Vang vọng ngàn năm

Mở đầu cho bài viết Vang vọng ngàn năm của mục Ngoại Sử, kính mời độc giả cùng với người viết đi theo dấu chân lịch sử trở lại kỷ nguyên thứ nhất tậy lịch vào năm 40.

1- Bài văn hài ti Tô Đnh ca Thi Sách: Ngòi n ca cuc qut khi ca Hai Bà Trưng

Thi Sách, vốn họ Đặng, làm huyện lệnh tại Chu Diên, là một tù trưởng nổi tiếng của Giao Châu lúc đó đang nằm dưới quyền cai trị của Tô Định. Tên thái thú họ Tô của nhà Đông Hán này là kẻ hiếu sát, tham tàn, ưa dùng kẻ vô lại và thê thiếp vào việc cai trị nên dân Giao Chỉ rất căm thù và oán giận. Thương nước với dân, thêm bất mãn hành vi bạo ngược của Tô Định, Thi Sách bèn viết lá thư cảnh cáo họ Tô. Sau đây là nguyên văn:

” Loát nhĩ Nam Phương, ức vạn sinh linh diệc giai

” Triều đình xích tử. Thừa lưu tuyên hoá, tất dĩ ái

” Dân vi tiên, Tử kim vi chính, trung ngôn gia mưu

” Giả kiến tội, bôn tẩu, thừa thuận giả kiến thưởng

” Cơ thiếp đắc dĩ lộng chính, biền bế đắc dĩ lộng quyền

” Tuy ái dân chi thuyết, võ thời vô chi, nhi tổn hại

” chi tâm dũ nhật dũ liệt! Tuân dân cao dĩ phong kỳ tài,

” kiệt dân lực dĩ cung kỳ dục. Tự thị phú cường lẫm dĩ

” Thái-A chi thế, bất tri khuynh bại, thi như chiêu lộ

” chi nguy!

” Nhi bất tế chi dĩ khoan, tất nguy vong!

” Cập chí dĩ ! ”

Dch nghĩa:

” Phương Nam tuy nhỏ mọn nhưng ức vạn sanh linh cũng là con đỏ của triều đình. Kẻ đi tuyên dương đức hoá cốt phải lấy việc yên dân trước hết.

Ngươi nay làm việc chính trị, bắt tội người nói thẳng và bày mưu hay; yêu kẻ luồn lọt và bợ đỡ, lại cho hầu giá dự vào việc chính sự, cho nịnh thần được chuyên quyền; lúc nào cũng bô bô nói chuyện thương dân bóc lột bá tánh càng ngày càng dữ. Rán mỡ dân để thoả lòng dục; cậy mình sức mạnh thế như gươm Thái A sắc bén, nào biết cơ nguy rình rập như giọt sương sớm dễ tan! Nếu không sửa đổi chính sách cho rộng rãi thì sẽ nguy vong đến nơi đấy!…” ( Trích Quân Lực Việt Nam chống Bắc xâm và Nam tiến Quyển 2 của Phạm Văn Sơn, trang 20- Có sửa chữa vài chữ )

Những lời lẽ trong thư tựa như cái tát vào mặt tên thái thú ngu xuẩn, hống hách và ngạo mạn. Giận quá mất khôn, hắn lập tức sai bọn trảo nha côn đồ vây bắt được Đặng Thi Sách và chém đầu ông ta để dằn mặt những kẻ dám mắng chưởi hắn cũng như đụng chạm tới uy quyền của triều đình Đông Hán. Bức thư dẫn tới cái chết của Thi Sách chính là ngòi thuốc súng làm bùng nổ cuộc quật khởi của Hai Bà Trưng và toàn thể dân chúng Giao Châu, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố rồi lan ra khắp nơi trong vùng Lĩnh Nam. Dù cuộc quật khởi chỉ tồn tại được ba năm thôi song cũng nói lên tinh thần quật khởi và bất khuất của giống nòi Hồng Lạc mà kẻ đại diện là Thi Sách với lá thư hài tội kẻ cầm quyền. Cái chết của ông như ngọn lửa làm cháy lên lòng ái quốc thiết tha và tính tự chủ tự cường của dân tộc trước dòng Hán tộc lúc nào cũng nuôi mộng thôn tính lân bang trong mưu đồ bành trướng đế quốc.

Đón đọc bài tới: Cô gái Nông Cống và đạo quân cởi truồng của Đông Ngô