
Gần một năm nay tôi gần như không xem bất cứ tin tức gì về bên Việt Nam nói chung , Sài Gòn nói riêng . Hễ đọc được những tin sự thật theo kiểu có bao đứa nhỏ phải đu dây qua suối đi học . Hoặc những cái chết lãng nhách như mưa đường phố ngập .Nên bị nước cuốn trôi xuống cống . Hay vướng vào lô cốt giữa đường ngã xuống đường chấn thương sọ nảo thì tôi buồn . Còn như đọc những cái tin xạo kiểu mặc áo thụng soi gương vái chính mình thì tôi ghét . Bởi chúng qúa cách xa với những gì tôi tận mắt thấy .
Tôi cũng không gia tham gia chơi gì trên những tờ báo quen thuộc dù đó chỉ là những trang giải trí . Chuyên đưa tin về show ”siếc ” . Hay mấy ngôi sao tài năng thì có hạn mà khoe chảo khoe trái cây thì vô hạn . Hoặc những cái tựa đề câu khách kiểu ” Con Trương Ngọc Ánh lộ quần chíp ” . Ối trời , con bé lúc ấy chưa đầy năm tuổi . Vậy mà thiên hạ cũng không tha . Những nhà báo thiên taiiiiii thời nay là phải biết moi móc , kiếm tìm từ trong cái áo lót tới cái tã giấy như thế thì mới sống được .
Lúc trước thời trẻ trâu mới lớn . Lần nào về Việt Nam tôi cũng ở Sài Gòn nhiều hơn quê . Cầm năm ngàn USD trong tay coi như ăn chơi mát trời ông địa trong một tháng . Tối dung dăng , dung dẻ đi phòng trà nghe nhạc . Vô bar vô vũ trường nhảy nhót . Ăn khuya trên phố . Ngồi những quán cóc ngoài khu Bưu Điện hay trước nhà Đức Bà . Cái thú mà chẳng thể tìm được ở bất cứ nơi đâu .
Cách vài năm sau đó tôi về lại Sài gòn sống khoảng vài tháng . Do lúc đó tôi buồn vì một người mà tôi rất yêu qúy mất đi đột ngột . Tôi chọn công việc bán thời gian nhẹ nhàng về thời trang để giải khuây . Sống cùng một cô bạn bằng tuổi ở cùng quê đang là sinh viên trong một căn phòng trọ. Tuy khoảng thời gian ấy không dài nhưng đủ để tôi cảm nhận , yêu thích Sài gòn một cách đúng nghĩa .Đến nỗi tôi từng định sẽ ở hẳn lâu dài bên ấy .
Ngày đó ,Sài Gòn cũng có những tệ nạn này nọ . Nhưng so ra vẫn không bằng một góc nào của bây giờ . Tôi đi làm chỉ có mấy tiếng đồng hồ từ chiều tới tối thôi và bạn là người đưa đón tôi . Thông thường hai chúng tôi chẳng có về nhà liền đâu . Hai đứa ra bến Bạch Đằng ngó trời , ngó nước . Ăn khô mực nướng hoặc uống dừa lạnh . Có bữa hai đứa ghé vào lề đường ăn bò nước lá lốt . Những ngày cuối tuần thì chạy lòng vòng hóng hớt phố phường . Có khi mua bịch rau má rồi chạy tuốt ra công viên 23 -9 . Ngồi trên yên xe uống ngó thiên hạ đi qua , đi lại .
Tôi rất thích nhìn những cô gái Sài gòn bận váy ngồi một bên ngồi phía sau yên xe . Trông xinh xinh , hay hay làm sao ấy . Nhưng tới chừng tôi ngồi rồi tôi mới biết nó gian nan thì thôi đi . Nó cứ chênh vênh mất căn bằng . Những lúc phố đông tôi phải ôm chặt cô bạn mình . Trong bụng cứ lo cô ấy lạng lách , chen lấn kiểu này có ngày tôi bị văng xuống đất mà cô ấy chả hay .
Một lần từ bến Bạch Đằng trở về nhà và chỗ ngay hàng cây xanh . Hai đứa lo tía lia bà tám . Một anh con trai nhá đèn xin đường để quẹo vô hẻm nhưng bạn tôi không thấy kịp . Anh đó quẹo gấp nữa làm hai chiếc xe va quẹt ngã ào ra đường . Ba người bị trầy xước hết . Anh con trai ấy tuy nhăn nhó và có vẻ bực mình nhưng không nở trách . Lỗi do chúng tôi nên hai đứa xin bồi thường cái bửng xe của anh bị bể khi ngã . Lúc đầu anh nói không sao , nói một hồi rồi cũng đồng ý . Cứ ngỡ thoáng qua vậy mà khi thay xong bửng xe thì anh trở thành bạn của hai đứa . Thêm chút thời gian thì thành thân . Tới ngày hôm nay anh đã trở thành chồng của cô bạn ấy rồi . Họ bây giờ đã làm cha , làm mẹ của hai nhóc tì rất ư dễ thương .
Những năm gần đây . Mỗi một năm tôi về Việt Nam khoảng một hai lần .Nhưng càng ngày tôi càng ít ghé Sài Gòn . Không bao giờ tôi ở qúa hai ngày . Dù anh chị , bạn bè tôi nhiều lần giận hờn về chuyện ấy . Tôi cũng không kể chuyện gì về Sài gòn như hồi xưa . Ngược lại khi nghe anh chị tôi muốn về tôi cản ngay bằng cái câu ” Sài Gòn có gì vui , có gì chơi đâu mà về ”
Tôi có nhiều anh chị họ và họ rất thương yêu tôi . Họ khá thành công trong cuộc sống , sinh sống rải rác ở những quận khác nhau . Đầu tiên tôi ở nhà anh Hậu ngay mặt tiền đường Dương Tử Giang . Bởi đi đâu cũng dễ dàng và do tôi thích ăn đồ người Hoa nấu . Nhưng sau đó tôi nhanh chóng xách giỏ bỏ chạy . Vì khuya nào cũng có những thằng dở hơi học bơi nẹt pô xe gầm gú ngoài đường . Vì tưng tửng hoặc đôi khi là mới ăn hàng được cái giỏ xách hay sợi dây chuyền của một ai đó . Chưa nói là tôi đi đâu cũng phải có người đi kèm theo kiểu hộ tống . Khổ thế đấy , tôi một mình đi qua cả chục quốc gia . Cách biệt ngôn ngữ , phức tạp này nọ mà không sao . Nhưng lại không dám đi bụi một mình ở cái nơi có cùng ngôn ngữ . Bởi tôi sẽ bị ăn bánh ” vẽ ” và ” chém ” chết , chém từ chuyện đi tacxi tới ăn uống , vui chơi giải trí . Do cái bản mặt ngơ ngác như bò đeo nơ của mình .
Tôi còn phải thuộc lòng một lô kinh nghiệm . Không được xách giỏ , bóp . Dù là bé xíu nằm gọn trong lòng bàn tay và không có đồng bạc nào trong đó . Không được đeo bất cứ món tòn teng nào trên người dù giá trị nó chẳng là bao . Cái lắc đeo dưới chân cũng không được nốt . Bởi bọn xấu theo chủ trương giật triệt để , giật toàn bộ , giật lầm hơn tha lầm . Đi đám cưới tới nhà hàng đeo dây chuyền vô , ra khỏi nhà hàng lột ra . Bóp chanel hả , bỏ vô túi nhựa đi cưng . Loại túi nhựa đen xì bên đây dùng để bỏ rác ấy . Để tránh bị để ý , nhìn ngó và theo dõi . Tôi là đứa điệu từ trong bụng mẹ điệu ra . Thành ra cứ nghĩ tới cảnh bận váy gucci mà xách giỏ đệm là tôi hết muốn ăn diện . Về tới nhà là anh chị đưa ngay cái điện thoại loại cũ để dùng . Thay cho cái điện thoại xinh xinh be bé mà tôi thường cầm trên tay . Cái điện thoại của anh chị đưa . Cho con mèo mí mì gặm đở buồn răng , buồn mỏ thì chắc nó cũng không thèm .
Tôi có bằng lái quốc tế và thuộc hàng tay lái lụa . Ở tuổi mới lớn dở dở ương ương , máu nóng đầy mình . Tôi đã từng lén lấy xe của Dad đi đua tay đôi với một thằng mắc dịch kia. Với lý do nó dám kỳ thị chủng tộc với tôi . Một thời những xa lộ không giới hạn của Đức là giấc mơ trong tôi . Vậy mà về Sài Gòn ngồi trong xe anh chị chở mà trái tim tôi nó rớt xuống tới mắc cá . Nói gì tới chuyện chạy , chưa nói nhỡ bị ” giang hồ ” kè theo bẻ cái kiếng thì không biết làm sao . Giữa phố đông kiểu đó xe không có kiếng thì coi như là bó chiếu luôn chớ đừng nói bó tay , bó cẳng .
Thế là tôi qua nhà chị Liên ở . Nhà chị nằm trong hẻm lớn hướng ra đại lộ 3 tháng 2 . Xem như không ồn ào , này nọ như bên kia . Nhưng ngay ngày đầu là tôi đã thở không ra hơi vì phải ru rú suốt trong phòng . Nói thiệt chớ tôi cứ tưởng mình đang ở tù không hà . Phía trên ban công gai kẽm rào chằng chịt . Miễn chai cắm dọc bờ tường . Không rào cũng không dám ra đó mà hóng gió . Ra đó có nước hứng bụi và hơi nóng thoát ra từ những cái máy điều hòa đang hoạt động . Còn bông hoa hả , quên đi . Toàn phân của đám mèo hoang ị bậy . Nhà hai ba lớp cửa , khoá cả chục ổ khóa . Cầm cái xâu chìa khóa là tôi thấy hãi rồi nói chi học thuộc chìa nào mở chỗ nào . Nửa đêm đói bụng thèm hủ tiếu cũng không dám mở cửa ra quán đầu phố ăn . Nói chính xác hơn không biết cách mở . Gọi anh chị thì ngại . Phải mở cửa sổ ra kêu mì gõ . Sau đó thò cái dĩa ra ngoài song sắt cho cô bé bán mì gõ đổ vào đó . Vì cái tô đưa qua không lọt . Thiệt y chang cảnh ở tù mà mấy cuốn phim hay chiếu .
Bữa đó , tôi lên cơn tôi già ” chiện ” bất tử . Đóng cửa sổ lại và ngồi ăn một mình buồn .Nên tôi cho cô bé bưng mì hết số tiền phải thối lại và kêu em đứng chờ tôi ăn hết hả đi . Hỏi em vu vơ đôi ba câu như ở đâu , đi làm chủ trả bao nhiêu một tháng . Để rồi tôi nghe đắng ngắt trong lòng khi em nói con số . Không chua xót làm sao được . Số tiền ấy không bằng một bữa ăn tối trong nhà hàng sang trọng . Nào đã hết đâu em chỉ cơm ngày hai bữa vậy thôi . Tiền lương được đưa thẳng về quê giúp cha mẹ . Tôi biết nhiều người sẽ bảo ” coi chừng bị gạt ” vì cái tuồng đó diễn thường xuyên . Nhưng tôi tin em , tin qua cái cách lắc đầu . Không chịu lấy tờ giấy bạc mà tôi vừa móc thêm trong bóp ra . Em đi rồi mà tôi còn ngậm ngùi dõi theo . Tôi thấy sợ , sợ những nguy hiểm đang chực chờ trong góc hẻm tối . Cái đói vốn là đáng sợ nhưng những tội ác rập rình đâu đó cũng đâu kém phần khủng khiếp . Tôi không nghĩ xa sao được khi báo chí đưa tin ngày một nhiều những vụ xâm phạm trẻ em .
Vậy là tôi cáo từ chị xách giỏ chạy lên Gò Vấp ở với người chị họ khác . Khu chị tôi ở có cái tên là Làng Hoa gần chợ Hạnh Thông Tây . Ngày xưa ở nơi này trồng hoa và rau cải . Tháng năm thay đổi nhiều thứ , đất trồng hoa được chị tôi cất thành một dãy nhà trọ để cho thuê . Ở đây xem như yên ổn hơn so với hai chỗ kia . Nhưng ngay đêm hôm sau thôi . Từ cánh cửa sổ trong phòng trên lầu của mình nhìn thẳng xuống góc tường bít bùng phía sau của ngôi nhà . Tiếp giáp với một ngõ nhỏ khác . Tôi thấy nhiều tiếng xe tới đó thì ngừng lại . Từng đôi trên xe bước xuống . Nam nữ cũng có nam với nam cũng có . Họ dựng xe ở đó đập đập vô gân tay và rút cái kim tiêm ra tiêm trực tiếp vô . Kế tiếp thì ngồi dựa vô tường đờ đẫn . Đứa nào không chích thì hút , đã cơn thì rồ xe phóng đi .
Những người trong bọn họ toàn ăn bận đẹp và còn trẻ . Không phải đám xì kê vật vã dơ dáy đâu . Tôi hỏi chị thì mới biết họ đi ra từ những nơi ăn chơi ở quận lân cận . Toàn cậu ấm , cô chiêu . Chị bảo trước đây từng có một đứa bị chết vì sốc thuốc . Cũng như có đứa đang phê thuốc nên trở thành đồ chơi chung của đám bạn . Công an có tới càn quét , giăng đèn cho sáng lên . Dân phòng đi tuần này nọ . Nhưng đâu cũng vào đấy . Bóng đèn bị chúng chọi đá cho bể . Dân phòng bị chúng dọa đâm kim tiêm dính máu . Sở dĩ chúng chọn nơi đó vì gần như không ai dám đi ngang ban đêm . Dân tình thì sợ trả thù làm phiền nên đành theo kiểu ” sống chung với lũ ” không dám nói gì chúng cho yên thân .
Đứng trong bóng tối tôi lặng thầm nhìn họ qua khung cửa sổ trên cao . Tôi thấy tiếc cho cái gọi tuổi trẻ , thấy xót khi họ hoang phí thanh xuân . Thứ thanh xuân mà chẳng có bạc tiền nào mua được . Nhìn những gương mặt non chẹt đầy phấn sáp đang nôn thốc nôn tháo do sốc thuốc . Những cây kim tiêm cắm phập vào những cánh tay được gọi là của phái mạnh ấy . Tôi chợt biết cái gì gọi là băng hoại của xã hội .
Sau đó , đúng ra tôi định đi qua tuốt bên Tân Bình ở nhà một người chị khác . Hồi trước tôi từng ở , thấy cũng rất tốt rộng rãi và yên tịnh . Vậy mà lần này …chưa tới nhà đã có một tên kè xe theo hỏi ” Đi hông em ? ” Trong khi tôi còn chưa hiểu hắn muốn nói cái gì thì ông anh họ đã nổi máu cộc lên . Quăng vô mặt hắn một đống cái tên … dành cho việc duy trì nòi giống . Cùng cái nắm tay dứ dứ hắn mới chịu cười nham nhở bỏ đi . Anh bảo ,đoạn đường đó bây giờ thành đoạn đường ” sung sướng ” . Ở đó luôn có những cô gái bận áo hai dây vẫy tay nhờ giúp đỡ . Những người họ đa số là dân tứ xứ ở quê . Giá cả thuộc hàng bình dân . Thỏa thuận xong thì cứ kéo nhau vô mấy cái bụi cây bên vệ đường . Vừa mát vừa khỏi tốn thêm khoản thuê phòng này nọ .Con đường nằm giáp ranh với quận khác . Hễ bên này càn quét thì họ chạy qua mé bên kia là xong . Thành thử ra chợ tình ấy tồn tại đã mấy năm rồi .
Những cô gái mới hoặc trẻ đẹp hơn thường được bọn ma cô chở trên xe . Chạy chầm chậm trên đường để tiếp thị hàng hóa . Vì khi nãy tôi đòi anh ” chạy chầm chậm cho em nhìn phong cảnh ” nên mới xảy ra cớ sợ . Nghe thế thì tôi rụng rời hồn vía . Ấy vậy mà trước khi qua đây tôi còn định tối tối sẽ kêu chị dâu chở đi hóng mát ăn vặt này nọ . Cuối cùng để cho yên tôi xách giỏ đi thẳng một mạch lên Bình Dương ở nhà Thảo – cô bạn rất thân của mình cho nó lành .
Cách mấy tuần trước lại xảy ra thêm một chuyện . Người dì họ hàng xa của tôi gọi điện thoại cho tôi nói chuyện những hàng cây bị đốn . Dì họ của tôi tính tình tươi trẻ cởi mở dù đã ở cái tuổi sắp lên hàng sáu . Dì cũng chữ nghĩa thơ văn thuộc nhóm Sài gòn gốc lúc trước .Dì kể tôi nghe trong cái giọng thỉnh thoảng bị nghẹn đi vì xúc động . Những ký ức vui buồn nhưng quan trọng hơn là chuyện tình đầu của dì .
Dì kể hồi đó dì đi học ngang con đường đó . Trời xui thể nào mà dì gặp một ông . Giống như hàng ngàn cuộc gặp kiểu nàng thì vô tình còn chàng cố ý . Người đàn ông ấy là dân nhà binh sĩ quan . Dì bảo nhìn ông ấy lầm lì trong rất dễ sợ nên thấy bóng là dì trốn cho lẹ . Vậy mà không biết lý do gì một ngày dì đâm ra thương người ta .Cũng như bao cuộc tình nhuốm màu lãng mạn như câu hát ” Ôi những đêm thật dài hồn nghe thương nhớ ai ” . Dì bảo người ta thấy vậy mà hiền lắm , thương dì lắm . Hò hẹn được đôi ba lần theo kiểu rụt rè mới lớn của dì . Người ta đã bảo người ta muốn cưới dì . Người ta bảo để ý dì lâu lắm rồi . Dì dùng dằng không chịu , mới quen không lâu biết thế nào mà chịu . Thêm vào chuyện má dì ghét những người trận mạc . Do ngày xưa ba dì chết vì một viên đạn lạc .Bà chỉ muốn gả con cho những người học thức có địa vị trong xã hội mà thôi . Nên dì kêu chờ thêm một thời gian nữa .
Kế tiếp chiến trận khốc liệt , gây cấn gì đó . Người đàn ông ấy phải ở suốt ngoài chiến trường rồi tháng tư 1975 ào tới . Cả gia đình dì vội vã di tản như bao người . Sang đảo , sang Mỹ rồi bặt tin nhau từ đó . Dì bảo ngày xưa do mới quen không lâu lại ỷ y nên dì không hỏi nhiều về quê quán . Hay những chi tiết liên quan đời binh nghiệp của người ta . Nên dù dì cố hỏi thăm bằng những cách có thể vẫn không được . Dì không biết người ta còn sống hay đã chết . Ra nước ngoài như dì hay còn ở Việt Nam . Rồi dì cũng phải lấy chồng , chồng dì rất tốt thương yêu dì hết mực . Tuy vậy nhiều đêm dì vẫn khóc thầm khi hay tin chuyện những người sĩ quan ngày cũ bị đưa đi cải tạo . Nỗi lo lắng sợ hãi khiến dì cứ tự ám ảnh trong đó có người ta ngày xưa của dì . Đến nỗi dì ăn ngủ không yên rơi vào trầm cảm trong một thời gian . Tới tận bây giờ dì vẫn chưa quên . Trong trái tim vẫn có một góc dành cho người ta .
Trong suốt câu chuyện ngày cũ của dì đều liên quan tới những hàng cây . Từ đi học ngang , hẹn hò . Khổ nỗi dì dùng toàn những tên gọi ngày xưa nên tôi nghe cứ như vịt nghe sấm . Biết cái chết liền . Rãnh rổi sinh nông nổi nên tôi định đem những gì dì kể viết thành truyện ngắn . Vậy là tôi giở bản đồ ngày cũ ra so sánh xem những con đường dì nói thời bây giờ nó mang tên gì . Sau đó lên mạng xem tất cả những tin tức về chuyện cây cỏ bị đốn để lấy cảm xúc , hình dung . Ban đầu tôi cứ tưởng đốn vài ba cây . Tôi còn tự nhủ đốn bớt cũng tốt đở nguy hiểm vào mùa mưa . Chừng đọc xong rồi tới phiên tôi tá hỏa khi thấy hình ảnh chúng bị xẻ thịt nằm lăn lóc . Cũng như theo dự án sẽ còn đốn tiếp sang 2015 .Không phải một con đường như tôi tưởng cũng không phải vài cây mà là gần 400 cây . Chưa hết trong số ấy có hàng cây nằm trên con đường dẫn ra bến Bạch Đằng . Nơi mà ngày xưa lúc về Việt Nam sống tạm . Những khi đi làm tôi điều đi trên con đường đó . Tôi còn nhớ rõ những hàng quán vỉa hè dưới hàng cây ấy . Tôi lật đật gọi về cho cô bạn ngày cũ để hỏi thêm . Nghe bạn xác định và nhắc về đôi ba chuyện ngày trước . Tôi càng biết chắc không có sự nhầm lẫn như tôi hy vọng .
Cúp điện thoại rồi tôi ngồi buồn trơ buồn trất nguyên cả buổi chiều . Buồn như thể mình vừa lỗi hẹn , phụ bạc với ai vậy đó . Giận mình vô tâm thành ra vô tình . Giống như nghe tin người yêu cũ đi lấy vợ . Hết thương người ta rồi chúc người ta hạnh phúc nhưng buồn vẫn buồn . Giờ tôi mới hiểu hết cảm giác của người dì của mình . Thấy người ta đổ máu thì không gì chớ tới mình bị dứt tay là la làng liền . Có những thứ kỷ niệm bình thường thì nhỏ nhoi . Khi mất đi mới biết là nó lớn lao . Những ký ức như mây khói lơ đãng . Nhưng nhờ có thứ mây khói ấy thì tâm hồn mới không khô cằn sỏi đá . Bởi chúng tạo ra cơn mưa cảm xúc . Trước đó tôi chê ỏng chê eo Sài Gòn này nọ em chả thèm . Vậy mà khi nghe tin ” người tình ” ấy có chuyện thì xốn xang , lo lắng không yên . Tôi không phải dân Sài Gòn cũng không sống ở đấy bao nhiêu lâu mà tôi còn như thế . Nói chi những người từng gắn bó với chúng ngần ấy năm .
Tôi biết chứ sẽ rất khập khễnh nếu tôi so sánh Sài gòn với một nước nào khác lân cận . Giống như nơi ba má tôi đang ở hiện tại . Môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ngay cả giăng cái võng trên thân cây ngoài biển cũng không được phép . Phải dùng cái giá võng mang theo . Bởi nhân viên môi trường họ cho là đong đưa võng khiến cây ảnh hưởng bộ rễ . Mặc dù cái tướng tôi chưa tới năm chục ký . Còn cái cây đó ôm không hết một vòng tay .
Chi cho xa xôi , Campuchia thôi cũng có một hàng cây để cho người ta tới tham quan luôn được quét sạch bóng . Đôi lúc tôi thấy nhiều nơi họ qúy trọng cái cũ thậm chí dùng cái cũ làm nét thu hút du lịch . Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường thấy cái cảnh một đám người lố nhố . Đổ xô đứng chụp ảnh hay ngắm nghía những bức tường rêu phong đổ nát như ngắm ngọc ngà kim cương .Chỉ bởi nơi đó gắn liền với một cái gì đó thuộc về kỷ niệm . Còn Sài gòn tôi thấy người ta cứ thích đập mấy chùa miễu hay dạng nhà xưa để xây dựng những cái theo kiến trúc hiện đại . Nhưng mà nói thiệt nghe nhiều lúc nhìn không biết nó thuộc trường phái nào . Mặc dù tôi làm về kiến trúc . Khi mà cái đầu thì rồng bay phượng múa như bên tàu . Cái đuôi thì khối vuông như châu Mỹ nhưng chính giữa chơi kiểu như châu Âu ấy . Còn cái sân theo kiểu hoang dã châu phi . Nhiều lúc thiệt tình là nể ghê nơi cái óc sáng tạo kiểu đó .
Cũng như chuyện hàng cây , tôi buồn thì nói đôi ba câu trách móc vu vơ cho đã cái miệng . Viết đôi ba chữ nhăng nhít cho đã nỗi bực mình hờn mát trong lòng . Ngoài ra tôi còn dám làm gì chớ . Làm gì có chuyện dân đen xem vào chuyện làng , chuyện nước . Làm gì có chuyện trưng cầu ý kiến kiểu như nơi tôi đang sống . Ôi , ý kiến ý cò chi cho mệt . Khi mà người ta vỗ tay rào rào tán dương nhiệt liệt ở những hội nghị . Như thể là thành qủa rực rỡ đang diễn ra trước mất . Nên tôi nói theo cái kiểu ngang ngược rằng ngoài ba chữ Vietnamese thì tôi còn dính gì tới đất nước cong cong ấy nữa đâu . Chuyện của nhà người ta . Thích thì ghé , không thì đừng tới vậy thôi . Mình giờ là khách phải nhập gia tùy tục . Nghĩ chi nhiều cho nhọc óc .
Rồi tôi lại loay hoay an ủi chính tôi . Tất cả vì tương lai con em chúng ta . Hy sinh đời ông nội để cũng cố đời cháu . Bởi trong những cái câu ấy có số tuổi bằng ông nội chớ không phải cha nữa . Để phát triển cho bằng anh bằng chị phải chịu khó hy sinh mông má , nâng cấp này nọ . Giống như cái kiểu mấy chị muốn thêm nữ tính thì đưa cho thẩm mỹ viện hai ngàn . Nó ”dộng ” cho hai bịch nước muối vô trước ngực . Sau đó đi ra đường toàn cắm đầu xuống đất bởi nặng qúa . Đâu có ngước lên mà nhìn đời được như người ta .
Hẳn là có người sẽ bảo tôi xuyên tạc hoặc qúa bi quan . Chưởi tôi thì tôi chịu . Tôi không còn tin tưởng về chuyện xây dựng những công trình công cộng bên đó nữa rồi . Cầu sập ngay sau khi khánh thành không lâu . Lộ nhựa làm xong vài tháng trở thành trung tâm mua bán ổ gà , ổ voi . Đường cao tốc khúc lòi , khúc lở . Hổng lẽ mấy ông kỷ sư cầu đường và kiến trúc sư ăn học đầy mình đó bị đui . Không nhìn ra xi măng non không đủ độ kết dính . Không phân biệt được sắt loại mấy số mấy . Không tính ra được lực tác động lên . Số nguyên liệu đó đi đâu , về đâu thiết nghĩ tôi không nói mọi người cũng biết rõ . Không đếm hết được bao tai nạn lao động xảy ra trên những công trình ấy. Nhiều vụ chấn động một thời chớ nào phải nhỏ nhoi gì đâu .Cái đáng trách là không phải do sát xuất bất khả kháng mà ra . Ở Việt Nam chưa có văn hóa từ chức .Nên người ta chỉ cần hứa sẽ rút kinh nghiệm , hứa sửa chữa . Hứa và hứa … làm hay không đố cha đứa nào dám thắc mắc . Đơn giản hơn là đổ hết lên đầu thằng chủ đầu tư là xong .
Mai này đây ” người tình ” Sài Gòn của tôi sẽ lịch lãm hẳn ra với phong cách thời trang mới . Hay là đẹp theo cái kiểu bận tà lỏn đeo dây nịt Hermes đây . Thôi dù sao thì ” người tình ” ấy bây giờ cũng là chồng người ta . Xấu đẹp gì thây kệ đi không liên quan tới mình .Tốt xấu gì cũng được miễn những công trình ấy giúp ích cho người dân . Bớt được phần nào vất vả trong giao thông đi đứng thì được rồi . Hy vọng không phải chịu thêm một vết nứt nữa về lòng tin như vụ hầm Thủ Thiêm . Cũng như sẽ không có thêm một công trình bị bỏ chỏng chơ hoặc ”chết yểu ” nhưng nhiều công trình đã và từng trước đây .
Tôi có người bạn tên Nguyên sống ở Đức . Tôi rất qúy người bạn này dù chúng tôi thuộc hai thế hệ khác nhau . Năm nào Nguyên cũng về Sài gòn vào dịp hè . Sau đó một mình , một xe rong ruỗi khắp nơi . Nguyên biết rất nhiều nơi bán đồ ăn cũng như thức ăn ngon . Chớ không lơ ngơ như tôi . Hồi trước , chúng tôi từng nói có dịp sẽ đi xe gắn máy khắp mọi ngóc ngách trong Sài Gòn . Nhưng hai năm trời vẫn chưa làm được điều nho nhoi đó . Đang định năm sau sẽ thực hiện vậy mà ….
Bây giờ cứ hình dung đội cái nón như nồi cơm điện trên đầu . Thoa kem chống nắng tứ phía . Bận quần bò , áo khoát dầy . Chân mang vớ , đeo găng tay . Khẩu trang , kính râm và khăn choàng cổ . Nói chung che bít bùng , trang bị như lính đặc nhiệm . Sau đó đi giữa cái nắng chang chang gần bốn chục độ ở Sài Gòn thì tôi muốn chết xỉu liền . Nào phải điệu đâu . Không che , nắng nó làm da phồng rộp lột từng mảnh , khô rát rất khó chịu . Ý là che vậy đó nghe mà chỉ cần về bên đó ba ngày tôi. Chẳng những da nâu hơn quy định . Nó còn đen thui như con heo mọi mà mẹ tôi hay nuôi ở quê hồi xưa . Lắm khi bạn bè vẫn hay quở mém nhìn không ra tôi .
Cái cảnh ngồi sau lưng cô bạn như hồi xưa . Xõa tóc lấp lửng , lướt trên giữa những con đường râm mát vào xế chiều. Chạng vạng lúc tối , khi ánh đèn vàng chiếu qua tán lá . Nhìn mấy cái lá nho nhỏ vương lên tóc lên quần áo , lên cả cái giỏ xe coi như không bao giờ còn nữa rồi . Lại thêm một thứ được xếp vào kỷ niệm . Hồi nhỏ nghe người ta hay bảo người già sống thường cho ký ức . Không tin , không hiểu gì đâu . Bây giờ thì bắt đầu cảm nhận được rồi . Ây da , chắc là sắp già tới nơi .
Sài Gòn một thời , đã xa rồi còn đâu …
Song Nhi
Noi dung thi kha hay, nhung viet van kieu nay ma dang “bao” thi….van chuong VN cung tro thanh Sai Gon duoi mat cua Song Nhi!!!
Toi thich trang mang cua Chu Sa Lan vi dong van gian di mien Nam, cam giac di ve mien que rat nhe nhang de thuong. Song Nhi tuy khong dien luyen nhu CSL, nhung doc tam cung OK du co rat nhieu loi chinh ta, cham phet trat tum lum. Bai nay thi …hoan toan that vong, nhieu loi qua khong biet phai bat dau tu cho nao, chi biet cho nao cung khong on. Viet cau tha la khong ton trong nguoi doc, dong van cach viet khong dung voi cai style cua bai viet. Luc Bac luc Nam lai cang tum lum.
Chào bác nguoi đoc CSL
Cháu cám ơn bác đã đọc và góp ý .Tại cháu không được học tiếng việt nhiều .Cháu chưa học xong cấp một bên Việt Nam . Nên khi viết bị sai về mặt ngữ pháp và câu cú . Dạ , cháu sẽ cố gắng thêm ạ .
Nếu viết sai câu cú chấm phết tùm lum là không tôn trọng người đọc . Vậy một người Việt rành ngữ pháp như bác . Có thể chỉ ra được cái sai của người khác như bác .Cớ gì mà viết tiếng Việt không bỏ nổi cái dấu . Này gọi là gì vậy bác ? Tôn trọng chăng ? Đây là Tiếng Việt gương mẫu , thuần túy của một người Việt giỏi tiếng việt như bác ư ?
Một lần nữa cháu cám ơn bác đã dành thời gian qúy báu để ”phản hồi ” . Nhưng cháu sẽ cám ơn hơn nếu bác chỉ đọc những gì bác chu sa lan viết . Đừng ghé mắt vào bất cứ cái gì cháu viết . Tránh để bác phải thất vọng thêm .
Cháu là một kẻ rất thích học hỏi nhưng không có nghĩa ai cũng đủ tư cách để dạy cháu . Nhất là một kẻ chê trách người khác cẩu thả . Trong khi bản thân mình viết không xong một đoạn tiếng việt nghiêm túc .
Nếu cháu nhớ không lầm chữ ” style và OK ” đó không phải tiếng việt phải không bác . Nó cũng không phải là tên thương hiệu hay danh từ riêng mà phải viết nguyên văn .Công nhận tiếng việt bác rất … rất là ” thuần chủng ”. Lên án người khác lai căng mà chính bản thân mình lại nửa Anh nửa Việt . Chánh gốc của bác đấy ư ? Đừng nói với cháu là ngày xưa thầy cô giáo dạy bác viết như ở trên nhe . Hay là một dạng biến tấu từ những người gìn giữ ngữ pháp như bác .
” …Song Nhi tuy khong dien luyen nhu CSL…” dien luyen là chữ gì vậy bác có phải ý bác là ” điêu luyện ” không ? Công nhận về mặt chính tả bác đúng là giỏi hơn cháu . Cháu viết nguyên bài dài nhằng nó bị sai thì bác góp ý . Còn bác viết một đoản khúc mà cũng ” đúng ” hết biết luôn .
Trước khi lên tiếng chỉ trích ai đó sai phạm . Làm ơn, nhìn lại xem mình đã đúng , đã tử tế chưa . Đừng chỉ lo tập trung lên án người khác mà quên mất cái đuôi sai phạm của mình bày ra đó . Chỉ vậy thôi …
Đúng ra cháu đã xóa đi ” phản hồi ” của bác . Bởi trong phạm vi bài viết của cháu . Cháu không chấp nhận những phản hồi Tiếng Việt ” gương mẫu ”như cái kiểu của bác . . Nhưng vì bác không để email đính kèm theo phản hồi . Nên cháu viết ra đây
Chúc bác một ngày tốt lành và an vui
Trân Trọng
Song Nhi
Phải công nhận cô Song Nhi chưa học hết cấp một bên Viêt Nam và sinh trưỡng ở Mỹ mà viết được như thế là hay lắm rồi. Nhiều khi tôi đọc bài viết chỉ chú trọng về ý chứ không quan tâm nhiều về lối hành văn hay cách viết. Nói đúng hơn, tôi thích hồn hơn cái hình.
Ước chi mấy đứa con của tôi viết được chữ Việt như cô Song Nhi. Tụi nó chỉ nói và nghe thôi chứ không viết được.
Cảm ơn Song Nhi rất nhiều đã đóng góp cho kho tàng văn hóa hải ngoại.
TCB
Cám ơn bác đã động viên , an ủi cháu . Để cháu vững tin mà viết tiếp cho tốt hơn . Vì những lý do bất khả kháng . Cháu bên này không sống cùng người Việt .Cũng không qua lại gì dính tới người Việt .Cháu sẽ cố gắng học thêm nữa .
Chúc bác một ngày tốt lành nhiều may mắn
Song Nhi