanh.

– Ngay lúc chúng tôi nhận được viện trợ của quý quốc. Nếu viện trợ đến sớm một ngày thời chúng tôi sẽ tiễn đưa các nhân viên của ngài đại sứ về nước sớm một ngày. Nếu viện trợ đến hết một lần thời chúng tôi sẽ cho họ về nước hết một lần. Việc đó tùy thuộc vào thiện chí của chính phủ Hoa Kỳ…

Đại sứ Martin nhẹ gật đầu.

– Tôi hiểu… Tôi nhận được tin báo là đoàn tàu chở quân dụng sẽ có mặt ở hải phận Việt Nam tuần tới…

Tuy mừng vui trong lòng nhưng ngoài mặt Ngọc Thụy cố giữ vẻ thản nhiên.

– Tôi cám ơn sự giúp đỡ tận tình của ngài đại sứ. Nếu ngài không chê tôi xin phép được mở tiệc từ biệt ngài…

– Cám ơn cô… Tôi hân hạnh được uống với cô ly rượu từ biệt trước khi trở về nước…

Bắt tay đại sứ Martin xong Ngọc Thụy ra cửa. Nhìn thấy nét mặt vui tươi của người yêu, Đình Anh biết công chuyện đã êm xuôi.

– Ông ta cho biết đoàn tàu chở quân dụng sẽ có mặt ở Vũng Tàu tuần tới. Mình nên thông báo cho bộ tư lệnh hải quân biết để họ đón và hộ tống vào Sài Gòn…

Vừa quẹo xe vào đường Hồng Thập Tự Đình Anh vừa nói.

– Anh vừa được tin là sau khi họp xong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đã quyết định đưa ông Thiệu, Khiêm, Quang và một số cố vấn thân cận của họ ra nước ngoài. Họ sẽ đi sang bất cứ nước nào chấp thuận cho họ và gia quyến được trú ngụ. Em nghĩ sao?

Ngọc Thụy trả lời không do dự.

– Em đồng ý với quyết định này. Giữ họ ở lại trong nước mình mất công canh giữ họ… Anh chở em về nhà nghe… Mấy ngày nay em không về nhà… Em nhớ má… Em nhớ anh…

Đình Anh cười hì hì.

– Nhớ anh… Ngày nào em cũng thấy anh…

– Vậy mà em nhớ anh mới kỳ… Mình không có giây phút riêng tư cho nhau…

– Ráng chịu đi cưng… Ai biểu em bày ra cái vụ đảo chánh làm chi…

– Ai biểu anh nghe lời em làm chi…

Đôi tình nhân cùng lúc bật ra tiếng cười khiến cho mấy người đang lái xe bên cạnh phải quay nhìn. Đình Anh nói nhỏ chỉ vừa đủ cho người yêu nghe.

– Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đồng ý bổ nhiệm thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu vào chức tư lệnh vùng 2, trung tướng Dư Quốc Đống làm tư lệnh vùng 3 còn thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam làm tư lệnh quân khu 4…

– Anh đi với em không?

– Đi đâu?

– Đi Châu Đốc…

– Đi Châu Đốc để làm gì?

Ngọc Thụy nói trong tiếng cười và trong lúc vòng tay ôm chặt người yêu.

– Đi xem con kinh Vĩnh Tế… Không thấy, không biết nó như thế nào thời khó bàn luận lắm…

– Anh hiểu rồi… Anh phải đi với em chứ… Để em đi một mình rủi dọc đường có ông ăn cướp đẹp trai nào cuổm mất em làm sao…

Ngọc Thụy cười thánh thót.

– Anh mà không đi là em kiếm người khác làm tài xế… Anh coi chừng đó…

– Chừng nào đi?

– Mốt… Việc tống khứ ông Thiệu coi như xong chỉ còn chuyện súng đạn với nước Mỹ thôi. Nhưng họ bảo là một tuần nữa tàu chở viện trợ mới tới cho nên mình còn thời giờ…

– Em không sợ phe phái của ông Thiệu lật mình sao?

Đưa tay vuốt tóc vì bị gió thổi vào mặt Ngọc Thụy nói nhỏ.

– Sáu liên đoàn biệt động quân chia nhau giữ chặt thủ đô không cho các đơn vị nào trung thành với ông Thiệu kéo về Sài Gòn. Ngoài ra khi được tin ông Thiệu lưu vong là phe phái của ổng mất đi điểm tựa để có những hành động chống lại phe của mình. Vả lại cậu Viên với tướng Nam là những người yêu nước và suy nghĩ chính chắn. Họ đã thấy cái lẽ sống còn của mình cho nên không thể ủng hộ ông Thiệu nữa. Từ lâu cậu Viên của em bị ông Thiệu lấn quyền tổng tham mưu trưởng không cho cậu thực hành cái khả năng chỉ huy. Bây giờ mình trả quyền hành lại cho cậu thời cậu sẽ vui vẻ và tận tụy làm việc. Do đó em nghĩ cậu không muốn đưa ông Thiệu trở lại cầm quyền…

Ngừng lại giây lát Ngọc Thụy xiết chặt eo ếch của Đình Anh.

– Còn tướng Nam thời… Ông là người theo đạo Phật, độc thân, thương nước thương dân, thương lính lại thêm trong sạch cho nên không có lý do gì để theo ông Thiệu chống lại Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng… Mà anh có chịu đi với em xuống Châu Đốc không?

– Chịu… Mình đi bằng xe gì?

– Xe nhà… Má em có chiếc Simca cũ. Lát nữa về nhà anh coi lại xem có đi được không…

– Anh muốn mời anh Quốc đi với hai đứa mình em chịu không?

Ngọc Thụy đáp không ngần ngại.

– Vấn đề đánh nhau với cộng sản hai đứa mình không rành lắm. Cần phải có con mắt nhà nghề của anh Quốc…

Quẹo xe vào sân Đình Anh thấy chiếc xe cũ đậu bên hông nhà. Má của Ngọc Thụy lại đi vắng. Loay hoay khá lâu Đình Anh mới làm cho chiếc xe nổ máy. Nói chuyện một lát anh từ giã và hẹn sáng mai tới chở Ngọc Thụy và Quốc đi Châu Đốc.

Đình Anh giải thích với Quốc và Ngọc Thụy khi ba người đứng bên bờ kinh Vĩnh Tế gần thị xã Châu Đốc.

– Vĩnh Tế là một con kinh được đào năm 1819. Rộng hai mươi thước và dài 72 cây số, nó là đường ranh giới của hai nước Việt Miên đồng thời là thủy lộ từ Châu Đốc đi Hà Tiên. Bắc thông với sông Tà Keo, một nhánh của sông Hậu, nam nói liền với rạch Giang Thành hay là sông Hà Tiên, kinh Vĩnh Tế giữ một vai trò quan trọng về kinh tế và an ninh của Châu Đốc và Kiên Giang. Sau này người ta lại đào con kinh Vĩnh An nối liền hai con sông Tiền,   sông Hậu với kinh Vĩnh Tế tại hai địa điểm là Châu Đốc và Tân Châu…

Trầm ngâm nhìn dòng nước chảy Quốc nói.

– Kinh tuy rộng nhưng…

Ngừng lại giây lát vị liên đoàn trưởng liên đoàn 4 Biệt Động Quân từ từ tiếp.

– Như hai em đã nói miền tây ba mặt bắc, đông và nam được che chở bởi sông lớn và biển sâu do đó Bắc Việt phải dùng bộ binh để đánh vào mặt tây của mình. Với một chiều dài bảy mươi hai cây số và địa thế trống trải toàn đồng bằng này họ phải dàn ít nhất mười sư đoàn chánh quy với cả tăng và pháo mới đủ khả năng dứt điểm ta. Theo anh nhận xét thời vùng đất này sẽ là bãi chiến trường lớn nhất cũng như đây sẽ là trận đánh quyết định giữa ta và địch. Tuy nhiên có một điều không thuận lợi cho ta là con kinh này quá nhỏ…

Ngọc Thụy cười nhìn Quốc.

– Bởi vậy em mới mời anh xuống đây giúp em ý kiến là ta sẽ khơi dòng kinh Vĩnh Tế rộng chừng một cây số…

Quốc quay nhìn cô em gái bé tí ti đăm đăm vì ngạc nhiên và sửng sốt.

– Khơi dòng kinh Vĩnh Tế… Em…

Ánh mắt hơi đăm chiêu Ngọc Thụy im lìm giây lát mới lên tiếng.

– Bắc Việt đã thiết lập đường mòn Hồ Chí Minh dài cả ngàn cây số để chuyên chở vũ khí và binh lính vào xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa thời tại sao ta không thể khơi dòng kinh Vĩnh Tế rộng ra năm bảy chục lần để cản bước tiến của địch. Theo như anh nói thời vùng này sẽ là mặt trận quyết định sự sống chết của chúng ta thời tại sao ta không dốc hết nhân lực, tài lực và vật lực vào để chuẩn bị…

Gật gù cười Đình Anh phụ họa.

– Anh đồng ý với em là mình sẽ khơi dòng kinh Vĩnh Tế nhưng làm bằng cách nào?

– Thả bom…

Ngọc Thụy buông gọn. Quốc lắc đầu.

– Mình không đủ bom đạn vả lại bom đạn dùng để dội xuống đầu bộ đội mà em…

Ngọc Thụy cười khúc khích vì câu nói nửa đùa nửa thật của Quốc.

– Bắc Việt làm đường mòn phải qua rừng qua núi, dưới mưa bom của B52 và làm bằng tay chứ không có máy móc gì hết. Trong lúc mình có con kinh ngắn ngủn này mà làm không được thời mình ẹ hơn họ sao…

Đình Anh và Quốc bật cười vì câu nói của cô gái.

– Dĩ nhiên hai anh ẹ hơn em… Em có cách gì để khơi dòng kinh Vĩnh Tế nói ra đi…

Ngọc Thụy cười cười.

– Em có cách nhưng hai anh phải đãi em ăn phở Pasteur thời em mới nói… Bây giờ mình đi mướn ghe xuôi dòng kinh để ngắm cảnh xong sáng mai về Sài Gòn. Chừng nào chuyện người Mỹ viện trợ súng đạn cho ta xong xuôi rồi mình mới bắt đầu lo chuyện khơi dòng kinh Vĩnh Tế…

*****

Đại sứ Martin biết mình sẽ gặp rắc rối khi nhìn nét mặt của Ngọc Thụy.

– Kính chào ngài đại sứ. Chánh phủ của nước tôi rất phật lòng vì chánh phủ của ngài đã không giữ lời hứa. Mười lăm ngày qua rồi mà chúng tôi vẫn chưa nhận được quân dụng như ngài đã nói với chúng tôi…

– Thưa cô…

Đại sứ Martin ngập ngừng lên tiếng.

– Có lẽ các tàu chuyên chở đến chậm hoặc gặp trở ngại nào đó…

– Tôi không cần biết… Sự lỡ hẹn của chính phủ Hoa Kỳ bắt buộc chúng tôi phải có biện pháp mạnh bạo. Đúng 10 giờ sáng mai chúng tôi sẽ hành quyết năm công dân của quý quốc. Báo chí và các hãng truyền hình trên thế giới sẽ được mời để chứng kiến…

– Cô dám…

Đại sứ Martin kêu lên. Ngọc Thụy cười xô ghế bước ra cửa không có lời chào từ biệt vị đại sứ Hoa Kỳ.

9 giờ 50 phút sáng. Mưa lất phất. Trời u ám như khóc than cho những người vô tội sắp bị hành hình. Phóng viên của các hãng thông tấn, báo chí và đài truyền hình khắp thế giới đứng xa xa cách pháp trường chừng ba bốn chục thước. Ai nấy đều yên lặng hồi họp chờ chứng kiến cũng như chụp hình và quay phim cảnh chánh phủ của nước Việt Nam Cộng Hòa xử tử năm công dân Hoa Kỳ vì chánh phủ của năm người sắp chết đã thất hứa.

10 giờ. Năm người đàn ông bị trói tay và bịt mặt được hai người lính Biệt Động Quân đẩy tới đứng trước bức tường bằng gạch sơn màu trắng toát đến lạnh người. Tiểu đội hành quyết được chỉ huy bởi một vị thiếu úy im lặng bước ra.

– Vào hàng… Phắc…

Tiểu đội hành quyết xoay người đứng đối diện với năm nạn nhân. Xoạch… Xoạch… Âm thanh của cơ bẩm được kéo ra và đóng vào khiến cho các phóng viên rùng mình. Họ cảm thấy như ruột thắt lại, trái tim như ngừng đập cùng với miệng khô khan và đắng nghét.

Vị trưởng toán hành quyết giơ tay kính chào vĩnh biệt năm người dân vô tội sắp bị chết oan ức. Mười họng súng đen ngòm chĩa thẳng vào năm nạn nhân.

– Bắn…

Âm thanh chữ ” Bắn ” thoát ra khô lạnh. Mười tiếng súng nổ. Các phóng viên thấy khói súng bốc lên cùng với mùi thuốc súng cay nồng. Năm nạn nhân từ từ gục xuống. Viên thiếu úy bước tới bắn thêm vào ngực mỗi nạn nhân một phát súng ân huệ. Máu từ người chết ứa ra hòa với nước mưa chảy thành dòng đỏ hoét. Cuộc hành quyết diễn ra ngắn gọn không đầy mười phút. Lính tráng khiêng xác người chết đi sau khi các phóng viên được phép đứng xa xa chụp hình và quay phim.

Hơn hai trăm triệu dân chúng Hoa Kỳ được thấy cảnh hành quyết trên màn ảnh tivi của ba đài truyền hình lớn nhất nước. Phát ngôn viên của đài truyền hình còn nói thêm là chánh phủ Việt Nam sẽ xử tử thêm nhiều người nữa nếu chánh phủ Hoa Kỳ không giữ lời hứa. Sáng hôm sau hàng chục ngàn người biểu tình trước toà Bạch Ốc và toà nhà quốc hội. Để trấn an dư luận, hai lãnh tụ thượng và hạ viện quốc hội tuyên bố với báo chí và các người biểu tình là họ sẽ dùng đủ mọi cách để bắt tổng thống Ford phải thi hành nghiêm chỉnh lời hứa hẹn với chánh phủ Việt Nam bằng không họ sẽ họp lưỡng viện để bỏ phiếu giải nhiệm ông ta. Điều này có thể xảy ra vì đảng Dân Chủ đang nắm đa số tại hai viện. Bị phản ứng quá mạnh mẽ của dân chúng cũng như quốc hội, tổng thống Ford phải ra lệnh cho các chiến hạm cũng như thương thuyền tức tốc chở hết quân dụng tới giao cho tân chánh phủ của Việt Nam Cộng Hòa.

Chín người gồm sáu vị liên đoàn trưởng biệt động quân, Đình Anh, Hùng và Ánh ngồi quanh chiếc bàn tròn. Ba ngày trước đây các tàu chở quân dụng của Mỹ đã buông neo đầy trên sông Sài Gòn hay cặp cầu ở Khánh Hội. Theo ước tính của trung tướng Đồng Văn Khuyên, thời với số quân viện này Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có đủ sức để đánh nhau với Bắc Việt năm năm nữa. Đó là lý do khiến cho các thành viên chủ chốt của phe đảo chánh hội họp lại để ăn mừng chiến thắng. Trước mặt mỗi người có một chai 33. Mỗi người chỉ được uống một chai bia thôi. Đó là lệnh của đại tá Kiếm.

Liếc nhìn Ngọc Thụy đang nằm ngủ co ro trên chiếc giường nệm Quốc cười nói với Đình Anh.

– Gọi Ngọc Thụy dậy. Buổi tiệc mừng này mà không có cô em bé tí ti thời vô nghĩa…

Kiếm lên tiếng.

– Thôi để cho cô ấy ngủ. Đêm qua cô ấy thức tới hai giờ sáng vì phải hiện diện trong buổi tiệc tiển đưa đại sứ Martin và các cộng sự viên của ông ta về nước…

Đình Anh đột nhiên cất tiếng cười.

– Xin lỗi mấy anh tôi không nín được cười khi nhớ lại chuyện tôi và Ngọc Thụy tổ chức vụ xử bắn giả năm nhân viên của tòa đại sứ Mỹ. Đại sứ Martin thiếu điều muốn xỉu khi xem tivi… Tụi này dàn dựng cảnh hành quyết y như thực khiến cho mấy phóng viên chụp hình và quay phim lia lịa. Có cả cảnh người nằm chết và máu chảy lênh láng…

Nói tới đó Đình Anh lại rủ ra cười. Đốt điếu thuốc anh thong thả kể cho mọi người nghe.

– Theo lời bàn của Ngọc Thụy, tôi lựa năm nhân viên trẻ nhất của tòa đại sứ Mỹ để đem ra xử bắn. Khi biết tin mình sẽ bị hành quyết, họ khóc lóc và năn nỉ đủ điều. Lúc đó tôi mới bảo họ là nếu họ bằng lòng hợp tác để dàn dựng một cuộc xử bắn giả hầu làm áp lực với chánh phủ Mỹ thời tên tuổi của họ sẽ được giữ kín và mặt mũi của họ cũng được che dấu để khỏi bị nhận diện. Ngọc Thụy còn hứa hẹn thêm là khi nào tàu chở quân dụng tới Việt Nam, họ sẽ là những người được phóng thích trước tiên. Năm người này bằng lòng và họ đã diễn một vở kịch hay đến nỗi qua mặt cái vù chính phủ Hoa Kỳ…

Tám ông tá cười ha hả. Đình Anh vừa cười vừa kể tiếp.

– Mực đỏ mà gặp nước mưa thời nhìn xa xa còn ghê hơn máu thật. Mấy người lính biệt động quân chế đạn giả bắn có tiếng nổ và lên khói đàng hoàng. Mỗi người bị xử bắn mang trong ngực cái bong bóng nhỏ đựng đầy mực đỏ, khi nghe súng nổ họ té xấp xuống làm bể bong bóng thế là máu chảy ra lênh láng…

Đình Anh cười ha hả còn Quốc lắc đầu.

– Cô bé đó nhỏ xíu mà cái óc lớn vô cùng. Mấy anh em chắc chưa biết vụ tôi, Đình Anh và cô bé xuống thăm Châu Đốc?

– Mày đi Châu Đốc làm gì?

Bảo hỏi gọn.

– Ngọc Thụy xuống Châu Đốc để tìm cách khơi dòng kinh Vĩnh Tế rộng lớn như sông Cửu Long…

– Trời đất…

Minh buột miệng kêu lên hai tiếng còn Dân nói lớn.

– Làm sao mà đào con kinh Vĩnh Tế lớn bằng sông Cửu Long được. Đào bằng cuốc hả… Đào tới tết ma rốc cũng chưa xong…

– Ai nói với anh là đào tới tết ma rốc cũng chưa xong… Em chỉ đào một năm thôi…

Mọi người cười ồ khi nghe Ngọc Thụy lên tiếng. Ngồi dậy, buộc mái tóc dài bằng chiếc khăn tay, nàng bước tới bàn mấy ông lính ngồi. Quốc bỏ vào trong rồi trở ra với chai xá xị và ly nước đá. Rót xá xị vào ly anh cười nói.

– Nhậu đi em… Nhậu xong rồi em nói làm cách nào em khơi dòng kinh Vĩnh Tế cho tụi anh nghe. Nghe có lý anh sẽ bao em ăn phở Pasteur và uống cà phê sữa đá…

Hớp ngụm xá xị cho thấm giọng, Ngọc Thụy cười nhìn Dân.

– Không những đào kinh Vĩnh Tế mà em còn đào luôn con kinh Vĩnh An bắt đầu từ Tân Châu tức là từ sông Tiền xuyên qua sông Hậu rồi dài tới Hà Tiên. Chiều dài của hai con kinh này khoảng một trăm cây số. Nếu ta đào rộng một cây số và sâu năm mét thời thể tích đất mà ta phải đào là 500 triệu mét khối…

Bảy ông tá tính nhẩm xong Đình Anh gật đầu lên tiếng.

– Đúng… Em nói đúng…

Nhậu thêm ngụm xá xị Ngọc Thụy cười cười.

– Nếu em có hai trăm ngàn nhân công đào trong một năm thời tính ra mỗi ngày một người chỉ đào có khoảng 4 mét khối đất. Đó là ta chưa tính tới chuyện sử dụng máy móc. Nếu dùng máy móc thời sẽ bớt sức lao động của dân xuống còn phân nửa…

Bảy ông tá lại lẩm bẩm tính nhẩm rồi Đình Anh cười nói.

– Đúng… Em nói đúng… Nhưng làm sao em có hai trăm ngàn nhân công?

– Em mướn…

Cười nháy mắt với người yêu Ngọc Thụy nói gọn. Minh xen vào.

– Tiền đâu em mướn?

– Tiền của chính phủ chứ tiền đâu…

– Chính phủ mình làm gì có tiền…

– Có chứ… Theo như em biết thời trong ngân hàng quốc gia mình còn tồn trữ một số tiền là một ngàn tỉ đồng. Số tiền này đủ dùng cho việc làm rộng kinh Vĩnh Tế…

Ngọc Thụy nhìn Quốc khi nói câu cuối cùng. Bảy ông tá nín khe. Cuối cùng Đình Anh hỏi nhỏ một câu.

– Em lý luận thời nghe được lắm nhưng thực hành có thể không giống như vậy. Anh muốn biết em làm gì với năm trăm triệu mét khối đất đó. Em không thể đổ xuống con kinh được…

– Em đắp thành núi, thành đồi, thành chiến lũy để cho lính của mình trú ẩn. Như anh Quốc nói Bắc Việt sẽ huy động mười sư đoàn vào mặt trận miền tây dọc theo con kinh Vĩnh Tế thời mình cũng phải dàn một quân số tương đương để ngăn cản địch. Nếu có núi có đồi hay chiến lũy mình sẽ nương vào đó mà phòng thủ…

Quốc đứng lên cười nói.

– Thôi đi ăn phở Pasteur. Tôi bao hết…

Ngọc Thụy nói với vị liên đoàn trưởng liên đoàn 4 Biệt Động Quân.

– Cà phê sữa đá nữa nghen…

Kéo tay Quốc ngồi xuống cô bé tí ti cười tiếp.

– Nếu em nói em huy động được hai trăm ngàn dân khơi dòng kinh Vĩnh Tế mà không tốn một đồng xu của chính phủ thời anh nào dẫn em đi ăn khô bò uống nước mía?

– Anh…

Bảo lên tiếng nhanh hơn mọi người. Nhậu thêm hớp xá xị Ngọc Thụy nói chậm và đều đều.

– Mặc dù nhận được quân dụng của Mỹ nhưng rồi số súng đạn đó cũng phải hết cũng như mình không chịu nổi sức tấn công của Bắc Việt. Muốn kéo dài thời gian mình phải rút lui để bảo toàn lãnh thổ còn lại được chút nào hay chút đó. Em đoán mình phải bỏ vùng 1 trước. Dĩ nhiên mình không thể bỏ rơi dân chúng và phải di tản họ. Đem họ về miền tây để khơi dòng kinh Vĩnh Tế, bù lại mình cung cấp nhà cửa và thực phẩm để cho họ tạm thời sinh sống…

Dù cô gái không nói hết câu nhưng chín ông tá đều hiểu. Hiểu được họ càng thêm lo âu cho viễn tượng có chiều u ám của quốc gia. Lãnh thổ càng thu hẹp lại, quân lực càng co cụm lại thời họ sẽ phải chống trả lại sức tấn công mạnh mẽ hơn của địch đang có nhiều ưu thế về vũ khí và tinh thần chiến đấu…

– Em muốn dành 16 tấn vàng để dùng vào việc khẩn thiết hơn là mướn dân khơi dòng kinh Vĩnh Tế. Một trăm hai chục triệu đô la tuy không nhiều nhưng nếu biết dùng ta có thể mua được một số vũ khí…

– Mua của ai? Bị mình chơi một vố vừa rồi sức mấy mà Mỹ chịu bán cho mình…

Đình Anh lên tiếng. Ngọc Thụy nhìn người yêu.

– Sao anh biết là họ không chịu bán. Các đại công ty chế tạo vũ khí của Mỹ có ảnh hưởng lớn trong chánh quyền. Họ là tư bản mà cho nên cái nào có lợi là họ làm. Hơn nữa họ biết nếu họ không bán thời nước khác cũng bán cho mình…

Quốc lại đứng lên cười nói lớn.

– Thôi đi ăn phở… Tôi đói bụng rồi…

10

Mười một người ngồi quanh chiếc bàn làm bằng gỗ mun vừa dài vừa rộng. Ngồi đầu bàn là một quân nhân tuổi khoảng ngoài năm mươi mang trên cổ áo bốn sao. Đó là đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngồi đầu bàn bên kia đối diện với ông ta là một người mang cấp bậc ba sao. Trung tướng Lê Nguyên Khang, phụ tá hành quân tổng tham mưu trưởng. Cạnh tướng Viên bên tay mặt là trung tướng Trần Văn Minh, tư lệnh không quân. Đối diện với tướng Minh là phó đô đốc Chung Tấn Cang, tân tư lệnh hải quân. Ngồi cạnh vị tư lệnh hải quân là trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh quân khu 1. Đối diện với tướng Trưởng và cạnh tướng Minh là trung tướng Dư Quốc Đống, tân tư lệnh quân khu 3. Ngồi cạnh tướng Đống là ngôi sao đang vươn lên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, tân tư lệnh miền tây. Ngồi cạnh tướng Nam là thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, vị tân tư lệnh của vùng cao nguyên. Cạnh tướng Hiếu là thiếu tướng Đỗ Kế Giai, tư lệnh biệt động quân. Đối diện với tướng Giai là chuẩn tướng Bùi Thế Lân, tư lệnh thủy quân lục chiến và người ngồi cạnh tướng Lân chính là chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng, tư lệnh nhảy dù.

Nhìn mười chiến hữu của mình vị tổng tham mưu trưởng cười nói.

– Lâu lắm anh em mình mới có dịp ngồi chung bàn và trò chuyện với nhau…

Tướng Trưởng lên tiếng trước nhất.

– Anh nói đúng đó… Lâu lắm rồi tôi đâu có được nói chuyện với anh, được nhận chỉ thị hay lời cố vấn của anh. Toàn là bên dinh Độc Lập không…

Tướng Giai phụ họa bằng tiếng thở dài.

– Đừng nói chi anh ở xa… Tôi ở gần hơn anh mà cái gì cũng phải hỏi ông Thiệu hay mấy ông cố vấn ở trong dinh của ổng. Thay mặt ổng họ ra lịnh cho tôi làm cái này; nhân danh ổng họ bảo tôi làm cái nọ; đại diện ổng họ nói tôi làm cách kia. Riết rồi tôi cũng không biết tôi làm cái gì. Họ quay tôi như quay dế. Thú thật với mấy anh chứ binh nhì còn ít bị xếp quay hơn là tư lệnh biệt động quân như tôi…

Mọi người cười ồ khi nghe tướng Giai than. Nhìn vẻ mặt có chiều ưu tư của tướng Hiếu, vị tổng tham mưu trưởng hỏi với giọng ân cần.

– Anh mệt hả. Tôi biết anh mới về nắm tư lệnh nên bận bù đầu…

Tướng Hiếu cười nhẹ.

– Thưa đại tướng… Tôi không mệt nhưng tôi lo cho tình hình của vùng cao nguyên…

Câu nói của vị tư lệnh cao nguyên cũng chính là ưu tư của mười ông tướng đang ngồi và đó cũng là mục đích chính của buổi họp ngày hôm nay.

– Như các vị đã biết địch huy động năm sư đoàn chánh quy là sư đoàn 3 sao vàng, sư đoàn 968, sư đoàn F10, sư đoàn 320, sư đoàn 316 và ba trung đoàn 25, 95A và 95B. Tất cả được trang bị đầy đủ cộng thêm một trung đoàn pháo, một trung đoàn đặc công và một trung đoàn thiết giáp. Trong khi đó tôi chỉ có hai sư đoàn 22 với 23 và năm liên đoàn biệt động quân chia nhau giữ mười một tỉnh của vùng cao nguyên. So với địch quân số của ta chỉ bằng phân nữa. Tôi không ngại về vấn đề quân số mà tôi ngại hai điều và đây cũng là hai yếu điểm của ta. Thứ nhất là hỏa lực của địch. Trong khi địch được tăng viện tối đa thời ta lại bị cắt giảm. Pháo binh của ta bắn một trái thời địch phản pháo mười trái hay một trăm trái. Phi cơ chiến đấu không can thiệp hữu hiệu vì thiếu xăng nhớt hoặc bị hư hỏng không có dụng cụ để sửa chữa. Thứ nhì là ta phải dàn quân để giữ một diện tích quá lớn trong khi địch có khả năng tập trung quân để dứt điểm ta một cách dễ dàng. Nói tóm lại là ta nằm trong thế bị động tha hồ cho địch tấn công. Vừa không có phi pháo yểm trợ, vừa không có đủ đạn dược lại phải một đánh với mười thời các anh cũng biết lính ta dù giỏi cách mấy cũng phải chạy…

Tướng Hiếu dừng lại. Tướng Viên gật gù cười nói.

– Đó là tình trạng chung của quân ta. Tuy nhiên chỉ trong vòng một tháng nữa tình trạng sẽ thay đổi vì ta vừa được Hoa Kỳ chuyển giao một số quân dụng đủ dùng ít nhất bốn năm năm…

Dứt lời tướng Viên liếc nhanh tướng Trưởng. Hiểu ý, vị tư lệnh vùng hỏa tuyến mở lời bằng nụ cười hiếm hoi trên nét mặt khắc khổ và buồn của ông.

– Tôi đồng ý với nhận xét của thiếu tướng Hiếu. Tuy nhiên tôi lại có cái may mắn hơn là có hai sư đoàn dù và thủy quân lục chiến…

Nhìn mọi người với cái nhìn nghiêm nghị tướng Viên cất giọng.

– Không phải anh Trưởng có may mắn hơn ông Hiếu mà vì ông Thiệu sợ bị dù và thủy quân lục chiến đảo chánh nên mới tống họ đi thật xa. Ổng mà làm được ổng cũng gởi hai sư đoàn này ra Hà Nội…

Mọi người bật cười vì câu nói đùa của Tướng Viên.

– Ổng tống hai đơn vị tinh nhuệ ra đóng đồn ở vùng hỏa tuyến và làm ngơ lời khuyến cáo của tôi. Để cho Dù và Thủyy Quân Lục Chiến đóng đồn là làm mất đi cái tính chất cơ động của lực lượng tổng trừ bị. Bây giờ tôi tính rút bớt một đơn vị tổng trừ bị về giúp cho cho vùng cao nguyên.

– Anh có ý bỏ vùng 1?

Tướng Trưởng hỏi tướng Viên một câu thật gọn.

– Bây giờ thời chưa nhưng trong tương lai ta phải bỏ vùng 1 để cố thủ vùng 2. Đó là lý do chính khiến cho tôi rút sư đoàn dù về Nha Trang. Ngoài ra sau khi bàn luận với anh Khang và anh Nam ngày hôm qua, tôi sẽ chuyển sư đoàn Miền Tây thuộc Vùng 4 Chiến Thuật lên vùng 3 Chiến Thuật để thay thế cho biệt động quân. Ba liên đoàn 31, 32 và 33 sẽ di chuyển ra Nha Trang hợp với sư đoàn dù hoặc thủy quân lục chiến để thành lập một lực lượng đặc nhiệm. Sư đoàn mang tên Miền Tây của vùng 4 này phân nửa quân số được rút từ các sư đoàn 7, 9 và 21, còn phân nửa là lực lượng của địa phương quân. Tuy tiếng là địa phương quân nhưng họ được trang bị và huấn luyện cùng chỉ huy bởi các sĩ quan nhiều kinh nghiệm của quân lực ta. Anh Trưởng, anh Lưỡng và anh Lân nghĩ thế nào?

Ba vị tư lệnh chưa kịp trả lời thời tướng Viên cười tiếp.

– Để tôi nói rõ cái ý của tôi cho các anh nghe rồi sau đó tùy các anh quyết định. Nếu rút sư đoàn dù về vùng cao nguyên thời tôi sẽ chỉ định trung tướng Khang làm tư lệnh của lực lượng đặc nhiệm này. Còn nếu rút thủy quân lục chiến về thời tôi sẽ chọn trung tướng Dư Quốc Đống làm tư lệnh. Lúc đó anh Khang sẽ thay anh Đống làm tư lệnh quân khu 3…

Nhìn thấy mọi người có vẻ thắc mắc về quyết định của mình tướng Viên giải thích.

– Quyết định của tôi là do cá nhân. Ông Đống hay ông Khang đều có khả năng chỉ huy ngang nhau lại được lính thương và kính phục. Tuy nhiên tôi xuất thân từ dù, ông Lưỡng cũng ở dù, ông Trưởng và ông Nam cũng từ dù mà ra. Nếu rút sư đoàn dù về Nha Trang mà tôi lại chọn ông Đống thời người ta sẽ dị nghị nói tôi binh dù, binh lính nhà mà bỏ bê các binh chủng khác…

– Anh nói như thế đúng lắm…

Tướng Minh phụ họa. Tướng Lưỡng với tướng Lân nhìn nhau chưa biết định sao thời tướng Khang cười đùa.

– Hai anh đánh tù tì đi… Ai thắng thời người đó về Nha Trang phè phởn…

Tướng Lưỡng cười cười.

– Về Nha Trang là nhất kiếm trấn cao nguyên thời còn mệt hơn ở Trị Thiên. Thôi để tôi về cao nguyên làm việc với trung tướng Khang. Từ lâu tôi nghe ổng đẹp trai và đào hoa nhất quân lực của mình biết đâu tôi hưởng lây cái số đào hoa của ổng…

– Ừ… Anh về làm với tôi rồi tôi sẽ nhường đào ruột của tôi cho anh. Cô ba sao vàng đẹp và chịu chơi lắm…

Tướng Khang cười nói đùa khi nhắc tới tên đại đơn vị nổi tiếng của Bắc Việt là sư đoàn 3 sao vàng đang hoạt động ở vùng cao nguyên. Tướng Lưỡng cười khà.

– Ái chà… Cái này là tri kỷ tìm nhau mắt đã mờ nghe trung tướng…

Giọng nói của Tướng Viên vang lên khiến mọi người thôi cười đùa. Nhìn tướng Hiếu, vị tổng tham mưu trưởng nghiêm giọng.

– Vùng cao nguyên của anh sẽ có hai sư đoàn là 22 và sư đoàn 23, hai lực lượng lưu động là sư đoàn dù và tám liên đoàn biệt động quân. Tính ra anh có độ năm sư đoàn. Tôi nghĩ anh có đủ quân số để đối đầu với địch. Còn về hỏa lực thời anh cũng biết là mình phải tự túc tự cường. Ráng dặn lính phải tiết kiệm… Mỗi viên đạn phải bắn chết một lính địch…

Ngừng lại nhìn mười vị tư lệnh cốt cán của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vị tổng tham mưu trưởng thở dài nhè nhẹ.

– Tướng Khuyên nói với tôi mặc dù mới được Mỹ gởi quân dụng cho mình lần cuối cùng nhưng mình cũng chỉ đủ súng đạn và tiếp liệu cầm cự bốn hoặc năm năm nữa mà thôi. Đó là mình tiết kiệm còn dùng bừa bải thời chỉ có hai hoặc ba năm…

Mọi người im lặng suy nghĩ. Tiếng của tướng Viên vọng lên đều đều.

– Trong trường hợp thiếu hụt tiếp liệu chúng ta bắt buộc nghĩ tới phương thức khác. Đó là cách thức rút bỏ hay co cụm lại lãnh thổ của mình. Phương thức rút lui này được chia thành nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là ta sẽ bỏ vùng 1 vì phương tiện vận chuyển xa xôi và vị trí khó phòng thủ…

Nhìn tướng Trưởng vị tổng tham mưu trưởng chầm chậm tiếp lời.

– Đầu tiên ta sẽ di tản dân chúng của miền trung về Châu Đốc. Thứ đến toàn bộ lực lượng của quân khu 1 sẽ được triệt thoái về Quy Nhơn để thành lập Lực Lượng Đặc Nhiệm 1 rồi hợp cùng với quân khu 2 và lực lượng đặc nhiệm 2 lập một hàng rào phòng thủ dọc theo đường 19 từ Bình Định dài lên tới Pleiku. Nếu tình trạng quân dụng càng thêm thiếu hụt ta phải tính tới giai đoạn thứ nhì là triệt thoái khỏi cao nguyên. Đây là điều tôi không muốn bởi vì rút khỏi cao nguyên là đưa cái mặt ra cho địch knock out mình…

Mọi người đều mỉm cười khi nghe thượng cấp ví von. Họ cũng hiểu là mất vùng 1 rồi mất luôn vùng cao nguyên thời vùng 3 sẽ chịu áp lực nặng nề. Hành lang tiếp liệu của Bắc Việt sẽ được mở rộng cho người và vật tuôn vào nam từ đó các sư đoàn chủ lực của họ sẽ mở ra những mặt trận lớn từ mọi hướng để uy hiếp vùng 3 và thủ đô Sài Gòn. Không như vùng 1 và 2, vùng 3 không có được những vị trí thuận lợi cho việc phòng thủ.

– Mất vùng 1 và cao nguyên rồi là ta sẽ mất luôn vùng 3 và Sài Gòn. Dù tinh thần chiến đấu cao, dù can đảm và giàu lòng hy sinh, binh sĩ của ta cũng không thể đương đầu với 20 sư đoàn của Bắc Việt hơn hẵn ta về đủ mọi mặt. Do đó giai đoạn thứ ba là triệt thoái khỏi vùng 3 và Sài Gòn về cố thủ ở miền tây…

Tướng Viên ngừng nói cầm lấy ly nước lạnh hớp ngụm nhỏ rồi hắng giọng.

– Mấy trăm ngàn binh sĩ và chín mười triệu dân chúng cùng lúc đổ xô về vùng lục tỉnh sẽ tạo nên một xáo trộn lớn lao về đủ mọi mặt chính trị, quân sự và tâm lý. Tới đây tôi xin nhường lời lại cho anh Nam nói tiếp về cái thế và cái lực của miền tây mà cũng là cái thế sống còn của Việt Nam Cộng Hòa ta trong tương lai…

Hơi mỉm cười thay cho lời chào, vị tư lệnh miền tây nói với giọng chậm và trầm.

– Như các anh đã biết nếu ta triệt thoái khỏi vùng 3 thời ranh giới cuối cùng giữa ta và địch sẽ là dòng sông Tiền. Miền lục tỉnh đông giáp Đông Hải, nam tựa vào Vịnh Thái Lan, bắc giáp với dòng sông Tiền bao la do đó trở thành một cứ điểm vững chắc trong việc ngăn chặn bước tiến của địch. Tới đây hạm đội của anh Cang sẽ giữ một vai trò quan trọng bảo vệ ba mặt bắc, đông và nam. Anh Cang mà chạy là mình cũng chạy luôn. Bởi vậy mấy anh nên níu áo đừng cho ảnh dọt…

Lời pha trò của tướng Nam làm cho mọi người bật cười. Vị tư lệnh hải quân cười rắn giọng.

– Miễn có dầu cho tàu chạy, có súng cho lính của tôi bắn là tôi bảo đảm với các anh không có thằng Việt Cộng nào dám lội qua sông Tiền…

Mọi người lại cười lớn hơn vì câu nói đùa của phó đô đốc Cang.

– Không vượt qua nổi ba mặt bắc, nam và đông, Bắc Việt chỉ còn một đường tiến duy nhất là đánh vào mặt tây của ta. Con đường biên giới Miên Việt dài hơn trăm cây số này sẽ là bãi chiến trường quyết định sự sống hay chết của Việt Nam Cộng Hòa chúng ta. Mười hay mười lăm sư đoàn bộ chiến của Bắc Việt sẽ cố vượt qua hai con kinh Vĩnh Tế và Vĩnh An với chiều ngang không quá hai mươi mét…

– Mình không thể cản được chúng bằng con kinh hẹp này…

Tướng Minh lên tiếng và tướng Nam gật đầu.

– Muốn cản được bộ binh Bắc Việt ta phải làm sao biến con kinh Vĩnh Tế rộng như sông Tiền hay sông Hậu…

Các ông tướng đều lộ vẻ băn khoăn thắc mắc trừ hai người là tướng Viên và tướng Nam. Dường như họ đã có giải đáp cho vấn đề này.

– Có người bàn với tôi là phải khơi dòng, phải làm rộng con kinh Vĩnh Tế ra tới một cây số…

– Một cây số…

Tướng Trưởng kêu lên. Sinh trưởng ở tỉnh Bến Tre với bốn con sông Tiền, sông Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên bao quanh ông ta biết rõ con sông có chiều ngang một cây số rộng tới mức độ nào.

Vị tư lệnh miền tây nói nhỏ.

– Muốn đào con kinh rộng một cây số ta phải huy động một hai trăm ngàn người và làm ròng rã một hoặc hai năm…

– Kiếm ở đâu ra hai ba trăm ngàn người?

Tướng Lân hỏi và tướng Nam cười trả lời.

– Có chứ… Ta sẽ di tản dân chúng ở miền trung vào Châu Đốc. Ta sẽ xây nhà cửa, cấp phát lương thực cho họ để họ đào kinh cho chính phủ… Ngày xưa chúa Nguyễn đã áp dụng chính sách di dân từ miền trung vào để lập nên miền nam, thời hôm nay ta cũng bắt chước tiền nhân dùng di dân đào kinh Vĩnh Tế để cản bước xâm lăng của cộng sản…

Tướng Nam ngừng lời nhìn vị tổng tham mưu trưởng như có ý nói là mình đã nói hết những gì cần phải nói. Hiểu ý tướng Viên đỡ lời.

– Việc đào kinh Vĩnh Tế chắc cũng còn một hai tháng nữa mới bắt đầu. Trở lại tình hình chiến sự tôi muốn hỏi anh Lưỡng là anh cần thời gian bao lâu để rút sư đoàn dù về Nha Trang…

Ngẫm nghĩ giây lát vị tư lệnh sư đoàn dù trả lời.

– Tôi cần một tháng…

Gật gù tướng Viên quay qua phó đô đốc Cang.

– Tôi để anh với ông Lưỡng bàn chuyện chuyển nguyên sư đoàn dù về vùng 2 cũng như đem sư đoàn Miền Tây từ vùng 4 ra giao cho ông Đống…

Hướng về trung tướng Đống tự nãy giờ ngồi im nghe mọi người nói chuyện ,vị tổng tham mưu trưởng đổi đề tài.

– Bây giờ chúng mình nên quấy rầy anh Đống về tình hình của vùng 3. Sau khi bàn xong tình hình của vùng 3, cá nhân tôi sẽ có một tiệc nhỏ để rửa lon và rửa chức cho các ông tân tư lệnh…

Ai ai cũng biết quân khu 3 là một quân khu quan trọng vì là cửa ngỏ của Sài Gòn. Khẽ cười vị tân tư lệnh vùng 3 nói với mọi người.

– Tuân hành theo nghị quyết 21 của trung ương đảng cộng sản Việt Nam, mặt trận B2 đã trực tiếp chỉ huy các sư đoàn chính quy như 5, 7, 9 và sư đoàn 27 đặc công cùng với 4 trung đoàn độc lập là 16, 201, 205 và 217B. Được yểm trợ bởi pháo binh, thiết giáp và phòng không, các đơn vị bộ chiến này đã liên tục tấn công và quấy phá quân ta trong các tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Long Khánh và Biên Hòa. Trung đoàn 6 của sư đoàn 5 cộng sản Bắc Việt đánh Bến Sỏi và kiểm soát liên tỉnh lộ 13. Trung đoàn 174 đánh Bến Cầu. Tỉnh Bình Long phải chịu áp lực nặng nề nhất vì sư đoàn 5 của ta phải đối đầu với sư đoàn 7 cộng sản Bắc Việt với các trung đoàn độc lập và tiểu đoàn pháo binh. Hiện giờ ta chỉ còn giữ được hai căn cứ lớn là An Lộc và Chơn Thành còn toàn thể tỉnh Bình Long đều do Bắc Việt kiểm soát…

Ai nấy đều im lìm khi nghe tướng Đống trình bày một cách tỉ mỉ về tình hình của vùng trách nhiệm. Hớp ngụm nước trung tướng Đống nói tiếp.

– Trong tỉnh Hậu Nghĩa trung đoàn 101 của sư đoàn 5 cộng sản Bắc Việt tấn công Củ Chi và Trảng Bàng. Trung đoàn 165 thuộc sư đoàn 7 cộng sản Bắc Việt bí mật phân tán, xâm nhập để tấn công vào quận Tân Uyên cũng như pháo kích vào phi trường Biên Hòa. Hiện thời ta có thể giữ vững vị trí nhưng tình trạng thiếu hụt tiếp liệu sẽ gây ra nhiều khó khăn…

– Tôi có một ý kiến như thế này…

Tướng Khang nói trong lúc nhìn tướng Viên.

– Tình hình an ninh của miền tây tốt hơn so với ba miền còn lại. Tôi đề nghị mình rút bớt một sư đoàn của quân khu 4 đưa lên vùng 2 trám chỗ cho sư đoàn Dù để biến Dù thành lực lượng tổng trừ bị. Với tính chất cơ động sư đoàn dù và ba liên đoàn của biệt động quân có thể can thiệp vào bất cứ mặt trận nào ở quân khu 1, 2 và 3. Trong khi đó anh Nam ráng thành lập thêm một sư đoàn nữa để thay cho sư đoàn đã rút khỏi vùng 4…

Tướng Viên quay sang nhìn tướng Nam như hỏi ý kiến. Vị tư lệnh miền tây lên tiếng.

– Tôi cần ít nhất ba tháng để thành lập một sư đoàn từ các tiểu đoàn địa phương quân trộn lẫn với các tiểu đoàn cơ hữu của ba sư đoàn 7, 9 và 21. Sau đó tôi sẽ để sư đoàn này tăng phái cho bộ tổng tham mưu…

Mỉm cười tỏ vẻ hài lòng tướng Viên nói với tướng Khang.

– Tôi sẽ cho tướng Phú tạm thời giữ chức phụ tá hành quân để cho anh ra Nha Trang sớm hơn… Ông ta bệnh hoạn nên tôi để cho ông ta nghỉ dưỡng sức thời gian…

Vị cựu tư lệnh thủy quân lục chiến nói nhanh.

– Ngày mai tôi sẽ thành lập một bộ tham mưu hổn hợp rồi tuần tới sẽ ra Nha Trang…

Đứng dậy tướng Viên nói với mọi người.

– Bây giờ mời anh em qua phòng bên dự tiệc rửa lon cho mấy ông tân tư lệnh. Không có gì đâu chỉ là buổi ăn trưa sơ sài xong các anh em mau về nhiệm sở để chuẩn bị đối phó với tình hình nghiêm trọng của đất nước…

11

Bốn người ngồi quanh chiếc bàn hình chữ nhật đóng bằng cây sơ sài đặt chính giữa gian nhà trống trơn. Ngồi đầu bàn là một quân nhân tuổi gần năm mươi. Đó là đại tá Sanh, đại diện cho cục công binh đồng thời cũng là người chỉ huy tổng quát của công tác khơi dòng kinh Vĩnh Tế. Ngồi cạnh đại tá Sanh là trung tá Quốc đại diện cho biệt động quân. Để tăng cường tối đa an ninh cho đồng bào, bộ tổng tham mưu đã biệt phái ba liên đoàn 4, 6 và 7 biệt động quân đóng dọc theo vùng biên giới Việt Miên. Đình Anh và Ngọc Thụy ngồi cạnh nhau.

Nhìn Quốc, Đình Anh xong tới Ngọc Thụy, đại tá Sanh mở lời.

– Để dễ chỉ huy và điều động tôi chia kế hoạch Vĩnh Tế thành ba vùng công tác là Kiên Lương, Tịnh Tri và Châu Đốc. Mỗi vùng công tác sẽ được điều hành bởi một sĩ quan cấp tá của công binh. Vùng Kiên Lương hay là vùng 1 sẽ phụ trách làm rộng con rạch Giang Thành hay sông Hà Tiên với một đoạn ngắn của kinh Vĩnh Tế. Vùng 2 hay vùng Tịnh Tri sẽ đào đoạn kinh thuộc đất của hai quận Tri Tôn và Tịnh Biên với chiều dài độ 30 cây số. Vùng Châu Đốc hay vùng 3 lãnh phần còn lại của con kinh Vĩnh Tế và toàn bộ kinh Vĩnh An. Trong tất cả ba vùng này thời vùng Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang là vùng ít dân cư ngụ nhất cho nên sẽ hoàn thành nhanh hơn hai vùng kia…

Nhìn theo tay chỉ của đại tá Sanh Quốc, Đình Anh và Ngọc Thụy thấy rõ khu vực phân chia rất đồng đều. Dường như biết mọi người thắc mắc vì câu nói của mình đại tá Sánh giải thích.

– Quận Kiên Lương của Rạch Giá nằm sát biển đất mềm cho nên đào rất dễ và nhanh. Hơn nữa vì ít dân cư ngụ do đó không gây trở ngại cho quân xa di chuyển. Mình vừa khai kinh cho rộng ra đồng thời còn phải đem đất thừa đó đi đắp thành đồi núi hay các công sự phòng thủ…

Quốc nhìn đại tá Sanh xong nhìn qua Ngọc Thụy.

– Đó là ý kiến của Ngọc Thụy. Tuy ý kiến đó gây ra thêm nhiều việc nhưng trên phương diện quân sự thời đây là một ý kiến hay ho và quan trọng. Vùng này trống trải do đó nếu ta lấy đất đấp thành núi, thành đồi hay chiến lũy thời rất tiện lợi cho quân ta trong việc phòng thủ…

– Tôi bắt chước ông Đào Duy Từ xây lũy Trường Dục…

Ngọc Thụy cười nói với ba sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đại tá Sanh cười nhẹ.

– Tôi đã huy động hết lực lượng của công binh trung ương và công binh của vùng 4 với hơn một ngàn xe ủi đất, xe múc và xe chở đất. Chuẩn tướng Hưng, tư lệnh phó quân khu 4 đã chỉ cho biết địa điểm để đắp núi, đồi hay chiến lũy rồi. Ngày hôm qua tôi cho dân đào thử một đoạn kinh thời thấy kết quả rất khả quan. Nếu thời tiết thuận tiện và an ninh tốt để công việc không bị gián đoạn thời chúng ta có thể hoàn thành đúng theo dự tính…

Mọi người đều nhìn vào trung tá Quốc khi nói tới vấn đề giữ an ninh cho dân chúng làm việc. Vị liên đoàn trưởng liên đoàn 4 biệt động quân hắng giọng.

– Ba liên đoàn biệt động quân mỗi liên đoàn chịu trách nhiệm một vùng công tác. Liên đoàn 6 do trung tá Hiện chỉ huy phụ trách an ninh cho vùng Kiên Lương. Liên đoàn 7 của trung tá Bảo giữ vùng Tịnh Biên và Tri Tôn còn liên đoàn 4 của tôi sẽ giữ vùng Châu Đốc và Tân Châu. Chín tiểu đoàn biệt động quân sẽ đóng chặn các vị trí trọng yếu sâu trong vùng biên giới của Miên để ngăn Việt Cộng pháo kích vào dân chúng trong khi họ làm việc. Bên này bờ kinh sự kiểm soát an ninh sẽ do tiểu khu Châu Đốc đảm trách với các đại đội địa phương quân và nghĩa quân. Ngoài ra hai tiểu đoàn của sư đoàn 9 cũng đóng ở Long Xuyên làm lực lượng trừ bị phòng khi có đụng lớn…

– Chừng nào mình mới bắt đầu khởi công thưa đại tá?

Đình Anh lên tiếng hỏi và đại tá Sanh vui vẻ trả lời.

– Ngày mai…

Nhìn vào xấp giấy tờ dày cộm xong Sanh tiếp nhanh.

– Ngày mai sẽ là ngày tổng khởi công. Việc cung cấp phần ăn cho dân đào, thiếu tá và cô Ngọc Thụy đã sửa soạn xong rồi phải không. Dân họ làm việc nặng nhọc mà không có cơm ăn là họ rầy mình dữ lắm…

– Đại tá đừng lo… Tụi này biết câu ” Có thực mới vực được đạo ” nên cố gắng không để cho mọi người đói khát… Ngoài chuyện mình cung cấp thực phẩm, một người dân làm việc còn được lãnh năm mươi đồng mỗi ngày…

Mới hơn năm giờ sáng mà tiếng huyên náo vang vang khắp nơi. Người cầm xuổng, kẻ vác cuốc, sẻng hoặc những vật dụng dành cho việc đào xới, dân chúng lũ lượt kéo nhau ra bờ kinh. Người này đào, người kia xắn, người nọ khiêng, vừa la hét, cười nói họ vui vẻ làm việc không ngưng tay. Đất được đổ thành đống cao nghệu chờ xe ủi đất xúc lên xe chở đi chỗ đã được ấn định để đắp thành núi cao đồi thấp.

Mặc bà ba đen, mang giày ba ta, đầu đội chiếc nón đi rừng Ngọc Thụy đứng nhìn người ta làm việc. Chỗ nàng đứng chỉ cách ngã ba kinh Vĩnh Tế với sông Tà Keo chừng vài trăm thước. Bây giờ đang mùa mưa cho nên nước chảy mạnh nhất là gần ngã ba. Tà Keo là một con sông bắt nguồn sâu từ trong đất Miên rồi chảy nhập vào sông Hậu cách thị xã Châu Đốc chừng cây số. Gió thổi lai rai làm cho không khí dịu bới đôi chút dưới ánh nắng mặt trời lên cao. Nghe tiếng kẻng vang vang Ngọc Thụy giơ tay xem đồng hồ. 9 giờ sáng. Giờ nghỉ tay để mọi người có thể hút điếu thuốc và uống chén nước trà giải lao mười lăm phút xong trở lại làm việc tới mười một giờ rưởi mới nghỉ nửa giờ để ăn trưa. Mười hai giờ họ trở lại làm việc cho tới hai giờ rưởi mới được nghỉ xả hơi mười lăm phút rồi tiếp tục làm cho tới năm giờ chiều. Cứ như thế họ làm sáu ngày một tuần lễ và chỉ được nghỉ ngày chủ nhật mà thôi. Đúng ra thời họ chỉ làm năm ngày nhưng vì tình thế khẩn trương vả lại dân chúng cũng muốn làm để kiếm tiền nên họ không phàn nàn khi phải làm thêm một ngày nữa.

Đình Anh và Ngọc Thụy đứng cạnh nhau bên dòng kinh Vĩnh Tế. Nắng xế chiều dọi xuống dòng kinh nhiều phù sa thành màu vàng đục.

– Anh mệt không?

– Mệt chứ… Còn em?

– Mệt sao không mệt. Hai đứa mình đã làm việc ròng rã gần hai tháng trời. Nào là lo cất nhà cửa, lo cơm nước, lo vật dụng cho vụ đào kinh…

– Em kể công với anh phải không?

– Không… Em chỉ nói cho anh biết là mình cũng làm túi bụi. Hai giờ chiều thứ bảy rồi nên em tính hai đứa mình cúp cua…

Đình Anh âu yếm nhìn người yêu. Nắng Châu Đốc đã làm rám má hồng của cô sinh viên văn khoa. Mặt trời miền tây đã làm cháy làn da mịn màng của cô gái thành thị. Nước kinh Vĩnh Tế đã nhuộm màu phù sa lên mái tóc huyền buông thả của nàng con gái chưa bao giờ dãi nắng dầm sương. Hai tháng nay hai đứa đã nằm ghế bố nhà binh, ngủ lều ngủ võng, tắm sông và đôi khi phải đi chân trần để lội sình như dân chúng. Ngọc Thụy thôi không mặc chiếc áo dài màu tím hoa ô môi mà thay bằng bộ bà ba đen. Đôi guốc cao gót được thay bằng đôi ba ta bê bết bùn đất. Tuy nhiên hai đứa đều vui vẻ và tận tụy làm việc với hy vọng hoàn thành công tác sớm hơn. Có làm việc, có chung đụng với dân chúng, hai đứa mới cảm thông và thương mến những người dân nghèo nhiều hơn. Nhất là dân chúng miền trung di tản. Họ nghèo tới độ không thể nghèo hơn. Bỏ tất cả những gì đã tạo dựng họ ra đi với hai bàn tay trắng. Sinh trưởng trong vùng đất không được thiên nhiên ưu đãi như miền nam lại thêm chiến tranh triền miên, người dân miền Trị Thiên Nam Ngải có một sức phấn đấu mạnh mẽ, dai dẳng để khắc phục gian nan và trở ngại. Ngọc Thụy đã chứng kiến những ông già bà lão còng lưng cuốc đất. Những cô gái Huế có mái tóc thề, bỏ lại sau lưng dòng sông Hương thơ mộng, cầu Tràng Tiền soi bóng nước để đối mặt với dòng kinh đục phù sa. Họ không có chiếc nón bài thơ che nụ cười và đôi mắt long lanh nhiều mộng mơ. Họ đội chiếc nón lá giản dị, mặc bà ba đen hoà nhập vào dòng sinh hoạt của dân địa phương. Ngọc Thụy cũng đã thấy các em nhỏ tuổi lên mười hai gò lưng cố gắng đẩy chiếc xe cút kích. Đôi chân trần khẳng khiu của em thay vì đạp xe tới trường đã phải dẫm, phải bám trên sình lầy để đổi lấy bữa cơm và ba chục đồng tiền lương của một ngày làm lụng vất vả.

– Anh nghĩ gì vậy?

Ngọc Thụy hỏi khi nhìn khuôn mặt đăm chiêu và tư lự của người yêu.

– Trông mặt anh thờ thẫn như nhớ ai vậy. Nhớ bồ ở Sài Gòn hả?

Ngọc Thụy hỏi đùa và Đình Anh cũng đùa lại.

– Bồ ở Sài Gòn đi mất rồi. Nhớ bồ ở Châu Đốc nhiều hơn…

Cười thánh thót cô gái thị thành ngã đầu vào vai người yêu.

– Chiều nay anh lấy xe chở em đi Long Xuyên chơi nghen. Mình ở đêm bên đó rồi trưa chủ nhật về lại Châu Đốc…

Đình Anh xiết vai người yêu.

– Đồng ý… Mình cần nghỉ xả hơi không thôi anh xỉu…

– Lính gì mà bết vậy…

– Lính kiểng mà cưng…

Cười vui vẻ đôi tình nhân quay lưng bước đi bỏ lại sau lưng dòng kinh Vĩnh Tế đã được khơi ra thật rộng.

Nhìn chiếc xe lambretta, Đình Anh thầm cám ơn người anh rể hụt của mình. Biết sẽ ở Châu Đốc lâu do đó Đình Anh đã nhờ Quốc khi di chuyển liên đoàn 4 mang luôn chiếc xe của mình xuống. Ngồi trên yên anh đốt điếu thuốc trong lúc chờ Ngọc Thụy sửa soạn. Nằm cạnh sông Hậu lại kề bên biên giới Miên nên Châu Đốc nổi tiếng về hàng lậu. Đủ cách buôn lậu cũng như đủ mặt hàng lậu. Đồ sứ Trung Cộng. Thuốc lá Ara của Miên. Thuốc lá ba số 5 của Anh được làm từ Hồng Kông. Vải mỹ a. Rượu của Pháp hay Tàu cũng có. Đá lửa. Dù quan thuế kiểm soát nhưng hàng lậu vẫn nhập vào ào ào bởi vì nhân viên quan thuế cũng tham nhũng, cũng phải ăn hối lộ. Không ăn hối lộ là bay chức vì không có tiền đóng hụi chết cho xếp lớn.

Đình Anh nhìn với vẻ si mê và đắm đuối khi thấy người yêu bước ra. Chiếc áo dài màu tím hoa ô môi bay trong cơn gió nhẹ. Mái tóc huyền thả buông trên bờ vai hơi gầy đi một chút vì mấy tháng trời kham khổ. Quần lụa trắng và guốc cao gót Ngọc Thụy trở về với vóc dáng quen thuộc của cô sinh viên lãng mạn và nhiều mộng mơ.

– Anh thấy em có gì khác lạ không?

– Có… Em lớn lên…

Ngọc Thụy cười khúc khích úp mặt vào vai người yêu.

– Em yêu anh…

Đình Anh nghe được ba chữ của người yêu. Chiếc xe gắn máy chạy trên con đường dọc theo bờ sông rồi lát sau quẹo mặt đoạn rẽ vào liên tỉnh lộ nối liền Châu Đốc với Long Xuyên. Đường vắng nên Đình Anh phóng xe khá nhanh. Nhà cửa lác đác. Nhiều đoạn đường sát với dòng sông. Gần nửa tiếng sau Đình Anh lái xe ngang qua Cái Dầu, quận lỵ của quận Châu Phú nằm dọc theo đường liên tỉnh lộ. Khoảng năm giờ chiều hai đứa đi vào thành phố Long Xuyên. Dười sự chỉ dẫn của Ngọc Thụy, Đình Anh lái xe qua cây cầu nhỏ rồi quẹo trái để đi vào khu phố chợ đông đúc.

Khóa xe xong Đình Anh hỏi.

– Mình đi đâu vậy?

– Đi ăn… Em dẫn anh đi ăn hột vịt lộn và cháo cá. Trong khu chợ này có một cái xạp bán cháo cá ngon số dách…

– Sao em rành vậy?

– Hồi còn đi học ở Cần Thơ cuối tuần em và mấy bạn rủ nhau đi Long Xuyên hoài… Từ Cần Thơ đi Long Xuyên gần lắm. Qua hai quận Ô Môn và Thốt Nốt là tới…

– Ô Môn hay Ô Môi?

Đình Anh hỏi vặn. Quay nhìn người yêu Ngọc Thụy cười.

– Ô Môi của anh hả… Tại sao người ta gọi là Ô Môi hả anh?

– Ô là đen còn môi là cái môi. Nếu ăn trái ô môi hoài thời môi của người ta sẽ bị đen xì cho nên người ta mới gọi là ô môi…

Ngọc Thụy cười vì lối giải nghĩa đùi của người yêu. Tới nơi nàng tự động ngồi vào cái bàn thấp xong kêu một chục hột vịt lộn. Đình Anh trợn mắt.

– Em ăn hết không mà kêu nhiều vậy…

– Hết sao không hết…

Đúng như lời nói Ngọc Thụy ăn liền một lúc bảy cái trứng hột vịt lộn chỉ chừa lại có ba cái.

– Anh thấy chưa… Em mà không thương anh là em chừa vỏ lại cho anh…

Đình Anh nhận thấy sở dĩ người yêu ăn nhiều là vì nàng chỉ ăn con vịt con và tròng đỏ mà không ăn tròng trắng. Hai tô cháo cá bốc khói được bưng ra. Mấy giọt chanh, vài giọt nước mắm, chút ớt cay với rau thơm, Ngọc Thụy vừa thổi vừa húp.

– Ngon… Gạo thơm mùi lúa cộng với mùi thơm của cá thành ra ngon tuyệt…

Đình Anh khen ngon cũng phải. Mấy tháng nay họ ăn cơm nấu bằng chảo đụng, còn thức ăn thời nấu vội vàng cốt no bụng chứ không cầu ngon. Nay gặp món cháo nấu với cá tươi lại nêm nếm vừa miệng thành ra họ khen ngon cũng đúng.

– Anh trả tiền à nghe. Anh còn được lãnh lương chứ em thời làm chùa mấy tháng nay… Không được trả lương mà em còn phải móc tiền túi ra…

Đình Anh cười ha hả vỗ vỗ vào túi áo của mình.

– Anh mới lãnh lương… Nguyên cả tháng lương chưa xài đồng nào. Em muốn ăn gì nữa…

Ngọc Thụy lắc đầu cười.

– No cành hông ăn gì được nữa… Mình ra bờ sông ngồi hóng mát. Thành phố Long Xuyên có công viên sát bờ sông đẹp và thơ mộng lắm…

Theo lời chỉ của người yêu Đình Anh lái xe chầm chậm. Người đi lại khá đông. Đa số dân chúng ở tỉnh Long Xuyên theo đạo Hòa Hảo. Cũng vì vậy mà Long Xuyên trở thành một tỉnh yên bình nhất miền tây. Xe dừng lại nơi công viên. Ngồi trên băng đá cạnh bờ sông đôi tình nhân im lặng nhìn dòng nước đục phù sa với những dề lục bình chảy phăng phăng về hạ lưu.

– Anh có đi qua bên đó chưa?

Ngọc Thụy hỏi trong lúc đưa tay chỉ về cù lao bên kia.

– Có… Đầu trên cùng của cù lao là quận Chợ Mới thuộc tỉnh Long Xuyên. Đó là quê hương của Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ của Phật Giáo Hòa Hảo. Ông ta bị Việt Cộng sát hại cho nên không ai chống cộng sản bằng các giáo dân của Hòa Hảo. Giáp với Chợ Mới là tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Sa Đéc, tỉnh Trà Vinh rồi dài xuống dưới là quận Chợ Lách, quận Mỏ Cày và quận Thạnh Phú thuộc tỉnh Bến Tre. Lúc còn học trung học ở Sài Gòn, mỗi năm tới kỳ nghỉ hè anh thường về Trà Vinh và đạp xe đạp đi khắp nơi thăm dân cho biết sự tình…

– Sao lúc đó anh không đi kiếm em?

Ngọc Thụy vừa cười vừa hỏi. Choàng tay qua vai người yêu Đình Anh hôn vào mái tóc thơm mùi xà phòng mới gội.

– Lúc đó em chưa mặc áo dài màu tím hoa ô môi cho nên anh đâu có thấy em… Vả lại lúc anh học trung học thời em còn đang măng vú má…

Ngọc Thụy ré lên cười.

– Xí… Em chỉ nhỏ hơn anh có bảy tuổi…

– Lúc anh còn 17, 18 tuổi thời em mới mười tuổi. Lúc đó em còn ở truồng tắm mưa mà…

Mắc cỡ Ngọc Thụy úp mặt vào vai người yêu cười lặng lẽ. Đình Anh nói nhỏ.

– Công việc khơi dòng kinh Vĩnh Tế tiến hành rất nhanh. Mới có tám tuần lễ mà mình đã đào được một cây số chiều rộng và một mét chiều sâu rồi. Bây giờ là đầu tháng 10 năm 74. Chắc cũng phải sang tới năm 75 mới xong… Anh tính đầu tháng 11 hai đứa mình về Sài Gòn để nghe biết tình hình chiến sự đi tới đâu rồi…

Quay sang nhìn Ngọc Thụy, Đình Anh thấy người yêu mơ màng nhìn ra dòng sông mênh mông bát ngát trong buổi chiều sắp tắt nắng. Lục bình trôi lang thang. Tiếng chim bìm bịp kêu nước lớn vọng lên buồn buồn.

– Thưa cô…

Đang ngồi cắm cúi xem xét lại sổ sách Ngọc Thụy ngước lên khi nghe có tiếng nói nhỏ và yếu ớt phát ra. Nàng thấy hai đứa bé, một gái và một trai đang đứng trước mặt mình. Đứa bé trai chừng mười tuổi, thân thể gầy gò và hốc hác. Nó mặc chiếc quần cũ bạc màu và chiếc áo thun cụt tay màu vàng rách nhiều chỗ. Đứa con gái tuổi mười bốn mười lăm, mặc chiếc áo bà ba đen, quần vải đen vá nhiều chỗ. Má hóp, đầu tóc rối bung, ánh mắt ngơ ngác, đứa con gái trông còn thảm hại hơn đứa con trai mà Ngọc Thụy đoán là em của đứa con gái.

– Thưa cô… Cô có phải là cô Ngọc Thụy?

– Chị tên là Ngọc Thụy… Hai em muốn gặp chị có việc chi?

– Thưa cô chúng em muốn làm việc… Chúng em xin cô cho chúng em làm việc, làm việc gì cũng được…

Ngọc Thụy mỉm cười nhìn hai đứa bé. Đã nhiều lần nàng thấy hay gặp cha mẹ dẫn con cái tới xin việc làm để kiếm thêm tiền còn hơn để con cái lêu lỏng vì không có người trông coi hay săn sóc. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên nàng gặp hai đứa bé tới xin việc làm mà không có ba hay má đi theo.

– Ba má của hai em đâu?

– Thưa cô chúng em không có ba má…

Ngọc Thụy cau mày.

– Hai em không có anh chị em, họ hàng, ông bà nội ngoại gì hết sao?

Đứa con gái lắc đầu.

– Thưa cô chúng em vào đây có một mình. Em không biết ba má em ở đâu. Chúng em đói quá nên đánh liều tới xin cô việc làm để được ăn cơm. Hai ngày nay chúng em không có gì ăn hết. Người ta bảo chúng em yếu quá không làm việc được nên họ không cho ăn cơm…

Ngọc Thụy ứa nước mắt. Hơn hai trăm ngàn dân chúng ở miền trung tị nạn cộng sản vào đây cũng có nhiều cảnh ngộ đau lòng. Có người mất cha, lạc vợ, thiếu mẹ, vắng con. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên nàng gặp hai đứa trẻ bơ vơ không gia đình, không thân thích sống lạc loài và bị mọi người hầu như xua đuổi.

– Hai em theo cô đi lãnh cơm rồi đem về đây ăn…

Ngọc Thụy dẫn hai đứa trẻ đi lãnh cơm xong đem về lều. Nhìn chúng nó ăn ngốn ngấu Ngọc Thụy buồn rầu lắc đầu thở dài.

– Hai em tên gì?

Vừa nhai đứa con gái vừa trả lời.

– Thưa cô em tên Bạch, còn em của em tên Hải. Quê của tụi em ở Hội An…

– Làm sao hai em lại lạc vào đây?

– Thưa cô một bữa đi học về thời tụi em gặp một đám người đông vô số kể không biết ở đâu kéo đến. Tò mò tụi em hỏi họ đi đâu và họ bảo   đi tị nạn cộng sản. Tụi em bị họ xô đẩy lạc không biết đường về. Sau đó thời họ nắm tay dẫn đi ra bờ biển rồi tụi em bị đẩy lên chiếc tàu lớn lắm. Thưa cô em nhớ ba má em muốn về Hội An…

Ngọc Thụy thở dài. Hai đứa trẻ bất hạnh này là nạn nhân trong số trăm ngàn nạn nhân của cộng sản. Chỉ có điều chúng nó còn quá trẻ để có đủ sức đương đầu với nghịch cảnh cũng như mọi khó khăn do đời sống đem đến.

– Thưa cô lúc mới vào đây tụi em theo một gia đình nọ. Nhưng rồi họ cũng không nuôi nổi tụi em. Họ đuổi tụi em ra khỏi nhà. Tụi em không có chỗ ở vì người lớn họ dành hết. Tụi em không có cơm ăn. Nhiều khi phải nhịn đói từ sáng tới chiều. Khi nào dư họ mới phát cho tụi em…

Ngọc Thụy không cầm được nước mắt khi nghe đứa con gái kể.

– Thưa cô có người họ bảo em là muốn có tiền mua cơm ăn em phải đi làm đĩ…

Đưa tay lên bụm miệng Ngọc Thụy bật kêu thảng thốt.

– Ai bảo em như vậy… Mà em đã làm đĩ chưa?

Nàng thở phào khi thấy đứa con gái lắc đầu. Nuốt ực ngụm nước lạnh nó hỏi.

– Làm đĩ là làm sao hả cô?

Ngọc Thụy chỉ biết lắc đầu. Nàng không thể giải thích cho đứa con gái biết vì nghĩ nó không biết tốt hơn là biết để rồi…

– Em đừng có nghe lời người ta xúi bậy. Chị sẽ tìm việc làm cho hai đứa em…

Quan sát hai đứa trẻ đầu bù tóc rối, ăn mặc dơ dáy nhưng mặt mày sáng láng nàng cười hỏi Bạch.

– Em học tới lớp mấy rồi?

– Thưa cô em học tới lớp đệ tứ còn thằng Hải học lớp đệ thất…

Cười với Bạch và Hải, Ngọc Thụy vui vẻ nói.

– Hai em cứ gọi là chị đi cho thân mật. Chị sẽ nhờ hai em phụ chị xem xét giấy tờ và sổ sách. Làm việc với chị hai em sẽ được lãnh cơm ăn ngày hai bữa và được trả lương ba mươi đồng một ngày. Hai em ốm yếu không làm việc nặng được đâu…

– Thưa cô… Thưa chị tụi em chỉ cần có cơm ăn thôi. Tụi em đâu cần có tiền…

Ngọc Thụy lắc đầu cười.

– Em làm việc là chị phải trả lương cho em như thế mới công bằng. Hai em cũng cần tiền mua quần áo và bánh kẹo chứ. Chiều nay chị sẽ nhờ anh Đình Anh lấy xe chở ba chị em mình ra tỉnh may quần áo cho hai em…

Đợi cho hai đứa ăn cơm xong Ngọc Thụy bắt đầu chỉ dạy về sổ sách giấy tờ. Nàng ngạc nhiên khi thấy Bạch và Hải học rất nhanh. Ba chị em vừa làm việc vừa chuyện trò vui vẻ. Tới chiều khi Đình Anh trở về Ngọc Thụy mới kể cho người yêu nghe mọi chuyện. Ăn cơm xong Đình Anh mượn xe jeep của ông trung tá công binh chở ba chị em ra chợ. Ngọc Thụy đặt may cho mỗi đứa hai bộ quần áo.

Nhờ Bạch và Hải phụ trách giấy tờ sổ sách nên Ngọc Thụy có thời giờ tháp tùng với Đình Anh đi xem xét mọi nơi cũng như hội ý với các sĩ quan của công binh trong công tác khơi dòng kinh Vĩnh Tế. Tháng chín và tháng mười mưa nhiều nên công việc bị chậm lại. Nhiều ngày dân chúng phải dầm mưa để làm việc.

12

Dân chúng nhất là những người am hiểu về chính trị và quân sự, tuy không ngạc nhiên nhưng họ vẫn bàng hoàng khi báo chí, đài truyền thanh và truyền hình loan báo về cuộc triệt thoái của quân khu 1 khỏi miền trung. Phải mất hơn bốn tháng tướng Trưởng và ban tham mưu của bộ tư lệnh quân khu 1 mới thi hành được kế hoạch rút lui dưới áp lực nặng nề của địch quân. Với một tổn thất được xem như là nhẹ, ông ta cùng toàn bộ lực lượng trực thuộc đổ bộ lên Quy Nhơn lập phòng tuyến mang tên Lực Lượng Đặc Nhiệm 1 lấy quốc lộ 19 làm ranh giới mới của Việt Nam Cộng Hòa. Bộ tư lệnh của tướng Trưởng đóng ở Quy Nhơn. Sư đoàn 1 chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh các quận An Nhơn, Tuy Phước, Văn Canh và Tây Sơn. Sư đoàn 2 đóng ở An Khê. Sư đoàn 3 đóng ở Mang Giang dài lên tới Pleiku, còn sư đoàn 22 của tướng Niệm được trả lại cho quân khu 2. Thủy quân lục chiến trở thành lực lượng tổng trừ bị của bộ tổng tham mưu. Sự có mặt của ba sư đoàn bộ binh, bốn liên đoàn biệt động quân cộng thêm thiết giáp, pháo binh khiến cho quân khu 2 của tướng Hiếu có một lực lượng đông đảo không kém địch về quân số. Tuy nhiên các sĩ quan cao cấp của Lực Lượng Đặc Nhiệm 1 và của quân khu 2 không quá lạc quan dù họ có trong tay năm sư đoàn bộ binh và 9 liên đoàn biệt động quân. Lính nhiều thời phải bắn nhiều mà đạn lại hiếm. Lính nhiều thời phải ăn nhiều, mặc nhiều mà những thứ đó đều hiếm và quý. Từ đôi giày, cái nón sắt, cây thông nòng súng cho tới chai dầu chùi súng điều trở thành xa xí phẩm của lính. Sĩ quan các cấp phải nhắc binh sĩ tiết kiệm tối đa.

Tiểu đoàn 2 của trung đoàn 5 thuộc sư đoàn 2 bộ binh do thiếu tá Bình chỉ huy được lãnh cái vinh dự đóng chốt tử thủ đèo An Khê. Nằm ở độ cao sáu trăm mét so với mặt biển, đoạn đường ngoằn ngoèo, khúc khuỷu dài sáu cây số này là một vị trí cực kỳ hiểm yếu trên quốc lộ 19. Con đường dài một trăm bảy mươi mốt cây số, xuyên rừng qua núi, lên đèo xuống dốc này nằm trong vùng hoạt động của sư đoàn 3 sao vàng và trung đoàn độc lập 95A thuộc Mặt Trận Tây Nguyên hay B-3 của cộng sản Bắc Việt. Cách đèo An Khê ba mươi cây số và cách Pleiku năm mươi cây số là đèo Mang Giang, cũng hiểm yếu không kém gì đèo An Khê. An Khê và Mang Giang là cuống họng của Pleiku. Bóp được nó là thị trấn lớn của vùng cao nguyên sẽ bị chết đói. Bởi vậy đèo Mang Giang được trấn bởi tiểu đoàn 3, trung đoàn 5, sư đoàn 2 dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan hách nhất trung đoàn. Thiếu tá Hòa. Ba mươi mốt tuổi thôi. Còn trẻ lắm nhưng với 12 năm lính anh được tắm gội và nung rèn trong lửa đạn của bộ đội cộng sản Bắc Việt nơi vùng 1. Bình với Hòa là bạn cùng xóm với nhau ở Ngã Năm Bình Hòa. Hai đứa trẻ con nhà nghèo hiếu học, chơi với nhau lúc còn ở truồng tắm mưa và lớn lên học cùng lớp ở trường trung học Hồ Ngọc Cẩn. Xong trung học hai đứa rủ nhau đi lính. Ra trường như có cơ duyên hai đứa cùng về trung đoàn 5 thuộc sư đoàn 2. Bây giờ hai tiểu đoàn trưởng thân thiết lãnh nhiệm vụ sống và chết trên con đường 19.

Chiều của tháng 11 mặt trời đi ngủ sớm. Chưa năm giờ mà đã chập choạng tối. Khí núi lạnh căm. Cái lạnh bốc ra từ trong đá, trong cây rừng hoà với cái lạnh trên độ cao 600 mét càng khiến cho người lính lạnh hơn. Tuy nhiên không có cái lạnh nào lạnh hơn cái lạnh của sự chết. Chết từ trên trời cao. Chết từ bốn hướng đông tây nam bắc. Chết vì đạn đại bác 130. Chết bởi súng cối 85 ly. Chết vì hỏa tiển 122 ly. So với vũ khí tối tân bây giờ thời súng cối 81, 82 ly là đồ chơi của con nít. Ngay cả đại bác 105 cũng xưa rồi.

Thiếu tá Hòa đứng im trong bóng tối. Khung cảnh thật vắng lặng. Không có tiếng vượn hú. Không có tiếng cọp gầm. Ngay cả tiếng côn trùng rỉ rả cũng không có. Tất cả đều bỏ đi nhường chỗ lại cho người. Nhường đoạn đường dài năm cây số của đèo Mang Giang lại cho lính của tiểu đoàn 3, đơn vị được lịnh đóng chốt tử thủ mà không có sự yểm trợ của pháo binh, phi cơ và thiết giáp. Người lính của tiểu đoàn 3 phải dùng lưỡi cuốc cùn đào hố cá nhân, đục xới các khe đá cho sâu để trốn pháo; thứ khí giới đốn mạt nhất của bộ đội cộng sản Bắc Việt dùng để tiêu diệt quân địch trước khi bắt đầu tiến công bằng chiến thuật biển người. Bao giờ cũng vậy. Pháo dập trước. Dập đến tan nát. Dội đến ngất ngư rồi bộ binh tùng thiết xe tăng mới xuất hiện.

Như con hổ cô đơn bị vây hãm bởi đàn chó sói, Hòa im lặng chờ đợi điều mà anh biết sẽ đến. Bum… Bum… Bum… Tiếng départ của pháo địch vọng âm u rờn rợn.

– Pháo…

Thẩm quyền của tiểu đoàn 3 nhảy tọt xuống công sự phòng thủ trước khi quả đạn đại bác của địch nổ phát đầu tiên. Người lính Việt Nam Cộng Hòa như con chuột co rút trong cái hố đất che chở cho họ mà nhiều khi trở thành nấm mộ chôn luôn họ. Như cơn mưa rừng pháo địch rơi khắp nơi. Lính pháo binh của Bắc Việt tha hồ bắn vì không sợ phản pháo. Pháo rơi vải với cường độ khủng khiếp. Lính co rút, vật vã trong chuỗi âm thanh cuồng nộ làm nổ lỗ tai, điếc con ráy, mờ con mắt và nghẹn hơi thở. Tiếng kêu chết của họ không còn ai nghe được. Ba mươi phút thôi nhưng người lính của tiểu đoàn 3 cảm thấy dài bằng một đời người. Pháo vừa dứt hỏa châu bật cháy trên trời cao. Đứng dưới hố cá nhân, giao thông hào hay công sự phòng thủ, lính của tiểu đoàn 3 nghe tiếng kèn xung phong vang lanh lãnh. Rừng bộ đội xuất hiện.

– Hàng sống chống chết… Hàng sống chống chết…

Lính ông Giáp xếp hàng đi chứ không chạy. Hạ sĩ nhất Canh lẩm bẩm.

– Hàng… Hàng cái củ c… của ông nè… Mày có ngon mày tới đây…

Lưỡi lê đã gắn sẵn trên đầu súng lính tiểu đoàn 3 bình thản chờ đợi. Họ không được bắn cho tới khi có lệnh từ thẩm quyền. Trăm thước. Còn xa quá bắn uổng đạn. Năm mươi thước… Ba mươi thước… Bắn… Hòa hét trong ống liên hợp. Bộ đội bị đốn gục ngay loạt đạn đầu tiên. Lớp khác ùn ùn chạy tới. Lựu đạn nổ ầm ầm.

– Xung phong…

Lính tiểu đoàn 3 nhào ra khỏi hố cá nhân đánh cận chiến với bộ đội. Súng M16. AK47 nổ rền. Tiếng la. Tiếng hét. Tiếng chửi thề hoà lẫn trong tiếng súng tạo thành thứ âm thanh man dại. Khói súng bốc mùi hăng hắc khiến cho lính hai bên bắn, đâm, vật lộn với nhau, bóp cổ nhau đến nghẹt thở mà chết. Cuộc giao tranh kéo dài không lâu lắm. Bộ đội cộng sản Bắc Việt chém vè để lại hàng trăm xác đồng đội. Lính không đếm xác bởi vì cấp chỉ huy không cần. Hết cái thời phải đếm xác địch để báo cáo, để được lên lon hay lãnh huy chương. Tới thời điểm mà người lính đánh trận chỉ vì bảo vệ mạng sống của mình hay của những người thân yêu. Họ chỉ tịch thu súng đạn và dùng nó bắn lại một khi hết đạn.

Cùng thời gian đó tiểu đoàn 2 của thiếu tá Bình đóng chốt tại đèo An Khê bị hai tiểu đoàn của trung đoàn 22 thuộc sư đoàn 3 sao vàng thi nhau nhồi đến ngất ngư con tàu đi. Tuy nhiên sau một đêm kịch chiếm đẫm máu bộ đội Bắc Việt rút lui để lại hàng trăm các chết. Dù bị tấn công ác liệt, tiểu đoàn 2 của Bình vẫn kiểm soát được đèo An Khê. Sau cuộc thử lửa đầu tiên Bắc Việt thôi tấn công. Người lính của sư đoàn 2 hân hoan hưởng những ngày bình yên trước khi cơn bảo lửa trở lại.

Toàn thể tướng lãnh, sĩ quan và binh sĩ các đơn vị trực thuộc quân khu 2 sẵn sàng chào đón vị tân tư lệnh của mình. Có người lo âu. Có người vui mừng. Có người bình thản. Có người ngờ vực. Tuy nhiên sau một tuần lễ nhậm chức thiếu tướng Hiếu đã làm mọi người ngạc nhiên khi thay thế chuẩn tướng Lê Trung Tường, tư lệnh sư đoàn 23 bằng chuẩn tướng Hồ Trung Hậu, vị tướng lãnh đã làm việc với ông ở quân khu 3. Bất cứ ai làm việc với ông là phải sạch. Không hối lộ. Không tham nhũng. Không lem nhem tiền bạc. Không ăn cắp của công. Bởi vậy có người làm việc dưới quyền ông gọi đùa ông là ” ông tướng nhiều không “.

Không như các vị tư lệnh tiền nhiệm, tướng Hiếu để gia đình ở lại Sài Gòn. Có lẽ ông không muốn bận tâm và lo âu cho vợ con trong khi còn phải lo đối phó với tình hình nghiêm trọng của vùng cao nguyên. Ngày thứ nhì sau khi nhậm chức ông họp tất cả nhân viên phòng ốc của bộ tư lệnh đứng dưới sân cờ.

– Tướng lãnh. Sĩ quan. Hạ sĩ quan. Binh sĩ…

Do lệnh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng và đề nghị của đại tướng tổng tham mưu trưởng tôi nhận chức tư lệnh quân khu 2 và vùng 2 chiến thuật. Tôi tới đây không phải tìm cách ăn hối lộ, mua quan bán chức, nịnh cấp trên, hiếp cấp dưới hay làm những hành động phương hại tới binh sĩ và đồng bào của chúng ta. Tôi biết…

Ngừng lại vị ” tư lệnh nhiều không “ nhìn khắp vòng quân. Người ta đọc được trong mắt ông một điều là lịnh của ông phải được thi hành nghiêm chỉnh từ tư lệnh sư đoàn cho tới người lính mang cấp bậc binh nhì.

– Tôi biết một ít các anh em vì hoàn cảnh phải làm những hành vi không được đứng đắn, không xứng đáng là một quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tôi sẽ quên cũng như bỏ qua những gì trong quá khứ. Tuy nhiên hôm nay, ngay tại giờ phút này, anh em nên tu chỉnh, nên sửa mình để sát cánh với đồng đội chống lại kẻ địch đang âm thầm chuẩn bị chiếm đóng vùng cao nguyên. Tôi đến đây với trách nhiệm đánh nhau với các sư đoàn Bắc Việt đang lăm le nuốt chửng Pleiku, Ban Mê Thuột để dọn đường thôn tính vùng 3 và Sài Gòn. Tôi kêu gọi tinh thần yêu nước và lòng tự hào của những chiến sĩ từng hy sinh để bảo vệ tự do cho cá nhân, cho gia đình mình và đồng bào thân yêu của mình. Chúng ta sẽ chiến đấu cho tới viên đạn cuối cùng. Anh em sĩ quan hay binh sĩ nào không muốn đánh nhau với Việt Cộng cứ việc đi. Tôi có xe, có máy bay đưa anh em về Sài Gòn…

Tướng Hiếu đưa tay chỉ mấy chiếc quân xa đang nổ máy như để chở bất cứ quân nhân nào không muốn đánh nhau với bộ đội Bắc Việt. Không có người lính nào nhúc nhích.

– Thằng nào bước lên xe là tao bắn vỡ mặt…

Có tiếng cười phát ra ngắn và gọn. Còn một số mỉm cười khi nghe câu phát biểu của một người nào đó đứng trong hàng quân. Tỏ vẻ hài lòng tướng Hiếu cho lệnh giải tán rồi cùng với hai vị tư lệnh phó là chuẩn tướng Cẩm, chuẩn tướng Thân, đại tá Lý, tham mưu trưởng và đại tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng 2 của quân khu 2 lên trực thăng xuống gặp thiếu tướng Phan Đình Niệm, tư lệnh sư đoàn 22 bộ binh đang trấn giữ Ban Mê Thuột. Sau khi mọi người ngồi vào bàn xong tướng Hiếu nói nhanh.

– Tôi xin mời đại tá Tiếu thuyết trình về tình hình của địch và của ta rồi sau đó anh em cùng tôi bàn luận một kế hoạch giữ Ban Mê Thuột cũng như tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của địch…

Khi tướng Hiếu còn là tư lệnh sư đoàn 22 thời đại tá Tiếu là thiếu tá trưởng phòng 2 sư đoàn. Nay gặp lại người sĩ quan có biệt tài về an ninh tình báo của mình ngày xưa tướng Hiếu rất vui mừng vì có được một sĩ quan tâm đắc và tin cẩn. Ông càng thêm vui mừng khi tái ngộ đại tá Lý, vốn là tham mưu trưởng của ông ngày xưa khi còn chỉ huy sư đoàn 22 bộ binh.

– Thưa thiếu tướng tư lệnh… Cá nhân tôi và các sĩ quan cao cấp của phòng 2 biết Bắc Việt đã chuẩn bị cho mặt trận Ban Mê Thuột từ cuối năm 74. Họ huy động tới 4 sư đoàn chánh quy gồm có sư đoàn 3 Sao Vàng hoạt động nơi tỉnh Bình Định, sư đoàn F10 chịu trách nhiệm vùng Pleiku, sư đoàn 320 ở Kontum và sư đoàn 968 hoạt động ở vùng Tam Biên. Sư đoàn 968 bị phi cơ ta oanh kích khi kéo về quận Thạnh An do đó Bắc Việt phải điều động sư đoàn 316 đang ở biên giới Lào Việt về thay thế. Gần đây có một sĩ quan của địch ra chiêu hồi. Anh ta khai báo là sư đoàn 320 đang đóng ở phía bắc quận Buôn Hồ để chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột. Một binh sĩ hồi chánh khác cũng cho biết là trung đoàn 25 đã di chuyển về vùng Khánh Dương trong lúc các đơn vị của sư đoàn F10 đang hiện diện quanh quận Đức Lập… Những sự kiện này dẫn ta tới một kết luận là cộng quân sẽ tấn công Ban Mê Thuột…

Đại tá Tiếu ngừng nói. Vị tư lệnh quân khu 2 hỏi thiếu tướng Niệm.

– Anh Niệm nghĩ sao?

So về chức vụ thời tướng Niệm là tư lệnh sư đoàn nhưng cấp bậc lại là thiếu tướng do đó tướng Hiếu mới hỏi ông ta trước khi hỏi chuẩn tướng Cẩm và chuẩn tướng Thân.

– Tôi đồng ý với đại tá Tiếu về nhận xét cộng quân sẽ đánh Ban Mê Thuột nhưng…

Mỉm cười khi nghe chữ ” nhưng “ của tướng Niệm, vị tư lệnh quân khu 2 quay qua hỏi hai tư lệnh phó và tham mưu trưởng của mình.

– Ba anh nghĩ sao?

Tướng Cẩm trả lời trước nhất.

– Tôi cũng nghĩ là Bắc Việt sẽ tấn công Ban Mê Thuột. Tuy nhiên…

Chuẩn tướng Thân tiếp theo.

– Tôi nghĩ họ sẽ đánh… Có điều…

Đại tá Lý cười nhẹ.

– Họ cũng đánh mà đánh…

Thiếu tướng Hiếu cười đùa.

– Như vậy là tất cả chúng ta đều có cùng nhận định là Bắc Việt sẽ đánh Ban Mê Thuột nhưng lại có thêm một chữ ” nhưng ” ở đằng sau…

Giọng nói của vị tư lệnh quân khu 2 lại vang lên.

– Các tướng lãnh Bắc Việt đều biết là so về quân số họ không bằng ta nhưng so về hỏa lực họ lại hơn hẳn ta. Có thể nói hỏa lực của họ hơn ta gấp hai ba lần. Mỗi bên đều có một cái hơn và một cái kém. Như vậy theo tôi lực lượng hai bên bằng nhau. Biết đánh Ban Mê Thuột là đánh vào một vị trí được phòng thủ vững chắc với quân số đông hơn một sư đoàn cho nên địch sẽ phải huy động ít nhất hai sư đoàn và một ưu thế tối đa về hỏa lực. Địch sẽ dập ta nhừ tử. Địch sẽ lắc lô tô cho anh Niệm tối tăm mặt mũi rồi sau đó mới tấn công. Tuy nhiên theo tôi thời địch đánh mà không đánh…

Đại tá Lý lên tiếng.

– Tư lệnh muốn nói là họ đánh thử…

Thiếu tướng Hiếu cười nhẹ khi biết vị tham mưu trưởng đã nhận ra cái ý của mình. Hớp ngụm nước lạnh ông ta nói tiếp.

– Họ sẽ đánh thử với hai mục đích là thăm dò sức kháng cự của ta và thứ hai là tiêu hao tiếp liệu của ta. Họ biết ta đạn dược đang thiếu hụt vì không có viện trợ của Mỹ…

Hướng về tướng Niệm, vị tư lệnh quân khu 2 hỏi.

– Anh giữ Ban Mê Thuột được không?

Tướng Niệm trả lời gọn và nhanh.

– Tôi giữ được…

– Tôi sẽ tăng viện cho anh bốn liên đoàn 11, 12, 14 và 15 biệt động quân. Việc bố trí quân phòng thủ tôi cho anh toàn quyền quyết định…

– Thưa tư lệnh… Không cần biệt động quân tôi cũng có thể giữ được…

Tướng Niệm lên tiếng và tướng Hiếu cười như hiểu ý vị tướng dưới quyền chỉ huy của mình.

– Tôi biết… Sở dĩ tôi cho anh thêm bốn liên đoàn biệt động là tôi có ý dùng nó để hợp cùng sư đoàn 22 truy lùng và tiêu diệt địch khi ta chuyển từ thế thủ sang thế công…

Nhìn năm sĩ quan cao cấp của mình tướng Hiếu nghiêm giọng.

– Ba sư đoàn 1, 2 và 3 đã giúp ta rất nhiều trong việc phòng thủ cũng như ngăn chận địch tấn công Pleiku, do đó tôi sẽ dùng các liên đoàn biệt động vào cuộc phản công tiêu diệt các đơn vị của địch đánh vào Ban Mê Thuột. Muốn đánh, cộng quân phải cô lập Ban Mê Thuột trước với ba mặt bắc, nam và đông bắc. Phía bắc địch sẽ đánh chiếm quận Thuần Mẫn, thuộc tỉnh Phú Bổn nằm trên quốc lộ 14. Phía nam địch sẽ tấn công quận Đức Lập thuộc tỉnh Quảng Đức cũng nằm trên quốc lộ 14. Phía đông bắc địch sẽ đánh Khánh Dương để chận đường tiếp viện của ta từ Nha Trang lên. Ta sẽ để cho họ tự do hành động…

– Dường như tư lệnh muốn họ đánh Ban Mê Thuột?

Đại tá Lý hỏi và thiếu tướng Hiếu đáp không do dự.

– Tôi sẽ để cho họ đánh vào nhưng không cho họ chiếm được. Ông Niệm sẽ giữ vững thị xã buồn muôn thuở và cầm chân địch cho tới khi ta bắt đầu phản công…

Nhìn chuẩn tướng Thân, tướng Cẩm, đại tá Lý và đại tá Tiếu, thiếu tướng Hiếu hỏi.

– Bốn anh ở vùng 2 lâu nên phải thông thạo địa thế hơn tôi. Nếu chạy họ sẽ chạy đường nào?

Do dự giây lát tướng Cẩm trả lời.

– Họ có thể chạy theo nhiều đường hoặc nhiều hướng khác nhau. Họ có thể rút về hướng nam, tây nam hoặc tây bắc. Tuy nhiên theo tôi hướng tây nam tức là hướng của quận Đức Lập là tiện nhất. Vượt qua biên giới là họ thoát vì theo hiệp định Paris ta không thể vượt qua biên giới…

Vị tư lệnh quân khu 2 nở nụ cười cay đắng và giọng nói cũng trở thành mỉa mai.

– Chúng ta không cần phải tuân theo hiệp định Paris. Đó chỉ là đống giấy lộn đáng vứt vào thùng rác. Bắc Việt vi phạm thời tại sao ta không được vi phạm… Quân ta sẽ truy kích bộ đội của Giáp qua biên giới…

Câu nói của thiếu tướng Hiếu chấm dứt buổi họp. Sau đó ông cùng với tướng Niệm lên xe đi một vòng thị xã Ban Mê Thuột quan sát các vị trí phòng thủ rồi mới lên trực thăng trở lại Pleiku. Ngay khi về tới bộ tư lệnh quân khu 2 tướng Hiếu họp mật với hai tư lệnh phó và tham mưu trưởng của mình. Ít có người biết họ đã bàn những gì chỉ thấy hai liên đoàn 31 và 32 biệt động quân đang đóng ở Phước An được lệnh sẵn sàng di chuyển tới một địa điểm trên quốc lộ 14 cách Ban Mê Thuột chừng mươi mấy cây số về hướng nam. Cùng lúc đó trung đoàn 45 của sư đoàn 23 đóng tại Gầm Ga nhận được lệnh sẵn sàng để giải tỏa đoạn đường của quốc lộ 14 từ Pleiku đi Buôn Hồ. Bằng tất cả mọi giá họ phải khai thông và giữ an ninh để quân xa có thể di chuyển được. Đang đóng ở Buôn Hồ liên đoàn 21 và 25 chuẩn bị xuôi nam khi có lệnh. Cùng thời gian đó hai liên đoàn 22 và 23 nhảy một bước thật dài bằng trực thăng xuống Bản Đôn.

Người ta càng thêm thắc mắc rồi đâm ra lo âu khi thấy cộng quân đánh chiếm Thuần Mẫn mà tướng Hiếu không có một hành động nào để giải tỏa con đường nối liền Ban Mê Thuột và Pleiku. Lực Lượng Đặc Nhiệm 2 của tướng Khang đóng tại Nha Trang vẫn án binh bất động khi cộng quân đánh chiếm quận Khánh Dương cắt đứt quốc lộ 21 nối liền Ninh Hòa và Ban Mê Thuột. Dân chúng lại rúng động và sợ hãi khi cộng quân tràn ngập chi khu Đức Lập nằm về hướng tây nam và chỉ cách Ban Mê Thuột chừng năm sáu chục cây số. Người ta đoán vị tân tư lệnh này có lẽ không biết đối phó với tình hình phức tạp của vùng cao nguyên.

Riêng tại thị xã Ban Mê Thuột, tướng Niệm đã sửa soạn rất kỹ lưỡng để trốn pháo và nhất là đón tiếp bộ đội của già Hồ. Phía bắc thành phố có trung tâm huấn luyện của sư đoàn 23 bộ binh được giao cho trung đoàn 40 và một tiểu đoàn của liên đoàn 11 biệt động quân đóng chặn. Phía nam do bộ tư lệnh sư đoàn và trung đoàn 41 với liên đoàn 11 án ngữ. Phía đông trung đoàn 42 hợp với tiểu khu Darlac và chi khu Ban Mê Thuột trấn đóng. Mặt này còn được tăng viện thêm một tiểu đoàn biệt động quân. Phía tây là mặt trận nặng nhất được giao cho trung đoàn 47, liên đoàn 12, 14 và 15 biệt động quân. Riêng phi trường Phụng Dực nằm cách thành phố chừng năm cây số được tăng phái thêm tiểu đoàn 79 của liên đoàn 14 biệt động quân. Hiểu được sự quan trọng của đạn dược nên tướng Niệm điều động tiểu đoàn 94 thuộc liên đoàn 15 biệt động quân tới cố thủ kho đạn Mai Hắc Đế. Mỗi mặt trận đều được yểm trợ bởi tăng và nhiều hỏa tiễn chống chiến xa. Để trấn an dư luận thiếu tướng Niệm họp dân chúng ở sân tỉnh trưởng và tuyên bố.

– Đồng bào yên tâm ở lại đây. Lính của sư đoàn 22, sư đoàn 23 với biệt động quân và lính của tiểu khu sẽ tử thủ Ban Mê Thuột. Chúng ta sẽ chiến đấu tới viên đạn cuối cùng…

Nghe lời hứa của vị tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột, dân chúng an tâm còn binh sĩ vui mừng hò reo. Họ phải ở lại đây, sống hay chết cũng phải ở lại đây để mặt đối mặt với bộ đội Bắc Việt, để rửa mối hận đã bỏ vùng 1, đã rút khỏi Phù Mỹ, Phù Cát, Sa Huỳnh…

2 giờ sáng. Hàng ngàn trái đạn đại bác tầm xa 130 ly, 152 ly, 122 ly, hỏa tiển 122 ly chụp xuống thành phố Ban Mê Thuột. Âm thanh của đạn đại bác hú trong không khí khiến cho dân chúng đang ngủ say phải giật mình hoảng hốt hấp tấp chui xuống hầm trú ẩn. Pháo đủ tám phương bốn hướng. Pháo đủ mọi loại đạn với cường độ khủng khiếp như muốn biến thành phố buồn muôn thuở này trở nên thành phố chết. Nhà cửa của dân chúng bị bốc cháy khắp nơi vì trúng đạn. Thành phố với sáu mươi ngàn dân như nằm tại trung tâm điểm của một cơn động đất sáu bảy chấm. Thành phố thơm mùi cà phê giờ đây nồng nặc mùi khói súng. Lính sư đoàn 22, 23, địa phương quân, cảnh sát và biệt động quân co rút trong các hầm trú ẩn, dưới giao thông hào, hố cá nhân tránh cơn mưa đại pháo của một trung đoàn pháo Bắc Việt kéo dài chừng hai tiếng đồng hồ. Pháo thưa dần cho lính biết chiến xa với bộ binh tùng thiết của địch bắt đầu tấn công. PT 76 tiến nghênh ngang. T54 chạy loạn xạ trên đường. Tiếng xích sắt khua rổn rảng như đe dọa tinh thần của những người lính tử thủ.

– Để mấy chiếc tăng mất dạy đó cho tao… Tụi bây đợi mấy thằng nhóc bộ đội tới gần mới bắn. Xa quá bắn uổng đạn…

Thượng sĩ Tiền thuộc tiểu đoàn 3 trung đoàn 47 nhắc chừng lính. Chiếc PT76 nghênh ngang tiến vào ngay họng khẩu M72. Già Tiền bấm cò. Trái hỏa tiển chống tăng xẹt thẳng vào pháo tháp. Tiếng nổ kinh hồn cùng với lửa phựt cháy. Tiếng nổ của quả M72 khơi mào cho trận đánh. Súng nổ rền trời đất. Bốn hướng đông tay nam bắc đều có tăng và bộ đội Bắc Việt ào ạt tiến vào. Được tuyên truyền là miền nam đã giải phóng rồi và họ chỉ vào tiếp thu thôi nên lính Bắc Việt vào trận địa như đi chợ. Họ đi ngay vào họng đại liên. Họ bước đúng vào mũi súng M16 tiết kiệm nhưng chính xác của lính sư đoàn 22. Hàng chục chiếc tăng dẫn đầu bị bốc cháy. Lính già hồ lúng túng. Đại liên M60 xé không khí xói vào da thịt của bộ đội. Lựu đạn nổ ầm ầm. Ban Mê Thuột bốc lửa. Ban Mê Thuột được nung chảy. Ban Mê Thuột nóng hừng hực. Ban Mê Thuột biến thành địa ngục trần gian với tiếng la hét, tiếng kêu gào và tiếng súng không giật 85 ly, 75 ly, B40, B41, đại liên 12 ly 7, 12 ly 8, 13 ly 8, đại liên M60…

– Xung phong…

Từ trong các hầm núp, giao thông hào, hố cá nhân người lính Việt Nam Cộng Hòa xuất hiện với M16 gắn lưỡi lê. Tiếng la. Tiếng hét. Tiếng chửi thề hoà lẫn trong tiếng lưỡi lê xuyên vào da thịt và tiếng nấc của lính đôi bên vang lên tạo thành thứ âm thanh kỳ dị trong vùng khói súng mù mịt và tiếng nổ lốc bốc của lửa cháy phát ra từ mấy chiếc chiến xa của bộ đội cộng sản Bắc Việt.

Đụng phải bức tường người không sợ chết, bộ đội của các trung đoàn 174, 149 và 148 của sư đoàn 316, của trung đoàn 95B và trung đoàn đặc công phải lùi lại sau một giờ kịch chiến với quân lính tử thủ Ban Mê Thuột. Xác chết nằm la liệt cạnh mấy chiếc tăng đang bốc khói. Một cơn mưa pháo thứ nhì chụp xuống đầu người lính đang giữ thành phố Ban Mê Thuột. Pháo dứt. Tiếng kèn thúc quân vang lanh lãnh báo hiệu đợt tấn công thứ nhì bắt đầu. Tiếng hô ” hàng sống chống chết ” vang lên rền rền như đe dọa, như muốn cướp tinh thần của những người lính đang tử thủ. Tuy nhiên chết thời chết người lính sẽ ở lại đây để giữ lời hứa với dân chúng. Ba lần cường tập với đủ cả tăng pháo và bộ binh, ba lần bộ đội của ông Giáp khựng lại khi đối mặt với những người lính không chịu lùi thêm bước nào nữa. Cuối cùng bộ đội của ông Giáp phải rút để chỉnh đốn hàng ngũ và chờ đợi đợt tấn công kế tiếp.

Sáng hôm sau những người lính cố thủ Ban Mê Thuột ăn điểm tâm bằng mấy ngàn quả đạn đại bác đủ loại của cộng quân rót vào thành phố. Họ khỏi cần hút thuốc vì ngửi khói súng cũng đã phê rồi. Vừa pha xong cà phê mới hớp được ba hớp thượng sĩ Tiền phải nhảy vội xuống hố cá nhân khi nghe tiếng xè xè của đại bác. Tiếng nổ rất gần khiến cho bụi đất bay rào rào. Bị đổ hết cà phê ông thượng sĩ phát sùng chửi toáng lên.

– Mẹ… Mấy thằng bộ đội Bắc Việt cũng mất dạy như bác Hồ của chúng. Người ta bảo trời đánh còn tránh bữa ăn thế mà tụi nó chẳng cho mình uống cà phê…

Pháo nổ liên miên bất tận khiến cho vị thượng sĩ già lẩm bẩm.

– Mẹ kiếp… Đạn ở đâu mà chúng nó bắn nhiều thế…

Pháo bên đông, nổ ở hướng bắc, ì ầm nơi hướng tây, hú từng loạt qua đầu từ hướng nam. Tất cả làm tan hoang thành phố xinh đẹp. Ban Mê Thuột như cô sơn nữ ngây thơ đang bị bàn tay hung bạo của các anh bộ đội miền bắc bóc trần ra từng mảnh xiêm y. Pháo rơi xuống trường tiểu học Bồ Đề, La San, Vĩnh San. Đại bác 130 ly chụp xuống Trường Trung Học Công Lập, trường Nông Lâm Súc, trường Sư Phạm. Hỏa tiễn 122 ly rớt xuống đường Phan Châu Trinh, đường Tự Do, Bến Xe Cây Số 3. Có thể nói sáu mươi ngàn quân dân trong thành phố Ban Mê Thuột, mỗi người được hân hạnh lãnh một quả đại pháo của già Hồ tặng cho. Pháo rời rạc rồi dứt hẳn. Lính phòng thủ như cảnh sát, cảnh sát dã chiến, địa phương quân, sư đoàn 22, 23 và biệt động quân đều sẵn sàng. Lưỡi lê gắn trên đầu súng, tay lựu đạn tay M16, từ quan tới lính đều im lìm chờ. Sĩ quan từ trung tá, thiếu tá, tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng đều thủ M16 hay đôi khi còn kèm thêm M72. Ngay cả tướng Niệm và các sĩ quan tham mưu của ông đều trang bị lựu đạn và M16 để lỡ…

T54 xuất hiện nơi ngã ba đường. PT76 lừng lững tiến vào. Tiếng dây xích nghiến trên mặt đường nhựa khiến cho mọi người tưởng chừng như nó đang cán lên thân thể mình. Bộ đội lúc nhúc phía sau xe tăng.

– Nhắm cho kỹ nghe mấy em… Mỗi trái M72 là một chiếc tăng. Mỗi viên đạn là một tên bộ đội…

Đứng xỏng lưng thiếu tá Hào, tiểu đoàn trưởng căn dặn lính dù họ đã biết, đã nghe hàng chục lần. Năm mươi thước. Tiếng la ” hàng sống chống chết ” rền trong không khí khét nghẹt và trong khói súng mù mịt. Ba mươi thước. Đạn AK réo trong không khí. Đại liên 13 ly 8 cày thành đường dài trên mặt đường.

– Bắn…

Phát súng lệnh bắn ra. M72 vọt đi như tia lửa chạm vào chiếc T54. Ánh lửa nháng lên kèm theo tiếng nổ lùng bùng con ráy. M60, M16, 12 ly 7 nhịp đều đặn nhưng rất hiệu quả khiến cho lính ông Giáp không thể nào tiến lên được.

Ngồi trong hầm chỉ huy tướng Niệm theo dõi cuộc chiến qua báo cáo từ các trung đoàn trưởng. Lần tấn công thứ ba của địch đã bị chận đứng vì sức chiến đấu kiên cường và lòng hy sinh cao độ của các chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đoán chừng địch đã yếu thế và có thể rút lui sau hai ngày tấn công Ban Mê Thuột ông lập tức báo cáo cho bộ tư lệnh quân khu 2. Nhận được tin Ban Mê Thuột vẫn đứng vững thiếu tướng Hiếu ban lệnh phản công. Hai liên đoàn 31 và 32 biệt động quân tức tốc di chuyển lên hướng bắc nhằm ý định khóa cứng đường rút lui của địch. Trung đoàn 45 càn quét quận Thuần Mẫn để tiêu diệt các đơn vị của sư đoàn 320. Hai liên đoàn 21 và 25 chia nhau nhổ từng chốt của địch trên quốc lộ 14 để lấy đường tiến về Ban Mê Thuột. Liên đoàn 22 và 23 theo liên tỉnh lộ 681 di chuyển về thị xã. Cùng lúc đó tướng Niệm cho lệnh lực lượng tử thủ Ban Mê Thuột phản công. Sư đoàn 22 đi chính giữa. Liên đoàn 11 và 12 biệt động quân đi bên trái, liên đoàn 14 và 15 đi bên phải. Ba đơn vị với xe tăng yểm trợ đánh ào vào các vị trí của địch. Các đại đội trinh sát được lệnh dò tìm và triệt hạ bộ tư lệnh sư đoàn 316. Các đơn vị của sư đoàn 316, trung đoàn 95B, trung đoàn đặc công, trung đoàn pháo, trung đoàn tăng được lệnh rút lui vì chậm trễ sẽ bị lọt vào thế trận của vị tân tư lệnh quân khu 2. Bốn cánh quân đông, bắc, nam và tây bắc từ từ xiết chặt vòng vây chỉ chừa hướng tây nam cho địch rút lui. Toàn thể lực lượng tham dự trận chiến của địch rút về hướng Đức Lập để vượt biên giới sang khu an toàn. Tuy nhiên chúng không biết rút về hướng đó là lọt vào bẫy. Các phi cơ chiến đấu ở phi trường Cù Hanh, Phan Rang, Biên Hòa nhập cuộc chơi. Dân chúng ở Ban Mê Thuột nghe được tiếng phản lực cơ gầm rú, tiếng bom nổ ì ầm suốt ngày hôm đó cùng với lửa cháy đỏ rừng nơi hướng biên giới.

( CÒN TIẾP )