30 năm tân nhac- phần 4

Phần 4 : 

* DƯƠNG THIỆU TƯỚC 

 

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, người bạn đồng thời với nhạc sĩ Thẩm Oánh cũng đã ra người thiên cổ vào năm 1995.

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915 tại tỉnh Hà Ðông. Ông là cháu nội của cụ Dương Khuê, một thi hào khoa bảng với danh tính được ghi trong văn bọc sử Việt Nam. Trong thập niên 30, nhạc sĩ Dương Thiẹu Tước gia nhập nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis gồm Thẩm Oánh, Doãn Mẫn, Lê Yên, Vũ Khánh, vv …Ông là người đã có sáng kiến soạn các nhạc phẩm thuộc loại “bài Tây theo điệu Ta”. Phần lớn những nhạc phẩm đầu tiên của ông được viết lời bằng tiếng Pháp, là thể loại đầu tiên ở Việt Nam, mở ra một hướng mới cho nền tân nhạc.

Ông gặp gở nữ ca sĩ Minh Trang vào năm 1952 tại Hà Nội và sau đó trở thành vợ chồng. Họ có với nhau 5 người con, 4 gái, 1 trai. Trước đó ông đã lập gia đình và có được hai người con gái. Năm 1953, cặp vợ chồng nghệ sĩ này vào Sài Gòn. Thời đó ông đã được biết đến rất nhiều với nhạc phẩm Ðêm Tàn Bến Ngự, sáng tác trong thời gian ở Huế. Sau khi vào Sài Gòn, Dương Thiệu Tước lại hăng say sáng tác để cho ra đời những tác phẩm đặc sắc như Ngọc Lan, Bóng Chiều Xưa, Thiếu Niên Xuân Ca, Cánh Bằng Lướt Gió, Chiều, vv…

Trong những thập niên 60 và 70, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước được mời dạy môn tây ban cầm cổ điển tại trường Quốc Gia Aâm Nhạc Sài Gòn đến tháng 4 năm 75 và đã đào tạo được nhiều danh cầm. Riêng nữ ca sĩ Minh Trang đã giải nghệ từ cuối thập niên 60. Một thời gian sau biến cố tháng 4 năm 75, Minh Trang sang Mỹ cùng các con, trong khi Dương Thiệu Tước ở lại. Sau đó ông mở lớp dạy đàn tại nhà trên đường Hoàng Hoa Thám, Bình Thạnh và thành hôn với một nhạc sinh của mình và có với nhau một con trai.

Ông qua đời ngày 01 tháng 08 năm 1995 tại Sài Gòn.

hvln

* HÙNG LÂN 

Vào năm 1986, một tên tuổi lớn khác của nền âm nhạc Việt Nam cũng đã bước sang một thế giới khác. Ðó là Hùng Lân, một nhạc sĩ sáng tác tên tuổi và là một giáo sư nhạc nhiều uy tín

Ông tên thật là Hoàng Văn Hường, sinh năm 1922 tại Hà Nội trong một gia đình có 8 anh chị em. Ông học nhạc từ lúc lên 8 đến năm 22 tuổi với 2 linh mục người Pháp là Depautis và Bouis. Từ năm 1944, nhạc sĩ Hùng Lân đã là giáo sư âm nhạc tại các trường Chu Văn An và Nguyễn Trãi ở Hà Nội. Năm 1954, ông di cư vào Sài Gòn và trở thành giáo sư âm nhạc của trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông và còn là trưởng ban pbát thanh Nha Tổng Giám Ðốc Thanh Niên Và Thể Thao. Từ năm 1957, ông là một giáo sư nổi tiếng của trường Quốc Gia Aâm Nhạc và Kịch Nghệ và còn theo học ngành cử nhân Văn Chương Pháp để tốt nghiệp vào năm 1963. Ðến năm 65, nhạc sĩ Hùng Lân được bổ nhiệm chức vụ chủ sự phòng phát thanh học đường thuộc Trung Tâm Học Liệu, Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Sau khi tu nghiệp tại Hoa Kỳ về ngành giáo dục và truyền thông từ năm 71 đến 75, ông trở lại dạy nhạc tại Aâm Nhạc Viện Ðà Lạt.

Sau năm 75 đến khi qua đời, ông tiếp tục dạy nhạc và nghiên cứu âm nhạc tại tư gia.

Nhạc sĩ Hùng Lân được coi như người khởi xướng và phát huy phong trào dùng tiếng Việt trong Thánh ca và là người sáng lập ca đoàn Lê Bảo Tịnh ở Hà Nam vào năm 1945. Ông còn là tác giả của nhiều tác phẩm giáo khoa và nghiên cứu âm nhạc như : Tìm Hiểu Dân Nhạc Việt Nam, Nhạc Ngữ Việt Nam, Tìm Hiểu Dân Ca Việt Nam ( đoạt giải nhất biên khảo nghệ thuật năm 1972), Nhạc Lý Tân Biên ( được coi là di cảo cuả ông ), Giáo Khoa Aâm Nhạc, Nhạc Lý Toàn Thư, Hỏi Và Ðáp nhạc Lý ( giải thưởng bộ Quốc Gia Giáo Dục năm 1952), Thuật Sáng tác Ca Khúc, vv…

Ngoài những bài viết cho phong cầm, những bài Thánh Ca và Thánh Vịnh, Hùng Lân còn nổi tiếng với những ca khúc viết cho nhi đồng và học sinh.

Những nhạc phẩm gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Hùng Lân phải kể đến là Rạng Ðông ( giải sáng tác của Hội Khuyến Nhạc Hà Nội năm 1943 ), Việt Nam Minh Châu Trời Ðông (giải nhất kỳ thi Âm Nhạc Toàn Quốc năm 1944 ), Cô Gái Việt, Hè Về, vv…

hvln

* LÊ THƯƠNG

Nếu trường ca “Hòn Vọng Phu” trở thành trở thành bất tử trong kho tàng âm nhạc Việt Nam thì tác giả của nó là Lê Thương cũng sẽ sốngmãi trong tâm hồn người yêu nhạc sau khi ông nhắm mắt lìa đời vào năm 1996. Nhạc sĩ Lê Thương tên thật là Ngô Ðình Hộ, sinh năm 1914 tại Hà Nội

Là một người có bản tính ít phô trương và sống một cuộc đời giản dị nên những chi tiết liên quan đến cuộc đời ông ít có cơ hội được phổ biến. Theo nhạc sĩ Phạm Duy, Lê Thương là một nhà tu xuất với nghề chính là dậy học tại một số trường trung học ở Sài Gòn. Cũng đã có thời gian ông làm công chức ở Trung Tâm Học Liệu, bộ Quốc Gia Giáo Dục. Riêng trong lãnh vực âm nhạc, ông là một trong những người tiên phong viết tân nhạc Việt Nam., bắt đầu từ khoảng năm 1938 cùng thời với những nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Khoát, Thẩm Oánh, vv…Riêng Lê Thương có nhạc phẩm Bản Ðàn Xuân, sau đó có một số khác ra đời như Tiếng Ðàn Ðêm Khuya, Một Ngày Xanh, Trên Sông Dương Tử, Thu Trên Ðảo Kinh Châu, vv…

Ông là một nhạc sĩ viết nhiễu thể loại nhạc khác nhau, trong số có thể loại hài hước với một số nhạc phẩm do quái kiệt Trần Văn Trạch trình bày rất thành công vào cuối thập niên 40.

Nhạc sĩ Lê Thương di cư vào Nam năm 1954 và tung ra nhiều nhạc phẩm phổ từ thơ của Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Hoàng Tư, vv…Ngoài ra ông còn là tác giả củ những ca khúc dành cho thiếu nhi, trong số có bài Thằng Cuội và Học Sinh Hành Khúc rất nổi tiếng. Ông cũng là người đặt lời Việt cho những nhạc phẩm ngoại quốc như Pháp, Nhật, Lào, Mỹ, vv…

Nhưng tác phẩm được coi là bất hủ của ông chính là trường ca Hòn Vọng Phu, với phần 1 được viết vào khoảng 1943. Phần 2 được hoàn tất năm 1946 và phần cuối cùng vào năm 1947

hvln

* ÐOÀN CHUẨN 

Người “Nhạc Sĩ Của Mùa Thu” là Ðoàn Chuẩn cũng đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 9 giờ 50 tối ngày 15 tháng 11 năm 2001 tại tư gia số 9 đường Cao Bá Quát, Hà Nội.

Nhạc sĩ Ðoàn Chuẩn sinh ngày 15 tháng 6 năm 1924 tại Hà Nội và ra đi trong tay người vợ cùng tuổi với ông, là người luôn luôn có mặt bên cạnh người chồng nghệ sĩ từ khi ông bắt đầu ngã bệnh từ gần 10 năm trước cho đến khi qua đời đến từ chứng tai biến mạch máu não. Bà cũng như từng là chiếc bóng bên cuộc đời nghệ sĩ của ông từ khi 18 tuổi, trước khi thi hài ông được an táng ở Cầu Ghềnh, thuộc làng Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên, bên cạnh mộ phần của song thân người nghệ sĩ tài danh. Ông bà Ðoàn Chuẩn có 4 người con mà ca sĩ Ðoàn Chính là một trong hai người con trai. Tuy nhạc sĩ Ðoàn Chuẩn không có một số lượng đồ sộ về âm nhạc, nhưng gần như toàn bộ nhạc phẩm gồm 16 ca khúc của ông – thường ký tên chung với Từ Linh – đều trở thành nổi tiếng, đó là:

– Tình Nghệ Sĩ ( 1947 )
– Ðường Về Việt Bắc ( 1948 )
– Lá Thư ( 1949 )
– Thu Quyến Rũ ( 1951 )
– Chuyển Bến ( 1952 )
– Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay ( cuối 52, đầu 53 )
– Dạ Lan Hương tức Cánh Hoa Duyên Kiếp ( 53 )
– Lá Ðổ Muôn Chiều ( cuối 53, đầu 54 )
– Tà Áo Xanh tức Dang Dở ( 1955 )
– Chiếc Lá Cuối Cùng ( 1955 )
– Vàng Phai Mấy Lá ( 1955 )
– Tâm Sự ( 1956 )
– Gửi Người Em Gái ( 1957 )
– Một Gói Nho Khô, Một Cánh Pensée ( 1988 )
– Phấn Son ( 1989 )
– Mầu Nắng Có Bao Giờ Phai Ðâu ( 1989 )

hvln

* NGUYỄN HỮU THIẾT 

Có lẽ vào những thập niên 50, 60 không ai ở miền Nam Việt Nam không từng nghe tiếng hát quen thuộc của cặp vợ chồng nghệ sĩ Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết trong những nhạc phẩm ngợi ca tình yêu lồng trong khung cảnh quê hương như Gạo Trắng Trăng Thanh, Trăng Rụng Xuống Cầu, vv…Giọng hát nam và cũng là nhạc sĩ sáng tác của cặp song ca lừng danh đó là Nguyễn Hữu Thiết đã qua đời vào lúc 6 giờ 20 tối ngày 31 tháng 03 năm 2002 tại nhà riêng ở Sài Gòn, trên đường Trần Quốc Toản cũ. NgọcCẩm và Nguyễn Hữu Thiết có với nhau 2 con gái, trong số có Hồng Hạnh là một giọng ca được biết đến nhiều tại Việt Nam sau năm 75. Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết sinh ngày 16 tháng 06 năm 1928. Nhạc phẩm cuối đời của ông mang tựa đề Anh Nhớ Về Thăm Mẹ, sáng tác trước khi qua đời một thời gian ngắn. Một số ca khúc trước kia trở thành nổi tiếng của ông là Chàng Là Ai, Nước Mắt Mẹ Tôi, Khúc Hát Trăng vàng, Hoa Thương Nhớ Ai, Ai Ði Ngoài Sương Gió, vv….

hvln

* NGUYỄN VĂN THƯƠNG 

Tác gỉa của nhạc phẩm bất hủ Ðêm Ðông là Nguyễn Văn Thương cũng đã qua đời tại Sài Gòn vào ngày 05 tháng 12 năm 2002. Ông sinh ngày 22 tháng 05 năm 1919 ở Thừa Thiên. Lúc lên 9 tuổi, ông đã học đàn nguyệt và tự học ký xướng âm qua sách vở. Sau khi tốt nghiệp trung học tại trường Quốc Học Huế, ông đã sáng tác ca khúc Trên Sông Hương. Ba năm sau ông cho ra đời bài Ðêm Ðông trong thời gian học ở Hà Nội. Và nhạc phẩm đó được coi như tác phẩm để đời của ông, cho đến ngày nay vẫn được rất nhiều ca sĩ trình bầy

hvln

* TRẦN HOÀN 

Nhạc sĩ Trần Hoàn, tác giả những nhạc phẩm nổi tiếng Sơn Nữ Ca, Lời Người Ra Ði, vv…cũng đã đột ngột ra đi vào ngày 23 tháng 11 năm 2003 tại Hà Nội vì bệnh tim. Ông tên thật là Nguyễn Tăng Hích, sinh ngày 27 tháng 12 năm 1928 tại Quảng Trị. Nhạc phẩm Sơn Nữ Ca của ông được kể là một trong những nhạc phẩm tiền chiến bất hủ…

hvln

* VĂN CAO 

Một trong số rất ít nhạc sĩ được coi là cây cổ thụ của tân nhạc Việt Nam là Văn Cao cũng không còn nữa. Ông ra đi vào ngày 10 tháng 07 năm 1995, đúng vào ngày sinh nhật của nhà văn Nguyễn Tuân, là một người bạn rất thân của. Nhạc sĩ Văn Cao là người khởi nghiệp sáng tác cùng thời kỳ với nhạc sĩ Phạm Duy. Ông sinh ở Hải Phòng ngày 15 tháng 11 năm 1923 và theo học nhạc ở trường St Joseph ở thành phố này. Nhạc phẩm đầu tiên của ông là Buồn Tàn thu, viết vào năm 1939 đã trở thành nổi tiếng ngay. Sau đó là những nhạc phẩm tiền chiến bất hủ khác ra đời đề đóng góp vào kho tàng âm nhạc to lớn trong lãnh vực hoạt động nghệ thuật của ông. Ðó là Thiên Thai ( viết năm 1941) ,Bến Xuân (1942) , Cung Ðàn Xưa (1942) , Trương Chi và Bến Mơ ( 1943 ) , vv…Một điểm đặc biệt tuy là tác giả của rất nhiều nhạc phẩm tình cảm nhẹ nhàng, thơ mộng đó vào thời kỳ niên thiếu, nhưng người nhạc sĩ đa tài đó chưa trải qua một kinh nghiệm nào về tình yêu, như ông từng trả lời một cuộc phỏng vấn vào năm 1993, thậm chí chưa hề biết nắm tay một người con gái.

hvln

* MINH KỲ 

Có thể coi như nhạc sĩ Minh Kỳ là một trong những nghệ sĩ từ giã cõi đời sớm nhất sau năm 75. Do chức vụ đại úy Tâm Lý Chiến trong ngành cảnh sát, ông đã bị đưa vào trại cải tạo của chế độ mới tại Suối Máu. Vài tháng sau ông đã qua đời gây ra bởi chất nổ mà cho đến nay gia đình ông không biết rõ nguyên nhân, sau khi cái chết của ông chỉ được báo về nhà 2, 3 năm sau.

Nhạc sĩ Minh Kỳ tên thật là Vĩnh Mỵ, sinh tại Nha Trang và lập gia đình với người vợ ở thành phố miền biển này. Chính vậy ông đã cho ra đời một số nhạc phẩm như Thương Về Miền Trung, Nha Trang, Nhớ Nha Trang, vv…ngoài những nhạc phẩm rấ nổi tiếng khác của ông như Ðà Lạt Hoàng Hôn, Biệt Kinh Kỳ, Anh Tiền Tuyến Em Hậu Phương, Cánh Thiệp Ðầu Xuân, vv…Trước năm 75, ông mở một lớp dạy nhạc trên đường Hai Bà Trưng, đối diện nhà thờ Tân Ðịnh cùng trong thời kỳ cùng với nhạc sĩ Anh Bằng và Lê Dinh sáng tác chung dưới tên Lê Minh Bằng. Vợ chồng ông có 6 người con, 4 trai và 2 gái và hiện nay vợ ông cư ngụ tại San Jose, miền bắc California.

hvln

* BẮC SƠN 

Tin từ Việt Nam cho hay tác giả của nhạc phẩm đượm nét tình tự quê hương Còn Thương Rau Ðắng Mọc Sau Hè là Bắc Sơn đã từ trần vào lúc 21 giờ 55 ngày 23 tháng 02 nằm 2005 sau một thời gian lâm bệnh.

Ông tên thật là Trương Văn Khuê, sinh ngày 25 tháng 12 năm 1931 tại xã Phước Lộc, Long Thành, Ðồng Nai. Ông khởi nghiệp với nghề dạy học, từ năm 1952 đến 1977, trong thời gian này ông đã dạy nhạc trong suốt 10 năm. Ngoài nhạc phẩm Còn Thương Rau Ðắng Mọc Sau Hè, Bắc Sơn còn là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng khác trong số trên 500 ca khúc của ông như Hoa Ðào Năm Ngoái, Bông Bưởi Hoa Cau, Qua Nhịp Cầu Tre, Em Ði Trên Cỏ Non, Giấc Ngủ Trên Tay, Qua Nhịp Cầu Tre, Còn Thương Góc Bếp Chái Hè, vv…Tác phẩm cuô71i đời của ông là Em Từ Hà Nội Vào. Nhạc sĩ Bắc Sơn mất đi, để lại vợ và 9 người con, trong số chỉ có người con gái tên Bích Lan đi theo con đường nghệ sĩ với vai trò MC cho tụ điểm ca nhạc Trống Ðồng…

Xem phần 5

hvln

Advertisement