Có hai thứ làm cho anh Tư ế vợ. Đầu tiên là tuổi tác. Anh Tư tuổi tỵ. Vào những năm của hậu bán thế kỷ 18, tiền bán thế kỷ 19, làng Châu Bình vẫn còn là vùng rừng rú hoang vu mà thú dữ nhiều hơn người ta. Trong số hoang thú rắn đứng đầu. Trên bờ thời hổ đất, hổ mang, hổ lửa và mai gầm. Dưới nước có đẻn cườm mà nọc độc không thua gì hổ mang. Còn trên cây lại có rắn lục và hổ mây. Thứ rắn hổ này hung dữ tới độ rượt theo người để cắn. Đôi khi rắn ở trong nhà của người như trường hợp những con rắn rồng. Nếu chịu khó ngồi mà đếm thời người bị rắn cắn chết nhiều hơn bị sấu ăn thịt hay cọp nít. Vì vậy mà dân làng hổng có ai ưa rắn. Phải nói là họ kỵ rắn thời đúng hơn. Kỵ rắn chưa đủ họ còn kỵ luôn những người tuổi con rắn nữa. Đã sinh nhằm tuổi kỵ, anh Tư còn mang một cái tên xấu nữa.
Đang đứng xay bột ngoài sân, thím Năm Rượu lên tiếng hỏi khi thấy Tư Cạy xăm xăm đi tới gần.
– Thằng Tư mày bữa nay dìa sớm hả?
Đặt cái phảng và cù nèo dựa vào cây cột kế bên cái cối xay, Tư Cạy tươi cười trả lời.
– Dạ tại bữa nay cuối tháng nên tui dìa sớm đặng ghé thím năm…
– Mày ghé nhà tao chi dậy?
Gãi gãi đầu Tư Cạy ấp úng.
– Dạ tui kiếm thím năm để lãnh gạo. Hồi sáng này còn hai lon gạo tui vét hết rồi…
Dừng tay xay bột thím Năm nghĩ thầm.
– Thằng này già cái đầu mà chửa vợ. Hay là mình tìm cách dụ cho nó lấy con Bốn…
Nghĩ thời nghĩ như vậy song thím không nói ra mà để tâm dò ý tứ của Tư Cạy.
– Vậy hả… Để tao kêu con Bốn ra đong gạo cho mày… Mày bao nhiêu tuổi rồi Cạy?
Tư Cạy lại gãi gãi cái đầu tóc chơm bơm. Anh có vẻ ngường ngượng khi nói chuyện với thím Năm Rượu.
– Dạ hai mươi bốn…
– Dậy à… Mà sao mày chửa có vợ dậy Cạy?
– Đâu có ai thèm lấy tui thím năm… Mấy đứa tuổi của tui thời lấy chồng hết trơn hết trọi. Còn mấy đứa nhỏ hơn thì tụi nó chê tui già… Còn đám người lớn thì…
Nói tới đó Tư Cạy nín ngang. Thím Năm cười chúm chiếm.
– Mày muốn gì nói đại đi chứ tự dưng nín ngang dậy mậy…
– Dạ… Tui nói đám người lớn là mấy người như thím. Họ chê tui con nít…
Thím Năm Rượu bật cười. Liếc nhanh Tư Cạy, thím nghĩ thầm.
– Thằng này coi bộ vó cũng chịu khó mần ăn… Có nó trong nhà cũng đỡ tay đỡ chân…
Chúm chiếm cười thím quay vào trong nói lớn.
Nói xong thím năm quay lại Tư Cạy.
– Mày vào trong phụ với con Bốn đong gạo đi… Có hai đứa đong lẹ hơn… Mày muốn cá mắm gì nói luôn để con Bốn lấy cho…
Hơi ngần ngừ giây lát rồi cuối cùng Tư Cạy lên tiếng.
– Con Bốn ở trong nhà sau hả thím năm?
Cười chúm chiếm thím năm gật đầu.
– Ừa… Nó đang giặt đồ ở trỏng… Mày dô đại đi còn đứng xớ rớ làm gì… Bộ con Bốn nó ăn thịt ăn thà mày sao mà mày sợ…
Nuốt nước miếng lần nữa Tư Cạy tằng hắng tiếng nhỏ cố ý cho con Bốn biết có người đang ở sau lưng của nó. Tuy nhiên con Bốn vẫn tỉnh bơ. Không biết vô tình hay cố ý mà nó còn lúc lắc cái mông tròn vo và láng o làm cho Tư Cạy thiếu điều muốn nổ con ngươi hay lọt tròng ra ngoài. Tư Cạy tằng hắng tiếng nữa và tiếng tằng hắng này lại lớn hơn. Vẫn chổng cái mông khêu gợi con Bốn lên tiếng.
– Anh Tư hả anh Tư… Anh chờ em một chút xíu nghen… Em giặt xong cái quần rồi em sẽ đong gạo cho anh…
Trong tình cảnh này bảo Tư Cạy chờ trăm năm, đợi ngàn năm, anh ta cũng vui lòng. Anh thấy vui vui vì tiếng em của con Bốn. Bình thường con Bốn vẫn hay xưng em vì tuổi của nó đáng em út của anh. Nhưng hôm nay tiếng em của con Bốn nghe ngọt ngào làm sao. Nó ngọt hơn nước rể tranh nấu với đường mía lau, uống vào mát ruột mát gan. Bên tai nghe tiếng em, mắt nhìn chăm bẳm vào cái thế chổng mông, Tư Cạy thấy con Bốn hôm nay đẹp vô cùng, dù anh biết nó vốn mặt rỗ và mắt lé. Dốt đặt cán mai nên Tư Cạy chỉ nghĩ một cách sơ sài và giản dị về cái đẹp của phụ nữ. Đối với anh hể đứa con gái nào đẹp là nó phải làm cho anh thích nhìn và nhìn lâu. Mà hể nhìn lâu là anh đâm ra hồi hộp và đầu óc rối tung lên. Con Bốn có đủ các đặc điểm này.
– Anh Tư…
Đang mơ màng chuyện đâu đâu, Tư Cạy giật mình khi nghe con Bốn hỏi. Ngước lên anh thấy cả một sự sáng trưng. Vài giọt mồ hôi hay là nước sông đọng trên làn da bánh mật. Đôi mắt ngược chiều của con Bốn đang nhìn anh với nụ cười thật tươi.
– Mắt nó lé kim thôi… Mà nó cũng đâu có mặt rỗ…
Có lẽ cũng biết Tư Cạy đang chiếu tướng mình nên con Bốn hơi đỏ mặt nghĩ thầm.
– Cái anh này kỳ cục… Bộ ảnh lên cơn hay sao mà ảnh nhìn mình lom lom…
– Em mạnh hông Bốn?
Trời đất thiên địa thánh thần ơi… Tới phiên con Bốn trợn mắt khi nghe Tư Cạy hỏi một câu lạ đời. Từ nào tới giờ anh ta có bao giờ hỏi nó mạnh yếu, mập béo hay tròn méo gì đâu. Có bao giờ Tư Cạy thèm ngó tới đứa con gái xấu xí và nghèo rớt mồng tơi như nó đâu mặc dù anh ta cũng nghèo, có lẽ còn nghèo hơn nó.
– Anh hỏi chi dậy?
Con Bốn hỏi một câu cắc cớ khiến cho Tư Cạy lúng túng.
– Thì hỏi cho biết dậy mà… Lâu quá hổng có gặp em…
– Lâu lắc gì… Anh mới nói chuyện với tui hôm kia mà… Bộ anh quên rồi à?
Con Bốn đúng là vô duyên thúi song Tư Cạy lại không nghĩ như vậy. Cười hặc hặc anh liếc con Bốn và thấy nó cũng đang nhìn mình mỉm cười.
– Thím năm bảo anh vào đây phụ với em đong gạo…
Tư Cạy đổi chuyện khác. Con Bốn cười chúm chiếm. Dù ngu đần cách mấy nó cũng thấy được bộ tịch khác lạ của Tư Cạy. Tám chín năm nay một tay nó đong gạo cho Tư Cạy mà đâu có cần anh giúp gì đâu. Nay bỗng dưng anh ta dở chứng này tật nọ. Dù sao thì nó cũng khoái được anh tư săn đón, hỏi han.
– Vậy hả anh tư… Có anh phụ lẹ hơn…
Nói xong con Bốn bước tới cái sào để phơi cái quần vừa giặt xong. Vì sợi dây cao khiến cho nó phải rướn người lên. Tư Cạy nghe được tiếng tim mình đập mạnh thành âm thanh ình ịch giống như tiếng dừa rụng khi thấy con Bốn rướn người lên để phơi quần. Cái mông tròn vo và láng o của nó nhúc nhích. Chiếc áo bà ba ngắn được kéo lên để lộ cái eo thon nhỏ. Bộ ngực con gái vươn cao làm cho Tư Cạy mắt nổ đom đóm. Tới đây thời anh ta chắc mẩm là con Bốn đẹp như tiên giáng trần mặc dù từ lúc cha sanh mẹ đẻ tới giờ anh chưa thấy tiên lần nào.
– Em mấy tuổi hả Bốn?
Háy Tư Cạy một cái con Bốn nghĩ thầm.
– Thằng cha này bữa nay ngộ dữ ha… Hết hỏi thăm mình mạnh lại hỏi tuổi của mình… Bộ thằng chả tính chuyện gì đây…
Kiếm chuyện hỏi mà thấy con Bốn lại nín thinh, Tư Cạy hơi buồn. Định mở miệng hỏi tiếp anh ta lại nghe con Bốn lên tiếng.
– Dạ em tuổi tý… Còn anh tư?
Trời ơi tiếng em của con Bốn nghe ngọt xớt làm cho trái tim đơn côi của Tư Cạy thiếu chút nữa ngừng đập.
– Tỵ với tý có kỵ hông ta…
Hỏi mà hổng thấy Tư Cạy trả lời con Bốn hơi buồn. Liếc nhanh Tư Cạy nó ngoe nguẩy bỏ vào trong nhà sau để đong gạo. Thấy vậy Tư Cạy đi theo.
– Em xúc gạo để anh cầm bao cho em…
Con Bốn gật đầu. Hai tay giữ lấy miệng bao gạo, mắt nhìn vào mặt, tai nghe hơi thở phập phò, mũi ngửi mùi thơm con gái toát ra từ thân thể của con Bốn, Tư Cạy mê man, đờ đẫn như bị ma hớp hồn hay quỉ bắt vía.
– Anh Tư…
Con Bốn kêu nhỏ khi thấy cái bản mặt đờ đẫn của Tư Cạy.
– Anh phải banh nó ra thì em mới đong gạo được…
– Banh cái gì?
Tự Cạy hỏi mà đầu óc nghĩ tới chuyện đâu đâu. Con Bốn trợn mắt nhìn Tư Cạy lom lom. Nó nghĩ thầm: ” Anh này ba trợn… Mình với ảnh đang đong gạo mà ảnh lại hỏi banh cái gì…”
– Banh cái miệng bao gạo cho em đổ gạo dô chứ banh cái gì. Anh hỏi dị ớn…
Tư Cạy cười hè hè. Con Bốn nghĩ thầm.
– Anh này cười giống y chang dê đực kêu…
Mắt thời nhìn vào mặt, hai tay của Tư Cạy chầm chậm banh cái miệng ra để cho con Bốn đong gạo. Hoặc vô tình, hoặc cố ý mà anh Tư chỉ banh he hé vừa đủ để cho con Bốn đổ gạo vào bao. Có lẽ sợ gạo rớt ra ngoài nên con Bốn phải đưa cái lon xuống sâu hơn, vì thế mà bàn tay của nó chạm vào bàn tay của Tư Cạy khiến cho anh tư cảm thấy run rẩy cả người. Ngay cả con Bốn cũng vậy. Nó cảm thấy bàn tay dùi đục chuyên môn cầm phản phát cỏ như có cái gì thật kỳ cục, thật kỳ lạ mà từ nào tới giờ nó không thấy ở bất cứ ai. Cái gì kỳ kỳ, cục cục và là lạ này làm cho trống ngực nó đập ình ịch mạnh tới độ khiến nó tối tăm mặt mũi.
– Đủ chưa anh Tư…
Giọng nói của con Bốn khàn khàn và đằng đặc như cổ họng của nó bị nghẹn lại.
– Chắc đủ rồi em…
Tư Cạy nói nhỏ. Con Bốn nhoẻn miệng cười duyên. Có thể đây là nụ cười duyên dáng nhất từ nào tới giờ nó mới có.
– Dạ… Nếu thiếu thời anh tư trở lại đây em đong thêm cho anh…
Tư Cạy cười hí hí.
– Em nhớ nghen…
– Dạ…
Nếu không có mấy cái xương sườn cản lại chắc trái tim của Tư Cạy văng ra ngoài khi nghe tiếng ” dạ ” ngoan hiền làm chết người của con Bốn.
– Bốn ơi… Mày đong gạo xong chưa ra đây phụ tao xay bột…
Giọng eo éo của thím Năm Rượu lôi Tư Cạy và con Bốn ra khỏi cơn mơ.
– Em ra trước hổng thôi má em bả chưởi tắt bếp…
Cười duyên với Tư Cạy lần nữa xong con Bốn mới te te đi ra nhà trước. Anh Tư nuốt nước miếng một cách khó khăn. Trước mặt anh, trong bóng tối mờ mờ ảo ảo là phần sau lưng của cô gái trẻ đang chuyển động theo từng bước chân nhún nhẩy. Nhìn sau lưng con Bốn đẹp hết chỗ chê. Tần ngần nhìn theo con Bốn giây lát Tư Cạy thở khì một cái rồi xốc bao gạo lên vai đoạn tất tả bước ra ngoài. Anh ta thấy hai mẹ con vừa cười vừa rù rì chuyện gì mà anh đoán có liên quan tới mình.
– Thưa thím năm con dìa…
Thím Năm Rượu cười thầm khi nghe Tư Cạy dạ thưa. Dù vậy thím cũng niềm nở lên tiếng.
– Ừa con dìa… Khi nào rảnh con tới chơi với con Bốn nghe con…
– Dạ…
Dạ tiếng nhỏ Tư Cạy quay qua cười với con Bốn.
– Anh dìa nghen Bốn… Mai mốt anh lại…
Xế chiều. Tuy mặt trời còn le lói nơi ngọn dừa song khu vườn lại tối mờ mờ vì ánh nắng không thể xuyên qua hàng lá dừa dày đặc. Con Bốn tất tả bước trên bờ dừa. Vừa bước chốc chốc nó vừa ngoái đầu nhìn ra sau lưng. Khu vườn dừa mênh mông vắng lặng như tờ ngoại trừ tiếng gió lùa hàng lá dừa tạo thành âm thanh như tiếng người thì thầm hay cười nói. Vẻ thê lương, vắng vẻ, quạnh hiu cộng thêm tối mờ mờ khiến cho nó cảm thấy lành lạnh ở sau lưng. Hồi trưa này má nó bảo phải gánh hai thúng nếp cho bác ba Đạn. Nhà bác ba ở tuốt ngoài mé sông Ba Lai. Vì mải mê nói chuyện với chị Bông, con gái bác ba nên nó dìa trễ. Đi một mình trong khu vườn dừa vắng lặng nó cảm thấy sờ sợ. Sợ ông ba mươi. Sợ rắn rít. Nhưng cái mà nó sợ nhất là ma. Cái vật vô hình này chính là nỗi sợ hãi của người ta nhất là đứa con gái yếu đuối như nó. Ông già bà cả, người lớn người nhỏ trong làng đã truyền miệng với nhau về những câu chuyện ma quái như ma giấu, ma cho người ta ăn đất, ma bóp cổ, ma le lưỡi dài cả thước để nhát để hù con nít và luôn cả người lớn. Riết rồi ma trở thành một đầu đề hấp dẫn nhất trong chuyện đời xưa mà nó thường được ông ngoại kể cho nghe vào đêm mưa gió tối tăm. Bây giờ dù ban ngày, song đi một mình giữa khu vườn dừa mờ mờ sáng nó nhớ lại những câu chuyện ma và cảm thấy như có ai đang bước ở sau lưng, đang thổi vào sau gáy của mình.
– Chỉ còn mươi bờ dừa nữa thôi…
Con Bốn lẩm bẩm trong lúc chân nó bước như chạy. Vừa tới cây cầu bắc ngang cái mương lớn nó giật mình khi nghe tiếng động lớn bên kia cầu. Cọp… Trong óc hiện lên hình ảnh của con cọp. Sau ma là cọp. Con Bốn nghe tim của mình đập ình ịch khi nghĩ tới cảnh bị cọp vồ. Bậm môi, tay run run nắm cây đòn gánh ở trên vai nó chậm chạp bước trên thân cây dừa trơn trợt. Khi tới đầu cầu nó hơi dừng bước. Nó nghe có tiếng động vang lên trong đám cỏ tranh cao lấp xấp ngang ngực. Trống ngực đánh ình ịch, tay chân run rẩy, con Bốn bậm môi bước đi. Nó hơi yên lòng khi thấy không có gì xảy ra. Tới ngang cây dừa lão ngã ngọn de ra sát đường đi, nó chợt thấy bóng trắng nhào ra.
– Ma… Ma… Chết con rồi má ơi…
Vai quảy hai cái thúng không con Bốn vừa đi vừa ngắm cảnh vườn dừa mát rời rợi vào buổi xế chiều. Nắng le lói nơi đọt dừa. Chim cu gáy buồn buồn. Nó ngó lên đọt cây dừa lão cao chót vót để tìm ổ chim dòng dọc. Đang bước đi nó chợt ngừng lại khi nghe tiếng sột soạt trong đám cỏ tranh cao ngang ngực. Tuần trước khi đi ngang qua đây nó thấy một con rắn bò từ ngang đường đi. Từ đó nó đâm ra sợ khi đi qua khoảng này. Nhưng đây là con đường tắt đi về nhà gần nhất nên dù sợ nó cũng phải bấm bụng đi. Mắt ngó dáo dác về phía đám cỏ tranh nơi phát ra tiếng động, nó đoán sẽ có con rắn sắp sửa bò ngang đường. Lát sau nó nghe tiếng động mạnh hơn rồi một cái đầu con rắn xuất hiện với cái lưỡi hai nhánh co ra thụt vào và hai con mắt nhìn nó như thôi miên. Con Bốn đứng chết trân. Nó sợ tới độ không thể mở miệng cầu cứu. Vả lại cầu cứu ai bây giờ vì khúc đường này rất vắng vẻ vào lúc xế chiều. Con rắn dài ngoằng chậm chạp bò qua đường. Thở khì tiếng dài con Bốn định cất bước chạy. Tuy nhiên vừa dợm bước nó lại nghe tiếng sột soạt thật lớn vang lên cách chỗ nó đứng chừng vài bước. Hổng lẽ lại có con rắn bự hơn… Con Bốn lẩm bẩm. Tiếng động lớn dần. Cỏ tranh lay động nhiều hơn. Hay là cọp. Hết rắn giờ lại tới cọp. Con Bốn điếng người. Nhắm mắt lại nó vái van trời đất, ông bà cứu nó.
– Em đi đâu dậy Bốn?
Nghe tiếng người con Bốn mở mắt ra. Thấy Tư Cạy nó reo lên tiếng nhỏ.
– Trời ơi anh Tư mà em tưởng là cọp… Làm em sợ gần muốn xỉu luôn. Hồi nãy em thấy con rắn thiệt là bự bò ngang đây…
Tư Cạy mỉm cười đẩy đưa.
– Ừa… Khúc đường này nhiều rắn lắm… Anh phát cỏ gặp rắn hoài… Nhiều khi anh còn đạp lên nó nữa…
– Ghê dậy… rồi nó có cắn anh hông?
– Có chứ… Nhờ anh có thuốc chữa nọc rắn nên chỉ bị hành nóng lạnh thôi. Em đi phải coi chừng… nó quấn mình trước rồi mới cắn…
Nghe Tư Cạy hù, con Bốn xanh mặt ngó dáo dác.Trong đầu óc của đứa con gái ngây thơ hiện lên hình ảnh một con vật lạnh ngắt, trơn trơn, quấn vào chân của mình rồi từ từ bò lên cao. Gớm ơi là gớm. Vừa lúc đó lại có tiếng sột soạt vang lên. Thấy Tư Cạy ngó chăm bẳm về phía sau lưng của mình con Bốn hỏi nhỏ.
– Gì vậy anh Tư?
– Rắn…
– Ở đâu?
– Đằng sau lưng của em…
Thấy con Bốn định quay lưng lại Tư Cạy nghiêm giọng.
– Đừng quay đầu lại… Em nhúc nhích là nó cắn liền…
Bị Tư Cạy hăm he con Bốn vội đứng im. Mỉm cười Tư Cạy thì thầm.
– Em đi chậm, thật chậm tới gần anh nè… Ráng đừng gây tiếng động. Rắn mà nghe tiếng bước chân là nó mổ em liền…
Tiếng rắn bò sột soạt sau lưng cộng thêm lời hăm he của Tư Cạy khiến cho con Bốn điếng người. Bặm môi nó bước một tới trước mặt của Tư Cạy.
– Chút nữa… Em bước sát tới chỗ anh đứng nè…
Nhắm kín hai mắt lại con Bốn bước thêm bước nữa. Vì nhắm mắt nên nó không thấy bàn tay mặt của Tư Cạy đang cầm con rắn bông súng đặt lên cần cổ của nó.
– Cái gì vậy anh tư? Con gì nó bò lên cổ em anh tư ơi…
Tư Cạy thì thầm vào tai con Bốn.
– Rắn… Con rắn nó đang bò trên cổ của em…
Con Bốn sợ gần muốn xỉu. Nó biết có con gì mềm mềm, lạnh ngắt đang trườn lên cổ của mình.
– Bắt con rắn dùm em đi anh tư ơi… Anh đừng để nó cắn em nghe anh tư…
– Con rắn này khôn và bò nhanh lắm… Nó chun dô người em rồi…
Mắt nhắm lại khít rịt, người bất động trong trạng thái sợ hãi, con Bốn có cảm giác khúc thịt lạnh ngắt, nhơn nhớt, trơn trơn đang từ từ chui vào trong áo của mình.
– Anh tư… Con rắn… Con rắn nó chui vào… trong áo của em…
Giọng của con Bốn nghèn nghẹn. Tư Cạy thì thầm.
– Anh biết rồi…
– Anh bắt nó đi anh tư…
Con Bốn rùng mình khi có cảm giác là con rắn từ từ bò xuống ngực của mình.
– Anh tư ơi… bắt con rắn dùm em đi…
– Nó ở đâu?
– Đang ở trong ngực em nè…
– Làm sao mà bắt nó…
Tư Cạy thì thầm. Giọng của con Bốn thều thào như hết hơi mòn sức.
– Thì anh thò tay dô… Lẹ lên… Lẹ lên anh tư… Anh bắt con rắn lẹ lên… Đừng để cho nó cắn em anh Tư ơi…
Con Bốn mếu máo. Nó cảm thấy có cái gì trơn nhớt và lạnh ngắt đang cọ quậy. Điều đó làm cho nó sợ và nhắm mắt lại. Nó rùng mình khi bàn tay của Tư Cạy chạm vào ngực của mình. Đứa con gái chưa chồng cảm thấy người nổi gai ốc và toàn thân như tê liệt vì năm ngón tay chuối mắn của anh tư giống như năm con rắn nóng hổi đang bò ngang dọc trong ngực. Tuy nhiên năm con rắn này lại không làm cho nó sợ hãi mà lại gây cho nó cảm giác thật dễ chịu.
– Anh Tư… Anh bắt được con rắn chưa?
– Chưa… Nó bò đi đâu rồi…
Con Bốn thều thào.
– Có cái gì ngọ ngoạy ở dưới đó… Hay là nó bò xuống dưới rồi…
– Ở đâu?
– Ở trong quần của em…
Giọng của Tư Cạy vang lên nghiêm nghị.
– Con rắn này khôn tổ mẹ… mà lại bò nhanh ghê…
Con Bốn nín thở và trân người vì sợ. Rắn ở đâu mà nhiều vậy. Trên rắn dưới rắn. Trong ngực cũng có rắn mà dưới đáy quần cũng có rắn. Đúng là nó đang lưỡng đầu thọ rắn. Nó thở một cách nặng nhọc khi năm con rắn từ từ bò xuống dưới quần của mình.
– Anh tư bắt được con rắn chưa?
– Xong rồi…
Thở khì một cái nhẹ nhỏm, con Bốn mở mắt ra. Nó thấy anh tư đang nhìn mình mỉm cười. Nụ cười của anh thật hiền.
– Cám ơn anh Tư nha… Hổng có anh chắc em xỉu luôn… Ủa mà con rắn đâu rồi… Bự hông?
– Anh quăng dô bụi rậm rồi… Em muốn coi nó hả?
Con Bốn lắc đầu lia lia.
– Thôi… Em sợ nó muốn chết…
Tư Cạy đùa một câu làm cho con Bốn đỏ mặt.
– Mai mốt có rắn bò vào trong áo em nhớ kêu anh bắt dùm nghen…
Con Bốn cười lỏn lẻn. Dù con rắn đã được Tư Cạy bắt đi rồi song cái cảm giác rắn bò vẫn còn đó.
– Thôi mình dìa đi em… Tối rồi…
chu sa lan