Một đèo rồi lại…

một đèo

thương em

anh trèo

rồi lại một đèo

thương em quá

anh rán trèo

rồi lại một đèo

thương em quá xá

mỏi gối

chồn chân

cũng trèo

một đèo

trèo lên trèo xuống

cũng phải trèo…

rồi lại một đèo

em bảo

anh trèo

thì

anh trèo

còng lưng

cũng cứ trèo

Những con đèo ‘huyền thoại’ của dân ‘phượt’ ở Việt Nam:

Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang)

Đây là cung đường chạy dài 20km uốn quanh đỉnh núi Mã Pí Lèng cao 2.000m, nối liền thị xã Mèo Vạc với Đồng Văn. Đoạn đèo này nổi tiếng với những cung đường uốn lượn như con rắn vắt mình từ ngọn núi này sang ngọn núi khác.

Con đường chạy qua đèo Mã Pì Lèng có tên gọi là đường Hạnh Phúc, được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam xây dựng từ năm 1959 – 1965. Tại đoạn đường đèo, các nhân công đã phải treo mình trên dây giữa các vách đá để thi công trong suốt 11 tháng.

Từ năm 2009, vùng núi Mã Pí Lèng đã được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó, đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan. Đỉnh đèo là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam.

ma phi lu

ma phi lu 1

ma phi lu 2

Đèo Ô Quy Hồ

Với chiều dài gần 50km, đèo Ô Quy Hồ là con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc. Đây cũng là một trong số những cung đường đèo hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất Việt Nam.

Con đèo này nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo ở độ cao 2.000m chính là ranh giới giữa hai tỉnh.

Tên gọi Ô Quy Hồ xuất phát từ tiếng kêu da diết của một loài chim, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Bên cạnh đó, đèo Ô Quy Hồ cũng được gọi là đèo Hoàng Liên, do vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ.

Đỉnh đèo Ô Quy Hồ nằm giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng Trời. Những năm trời lạnh, đỉnh đèo có thể phủ kín băng tuyết.

Trước kia, đoạn đèo này còn gắn với câu chuyện về những con hổ thần rình bắt người qua lại nên rất ít người dám vượt qua. Ngày nay, tuyến đường đèo đã được nâng cấp nhiều nên trở thành một cung đường xe cộ đi lại khá đông đúc.

2-7

2-1-2

2-2-1

Hoang vu, hiểm trở nhưng Đèo Ô Quy Hồ cũng không kém phần quyến rũ.

Đèo Ô Quy Hồ hay còn gọi là đèo Hoàng Liên Sơn hoặc đèo Mây nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn. Đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh.

4-6

Đèo Pha Đin

Đèo Pha Đin có độ dài 32km với điểm cao nhất là 1.648m. Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, nghĩa là “Trời và Đất”, hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.

Đèo Pha Đin vừa nổi tiếng hiểm trở, vừa là nơi có khung cảnh đẹp mê hồn. Trên lưng chừng đèo thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác. Tuy nhiên, khi lên đến gần đỉnh đèo thì hầu như không còn nhìn thấy bản làng nào mà chỉ còn nền trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ như hòa quyện làm một.

3-6

3-1-1

3-2-1

3-3-1

Đèo Khau Phạ

Đây là con đèo dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Và cũng là một trong những cung đường đèo quanh co, dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam.

Đèo nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có… ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.

Khung cảnh nhìn từ đèo Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa chín (tháng 9 – tháng 10). Khi lúa trên chân ruộng bậc thang Tú Lệ chín vàng là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp này.

Ngoài những thửa ruộng bậc thang trải dài miên man, nằm bên cung đường đèo quanh co của Khau Phạ còn cả những cánh rừng già mang đậm nét nguyên sơ, lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm. ( Theo VTV )

4-6

4-1-1

4-2-1

Đèo Hải Vân

Nguy hiểm nhưng đèo Hải Vân vẫn được coi là con đèo nên thơ, hùng vĩ, tráng lệ bậc nhất Việt Nam.

Đèo Hải Vân nằm trên một dải núi cao thuộc dãy Trường Sơn, dải núi này cắt ngang phần lãnh thổ đất nước từ khu vực biên giới phía Tây tới tận sát bờ biển, nên được coi là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Đèo Hải Vân dài hơn 20km, đường qua đèo đã được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Do địa hình phức tạp, độ dốc tương đối cao, đường quanh co liên tục với nhiều đoạn cua rất nguy hiểm, lại thêm hay sụt lở về mùa mưa, nên trước khi hầm Hải Vân được xây dựng và đi vào hoạt động, đèo Hải Vân là con đèo nguy hiểm bậc nhất Việt Nam, là nỗi lo cho bất kỳ tài xế, hành khách nào khi di chuyển qua khu vực này.

Nguy hiểm là thế, nhưng đèo Hải Vân đồng thời cũng được coi là con đèo nên thơ, hùng vĩ, tráng lệ bậc nhất Việt Nam với một bên là biển xanh mênh mông, thăm thẳm, một bên là núi non điệp trùng, cảnh sắc vô cùng ngoạn mục. Chẳng thế mà vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông, sau khi vi hành nơi này, đã đặt tên cho đèo là “Đệ nhất hùng quan”. Cái tên này sau đó đã được vua Minh Mạng cho khắc lên cổng đá trên đỉnh đèo.

Kể từ tháng 6/2005, hầm Hải Vân được hoàn thành và đưa vào hoạt động, làm cho giao thông giữa Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng trở nên thuận tiên, an toàn hơn rất nhiều. Bởi vậy, nơi đây được đầu tư phát triển thành cung đường du lịch. Các điểm dừng nghỉ trên đèo đã được xây dựng, tạo điều kiện cho du khách dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn khi đi vãn cảnh trên đèo.

hai van 1

hai van 2

hai van 3

hai van

Những ngon đèo nổi tiếng- PDF 

 

hvln

Đèo Ngoạn Mục hay còn gọi là đèo Sông Pha là một trong những đèo núi đẹp nhất Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận, men theo những sườn núi dựng nối thung lũng Ninh Sơn với cao nguyên Lang Biang.

Có thể nói Ngoạn Mục là một trong những đường đèo đẹp nhất Việt Nam. Chính tên đèo đã phần nào phản ánh được sự hấp dẫn của nó. Đèo dài 18,5 km, có độ dốc trung bình trên 9o. Do vậy đây cũng là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Từ trên đèo nhìn xuống thấy bờ vực đốc đứng, sâu thẳm, lấp ló qua những chặng thông là con đường ngoằn ngoèo rắn lượn với những chiếc ôtô ví như món đồ chơi chậm chạp đang bò lên hay xuống. Xa xa là đồng bằng Phan Rang với dòng sông Cái uốn lượn. Hai dải núi cao ôm bọc lấy thung lũng Phan Rang chạy ra tận biển. Những ngày đẹp trời có thể thấy đường bờ cát trắng và nhấp nhô những con sóng lăn tăn. Bạn chắc chắn sẽ đặt cho nó cái tên như có bây giờ: đèo Ngoạn Mục.
Với chiều dài 21 km và độ dốc trung bình 9o, đèo Ngoạn Mục là một trong những đường đèo hùng vĩ và đẹp nhất Việt Nam. Đúng như tên gọi, cảnh đèo Ngoạn Mục uốn lượn ngoằn ngoèo, nhiều khúc quanh co hiểm trở băng qua núi cao vực cả. Đứng trên đèo, thu vào tầm mắt của du khách là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ thấm đẫm chất thơ và tràn đầy sức sống, nhìn lên phía trước, ngược về phía sau, thấp thoáng qua những rặng thông xanh mướt là đường đèo ngoằn ngoèo như chú rắn khổng lồ hiền lành uốn mình quanh vách núi. Những chiếc ô tô giờ đây trở nên nhỏ bé, chậm chạp di chuyển lên xuống. Màu xanh của rừng đôi chỗ bị cắt ngang bởi những thác suối trắng lóa như những chiếc nơ xinh xắn buộc ngang áng tóc rừng trập trùng ngút ngàn như vô tận. Xa xa, đồng bằng Phan Rang có dòng sông Cái lượn quanh. Những ngày đẹp trời, du khách có thể thấy dải đường viền cát trắng đang được những con sóng lăn tăn vỗ về… Cảnh đẹp như tranh vẽ, vừa có nét hoang sơ hùng vĩ, vừa thanh thoát lãng mạn, khiến lòng du khách không khỏi lâng lâng ngất ngây choáng ngợp.

Đèo Ngoạn Mục

ngoan muc


ngoan muc 1

ngoan muc 2

ngoan muc 3

ngoan muc 4

Đèo Cả là một trong những đèo lớn và hiểm trở tại miền Trung Việt Nam [1]. Đèo cao 333 m, dài 8 km, cắt ngang qua dãy núi Đại Lãnh ở chỗ giáp ranh của hai tỉnh Phú Yên (huyện Đông Hòa) và Khánh Hòa (huyện Vạn Ninh), trên Quốc lộ 1

nhin tu deo ca

deo Ca

Đèo Phượng Hoàng

Nằm trên quốc lộ 26, giáp ranh giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk.  Đặc điểm: Dải núi đất được thiên nhiên tạo nên tựa hồ như cánh chim phượng, nên mang tên Phượng Hoàng.

Đèo Phượng Hoàng là một cửa ngõ đi miền duyên hải Trung bộ, một thắng cảnh đẹp của thiên nhiên, nơi từng có bóng dáng của những thương nhân người Kinh đi lại mua bán, nơi một thời Yersin đi qua tìm ra địa danh Đà Lạt, nơi vẫn còn mãi chiến công vang dội, những dải núi đẹp như cánh chim tung trời sải cánh giữa đại ngàn. Nghe suối chảy róc rách, những cơn mưa bất chợt chỉ riêng xứ sở cao nguyên mới có, những ngôi nhà sàn, những khúc đường quanh co và ngọn núi Phượng Hoàng làm cho con người ta gần gũi với thiên nhiên hơn. Thắng cảnh đèo Phượng Hoàng đẹp tựa một bức tranh kỳ vĩ đã từng cuốn hút bao du khách khi ngược đồng bằng lên với cao nguyên.

phuong hoang

phuong h

phuong h1

phuong hoan

phuong hoang 3

Đèo An Khê

Đèo An Khê là đèo núi nằm trên đường từ Quy Nhơn (Bình Định) đi Pleiku (Gia Lai). Đây là đèo dài và nguy hiểm nhất trên tuyếnquốc lộ 19. Đèo nằm trên địa phận huyện Tây Sơn (Bình Định) và thị xã An Khê, (Gia Lai).

an khe

an khe 1

an khe 3

an khe 4

an khe 5

an khe 7

an khe 8

Những chuyện truyền kỳ dưới chân đèo An Khê

(ĐVO) – Dưới chân đèo An Khê vùng hạ đạo của Tây Sơn một thời là một miền đất đầy lịch sử. Ở đó mỗi tên núi, khúc sông là một câu chuyện, một truyền thuyết, một dấu tích liên quan đến người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Những chuyện truyền kỳ bí ẩn

Chúng tôi tìm tới võ sư Trần Quốc Phi Long, nhà ngay dưới chân đèo An Khê mà theo lời những người dân nơi đây thì võ sư Long là “người am hiểu” và có nhiều tài liệu về vùng đất này. Chúng tôi tìm đến nhà võ sư Trần Quốc Phi Long nằm sát chân hòn Ông Bình, thuộc xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định).

Đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng giọng nói vẫn sang sảng, động tác vẫn vô cùng nhanh nhẹn, võ sư Long cho biết: “Cách đây nhiều năm, tôi vẫn thường dẫn theo một toán học trò, cơm đùm cơm nắm, lang thang hết các ngọn núi ở đây.

Bởi vậy, không con suối, ngọn núi nào ở đây tôi không biết. Ngày trước, tôi cũng nghe chuyện Nguyễn Nhạc chôn hài cốt song thân nơi núi Ngang (dãy Hoành Sơn). Nhưng thật ra, trên núi cũng chỉ có một hòn đá dựng đứng và một khoảnh đất nhỏ bằng phẳng, kế bên có một vũng nhỏ, người dân bảo xưa là một cái giếng (?)”.

Ngọn Hoành Sơn (ranh giới xã Bình Tường và Tây Giang) trong lời võ sư Long là chốn đại địa làm thành thế long bàn ôm lấy đất Hoành Sơn. Theo lời võ sư Long cho biết, từ xưa đến nay, người ta vẫn truyền tụng rằng vào nửa cuối thế kỷ XVII, có một thầy địa lý Tàu thường qua lại nơi vùng đất này để tìm mạch đất. Nguyễn Nhạc biết và cho người theo dõi.

Khi thấy thầy địa lý trồng hai cây trúc, Nguyễn Nhạc đã cho người hoán đổi hai cây trúc ấy vì nghĩ rằng đó là hai huyệt khí mà thầy địa lý Tàu trồng thử. Khi thầy địa lý quay lại thấy hai cây trúc đều héo, bèn bỏ đi. Thấy thế, Nguyễn Nhạc liền cải táng rồi chôn cất song thân mình vào đất ấy. Nhờ vậy mà phát đế nghiệp.

Tìm mộ phần của song thân Nguyễn Nhạc là chuyện gần như không thể, bởi ngay Nguyễn Ánh sau khi lên ngôi đã cất công tận lực kiếm tìm mãi mà cũng không thấy. Theo tài liệu mà chúng tôi được biết tại Bảo tàng Quang Trung (Tây Sơn, Bình Định) thì trước đây, ở làng Phú Lạc cũng từng tìm thấy tấm bia cổ và dựa vào đó mà nhiều người cho rằng ngôi mộ cổ ở Phú Lạc là mộ ông nội vua Quang Trung.

Tuy nhiên tất cả chỉ là truyền thuyết bởi chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh được điều đó. Nhưng người dân vùng hạ đạo này vẫn luôn chắc chắn rằng nơi đây vẫn còn ẩn giấu rất nhiều bí ẩn cùng những di tích gắn với phong trào Tây Sơn.

Phía trên Tây Sơn thượng thuộc tỉnh Gia Lai nay vẫn còn dấu tích miếu Xà. Tương truyền đây chính là nơi Nguyễn Nhạc tế rắn trước khi xuất quân xuống hạ đạo. Hay ở hòn Ông Bình, địa đầu huyện Tây Sơn hiện nay vẫn còn hang Tối Trời, cũng tương truyền là nơi Nguyễn Huệ từng cất giấu binh khí.

Chưa hết, ở hòn Trưng Sơn cũng tương truyền là nơi có mộ phần mẹ chàng Lía và chuyện Nguyễn Nhạc được trời sắc phong cho làm vua ở đây, hay hòn Kiếm Sơn là nơi Nguyễn Nhạc được trời ban kiếm… Nhưng đấy cũng chỉ là những lời truyền tụng trong nhân gian. Chúng tôi miên man nghĩ biết đâu vài ba năm nữa, khi một bí mật nào đó được phát tích, dã sử lại thành chính sử thì sao?!

Câu chuyện buồn về Hoàng hậu Ngọc Hân

Bên sông Đá Hàng, một chi lưu quan trọng của sông Kôn, trên địa phận làng Phú Mỹ (xã Bình Phú, Tây Sơn) có hòn Núi Đất. Ở đó, có một cái lăng thờ bà Nghĩa. Lăng bà Nghĩa chỉ là một ngôi nhà nhỏ, nằm sau một gò đất thấp với cây cối rậm rạp.

Chúng tôi tìm vào lăng để hiểu thêm về một địa danh tương truyền là nơi chôn cất hài cốt của ba mẹ con hoàng hậu Ngọc Hân khi nhà Nguyễn đánh Phú Xuân, tiêu diệt nhà Tây Sơn. Câu chuyện lưu truyền về lai lịch bà Nghĩa cũng có nhiều chi tiết khác nhau trong dân gian và trong cả nhiều cứ liệu lịch sử được lưu giữ lại.

Người thì nói bà Nghĩa là vợ một danh tướng Tây Sơn, sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, đã mang hài cốt người thân tới chôn giấu nơi đây, để khỏi bị kẻ thù khai quật. Người thì kể rằng bà vốn là con một vị quan trong triều Tây Sơn và cũng là người thân tín của Ngọc Hân hoàng hậu.

Trước khi mất, Hoàng hậu Ngọc Hân đã trăn trối lại và nhờ bà chăm sóc hai con của mình. Khi Nguyễn Ánh chiếm Phú Xuân, bà phải đưa hai người con Ngọc Hân chạy vào Quảng Nam rồi về Quy Nhơn. Tại đây, sau khi giao hai con của Hoàng hậu Ngọc Hân, lại cho một dũng tướng của nhà Tây Sơn để đưa vào vùng An Giang, bà ở lại nơi này và mất ở đây.

deo Ca

images1183598_Nhung_chuyen_truyen_ky_duoi_chan_deo_An_Khe_datviet.vn_2

Bà Nguyễn Thị Liên, người coi sóc lăng Bà Nghĩa

Nhưng lại có một câu chuyện khác, đáng lưu ý hơn, kể rằng sau khi Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân, hai người con của Ngọc Hân là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức không chạy theo kịp Nguyễn Quang Toản, nên đã dạt vào ẩn náu ở Quảng Nam, rồi bị bắt và cũng bị chém ở Phú Xuân.

Sau đó, bà Chiêu Nghi Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Huyền (mẹ của công chúa Ngọc Hân) đã xin Gia Long cho lấy hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân về táng ở làng Nành (xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Sau khi bà Chiêu Nghi mất, họ Nguyễn Đình của bà bị cáo giác là lập miếu thờ và xây lăng “ngụy hậu”.

Do vậy trong đêm, họ Nguyễn Đình phải lấy cốt ba mẹ con Ngọc Hân giao cho một người giả làm thương khách đưa đi. Vị thương khách này vào Thị Nại, rồi ngược dòng sông Côn, chôn cất ở tại làng Phú Mỹ, xã Bình Phú, tức lăng Bà Nghĩa hiện nay.

Hóa ra, những truyền tụng trên đây cũng khá trùng khớp với tư liệu lịch sử hay những ghi chép của các nhà nghiên cứu hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Quang Trung ở Tây Sơn, Bình Định. Thế nhưng trong câu chuyện vẫn lưu truyền ở làng Hội An, huyện Chợ Mới (An Giang) thì trong cuộc truy bức trả thù của Nguyễn Ánh có một bà vợ của vua Quang Trung mang con trai chạy về quê chồng ở Bình Định tá túc, trong số đồ tế nhuyễn mang theo có lá cờ đào Tây Sơn.

Để che giấu thân phận, bà cất am tu hành. Ngày nọ, một quan nhà Tây Sơn nay theo Gia Long phát hiện ra bà, không nỡ tố cáo mà khuyên bà trốn đi xa. Bà trốn vào Nam, trú bên sông Tiền. Nay ở rạch Cái Nai thuộc huyện Chợ Mới, cũng có một chiếc lăng với ngôi mộ mà người ta cho là mộ của Ngọc Hân. Điều khiến nhiều nhà sử học đau đầu lý giải là chữ “Nghĩa” trong tên “Lăng Bà Nghĩa” liệu có phải tình cờ hay một ẩn ý nào hay không. Đó vẫn còn là một ẩn số cho đến ngày nay.

Hiện tại, lăng Bà Nghĩa ở đây đang được một người phụ nữ tên Nguyễn Thị Liên coi sóc. Bà Liên là vợ ông Đặng Thiếp, người kế nghiệp ông nội và cha mấy đời phụng thờ lăng. Năm 1997, ông Thiếp không may qua đời.

Giờ bà Liên và con trai thứ năm Đặng Ngọc Hải hằng ngày lên mở cửa lăng, thắp nhang đèn và trồng dâu, tỉa bắp ở khu vực dưới chân Núi Đất, tối lại về nhà trong xóm. Từ đó đến nay, cứ ngày chạp mả (khoảng đầu tháng Chạp) là lại có rất nhiều người từ nhiều nơi như An Nhơn, Tuy Phước, Phú Yên… tới thắp nhang, cúng vái và làm cỏ xung quanh lăng cũng như quanh ngôi mộ. Điều đặc biệt là họ không hề dùng cuốc để rẫy mà chỉ dùng tay để nhổ.

“Trước đây thì những ngày rẫy mả, người rất đông, làm cỗ cũng lớn, cứ ba bữa chay, một bữa mặn. Nay, tuy có ít người, nhưng vẫn còn người nhớ và tìm về, chỉ làm chén cơm đĩa muối thôi!”, bà Liên nói. Năm nay đã bước qua tuổi 73, nhưng bà Liên vẫn chăm chỉ hương khói cho lăng, đến ngày lại làm kỵ đàng hoàng, với sự tín cẩn hết mực. Bà còn cho biết, người con trai thứ ba của bà, Hòa thượng Thích Thanh Hiển đang có dự định xây lại lăng, nhưng giờ vẫn chưa tiến hành được vì thiếu kinh phí.

images1183599_Nhung_chuyen_truyen_ky_duoi_chan_deo_An_Khe_datviet.vn_1

Trong Bảo tàng Quang Trung còn có rất nhiều tài liệu lịch sử cần được giải mã

Ông Trần Xuân Cảnh – Phó giám đốc Bảo tàng Quang Trung cho biết: “Những chuyện truyền kỳ dưới chân đèo An Khê vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn, thực hư khó phân giải. Sách sử Việt Nam ghi lại khá ít về nhà Tây Sơn. Tuy vậy trong dân gian rất tôn thờ nhà Tây Sơn nên chí ít nó cũng chứng tỏ rằng người anh hùng áo vải Quang Trung và Bắc cung Hoàng hậu Ngọc Hân đã sống trong niềm kính ngưỡng của người dân Bình Định!”…

      Duy Hoạt – Gia Ly

Đèo Rù Rì

ru ri

ru ri 1

ru ri 2

Li Nguyn trên đỉnh đèo Rù Rì

Truyện ngắn

Tôi khom người xuống. Chiếc xe đạp đổ đèo mỗi lúc một nhanh. Đường vắng. Đến gần khúc quẹo đầu tiên, tôi đạp nhẹ chân thắng phía sau, vừa đủ để bẻ một vòng cua thật hách. Xe tiếp tục đổ nhanh, đợi gần đến miếu, tay bóp thắng trước, chân đạp thắng sau, nghe phựt, rồi phựt, bóp mạnh thắng tay, gót chân phải đè xuống thắng chân phía sau. Tất cả đều nhẹ hều, chiếc xe như một mũi tên bắn, cứ lao nhanh về phía trước, tôi gập người xuống đến mức tối đa, lạng xe qua khúc quành, chiếc xe vượt khỏi tầm kiểm soát của tôi, lao thẳng giữa hai bệ chắn, mũi tên đã đạt tốc độ tối đa, vút về phía trước. Bên dưới là thung lũng đen ngòm. Tôi bay, bay, bay … từ trên cao độ gần 50 mét, so với mặt đường bên dưới chân đèo. Tôi nhắm mắt, hét lớn. Vùng dậy…  Cả người vã mồ hôi.

            Giấc mơ trở đi trở lại nhiều lần, làm cho tôi, dù cố gắng quên đi lời nguyền, nhưng không thể nào thoát khỏi.  Vâng, đó là một lời nguyền hết sức cay độc, từ xa xưa lắm, đã được ông Cố tôi đích thân chôn xuống trên đỉnh đèo Rù Rì.

Ba Má tôi quyết định đưa gia đình về sống tại một vùng thôn quê hẻo lánh này từ đầu năm 1970. Từ đỉnh đèo Rù Rì, nhìn về hướng đông bắc, một eo biển nhỏ hiện giữa những đồi núi chập chùng. Eo biển đó là eo biển Lương Sơn, trên đường ra Ninh Hòa. Làng quê đó, chính là làng Lương Sơn như mọi người thường gọi. Đây là một làng nhỏ, cách chân đèo Rù Rì khoảng 3 km và trung tâm thành phố Nha Trang chừng 12 km. Lưng dựa vào núi, mặt nhìn về hướng biển, nên dân trong làng sống chủ yếu vào nương rẫy trên núi và tôm cá ngoài biển khơi.

            Từ lúc hiểu được, tôi đã nghe, đã biết về những tai nạn thảm khốc trên đèo Rù Rì. Lên 6, 7 tuổi, tôi đã nghe những lời than khóc buồn bã từ thân nhân của những người mất, bị tai nạn trên vùng đèo này. Lớn lên tí xíu, tôi đã chính mắt nhìn thấy những thân thể đầy máu, sau những tai nạn nơi đây. Khi tôi bắt đầu vào Trung học, mỗi ngày dắt xe đạp lên đèo, xổ đèo, những hình ảnh đó luôn ám ảnh tôi.  Tôi lo một, nhưng ba má tôi lo đến mười.

            Mỗi năm, ít nhất một vụ tai nạn khủng khiếp xảy ra. Ngôi miếu nhỏ nằm giữa lưng chừng đèo, ở mặt Nam, luôn là nỗi ám ảnh mỗi khi một mình dắt xe đạp đi qua. Tôi sợ, nên thường đi chung với các bạn. Hoặc khi đạp xe đến tận chân đèo, nhưng chưa thấy ai, thế là ngồi chờ. Chờ có người nào đó cùng dắt xe lên đèo. Năm 1983, số tai nạn quá nhiều, mà hai tai nạn thảm khốc, một vào giữa năm, xảy ra ngay miếu thờ, và một vào cuối năm, những ngày cận tết, bên kia dốc đèo, tại hướng ngã ba: một đường lên Thành, và đường hướng kia về Nha Trang. Tai nạn này, đã cướp đi mất một người bạn mà tôi quen biết, học trên tôi một lớp. Có lẽ, nhiều tai nạn quá khủng khiếp xảy ra liên tiếp, và chúng tôi cũng đã khôn lớn, Ba tôi, quyết định kể một chuyện hệ trọng mà ông giấu từ lâu. Câu chuyện đó liên quan đến ông Cố tôi và lời nguyền cay độc ngày xưa ấy.

Ba tôi kể rằng, vào những năm đầu 1900’s, người Pháp mở đường xá từ miền Nam ra tận miền Trung. Mở ra rộng hơn, tạo cho môt vóc dáng mới cho quốc lộ 1. Ông Cố tôi, là một người nhà quê, giỏi chữ nho từ nhỏ, nhưng thi nhiều lần không đỗ nên ông chỉ làm một ông giáo làng. Nhưng điều ngạc nhiên là không biết ông học từ đâu, mà có thể đọc và hiểu được ít nhiều tiếng Pháp. Và khi người Pháp vừa ép buộc, vừa tuyển mộ khắp nơi để mở đường, vì kinh tế gia đình, ông cố tôi quyết định gác nghề dạy học, và tham gia đoàn người đi mở đường này. Thông thạo chữ nho, và hiểu ít nhiều tiếng Pháp, ông được giao cho việc phụ sổ sách. Dần dần, tạo được tín nhiệm với viên sĩ quan Pháp đứng đầu công trình này, ông được giao phó nhiều công việc quan trọng hơn. Cuối cùng, ông được trọng dụng như là một người giúp việc gần gũi và tín cẩn.

            Từ thành Diên Khánh, đường được mở rộng xuống Nha Trang. Rồi từ Nha Trang ra Ninh Hòa. Nỗi vất vả của những người mở đường này là đoạn đèo Rù Rì. Đường dốc quanh co. Không ít người đã bỏ mình ở đó.  Một hôm, trong lúc đang đào đất, những người phu đã phát hiện một hầm lớn bên chân đèo phía Bắc. Khi ông Cố tôi đến, người ta phát hiện trong hầm này có nhiều lọ cổ. Trong đó có 1 cái lọ lớn và 13 cái lọ nhỏ hơn. Tất cả đều làm bằng sành. Cái lọ lớn, cao hơn nửa mét, màu xanh lá cây đậm, dạng như cái trống, chính giữa phình, hai đầu hơi nhỏ lại. Trên mặt lọ, có cái nắp đậy kín, không một khe hở. Với kích cỡ và hình dáng này, khi tôi còn nhỏ, nghe mọi người gọi là cái “thạp” hay “khạp”.  Xung quanh thân lọ, nửa dưới là những hoa văn, phần trên là những hình thù nửa thú, nửa người, trông rất kỳ quái. Mười ba cái lọ còn lại, cùng một kích cở, cao khoảng ba tấc. Dưới chân thật nhỏ, rồi phình ra lớn hơn khi lên cao. Chỗ phình cao nhất khoảng hai phần ba từ chân lọ. Phần trên cùng hơi túm lại, nhưng vẫn lớn hơn phần đáy. Lọ không có hình thù quái gở, những ngược lại là một màu đỏ sẫm, trên khắc những hoa văn tỉ mỉ. Tất cả đều có nắp đậy và dán kín. Không ai biết bên trong lọ có gì. Ông Cố tôi cho trình lên viên sĩ quan người Pháp. Lúc đó, viên sĩ quan này đang trên đường từ Phan Thiết ra. Ba ngày sau, y mới được dịp chiêm ngưỡng những chiếc lọ cổ quái này.

            Tối hôm đó, vị sĩ quan cho người mở ra. Có hai người VN được chứng kiến, người thông dịch và ông Cố tôi. Bắt đầu từ cái lọ nhỏ. Thoạt đầu, không làm sao mở được cái nắp lọ. Một chất keo đặt biệt đã dán kín, không một khe hở. Vị quan người Pháp được cố vấn là nên nung nó lên, rồi mới mở, nhưng cũng không thành công. Sau đó, vì nóng lòng, chiếc lọ bị đập bể trên miệng. Bên trong chẳng có gì, ngoại trừ một ít tro xam xám. Cái thứ hai cũng thế. Cái thứ ba cũng thế. Viên sĩ quan Pháp ra hiệu ngừng. Đến lượt chiếc lọ lớn, hai tay cầm hai đầu, y giơ lên rồi rung nhè nhẹ. Bên trong dường như có tiếng gì khua động, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cũng không cách nào mở được nắp lọ. Vị quan Pháp cho dừng tay và sai thủ hạ tìm cách khoang miệng lọ. Khi miệng lọ được mở ra, hai miếng da dày, màu xám đen, chồng lên nhau, cuốn tròn lại. Ngoài ra không còn một thứ gì khác. Mọi người đều ngạc nhiên, nhất là viên sĩ quan Pháp. Ông cầm lên ngắm nghía rồi trải hai miếng da thú lên bàn. Mỗi miếng da có chiều dài khoảng gần 1 thước, chiều ngang khoảng 3 tấc. Khó đoán biết được là da dê hay da trâu. Miếng da thứ nhất có nhiều hàng chữ nhỏ dọc ngang. Miếng thứ hai, vẽ những hình thù quái gở. Những hình người nam cụt đầu, những hình người nữ không lành lặn. Đằng sau miếng da thứ hai như có dấu triện, màu đỏ, và bốn con số viết rời nhau. Tất cả nhìn nhau, im lặng. Viên quan Pháp hỏi ông Cố tôi về ý nghĩa của hai tấm da này, vì biết ông Cố tôi thạo chữ nho. Ông Cố tôi lắc đầu. Đó không phải là tuồng chữ nho. Tuy nhiên, trong ông, bừng lên một ý nghĩ. Đó là chữ của người Chăm Pa. Và ông trình bày ý nghĩ của mình. Muốn hiểu, phải tìm cho bằng được những người còn đọc được lối chữ cổ này. Và sau đêm đó, ông Cố tôi xuôi Nam, mang một sứ mệnh quan trọng trong đời.

          Những hình nhân kỳ dị không thể là những điềm lành. Biết, nhưng vẫn phải đi. Tôi và bốn người tùy tùng lên ngựa ngay sáng hôm sau, ngược về hướng Phan Rang. Một người mang chiếc bao dày trên lưng, bên trong chứa hai miếng da kỳ dị. Ba người còn lại mang lương thực. Tôi như một người trưởng nhóm. Đi, nhưng trong lòng không chút hy vọng. Ngay ở ngày thứ hai, một chuyện lạ đã xảy ra. Người mang hai tấm da đột nhiên ngã quỵ sau khi nghĩ trưa. Anh ôm bụng, mặt mày tái ngắt. Một hồi sau, anh ngưng thở. Sự việc xảy ra quá nhanh, mà không ai trong đoàn biết lý do tại sao và phải làm gì. Chúng tôi chôn anh ta lại, và chiếc bao được giao lại cho một người khác trước khi tiếp tục lên đường. Chúng tôi đến Phan Rang vào một buổi chiều mưa buồn bã. Mưa rã rích suốt đêm. Sáng hôm sau, vào chợ, gặng hỏi nhiều người. Hầu như ai cũng lắc đầu, không hiểu. Có người chỉ cho chúng tôi đi về những khu xa vắng khác, dò tìm. Chúng tôi đi xa hơn về phía Nam. Lòng vẫn còn mang một chút hy vọng. Qua nhiều ngày tìm kiếm, hỏi thăm, vô vọng, lại một việc kỳ lạ khác xảy ra. Người mang hai miếng da đó, bị tiêu chảy. Chúng tôi kiếm những người thầy thuốc trong khu vực gần đó, vẫn không chữa nỗi. Anh ta ra đi mà đôi mắt còn trợn lên một màu trắng dã. Hai người còn lại, không ai dám mang hai miếng da này. Ba chúng tôi đều nghĩ, những chuyện xui xẻo, chắc phải đến từ hai miếng da này. Tối hôm đó, cả ba nhìn chiếc bao đựng hai miếng da mà ngán ngẩm. Ai cũng mang trong lòng những ý nghĩ riêng tư nhưng không nói ra. Tôi quyết định mang hai miếng da này, dù gì mình cũng là trưởng đoàn. Tôi khấn vái thiên địa, thánh thần cùng linh hồn những người đã khuất rằng: chúng tôi chỉ phụng mệnh đi tìm ý nghĩa những gì ghi lại trên hai miêng da này mà thôi. Chúng tôi không có một ý nghĩ gì xấu cả. Xin thiên, địa, thánh thần phù hộ cho chúng tôi được bình an, tai qua nạn khỏi, mà trở về với gia đình. Chúng tôi sẽ cúng tạ trời đất khi an toàn trở về. Vẫn tiếp tục dò hỏi. Vẫn vô vọng. Lương thực cạn dần. Hy vọng đã lùi xa. Chắc phải quay về. Về? làm sao ăn nói với viên sĩ quan?

            Sáng hôm cuối cùng, trước khi trở về, chúng tôi chậm chạp trở ra con đường lớn. Bất ngờ, gặp một bà lão, người khô khốc như một thanh củi đang ngược hướng chúng tôi. Điều ngạc nhiên là khi bà cụ chận chúng tôi lại và hỏi rằng: có phải chúng tôi từ xa đến và đang đi tìm một cái gì đó phải không? Tôi thuật lại cho bà cụ nghe đầu đuôi câu chuyện. Bà nhìn cả ba, rồi nhìn tôi kỷ hơn. Sau đó bảo ba chúng tôi đi theo bà. Bà dẫn chúng tôi qua một đoạn đường khá xa, dẫn tới một quả đồi nhỏ. Trên đồi là một nóc nhà cũ kỹ và có phần xiêu vẹo. Chúng tôi được bảo ngồi chờ phía trước sân. Bà lão đi ra sau, thì thầm chuyện gì đó với ai, khá lâu. Một lúc sau, một người đàn ông già, nhỏ thó, chòm râu bạc trắng, dài ngang tận bụng đi lên. Ông cụ gọi chúng tôi ra sau, mời chúng tôi ngồi xuống những hòn đá được kê làm ghế, dưới một tàn cây. Tôi tháo chiếc bao, lấy hai miếng da ra. Ông cụ nhìn ngang, thất sắc. Một hồi sau, định thần, ông cụ bắt đầu kể…

Tôi cũng không biết chi tiết những dòng chữ nhảy múa này. Ông chỉ vào tấm da thứ nhất. Rồi tiếp. Nhưng ý nghĩa của nó và những hình thù trong tấm da kia, thì tôi hiểu. Bộ tộc chúng tôi khi nhìn vào hình ảnh vẽ trên miếng da đó, hiểu được người vẽ muốn nói gì. Còn tấm da có viết chữ… Ông lão như nghẹn lời. Đôi mắt buồn hiu, như muốn khóc. Trời đứng gió. Ai nấy nhễ nhại mồ hôi. Nhìn xa xa, những đồi cát như bốc lên từng đợt, từng đợt lửa, muốn thiêu đốt cả một vùng rộng lớn. Ông già đưa tay quệt mồ hôi rồi kể tiếp…

            Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Tôi sống với Thầy tôi, khi còn nhỏ lắm. Thầy tôi không dạy tôi những chữ cổ này. Ông dạy tôi, thứ chữ mới mà người ta đang dùng bây giờ. Tôi học được nhiều điều ở thầy, từ việc thờ phượng, cúng bái, đến việc ăn ở; từ chuyện lịch sử hưng thịnh đến sự suy vong của ChămPa nói chung và của bộ tộc tôi nói riêng. Khi tôi khôn lớn, thầy bảo: nếu một mai ông mất, hãy đem tất cả gia sản trong cái hòm gỗ mà đốt đi với ông. Tôi cúi đầu vâng dạ. Tôi cũng không hỏi Thầy là trong đó có chứa đựng những gì.

            Chúng tôi ngồi im lặng, nhưng cảm nhận được dường như ông già đang nấc lên theo từng hơi thở.

            Sau đó vài hôm, Thầy tôi bảo: trong cái hòm gỗ đó, không có tài sản gì quí giá về tiền bạc, nhưng nó chứa đựng mồ hôi, nước mắt và máu của dòng họ ông. Đó là những bộ da thú, ghi chép về gia phả của Thầy. Một gia phả đẫm máu. Những người đi trước muốn ông phải trả thù. Nhưng vì biết mình là hậu duệ cuối cùng và không làm được, nên ông muốn đốt đi những tấm da thú ghi lại những máu và nước mắt ấy.

            Thầy tôi dạy rằng: hơn hai trăm năm mươi năm trước, giặc phương Bắc đã đánh vào tận nơi này. Vua của chúng tôi vì thế yếu, đầu hàng và đồng ý dâng đất để cầu hòa. Trước khi rút lui, nhiều phần thành quách bị đập phá. Những vị tướng lãnh và thuộc hạ của họ, dù đã qui hàng vẫn bị đưa lên ngọn đầu đài. Chỉ riêng gia tộc ông có tất cả 14 người bị chém cùng một kiểu, một dao lìa đầu. Người phương Bắc nói rằng: chém để làm gương! Ngày mà họ bị đưa lên ngọn đầu đài là một ngày đen tối trong lịch sử Chăm Pa. Sau đó, rất nhiều thanh niên bị bắt làm nô lệ. Nhiều phụ nữ bị hành hạ, bị bắt đi làm những kẻ hầu. Sử sách người ChămPa có ghi chép, số người bị chết trong trận chiến, bị chém sau khi qui hàng, bị bắt đi làm nô lệ, không dưới nửa vạn. Tiếng khóc than oán hờn dậy đất.

            Nước mắt ông lão trào ra theo từng lời kể, cùng với mồ hôi, chảy xuống thành từng dòng. Ba chúng tôi cũng không cầm được nước mắt.

            Trước khi sứ thần chính thức mang lệnh Vua dâng đất cho giặc phương Bắc, vị Vua của chúng tôi đã cho người chuẩn bị rất kỷ càng. Vua sai người viết một lời nguyền trên một tấm da thú. Tấm thứ hai vẽ lại những cảnh chém đầu mà giặc phương Bắc gây nên cùng những cảnh phụ nữ bị làm nhục, làm nô lệ. Đây chính là hai miếng da lịch sử mà thầy tôi kể lại vào những ngày cuối đời. Người viết lời nguyền này là một vị pháp sư nổi tiếng cả nước lúc bấy giờ.

            Thầy đã dạy rằng: tấm da thú ghi lại lời nguyền được chôn ở một nơi hẻo lánh. Để xuôi về phương Nam, người ta phải bước qua nó. Vị Vua của chúng tôi hiểu rằng mình đang trong thế yếu. Trước sau, đất đai này, bá tánh này cũng sẽ rơi vào tay giặc. Vì thế, lời nguyền có chủ ý mong người phương Bắc đối đãi tử tế với bá tánh chúng tôi.  Tôi không nhớ chính xác từng chữ. Đại ý, lời nguyền nói rằng: mai này, khi bất cứ ai vượt qua lời nguyền để xuôi về Nam, người đó phải có một tấm lòng rộng mở, phải sống tử tế với người khác. Là dân thường, sau khi bước qua lời nguyền này, mà lòng của họ còn mang những dã tâm, thì chính bản thân hay người thân sẽ bị bao nhiêu điều xấu xảy ra, có khi phải bỏ xác nơi đèo heo gió hút này. Là quan, sau khi bước qua lời nguyền, xuôi về Nam, thì phải có một tấm lòng bao dung, mới mong giữ được hòa thuận trong bá tánh, mới giảm được máu và nước mắt của dân tình. Nếu làm trái lại, dòng họ hay bá tánh dưới sự cai quản của người này phải gánh chịu những hậu quả trùng trùng. Là Vương, sau khi bước qua lời nguyền này để xuôi Nam, lòng Vương phải như trời biển, thương dân như thương con, đối với kẻ cựu thù như đối với trăm họ của chính mình, cứu vớt những người cùng khổ bất chấp họ là ai; phải mang lại cơm no áo ấm cho người người, thì mới mong xã tắc vững bền, giang san mới hưng thịnh. Ngược lại, là Vương mà lòng dạ hiểm độc, coi bá tánh như ngọn cỏ, xem kẻ cựu thù như loài thú, trong lòng chỉ nghĩ đến hận thù, thì muôn đời, lời nguyền vẫn còn đó. Máu của bá tánh không bao giờ ngưng chảy. Máu sẽ chảy dài từ nơi này đến bất cứ nơi nào mà có dấu chân của người hiểm độc đứng đầu xã tắc đã bước qua. Và chính gia đình hay hậu duệ của Vương, phải gánh lấy những điều tệ hại nhất… Trong bá tánh, ai có lỡ tay, đào thấy lời nguyền, phải chôn ngay lại tức khắc, nếu không, hậu quả sẽ không lường…

            Sau đó, nhà vua cho làm một buổi lễ tế thần linh. Trong buổi lễ đó, hai tấm da được đặt vào trong cái lọ lớn. Vị Pháp sư cho rằng: phải có người theo giữ lời nguyền này, thì lời nguyền mới mãi được linh thiêng.  Nhà vua nghe theo và lựa chọn 13 dũng sĩ dám hy sinh vì bá tánh. Nhà Vua bảo đảm bổng lộc cho gia đình họ đến suốt đời.

            Hôm đó, trời nóng như thiêu đốt. Đến gần giữa ngọ, khi vị pháp sư tụng niệm những điều bí ẩn vừa chấm dứt, những hồi trống rền rã gióng lên, 13 dũng sĩ chuẩn bị bước lên giàn thiêu, thì gió ở đâu bỗng nổi lên ào ạt. Cờ, phướn bay phần phật như muôn ngàn âm binh đang lũ lượt kéo về. Những hồi trống chấm dứt, gió mới ngưng. Vạn vật như im lặng. Mười ba dũng sĩ, từng người, từng người bước lên giàn thiêu. Đó đây, tiếng thút thít của các người thân, cùng những người tham dự, nhỏ nước mắt cho những người hy sinh vì đại nghĩa. Khi họ bước lên giàn thiêu, cả 13 người cùng đứng trong thế tấn, nhìn xuống cả quảng trường rộng với một sự bình thản lạ lùng. Một viên quan đọc những lời châu ngọc của Vua, ca tụng lòng hy sinh của họ cho bá tánh. Rồi lửa bốc lên, bốc lên. Tiếng khóc đó đây trong đám đông càng lúc càng lớn. Lửa hận thù. Lửa hy sinh, Lửa cứu độ… Xác thân còn lại của họ được bỏ trong 13 cái lọ nhỏ. Lời nguyền cùng tro bụi của 13 người dũng sĩ, sau đó, được chôn tại phía bắc của một ngọn đèo. Sau đó, Vua mới sai người mang lệnh Vua đi về phương Bắc, lòng đau đớn cắt đất tiền nhân dâng cho cường địch, để nhận lấy sự an bình trong giai đoạn nhất thời…

Ông già người Chăm, nước mắt rưng rưng sau khi kể xong: Những tranh giành lịch sử, dù thành công hay thất bại, luôn luôn nhuốm máu của bá tánh.

Trong lúc ông Cố tôi mãi mê đi tìm ý nghĩa của hai mảnh da đó, thì viên sĩ quan người Pháp, nhận được điện tín từ Pháp quốc, cho biết vợ ông bịnh nặng. Công việc chăm coi mở đường, giao lại cho người sĩ quan mới. Khi ông Cố tôi về, trình bày tường tận chuyến đi, cùng những lời giải thích của ông già người Chăm, viên sĩ quan mới lắc đầu. Trong đầu y nối kết những tai họa vừa xảy ra, và nhanh nhẩu bảo rằng y không muốn nhìn nó nữa. Hãy chôn lại, theo như lời ông già người Chăm đã nói. Ngay sáng hôm sau, ông Cố tôi cho người chôn lời nguyền cùng 13 cái lọ nhỏ trở xuống, tại một nơi nào đó trên đỉnh đèo Rù Rì. Sau đó, ông xin được nghỉ việc, trở về nhà, cúng tạ trời đất, thần linh như đã hứa và tiếp tục công việc của ông, công việc của một thầy giáo làng cho đến cuối đời.

            Sau khi biết được lời nguyền đó, tôi đi tìm những dấu tích lịch sử theo lời ông già người Chăm đã kể. Tôi tìm được một chút đầu mối liên quan. Sử sách cho biết, năm Mậu Tý (1648), khi Chúa Nguyễn Phúc Lan đột ngột qua đời, Nguyễn Phúc Tần lên ngôi ở tuổi 29, thường được gọi là Hiền vương. Năm 1653, Hiền Vương, sai quan cai cơ Hùng Lộc đem quân vượt đèo vượt núi Thạch Bi (đèo Cả), đánh Chăm Pa. Lực lượng mạnh, cộng thêm yếu tố bất ngờ, Hùng Lộc đã đánh đến tận Phan Rang. Vua Chiêm đại bại dâng thư xin hàng và cắt châu Kaut Hara của Chiêm Thành từ sông Phan Rang ra đến Đèo Cả dâng cho. Chúa Nguyễn đặt dinh Thái Khang với 2 phủ, 5 huyện. Hai phủ là Thái Khang (Ninh Hòa) và Diên Ninh (Diên Khánh). Năm huyện là Phước Điền, Hòa Châu, Vĩnh Xương thuộc phủ Diên Ninh; Tân Định, Quảng Phước thuộc phủ Thái Khang. Hùng Lộc được cử làm Thái Thú cai trị 2 phủ, dinh đóng tại Thái Khang tức Ninh Hòa bây giờ. Đây cũng là thời điểm Chăm Pa nộp cống xưng thần với các chúa Nguyễn. Tuy vậy, sự trả thù vẫn luôn luôn là một nỗi niềm thao thức của các vì vua Chăm Pa. Gần 40 năm sau, năm 1692, Chúa Chăm, tên Bà Tranh, đã tấn công vào phủ Diên Ninh và dinh Thái Khang, nhằm chiếm lại núi sông đã cắt dâng từ thuở trước. Cuộc tấn công này đã thất bại. Quân Chăm bị tướng Nguyễn Hữu Cảnh đánh tan tác vào năm 1693. Chúa Nguyễn đổi tên Chăm Pa thành Thuận Thành Trấn, sau đó đổi Thuận Thành Trấn thành Bình Thuận Phủ.

            Sau này, tôi hỏi Ba: Vậy chứ lời nguyền ấy, được ông Cố chôn tại địa điểm nào trên đèo Rù Rì? Ba bảo rằng, gia phả không ghi lại đích xác. Chỉ biết, trước khi ông Cố mất, có bảo chôn trên đỉnh đèo, ngọn núi cao nhất, ở phía tây, dưới chân cây cổ thụ già, cách đỉnh khoảng 15-20 thước.

            Thời gian đã bào mòn tất cả. Bây giờ, trên ngọn đèo Rù Rì không còn một cây cổ thụ nào cả. Tuy vậy, tôi không suy nghĩ nhiều về địa điểm chôn giấu lời nguyền, mà lại bị ám ảnh về một đoạn trong lời nguyền: “Là dân… Là Quan… Là Vương…”. Suy nghĩ lại, tôi thấy lời nguyền không cay độc như lần đầu mình được nghe. Nó chỉ cay độc, khi bất cứ ai sau khi vượt qua nó, xuôi về Nam, mà không sống tử tế với đời, với người. Bao nhiêu năm rồi, lời của ông già Chăm, nói với ông Cố tôi, được ghi lại trong gia phả, luôn luôn đeo đuổi tôi:  Những tranh giành lịch sử, dù thành công hay thất bại, luôn luôn nhuốm máu của bá tánh. 

            Hy vọng, sau khi viết ra những dòng chữ này, tôi sẽ thoát khỏi giấc mơ hãi hùng đó và máu sẽ thôi chảy trên ngọn đèo Rù Rì này.

Đoàn Nhã Văn

http://www.gio-o.com/DoanNhaVan.html

Căn nhà bên kia đèo Rù Rì – Vô Danh

Nguồn : Ola

Ai từng sống ở Nha Trang trước 75 cũng biết là đoạn đường từ Ninh Hoà về Nha Trang rất ít dân cư cư ngụ dọc theo khoảng giữa của đoạn đường nàỵ Nhất là khu vực gần Nha Trang vì một bên là núi đá của dãy Trường Sơn, một bên là biển sâu rộng. Đất đai khô cằn trắng bạch, cây cối hoang còn mọc không muốn nổi nói chi là dùng để trồng trọt. Mặt đất cũng như sườn núi được bao phủ bởi những bụi cây thấp rậm.
Thỉnh thoảng ta có thể thấy một vài mảng sườn núi được khai phá để trồng chuốị Có lẽ chỉ có cây chuối mới chịu nổi với cái khô cằn, khắc nghiệt của đất đai và thời tiết ở đây!
Hai bên đường thỉnh thoảng mới thấy một mái nhà tranh ẩn hiện sau các lùm câỵ Ta có thể thấy chung quanh nhà là những bụi chuối, và đằng trước có những giàn cho cây Thanh Long leọ Thanh Long cũng là một đặc sản của vùng đất khô cằn này! Nếu ai ghét sự ẩm ướt của mưa mùa thì có thể rất thích thú được sống ở Nha Trang khô ráo nàỵ
Hoàng dạy học tại trường trung học Lê Qúy Đôn, một trường có tiếng ở miền Trung nàỵ Những ngày nghỉ lễ hay Chủ Nhật, chàng thường chở vợ đi chơi các danh lam kỳ tích trong vùng để ngắm cảnh và cũng để xả đi những mệt nhọc sau những ngày làm việc! Hơn nữa là hai vợ chồng son nên không phải lo lắng về con cái gì cả. Vợ chàng cũng là một cô giáo dạy ở một trường tiểu học trong thành phố! Cả hai rất mê đi chơi xa trong những ngày nghỉ! Họ thật là hợp tính nhaụ
Một ngày lễ trùng vào thứ Bảy (ngày xưa người VN làm việc 6 ngày/tuần, gần đây mới đổi 5 ngày/tuần.) Vợ chồng Hoàng quyết định đi chơi vùng Dục Mỹ để thăm suối nước nóng ở nơi này! Suối nước nóng nằm cạnh Quốc Lộ 21, nên du khách không phải băng rừng lội suối gì cả. Cuộc đi chơi thật thích thú. Suối này được tạo thành do các mạch nước ngầm sâu phun lên từ các khe đá nên rất nóng. Họ cũng như các du khách khác mua trứng gà bỏ xuống các khe đá và chờ trứng chín để ăn! Mãi mê chơi và ngắm cảnh nên mãi đến 6 giờ chiều vợ chồng Hoàng mới dẫn xe ra quốc lộ để trở về lại Nha Trang. Tới Ninh Hoà thì đã gần 7 giờ nên họ quyết định vào một quán ăn làm một bụng trước khi tiếp tục lái xe về!
Ăn uống xong xuôi đã gần 9 giờ tối, Hoàng chạy xe chầm chậm để vừa hóng những cơn gió mát của buổi tối thổi vào tư biển Đông. Ngày mai là Chủ Nhật nên có về nhà trể cũng chẳng sao mà!
Trời đã khoảng gần 10 giờ đêm rồị Trên trời chỉ có toàn những ngôi sao lấp lánh, đường vắng hoe không có một chiếc xe nào ngoài xe của vợ chồng Hoàng. Trời gió hây hây rất mát, vợ chồng Hoàng chuyện trò với nhau về buổi đi chơi, thỉnh thoảng họ cười rộ lên vì thích thú! Khi xe còn cách đèo Rù Rì khoảng chừng 5 cây số thì bổng nhiên cái xe kêu bụp bụp vài tiếng rồi tắt máỵ Hoàng cố đạp nhưng cái Honda vẫn chỉ rặn được vài tiếng rồi im bặt. Chàng xuống xem lại bugi, dây nối, và lại đạp thử. Chiếc xe vẫn nằm lì ra đó. Ngó quanh chẳng thấy một bóng nhà nào cả, chẳng lẽ phải dẫn bộ xe hơn 10 cây số để về nhà saỏ Giờ này các chổ sửa xe cũng đã đóng cửa cả rồi! Không còn cách nào khác, Hoàng đành dẫn xe dọc theo lề đường hướng về phía Nha Trang, nơi mà cả một vùng ánh sáng tỏa lên sáng cả một vùng trời!
Hình minh họa
Hoàng dang dong duỗi dẫn xe đi bổng nghe vợ la lên “Anh ơi, có nhà ở đàng trước kìa!” Hoàng hướng mắt theo tay vợ chỉ và thấy ánh đèn lấp lánh chiếu ra từ một căn nhà bên đường. Không quen đi bộ lại phải dẫn cái xe nặng nề, vừa mệt vừa khát nước nên Hoàng tỉnh cả người như buồn ngủ mà gặp chiếu manh vậỵ Hai vợ chồng vội dẫn xe vào gỏ cửa nhà. Một cụ già chừng hơn 60 mở cửa mời cả hai vào và kêu vợ mang nước trà ra đãi khách. Hai ông bà cụ dáng dấp ốm yếu nhưng có vẻ mặt hiền hậụ Họ hỏi thăm vợ chồng Hoàng vì sao lại lang thang trong đêm tối như vậỵ Hoàng kể cho ông bà cụ nghe về tình cảnh của mình và xin nghỉ mệt một chút rồi sẽ lên đường. Ông cụ nói, “Bây giờ đã hơn 10 giờ rồi mà hai cháu dắt xe về tới Nha Trang chắc cũng gần sáng. Cháu nhắm có thể dắt xe qua được Đèo Rù Rì không đó!? Thôi cứ ngủ tạm ở nhà hai bác đi, sáng rồi về cũng đâu có muộn gì.” Hoàng nghe tới Đèo Rù Rì đã ớn, lại nghe đồn rằng trên đèo này có nhiều cô hồn chết uổn lắm. Tuy không tin vào các chuyện này, nhưng vì sợ mệt nên chàng đồng ý xin hai cụ cho nghỉ lại đỡ một đêm. Ông bà cụ nhường cho vợ chồng Hoàng cái giường gỗ ở nhà trên, còn họ xuống ngủ ở chỏng tre trong căn bếp.
Vì mệt mỏi sau cuộc đi chơi nên vợ chồng Hoàng đặt lưng xuống là ngủ ngay, cho đến lúc tiếng gà rừng gáy gần đó đánh thức Hoàng dậy! Chàng coi đồng hồ, đã 5 giờ sáng rồi! Chàng đánh thức vợ dậy đi rửa mặt. Thấy cái giường của ông bà cụ vẫn còn buông màn, hai vợ chồng không dám đụng chạm mạnh sợ làm họ tỉnh giấc. Sau đó Hoàng móc bóp lấy tờ 500 đồng đặt lên cái bàn gổ, rồi lấy cái tách trà chận lên để gió khỏi baỵ Chàng nói với vợ, “Ông bà cụ chắc cũng không khá giả gì, coi như mình trả công cho lòng tốt của họ em nhé!” Xong chàng dắt xe ra đường và thử đạp máỵ May quá, cái xe nổ dòn như chưa từng bị trục trặc gì cả! Chàng đèo vợ chạy chầm chậm hưởng cái gió mát mẻ của buổi sáng ban maị
Khi về đến chợ Đồng Đế, Hoàng ghé xe vào một quán cafe mở cửa sớm, kêu một ly cafe sữa cho vợ và một đen cho mình. Vợ chàng đột kêu lên kinh ngạc, “Anh làm gì mà sau lưng áo quần toàn là lọ nghẹ không vậy!?” Hoàng nhìn ngoái lại thì đúng là toàn là tro than dính đầy sau lưng. Quay sang vợ chàng cũng thấy sau lưng nàng toàn là màu đen của than, “Em cũng thế chứ riêng gì anh đâu!?” Hai vợ chồng lo phủi bụi than và tự hỏi làm sao lọ nghẹ lại bám đầy trên lưng họ được! Lúc đó chị chủ quán vừa bưng hai ly cafe ra thấy thế liền lên tiếng, “Tui đoán chắc là anh chị ngủ nhờ ở căn nhà bên kia đèo phải không?” “Đúng rồi! Sao chị lại biết được hay vậỷ!” “Vậy thì thôi rồi! Anh chị lại bị hai con ma chết cháy cho ngủ nhờ rồi!” Vợ Hoàng hơi tái mặt hỏi dồn, “Chị nói gì, ai là hai con ma chết cháy vậỷ” Chị chủ quán ôn tồn kể, “Số là năm ngoái cái nhà của hai ông bà cụ Ở bên kia đèo Rù Rì một khoảng bị cháy lụi trong đêm, ông bà cụ đang ngủ nên bị chết cháy trong đó. Họ không có ai thân thuộc nên người ta đào chôn họ ngay sau cái nhà bị cháy đó! Từ đó đến nay thỉnh thoảng lại có người được họ mời vào cho ngủ nhờ qua đêm, và sáng ra thì thấy mình nằm trơ trọi trên nền nhà cháy hoang đó! Có lẽ anh chị dậy sớm nên chưa thấy mình nằm trên đất đó thôi!” Vợ Hoàng mặt tái mét, miệng nam mô liên hồị Còn Hoàng thì không tin chuyện này cho lắm.
Uống xong ly cafe, chàng lái xe quay trở ngược lại phía đèo Rù Rì. Vợ chàng sợ hãi luôn miệng khuyên chàng nên quay về Nha Trang, nhưng Hoàng cứ thẳng một mạch về hướng đêm quạ Một lúc sau, chàng cảm thấy tay vợ bấu chặt vào vai mình, miệng nàng ú ớ, “Anh coi kìa, đúng rồi, đúng rồi, cái nhà cháy kia kìa! Thôi mình quay trở lại đi nghe anh!” Không nói một tiếng, Hoàng quành xe ngay vào ngôi nhà cháy mặc cho vợ chàng ngồi chết điếng phía saụ Dựng xe xuống và đi vào chổ căn nhà, chàng xám mặt vì thấy chiếc bàn gỗ bị cháy hơn một nửa và tờ 500 đồng nằm trên đó vẫn được dằn bởi cái tách nám đen. Tờ 500 bay phần phật vì gió thổi mạnh như nhắc nhở cho vợ chồng Hoàng là cái chuyện ngủ lại đêm qua ở tại đây là thật, và câu chuyện của chị chủ quán là không phải là chuyện bịa đặt. Vợ chồng Hoàng là nhân chứng cho chuyện có thật này! Bước ra phía sau mấy bụi chuối, hai cái mộ nằm chơ vơ không nhang khói, cỏ hoang mọc trùm lên cả mộ! Hoàng là một giáo viên nên động lòng trắc ẩn, chàng nói với vợ lấy tờ 500 trên bàn, chạy xe ra chợ Đồng Đế mua bó nhang và ít hoa quả về đây, còn chàng thì xắn quần áo ra sức nhổ hết mấy cây cỏ dại trên hai nấm mồ!
Khi vợ chàng mang nhang và hoa quả về tới nơi thì hai cái mồ đã được dọn dẹp sạch sẻ. Vợ chồng chàng đặt hoa quả trước mồ rồi đốt nhang cắm xuống đất trước hai ngôi mộ! Hoàng nói nhỏ với vợ, “Tội nghiệp cho họ em nhỉ, không con cái nên không ai hương khói cả! Nếu khi nào mình có dịp đi qua đây, anh nghĩ mình nên ghé lai đốt cho họ một nén hương nhe em.” Sau đó vợ chồng Hoàng lái xe ra về, trong lòng thơi thới vì mình đã làm một việc tốt cho người khác.
Tuần sau đó trong nhà Hoàng bắt đầu có sự lạ! Đêm về khuya có tiếng lịch kịch ở dưới bếp và trên phòng khách. Vợ Hoàng tỉnh ngủ hơn nên thường bị các tiếng động này làm thức giấc. Vì là phụ nữ nên tuy nghe mà nàng chẳng dám ra xem, chỉ nằm nghe mà sợ một mình, cũng chẳng dám đánh thức chồng vì sợ bị chồng chê là nhút nhát. Tuy thế vì đêm nào cũng nghe, nên một sáng Chủ Nhật nàng đánh bạo nói với chồng, “Anh có nghe tiếng động lạ trong nhà mình mỗi đêm không?” “Tiếng động gì vậỷ” Hoàng lơ đảng hỏị “Tiếng lịch kịch trong bếp và trên phòng khách đó mà!” “Ối, mấy con chuột nhắt mò ăn đó mà! Để anh mua mấy cái bẫy chuột về đặt là êm ngay đó mà!” Và hôm đó Hoàng đi mua ba cái bẫy chuột về cho vợ gài vào ban đêm. Nhưng đâu cũng vào đấỵ Tiếng động lịch kịch vẫn xảy ra hằng đêm!
Một đêm nọ vợ Hoàng thức giấc và buồn đi tiểụ Tuy sợ nhưng chẳng lẽ kêu chồng dậy dẫn đị Nàng xuống đất xỏ dép đi xuống bếp. Hoàng ngồi bật dậy vì tiếng thét thất thanh của vợ mình. Nhìn không thấy vợ trên giường, chàng chạy vội ra phòng khách, cũng không có nàng, chạy xuống nhà bếp, vợ chàng đang nằm sóng xoãi bất tỉnh trên sàn bếp, nước đọng vũng trên sàn. Hoàng bế vợ lên giường và lấy dầu gió thoa thái dương cho nàng tỉnh lạị Hoàng lấy quần áo thay cho vợ và một lúc sau vợ chàng tỉnh lại, nhưng cặp mắt nàng vẫn như thất thần, nhìn dáo dác chung quanh như tìm kiếm cái gì! Day mãi nàng mới tỉnh hẳn lại và rồi ôm mặt khóc thút thít! Hoàng hỏi một hồi nàng mới dám kể, “Em buồn tiểu nên xuống bếp để đi, ai dè khi tới bếp em thấy bà cụ già ở căn nhà cháy đang đứng nấu nước, bà quay nhìn em làm em sợ quá la lên rồi té xỉu luôn!”
Hoàng không tin lắm vào lời vợ, cho rằng nàng bị ám ảnh bởi cái đêm ngủ nhờ tại căn nhà cháy nên tâm thần không ổn định. Nhưng để trấn an vợ chàng nhỏ nhẹ nói, “Thôi nghỉ đi em, nếu sau này em còn nghe tiếng động thì kêu anh nhé.” Đêm đó trôi qua mà không có sự cố gì nữa! Đêm sau đang ngủ Hoàng bị vợ lay lay dậy nói thì thầm vào lỗ tai mình, “Đó anh có nghe tiếng lịch kịch trên phòng khách không vậỷ!” Hoàng lắng tai nghẹ Quả thật đúng là có tiếng lịch kịch trên phòng khách thật! Chàng bắt đầu tin lời vợ mình. Tuy thế là đàn ông nên chàng không đến nỗi sợ chết điếng như vợ mình! Chàng trườn nhẹ xuống giường, rón rén bước ra phía phòng khách.
Thật ngoài sự tưởng tượng của Hoàng! Ngồi lù lù trên hai cái ghế là ông bà cụ Ở căn nhà cháy hôm trước! Họ đang thủng thỉnh nhâm nhi hai ly nước trà bốc khói! Vẫn với dáng điệu hiền từ họ đưa mắt nhìn Hoàng! Tuy rợn cả da gà, Hoàng vẫn cố lấy giọng hỏi, “Hai bác có phải là người ở căn nhà cháy bên kia đèo Rù Rì không?” “Đúng đó cháu! Hai bác xin lỗi đã làm phiền hai cháu nhé!” “Tại sao hai bác lại về đâỷ” “Cháu ạ, ở đó lạnh lẻo quá nên hai bác đánh bạo về đây cho được ấm áp hơn.! Vã lại, hai bác thấy vợ chồng cháu là người nhân đức nên hai bác nghĩ chắc các cháu chẳng chấp gì hai bác.” “Nhưng vợ cháu rất sợ sự có mặt của hai bác trong nhà này lắm, nó là đàn bà nên yếu bóng vía lắm!”
Hai ông bà cụ có vẻ lo âu, một chút sau ông cụ lên tiếng, “Hai bác xin lỗi đã làm phiền đến vợ cháu, hai cháu là người có lòng nhân nên hai bác xin hai cháu là đã làm ơn thì làm cho trót, bác xin hai cháu làm ơn cho hai bác một lần nữa có được không?!” “Hai bác cứ nói, nếu không ngoài khả năng thì cháu sẽ cố gắng thực hiện điều hai bác muốn.” “Cháu hãy xin các sư đến mộ hai bác làm một lễ cầu siêu cho hai bác là xong! Hai bác vì chết oan nên chưa được siêu thoát, phải có lễ cầu siêu thì mới có cơ đi đầu thai được!” “Cháu hứa sẽ làm cho hai bác một lễ cầu siêu vào cuối tuần này! Cháu hơi tò mò một chút, xin bác cho cháu biết tại sao hai bác lại chết oan vậỷ Ai gây ra cái chết cho hai bác?” “Đêm đó hai bác đang ngủ say trong nhà, một xe đò liên tỉnh chạy ngang qua, anh lơ xe lên mui cột lại hàng hóạ Anh ta hút huốc và búng tàn về phía lề đường. Chẳng may tàn thuốc bay lên nóc nhà bác, và mái nhà bắt lửạ Vì đang say ngủ nên hai bác bị chết cháy trong nhà. Tuy là chết oan và anh lơ xe đã gây ra sự cố. Nhưng xét cho cùng anh ấy đâu cố ý đốt nhà bác, cho nên hai bác không có ý báo thù anh tạ Thôi cháu đi ngủ đi và nhớ xin cho hai bác lễ cầu siêu nhé” Nói rồi ông bà cụ từ từ nhạt nhoà đị
Giữ đúng lời hứa, vợ chồng Hoàng lên chùa xin các sư đến chổ mộ Ông bà cụ dựng một đàn cúng giải siêụ Từ đó về sau không ai còn bị mời vào ngủ trọ Ở căn nhà cháy nữạ Nhà Hoàng cũng trở lại sự yên tỉnh như xưạ Thỉnh thoảng có dịp đi qua đó, vợ chồng Hoàng vẫn ghé lại thắp một nén hương và nhổ các bụi cỏ hoang mọc trên mồ cho họ. Hoàng còn làm hơn thế nữa, mấy năm sau chàng nhờ người cải mộ, đốt lấy tro cốt rồi gửi vào một ngôi chùa gần đó! Chàng nói với vợ “Mình đã làm ơn thì làm ơn cho trót nghe em.

St: Internet

hvln

 

 

Advertisement