16- Nhà thơ làm kinh tế… Thống chế đi đặt vòng
– Ông Thôi Phán Quan sẽ lôi ai ra làm nhân chứng hôm nay hả anh Bảy?
Một người ngồi nơi cuối phòng xử lên tiếng hỏi. Một giọng nói khàn khàn và già nua vang lên trong phòng xử ồn ào.
– Làm sao tao biết được. Vị thiên tài quân sự của đảng cộng sản Việt Nam có nợ máu với nhân dân và các phe phái của người quốc gia nhiều lắm. Hồi còn làm Bộ Trưởng Đặc Trách Công An, Võ đại tướng giết hàng loạt các đảng viên của Quốc Dân Đảng. Chỉ nội vụ Ôn Như Hầu không cũng đủ làm hắn rủ xương trong tù rồi…
Người nói vội ngưng bặt khi thấy ông vua âm phủ từ sau cửa riêng bước ra. Thiên hạ không hẹn đứng lên chào đón. Giơ tay ra hiệu cho mọi người ngồi xuống xong Diêm Vương hắng giọng.
– Ta trân trọng mời Thôi Phán Quan tiếp tục phiên xử tên Võ Khôi Nguyên…
Tằng hắng tiếng nhỏ, vị đại diện cho công tố viện của âm phủ thong thả bước tới đứng trước mặt Võ Khôi Nguyên đang ngồi trên ghế bị can.
– Chào đại tướng… Chắc sáng nay sức khỏe của ngày phải khá hơn hôm qua…
– Cảm ơn ngài biện lý… Hôm nay tôi xin tường thuật cho tòa nghe về thêm vài trận đánh do tôi chỉ huy…
Thôi Phán Quan cười nhẹ.
– Xin mời đại tướng… Tôi rất hân hạnh được nghe ngài đại tướng đánh giặc trên bàn giấy…
Vị thiên tài quân sự của đảng cộng sản Việt Nam dựng mặt vì câu nói mỉa của Thôi Phán Quan. Định lên tiếng sừng sộ song liếc về phía Diêm Vương, thấy ông ta đang chiếu tướng mình, Võ đại tướng cười gượng gật đầu. Mọi người im lặng lắng nghe Võ đại tướng bắt đầu mở chiến dịch bằng miệng.
– Chiến dịch Trần Hưng Đạo hay chiến dịch Trung Du là một trong những cuộc tiến công lớn của quân đội nhân dân Việt Nam vào phòng tuyến trung du bắc bộ của quân Pháp. Đây là một trong 3 chiến dịch lớn trong đông-xuân 1950-1951. Lợi dụng tình trạng xuống tinh thần sau khi thất bại trong chiến dịch biên giới của thực dân Pháp, tôi ra lệnh mở cuộc tiến công vào vùng trung du, tạo áp lực bắt buộc địch quân phải điều động một phần lực lượng tại đồng bằng bắc bộ lên tiếp cứu, tạo điều kiện cho các đơn vị bộ đội địa phương, đặc biệt là lực lượng các trung đoàn 48, 42… phối hợp với dân quân tại địa phương phát động chiến tranh du kích tại khu vực này mà từ lâu bị hạn chế do các cuộc càn quét liên tiếp của Pháp. Trong đợt 1 của chiến dịch, quân cách mạng tạo được nhiều thắng lợi lớn tại cả hai mũi tiến công ở Vĩnh Phúc và Hải Ninh. Do đó, bộ chỉ huy chiến dịch do tôi làm tư lệnh quyết định giải phóng Vĩnh Yên, một thị xã quan trọng chỉ cách Hà Nội có 55 km. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm có các đơn vị chủ lực là đại đoàn 308 với 3 trung đoàn 102, 88 và 36; đại đoàn 312 gồm 2 trung đoàn 209 và 141; hai trung đoàn biệt lập là trung đoàn 98 và trung đoàn 174. Ngoài ra còn có 4 tiểu đoàn bộ đội địa phương và 4 đại đội pháo binh 75 ly. Tổng cộng quân số của chiến dịch gần 30 ngàn binh sĩ, đó là chưa kể đám dân công hơn trăm ngàn người… Sau đây tôi xin được phép kể một cách chi tiết hơn…
Ngừng lại đưa tay nhấc lấy ly nước lạnh uống một ngụm cho thông cổ xong vị đại tướng già nua hắng giọng.
– Nhờ vào các tin tức cung cấp bởi các tổ tình báo nhân dân, tôi và bộ tham mưu chiến dịch biết rất rõ về lực lượng của địch ở ba tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Bắc Giang. Chúng có khoảng 15 ngàn binh sĩ, gồm 9 ngàn lính Lê Dương, 5 ngàn lính người Việt và một ít lính của chánh phủ Bảo Đại. Điều đáng quan tâm là chúng có nhiều binh đoàn cơ động Bắc Giang, Bắc Ninh, Đông Triều. Riêng binh đoàn cơ động số 3 đóng tại Việt Trì và Vĩnh Yên. Chiến dịch Trung Du được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 xảy ra vào ngày 25 tháng 12 năm 1950 khi binh đoàn cơ động số 3 cùng với tiểu đoàn Mường mở cuộc hành quân Bécassine vào vùng Lập Thạch và Tam Dương thuộc Vĩnh Yên, Phú Thọ đúng vào nơi đại đoàn 312 đang đóng giữ. Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn báo cáo và tôi ra lệnh tấn công. Cùng ngày, tiểu đoàn 10 dù thuộc địa và tiểu đoàn Mường chia làm hai cánh tiến vào Liễn Sơn, Xuân Trạch thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Được báo cáo tôi lập tức cho trung đoàn 141 chặn đánh, buộc địch phải lui về cố thủ ở Liễn Sơn chờ cứu viện.
Ngày 26, tiểu đoàn Senegal lên ứng cứu cũng bị chặn đánh, phải lui về Xuân Trạch. Ngày 27, đại đoàn 312 tiến công mạnh vào Xuân Trạch–Xuân Hoà thuộc huyện Lập Thạch, xoá sổ tiểu đoàn 24 của địch, bắt sống tiểu đoàn trưởng Piscard với 300 quân, đồng thời đánh tan tiểu đoàn 10 Dù thuộc địa. Từ ngày 26 đến ngày 29, dưới sự điều động của tôi quân đội cách mạng lần lượt đánh chiếm các vị trí chiến thuật như Hữu Bằng, Thằn Lằn, Tứ Tạo, Đồi Cà Phê. Tuy nhiên trung đoàn 209 tấn công Chợ Vàng không thành công vì gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ của địch…
Nhân lúc Võ đại tướng ngừng lại để uống nước cho thông cổ sau khi tường thuật một cách chi tiết và mạch lạc các trận đánh trong giai đoạn đầu của chiến dịch Trung Du, Thôi Phán Quan cười hỏi.
– Trong lúc các chiến sĩ đang đánh nhau với địch thì ngài đại tướng ở đâu và làm gì?
Nhờ ngồi gần nên Bình thấy nét mặt của Võ đại tướng ưng ửng đỏ và thái độ của ông ta có chút ngượng ngùng và do dự khi trả lời câu hỏi của Thôi Phán Quan.
– Tôi thì lúc đó… lúc đó tôi cũng có mặt ở chiến trận để chỉ huy anh em… Tôi cũng theo anh em…
– Ngài đại tướng theo anh em mà theo gần hay xa. Nếu gần thì gần bao nhiêu, còn xa thì xa bao nhiêu. Giả dụ như một cây số hay năm ba cây số…
Suy nghĩ giây lát vị đại tướng, thiên tài quân sự của đảng cộng sản Việt Nam tặc lưỡi trả lời chầm chậm.
– Bây giờ già cả, tuổi gần đất xa trời nên tôi không nhớ rõ lắm song đoán chừng non cây số. Là kẻ chỉ huy mình phải ở xa xa cho chắc ăn vì nếu mình ăn đạn chết thì lấy ai chỉ huy anh em binh sĩ. Tôi phải ở ngoài tầm bắn của cà nông địch chứ… Tôi mà ngủm thì lấy ai săn sóc cho cô vợ trẻ đẹp, hấp dẫn và lãng mạn của tôi…
Diêm Vương chợt lên tiếng xen vào câu chuyện giữa bị can và Thôi Phán Quan.
– Vậy à… Ngươi có mấy vợ?
– Bẩm Diêm Vương… Con có hai vợ… Người vợ thứ nhất bị tụi thực dân Pháp bắt bỏ tù rồi qua đời trong tù… Sau đó con mới cưới vợ khác…
Diêm Vương gật gù.
– Như vậy thì được… Ta nghe đồn là mấy thằng bây đứa nào cũng vợ chính vợ bé, vợ lẽ vợ mọn, đào nhí bồ trẻ. Như tên hình thằng hồ gì đó, nó có bồ Tây, vợ Việt vợ Tàu, Nga đủ thứ. Đi làm cách mạng như nó sướng thật…
– Bẩm Diêm Vương ngài nói đúng… Đi làm cách mạng sướng lắm nhưng phải làm ông lớn thì mới sướng…
Quay qua Thôi Phán Quan, ngài đại tướng cười cười.
– Thiên hạ đồn đại là tôi nhát khi chỉ huy binh sĩ đánh nhau thì tôi ở xa xa và ở dưới hầm núp. Số là trước khi tôi ra trận thì vợ có dặn bảo phải cẩn thận, đừng có làm anh hùng mà chết bỏ vợ bỏ con. Bả còn dặn dò thêm cà nông, đại bác và mọt chê của Pháp bắn xa lắm do đó tôi phải ở xa và núp dưới hầm kiên cố, chớ có dại dột mà ra mặt trận, rủi bị thương cưa giò cưa cẳng thì uổng đời trai trẻ. Nàng còn hăm he là anh phải giữ gìn, mất cẳng nào chứ đừng có làm mất cái cẳng giữa của em…
Thiên hạ bật cười khi nghe ” thiên tài quân sự của đảng cộng sản Việt Nam ” thố lộ tâm tình. Diêm Vương nở nụ cười ý nhị. Liếc nhanh Thôi Phán Quan cũng đang mỉm cười, ông ta hắng giọng.
– Hóa ra ngươi là người chồng tốt, biết nghe lời vợ dạy. Ít có người nào được như ngươi…
– Bẩm Diêm Vương thông cởm… Con có vợ trẻ mà vợ của con lại hay thích nắm đầu chồng mà con thì có tính chiều vợ nên vợ bảo sao con làm vậy. Dân của con có nói câu ” Nhất vợ nhì trời ” thưa Diêm Vương…
Vị vua âm phủ gật gù. Võ đại tướng cao giọng.
– Sau khi giai đoạn 1 của chiến dịch Trung Du vừa chấm dứt, không để cho địch có dịp bổ sung quân số và điều động thêm quân tiếp viện, tôi lập tức mở ra giai đoạn 2 bằng cách cho ba trung đoàn 36, 88 và 102 của đại đoàn 308 phối hợp với hai trung đoàn 141 và 209 của đại đoàn 312 và hai tiểu đoàn du kích của tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc cộng thêm ba liên đội sơn pháo 75 ly cùng lúc tiến công vào thị xã Vĩnh Yên. Hướng phụ từ Đông Bắc sẽ chuyển về Bắc Giang với 2 trung đoàn 174 và 98 cùng với 3 tiểu đoàn địa phương Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Yên và 1 liên đội sơn pháo 75 ly. Hướng phối hợp là mặt trận Sơn Tây do đại đoàn 320 và tiểu đoàn địa phương Sơn Tây – Hà Đông phụ trách. Đại đoàn 304 và lực lượng địa phương chịu trách nhiệm mặt trận Ninh Bình. Mặt tả ngạn giao cho trung đoàn 42 và lực lượng địa phương. Đêm 12 tháng 1, trên hướng thứ yếu ở phía bắc, trung đoàn 98 và 174 nổ súng trước. Trung đoàn 174 tiêu diệt đồn Đồng Kế. Trung đoàn 98 đánh Cẩm Lý không thành công. Đêm 13, trung đoàn 141 tấn công Bảo Chúc, vị trí cách Vĩnh Yên 11 km về phía Tây Bắc. Trận đánh kết thúc vào trưa ngày 14. Sáng ngày 14, Pháp cho quân lên cứu Bảo Chúc. Tiểu đoàn Mường tới Thuỷ An thì bị trung đoàn 209 chặn đánh, lui về Cẩm Trạch. Các tiểu đoàn khác cũng bị chặn đánh khiến cho Paul Vanuxen phải lui về Vĩnh Yên cố thủ. Ở hướng phối hợp thì đại đoàn 320 tiêu diệt 9 vị trí nhỏ của địch nằm trên đường số 11 Sơn Tây – Trung Hà; tiêu diệt 1 đại đội Âu Phi, thu 1 khẩu pháo. Đại đoàn 304 tiêu diệt 6 vị trí nhỏ ở Ninh Bình. Bộ đội địa phương 5 tỉnh trung du phối hợp tác chiến từ ngày 20 tháng 12 năm 1950 đến ngày 11 tháng 1 năm 1951 thu được một số kết quả. Riêng bộ đội địa phương ở Vĩnh Tường tiêu diệt 1 đồn, 9 tháp canh, rồi tràn ngập Chợ Vàng mà trong đợt 1, trung đoàn 209 đánh hai lần không thành công. Tại Hà Nội, tướng Salan lập tức điều binh đoàn cơ động số 1 tiến lên Phúc Yên để thọc vào bên hông của quân cách mạng. Một tiểu đoàn dù khác nhảy xuống Đồng Đau cách Vĩnh Yên 5 km. Bay từ Sài Gòn ra Hà Nội, De Lattre chỉ thị cho Salan và Redon tới Vĩnh Yên, cùng lúc tung binh đoàn cơ động số 2 từ Lục Nam vào Vĩnh Yên đồng thời ra lệnh cho tham mưu trưởng Allard lấy 5 tiểu đoàn ở miền nam đưa ra bắc tăng viện cho mặt trận Vĩnh Yên. Sau đó, De Lattre chỉ thị cho đại tá chỉ huy không quân Maricourt sử dụng bom napalm do tàu chiến của Hoa Kỳ vừa cập cảng Hải Phòng và huy động toàn bộ máy bay dội bom vào các đơn vị của quân cách mạng tại Vĩnh Yên. Lo sợ Vĩnh Yên chỉ là nghi binh để mở cuộc tiến công từ Tam Đảo về Hà Nội, De Lattre ra lệnh tập trung một lực lượng bộ binh quan trọng và xe tăng án ngữ tại mạn Bắc thành phố về phía cầu sông Đuống. Sáng ngày 15, binh đoàn cơ động số 1 tiến lên giải vây Vĩnh Yên. Đụng phải trung đoàn 102 ở Ngoại Trạch (Bình Xuyên), Khai Quang, Mậu Thông (Tam Dương), binh đoán số 1 phải triệt thoái về Hương Canh sau những trận giao tranh đẫm máu. Áp dụng chiến thuật biển người, thí quân, tôi chỉ thị cho quân cách mạng tấn công bất chấp thiệt hại để tiêu diệt 2 đại đội của tiểu đoàn 3 trung đoàn 1 bộ binh Algérie. Binh đoàn số 1 bị lâm vào tình thế chống đỡ. Tướng De Lattre sử dụng máy bay ném bom xăng đặc vào những vị trí của quân cách mạng. Đụng phải thứ bom lửa kỳ cục quân cách mạng bị đốt cháy và tử thương rất nhiều. Tên tướng De Lattre quả là tay liều mạng và chơi bạo. Hắn cho máy bay ném bom lửa vào ngay trận địa bất kể bạn hay thù. Lúc đó tôi ở cách trận địa cây số mà còn bị lửa đốt nóng mặt huống hồ gì anh em binh sĩ ở ngay mặt trận. Nhiều người bị dính xăng nóng quá nhảy xuống nước để lập tắt lửa rồi khi nhảy trở lên bờ xăng lại bốc cháy trở lại. Nhận được báo cáo tôi tức tốc tới thị sát mặt trận rồi sau đó ra lịnh rút lui…
– Đánh trận này ngươi thắng hay bại?
Diêm Vương hỏi gọn. Ngập ngừng giây lát vị đại tướng, cựu bộ trưởng quốc phòng kiêm tổng tư lệnh của quân đội nhân dân Việt Nam trả lời.
– Bẩm Diêm Vương… Con hổng dám nói dối ngài… Con bị thằng De Lattre dạy cho bài học quân sự nhớ hoài hổng có quên. Không những chiến dịch Trung Du mà hai chiến dịch sau là Hoàng Hoa Thám và Quang Trung con đều bị nó đánh xiểng niễng…
Hơi mỉm cười Thôi Phán Quan chuyển cuộc thẩm cung của mình sang đề tài khác.
– Sau khi Nhật lật đổ Pháp ở Việt Nam ngày 9 tháng 3 năm 1945, lợi dụng thời cơ đảng cộng sản liền cướp lấy chính quyền và thiết lập nội các. Hình như ông được bác của ông giao cho giữ chức vụ Bộ Trưởng Đặc Trách Lực Lượng Công An. Đúng không?
Võ đại tướng nín thinh. Im lặng có nghĩa là nhìn nhận. Dĩ nhiên ông ta biết Thôi Phán Quan đã nắm trong tay những tài liệu mật liên quan tới đời hoạt động cách mệnh của mình, thành ra có mở miệng chối cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Cách tốt nhất là không nói. Giọng nói của vị đại diện công tố vang vang ai cũng nghe rõ.
– Theo những tài liệu mà âm phủ thu lượm được thì khi lên làm bộ trưởng, ông đã tuyển dụng nhân viên gồm toàn kẻ lưu manh, những tên ăn cướp, những thằng giết người để khủng bố dân lành hay tàn sát những thành phần quốc gia chống cộng sản. Với chủ trương ” bắt lầm hơn tha lầm, thà giết lầm 10 người còn hơn tha lầm 1 người “; đám công an sát nhân của ông đã tổ chức nhiều cuộc ” thanh lọc ” để tàn sát tất cả những ai tỏ dấu chống cộng sản hay nghi ngờ họ có liên hệ với Pháp. Vì thế, chỉ cần một vài mẫu vải, các loại chỉ may có màu sắc xanh đỏ khác nhau đám công an sát nhân của ông có thể kết tội người ta là ” Việt gian phản động “. Mà Việt gian phản động có nghĩa là tử hình. Nói chung thời gian ông làm trùm công an quả là thời kỳ đen tối và kinh hoàng cho toàn thể dân chúng VN, đâu đâu cũng xảy ra các vụ bắt cóc, thủ tiêu và ám sát mà thủ phạm đều là nhân viên công an của ông. Một số đông các nhân vật tên tuổi như Cung Đình Vận, Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Tạ Thu Thâu đều bị sát hại trong thời gian ông làm Bộ Trưởng Đặc Trách Công An. Xin ông vui lòng kể cho tòa nghe với chức vụ Bộ Trưởng Đặc Trách Lực Lượng Công An ông đã làm gì mà sau này nhiều người ta cho rằng ông độc ác lắm…
Ngừng lại giây lát Thôi Phán Quan buông câu hỏi.
– Hình như có lúc ông làm Bộ Trưởng Quốc Phòng kiêm nhiệm Bộ Trưởng Nội Vụ thay thế cho ông Huỳnh Thúc Kháng vắng mặt ở Hà Nội. Đúng không?
Hỏi để mà hỏi vì chính Thôi Phán Quan đã có câu trả lời.
– Hẳn ông còn nhớ vụ án Ôn Như Hầu? Ông dính líu như thế nào trong vụ giết người đó? Ông là chính phạm hay tòng phạm?
Thôi Phán Quan gằn giọng. Võ Khôi Nguyên gật gật đầu thay cho lời nói. Tuy nhiên vị biện lý không bằng lòng về cái gật đầu của bị can. Nhìn thẳng vào mặt Võ Khôi Nguyên, ông ta gằn giọng.
– Tôi muốn ông khai sự thực trước tòa về vụ Ôn Như Hầu cho 9 vị bồi thẫm nghe…
Im lặng giây lát Võ Khôi Nguyên quay qua nói với Diêm Vương.
– Bẩm Diêm Vương. Con có phải khai sự thực không. Ở một nước dân chủ và tự do như nước con thì con hổng bị bắt buộc phải nói nếu con không muốn nói… Như ở xứ tư bản Mỹ dân chủ và tự do thì con lấy điều số 5…
Diêm Vương xì tiếng dài.
– Lũ chúng ngươi mở miệng hô hào dân chủ tự do mà lại bắt bớ tù đày dân lành. Dân chủ gì mà bịt miệng không cho người ta nói trước tòa. Có thứ dân chủ tự do nào mà công an lại đạp vào mặt dân…
Liếc nhanh xuống chỗ Hình Chí Mô đang ngồi, Võ Khôi Nguyên mỉm cười nói đùa.
– Bẩm Diêm Vương… Đó là tự do dân chủ của những kẻ có chức, có quyền và có tiền…
Đôi mắt của ông vua âm phủ rực lửa giận khi nghe Võ Khôi Nguyên nói câu trên. Thái độ xem thường luật pháp của hắn khiến cho ông ta giận cũng phải.
– Ngươi không chịu nói thời ta sẽ ra lệnh chích thuốc cho ngươi nói…
Hai tiếng ” chích thuốc ” thoát ra từ Diêm Vương khiến cho Võ Khôi Nguyên xanh mét mặt mày. Trong đời cách mạng hắn từng ” chích thuốc ” để thủ tiêu đối lập. Hắn cũng biết các đồng chí cũng dùng cách chích thuốc để giết hại lẫn nhau trong mưu đồ tranh chiếm quyền lực. Ba Duân và Sáu Búa hay Sáu Lừa đã cho thủ hạ bỏ thuốc độc vào trong chai nước ngọt để Dương Bạch Mai uống vừa xong là xùi bọt mép rồi lăn đùng ra chết. Nhiều tướng tá trong quân đội như Hoàng Văn Thái, Chu Văn Tấn, Lê Trọng Tấn bị hai thằng Ba Duân và Sáu Búa chích thuốc chết một cách bí mật. Cả ba ông tướng này đang mạnh cùi cụi bỗng nhiên lăn đùng ra chết một cách ngon lành chỉ vì bị nghi là ” theo chủ nghĩa xét lại ”.
– Khi vụ tiêu diệt trụ sở của Quốc Dân Đảng ở phố Ôn Như Hầu thì tôi bị bệnh nên không biết. Tới chừng tôi biết thì chuyện đã xảy ra rồi…
Thôi Phán Quan cười khẩy.
– Để tôi mời một nhân chứng lên đây kể cho tòa nghe về vụ Ôn Như Hầu. Lúc đó chúng ta sẽ biết rõ ai chủ mưu giết người…
Quay về dãy bàn dành cho nhân chứng ngồi, Thôi Phán Quan cao giọng thốt.
– Tôi kính mời ông Trần Tấn Nghĩa…
Thiên hạ không có phản ứng nào khi nghe tên Trần Tấn Nghĩa. Có lẽ họ không biết nhân chứng là ai, dính líu như thế nào trong vụ Ôn Như Hầu.
Đợi cho nhân chứng hoàn tất thủ tục của tòa xong Thôi Phán Quan mới bước tới đứng trước mặt nhân chứng cùng với câu hỏi bật ra.
– Xin ông vui lòng cho biết ông giữ chức vụ gì của nhà nước cộng sản trước khi ông về hưu?
– Thưa ngài biện lý. Tôi là đại tá, chuyên viên của Vụ Pháp Chế thuộc Bộ công an trước khi tôi về hưu…
Khẽ gật đầu vị biện lý của âm phủ hỏi tiếp.
– Khi vụ Ôn Như Hầu xảy ra thì ông giữ chức vụ gì?
Liếc nhanh Võ Khôi Nguyên đang ngồi, Trần Tấn Nghĩa trả lời chậm và rõ ràng.
– Lúc đó tôi là Đội Trưởng của Đội Trinh Sát Đặc Biệt thuộc Sở Công An Bắc Bộ…
– Ai là thượng cấp của ông lúc đó?
– Thưa lúc đó thì Sở Công An Bắc Bộ nằm dưới quyền chỉ huy của Bộ trưởng đặc trách Lực Lượng Công An, kiêm bộ trưởng quốc phòng kiêm bộ trưởng nội vụ là đại tướng Võ Khôi Nguyên…
– Xin ông vui lòng kể chi tiết về chuyện ông tham gia vào vụ bắt bớ các đảng viên Quốc Dân Đảng cho tòa nghe…
Liếc nhanh vị đại tướng đang ngồi nơi ghế bị can, Trần Tấn Nghĩa cất giọng đều đều.
– Cuối tháng 6 năm 1946, lãnh đạo Nha Công an Trung ương nhận được thông tin nghiêm trọng: Các đảng phái phản động cấu kết với quân Pháp đang ráo riết thực hiện kế hoạch gây rối, lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh. Nguồn tin được phối kiểm và giao cho hai điệp viên H120 và C3 của ta cài trong hàng ngũ địch làm rõ.
Theo đó, nhân ngày Quốc khánh Pháp, tức ngày 14 tháng 7, phía thực dân Pháp tổ chức diễu binh trên một số đường phố Hà Nội. Quốc Dân Đảng sẽ bố trí người ném lựu đạn vào tốp lính da đen đang diễu binh. Nhân đó, phía Pháp đổ lỗi cho Việt Minh khiêu khích, không giữ được trật tự trị an và dùng quân đội đang diễu binh tấn công vào các vị trí trọng yếu của chính quyền cách mạng, vây bắt tất cả cán bộ cao cấp của Chính phủ; đồng thời thành lập một chính quyền tay sai…
Cùng thời gian này, điệp viên C3 báo tin: Tại trụ sở của Quốc dân đảng tại 132 phố Duvigneau (nay là Bùi Thị Xuân – Hà Nội), bọn phản động đang in truyền đơn. Đến ngày 11/7/1946, C3 báo tiếp một tin quan trọng: Từ ngày 12/7, Quốc dân Đảng sẽ phân tán lực lượng, rút vào bí mật, không còn trụ sở công khai; chuẩn bị tiến hành bạo động tại Hà Nội và một số thị xã, thành phố…
Trước tình hình đó, lãnh đạo Nha Công an Trung ương quyết định chọn trụ sở 132 Duvigneau là điểm tập kích đầu tiên. Rạng sáng 12/7, lực lượng Công an mưu trí đột nhập vào trụ sở này, khống chế tất cả các đối tượng có mặt, thu được nhiều tang vật gồm vũ khí, truyền đơn phản động kêu gọi lật đổ chính quyền cách mạng, máy in. Từ những chứng cứ này, lệnh tổng trấn áp các trụ sở của bọn phản động được ban hành.
Đội trinh sát đặc biệt do tôi làm Đội trưởng được giao nhiệm vụ vây bắt bọn phản động tại trụ sở số 7 Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều – Hà Nội)…
Trần Tấn Nghĩa ngừng kể. Hớp ngụm nước lạnh cho thông cổ ông ta hắng giọng tiếp.
– Khoảng 7 giờ sáng 12/7, tôi và nhân viên trinh sát dưới quyền đến trụ sở số 7 Ôn Như Hầu… Bọn lính gác chỉ cho mình tôi vào sau khi đã giữ lại vũ khí của tôi. Chúng đưa tôi đến sảnh đường và Phan Kích Nam đón tôi ở đây. Hắn to cao, đeo súng ngắn và mang kiếm dài lê thê theo kiểu nhà binh Nhật, mắt đeo kính trông rất hung dữ. Phan Kích Nam tự giới thiệu: ” Tôi, Phan Kích Nam, đại biểu Quốc hội, Trung ương Ủy viên Quốc dân Đảng, Tư lệnh đệ nhất chiến khu…”; rồi hỏi tôi: ” Vậy tôi được vinh dự đang nói chuyện với ai đây?”. Tôi ôn tồn xưng tên, đưa lệnh khám xét và nói rõ mục đích đến gặp Phan Kích Nam. Nhìn qua lệnh khám xét, Nam cười ngạo nghễ và nói giọng kẻ cả: ” Chú em ngây thơ ơi… Chú Đội trưởng trinh sát đặc biệt ơi… tại sao các người kí lệnh bắt, khám xét trụ sở của một đảng. Ta là đại biểu Quốc hội, là bất khả xâm phạm mà người kí lệnh bắt ta lại là Phó Chủ sự Việt Minh, là cái thá gì mà có sự lạ đời như vậy… Thôi chú em về đi “. Tôi bực lắm nhưng nhớ chỉ thị của cấp trên, nếu có gì vướng mắc phải thỉnh thị nên nhân cơ hội hắn nói vậy, tôi tỏ ra nghe lời và nói sẽ về báo cáo lại, có gì sẽ quay lại sau. Phan Kích Nam tỏ ra đắc chí: ” Có thế chứ, có thế mới đúng cách xử sự của người Nhà nước chứ “; rồi hắn gọi vệ sĩ đưa trả súng cho tôi và tiễn tôi ra về.
Sau khi xin ý kiến lãnh đạo Nha Công an Trung ương, chúng tôi trở lại số 7 Ôn Như Hầu lần thứ hai nhưng vẫn chưa có thời cơ ra tay. Đến lần thứ ba, khoảng trưa ngày 12/7, sau khi được lãnh đạo Nha Công an Trung ương đồng ý phương án khống chế, bắt Phan Kích Nam, chúng tôi quyết tâm thực hiện bằng được… Khi thấy chúng tôi lại tới, bọn lính gác trụ sở tỏ ra chủ quan; một tên đưa tôi vào gặp Phan Kích Nam. Tôi chủ động tháo thắt lưng đeo súng đặt lên bàn. Phan Kích Nam rót nước mời tôi, thái độ hắn tỏ ra tự mãn… Hắn sung sướng ra mặt và nói ” Có thế chứ, phải nể mặt Phan Kích Nam này chứ “. Sau khoảng 10 phút, tôi đứng dậy cáo biệt ra về và vờ quên súng. Phan Kích Nam liền cầm khẩu súng của tôi và đi theo nhắc: ” Này chú em, quên súng à? “. Biết địch đã trúng kế rồi, tôi rút khẩu súng Colt giấu trong người, chĩa thẳng vào Nam và quát: ” Đứng im, động đậy tao bắn vỡ sọ ” và bằng động tác nhanh gọn ra đòn khiến Nam lảo đảo khụy xuống. Tôi bẻ quặt tay hắn ra đằng sau và ra lệnh cho bọn lính gác còn đang ngỡ ngàng chưa kịp hiểu điều gì xảy ra, ” Phải bỏ súng không được chống cự “… Việc bắt được Phan Kích Nam đã mở đầu cho cuộc tổng trấn áp các tổ chức phản động, đập tan âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng…
Ngừng kể nhìn Thôi Phán Quan giây lát, Trần Tấn Nghĩa nói nhỏ.
– Tôi chỉ biết vậy thôi. Lệnh cấp trên bảo sao tôi làm vậy…
Thôi Phán Quan gật đầu cười.
– Nghe chuyện ông kể tôi tưởng như tôi đang đọc tiểu thuyết gián điệp Z28 Tống Văn Bình hay xem phim Jame Bond 007… Dù sao tôi cũng cám ơn ông đã ra trước tòa khai những gì ông đã làm…
Đợi cho nhân chứng Trần Tấn Nghĩa rời chỗ ngồi xong Thôi Phán Quan mới cười nói với Võ Khôi Nguyên.
– Tôi cho đại tướng một phút đồng hồ suy nghĩ… Nếu đại tướng không chịu khai sự thật thì tôi sẽ yêu cầu tòa chích thuốc…
Võ Khôi Nguyên làm thinh rồi lát sau mới thở hắt hơi dài.
– Thôi để tôi kể… Chuyện xảy ra mấy chục năm rồi, tôi có kể chắc cũng không làm hại tới đảng đâu… Vụ Ôn Như Hầu đầu đuôi như sau…
Võ Khôi Nguyên ngừng lại nhìn xuống dãy bàn bị can ngồi. Ngước mắt lên trông thấy Thôi Phán Quan đang nhìn mình trừng trừng, hắn gượng cười bắt đầu cất giọng kể.
– Bác trước khi đi thăm hữu nghị nước Pháp đã giao quyền chủ tịch nước lại cho cụ Huỳnh Thúc Kháng, lúc đó đang giữ chức vụ Bộ Trưởng Nội Vụ. Đêm hôm trước khi lên máy bay bác có dặn kín tôi như vầy. ” Chú cũng biết là đám đảng phái quốc gia còn nguy hiểm hơn ba thằng Tây nữa. Tụi quốc gia nó không ưa mình vì mình coi đảng trọng hơn đất nước. Vì vậy khi tôi đi rồi chú hãy tìm cách triệt đám Quốc Dân Đảng và những thằng nào không theo mình. Giết… giết hết tụi nó bởi vì không giết tụi nó thì có ngày mình cũng chết với nó…” Ngài biện lý cũng biết phao tin đồn thất thiệt, vu cáo là nghề của tụi tôi mà. Tôi cho người loan truyền tin là đúng ngày 14 tháng 7, Việt Nam Quốc Dân Đảng sẽ đưa quân cảm tử đến hành thích các nhân viên chính phủ tham dự lể duyệt binh của Pháp. Dựa vào chứng cớ đó, tôi nhắm vào địa điểm số 9 đường Ôn Như Hầu để tấn công. Đây là Trụ sở Ban Tuyên huấn Đệ Thất Khu Đảng Bộ VNQDĐ từ Quảng Ngãi mới thuyên chuyển ra đóng lầu trên, còn lầu dưới dùng làm nơi huấn luyện cho các cán bộ từ các nơi đưa về.
Ngày 12-7-46, sở Quân Vụ Thành Phố Hà Nội ra lệnh giới nghiêm toàn thành, rồi lợi dụng giờ giới nghiêm vắng người qua lại, Sở Công An Bắc Bộ xuống các bệnh viện Bạch Mai và Phủ Doãn, chở một số xác chết vô thừa nhận đem vứt trong trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng đồng thời cho mai phục vũ khí quanh rồi bắt đầu mở cuộc đột kích vào trụ sở bắt tất cả những người có trách nhiệm tại đó và bí mật đưa đi giam. Trong số có Phan Kích Nam, một đảng viên Việt Quốc lỗi lạc, cùng với tài liệu quan trọng liên quan đến kế hoạch định lật đổ chính phủ của Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 13-7 tôi cho công an khai quật các hầm chôn xác chết mà bọn chúng tôi vừa vứt vào tối hôm trước, rồi mời báo chí, quần chúng và một số người ngoại quốc tới xem, chụp hình quay phim; tuyên truyền và tố cáo trước dư luận, trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng, là một ổ hắc điếm chuyên cướp của giết người, bắt cóc và thủ tiêu thường dân vô tội. Ai ai cũng tin vì có bằng chứng rõ ràng. Trước bằng cớ ngụy tạo đó, ông già lẩm cẩm và ngây thơ Huỳnh Thúc Kháng chỉ biết dậm chân than: ” Không ngờ bên Việt Quốc lại có những hành động tàn ác dã man như vậy.”
Chẳng cần đợi lệnh Bộ Nội Vụ, tôi ” cương quyết trị tội ” những kẻ làm việc phi pháp. Chiều ngày 13-7, tôi bí mật ra lệnh cho bộ đội và công an các địa phương được phép tấn công triệt hạ các chiến khu của Việt Nam Quốc Dân Đảng, trừ trụ sở trung ương ở Hà Nội. Chỉ trong vòng một tháng tôi đã tàn sát hết người của các đảng phái quốc gia và chiến sĩ yêu nước liên hệ. Cái này đúng là chỉ cần dùng kế mọn mà tôi diệt gọn đảng Việt Quốc và hàng trăm nhà cách mạng của phe quốc gia. Được tin này bác khen tôi nức nở vì sau vụ Ôn Như Hầu hổng còn ai đủ sức đủ lực chống đối với bác và đảng nữa…
Tiếng nói sau cùng của Võ Khôi Nguyên rơi vào bầu không khí im lặng trong căn phòng xử hơn mấy ngàn người ngồi. Lát sau Diêm Vương gõ búa ra hiệu tạm ngừng phiên xử để cho mọi người ăn trưa xong sẽ tiếp tục lúc 14 giờ…
Đợi cho bị can Võ Khôi Nguyên ngồi vào ghế xong xuôi Thôi Phán Quan cất giọng.
– Chiến tranh nào cũng tàn nhẫn ngay cả những cuộc chiến tranh tự vệ, chống xâm lăng hoặc giải phóng dân tộc khỏi sự cai trị của ngoại bang. Nói tới chiến tranh là nói tới sự đổ vỡ, tàn phá và hủy hoại. Tuy nhiên người chết mà đa số là dân lành vô tội mới chính là điều mà tôi muốn nêu ra ở đây…
Thôi Phán Quan ngừng nói. Nhìn thẳng vào mặt Võ Khôi Nguyên đang ngồi trên ghế bị can ông ta trầm giọng.
– Đại tướng là người chỉ huy cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân?
Lắc đầu quầy quậy vị cựu tổng tư lệnh nói một hơi dài như cố gắng bào chữa cho mình.
– Bẩm Diêm Vương… Oan cho con lắm… Con hổng có muốn mở cuộc tổng công kích đâu…
Diêm Vương hừ tiếng nhỏ.
– Oan gì mà oan… Bác của ngươi đọc bài thơ chúc tết làm ám hiệu ra lịnh cho cuộc tổng công kích bắt đầu đêm giao thừa. Ngươi cũng biết là Tết là ngày thiêng liêng của đất nước và dân tộc để cho người ta vui mừng và hội hè đình đám. Có đâu cái đám ác ôn côn đồ của tụi bay, nhằm vào giờ phút thiêng liêng mà nổ súng giết người vô tội…
Võ Khôi Nguyên nín thinh khi bị Diêm Vương xỉ vả. Đợi cho ông vua âm phủ dứt lời hắn mới nhỏ nhẹ lên tiếng.
– Bẩm Diêm Vương… Hai thằng Ba Duân và Sáu Búa mới chính là tác giả của cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968. Để con trình bày đầu đuôi câu chuyện cho ngài và bồi thẫm đoàn nghe xong rồi ngài sẽ biết sự thực. Thằng Ba Duân là thằng dốt, học chưa xong tiểu học là bỏ học đi làm thằng bẻ ghi tàu hỏa rồi sau đó theo cách mạng đặng có cơm mà ăn. Đã dốt mà nó lại ham quyền lực và đàn bà con gái. Tất cả đảng viên ở ngoài bắc ai cũng biết nó thuộc thành phần hiếu chiến, có quyền có chức là nhờ vào chiến tranh. Bởi vậy nó mới chủ trương phải thôn tính miền nam bằng vũ lực. Sau khi lên làm tổng bí thư đảng, nắm hết quyền hành trong tay, nó lớn tiếng chê bai bác và con là đám chết nhát không dám dùng bạo lực giải phóng miền nam và thống thất đất nước. Ai ai cũng đều nghe biết nó nói một câu như thế này: ” Bác còn do dự, chứ khi rời miền nam tui đã chuẩn bị hết cả rồi. Với tui chỉ có uýnh thôi, uýnh cho tới thắng lợi cuối cùng…”
Từ năm 1959, bộ chín chị của tụi con đã chia làm hai phe. Phe chủ hòa có bác, anh Tô và con cùng với một số đảng viên kỳ cựu, muốn dồn hết mọi nổ lực xây dựng miền bắc giàu mạnh để đánh bại miền nam bằng chính trị, kinh tế và ngoại giao. Trong khi phe chủ chiến thì có thằng Ba, Sáu Búa, Sáu Vi và Năm Thận. Bọn chúng muốn dùng vũ lực thôn tính miền nam. Thằng Ba Duân khi từ nam ra bắc đã soạn sẵn một bản Đề Cương Giải Phóng Miền Nam. Bởi vậy nó mới là chính phạm trong vụ tổng công kích Mậu Thân. Bẩm Diêm Vương, tụi nó đã soạn kế hoạch sẵn sàng hết rồi…
Khẽ gật gù Thôi Phán Quan hắng giọng.
– Khi cuộc tổng công kích bắt đầu thì ông đang ở đâu?
– Thưa ngài tôi đang ở bên nước Hung Gia Lợi để chữa bệnh?
– Ngài đại tướng bị bệnh gì?
– Bệnh gì đâu… Tôi bị hai thằng Ba Duân và Sáu Búa chơi sát ván. Tụi nó phao tin đồn thất thiệt, rỉ tai với nhau đề quyết tôi làm mật thám cho tây, tôi hủ hóa, tôi lẹo tẹo với vợ của nhà văn Đào Vũ khi bà này dạy dương cầm tại nhà tôi…
– Mà chuyện ngươi lẹo tẹo có thật không?
Diêm Vương ngắt lời. Võ Khôi Nguyên ấp úng hồi lâu mới lên tiếng.
– Bẩm… Bẩm… Diêm Vương… Con với bà ta chỉ quan hệ tình cảm chút chút thôi…
Dường như không muốn nhắc tới chuyện đó nữa nên Võ đại tướng nói lảng.
– Hai thằng Ba Duân và Sáu Búa cô lập bác, triệt hạ anh em thân tín với bác. Nó chích thuốc giết hại các tướng tá thân cận với tôi, bỏ tù các anh em đồng chí của tôi. Nó tước mất binh quyền của tôi rồi sau đó đẩy tôi lên máy bay qua nước Hung cho tôi đi chữa bệnh. Trong lúc tôi vắng mặt thì nó ra lệnh tổng công kích Mậu Thân… Nó là thằng dốt lại ngu, tưởng lợi dụng ba ngày tết và yếu tố bất ngờ để làm nên chiến thắng vỉ đại. Nó đoán là khi bộ đội ta về thành thì dân chúng sẽ nổi dậy chống lại Mỹ Ngụy. Bộ đội vào thành rồi mới ngã ngửa ra là chẳng có ai theo mình hết. Bộ đội đi tới đâu dân chạy hết ráo. Bởi vậy mà cuộc tổng công kích đợt 1 không thành công lại hao mất mấy chục ngàn binh sĩ của miền bắc và Mặt trận giải phóng miền nam. Bị Mỹ Ngụy dũa tà mỏ nó mới chịu đem máy bay đón tôi về chỉ huy tổng công kích đợt 2…
– Chỉ huy tổng công kích đợt 2 mà ngươi thắng hay bại?
Diêm Vương xen vào câu chuyện. Võ Khôi Nguyên cười nhẹ.
– Bẩm Diêm Vương… dạ thua… Lợi dụng yếu tố bất ngờ lại lấy nhiều đánh ít trong đợt 1 mà bộ đội còn thua xiểng niễng thì đợt 2 này còn thua nặng hơn nữa. Biết địch đã chuẩn bị rồi nên con không muốn đánh mà thằng Ba Duân ép con phải đánh. Nó bảo thắng hay thua gì cũng đánh, chết bao nhiêu cũng đánh, nướng vài chục ngàn bộ đội nữa cũng đánh… Để con kể cho Diêm Vương, ngài biện lý và bồi thẫm đoàn nghe câu chuyện sau đây thì biết… Năm 1971, còn gọi là chiến dịch đỏ lửa tại thành cổ Quảng Trị. Khi đó, con vẫn lấy phương châm tiến công như mọi khi: ” Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy yếu tố bất ngờ để tạo thế chủ động khiến địch trở tay không kịp “. Cứ dùng chiến tranh du kích tiêu diệt hàng ngày, hàng giờ, hết đêm này sang đêm khác để địch suy tổn lực lượng rồi đánh cấp tập một trận giải phóng dứt điểm thành cổ như mọi trận khác vẫn diễn ra từ trước đến nay…
Không ngờ quan điểm của con bị thằng Ba Duân bác bỏ không thương tiếc. Giữa hội nghị, nó đập tay xuống bàn, quát:
– ” Thế là giảm sút ý chí chiến đấu. Phải cho địch biết thế nào là quả đấm chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Vì vậy tôi yêu cầu: ” Cứ đánh vỗ mặt thành cổ Quảng Trị cho tôi. Sống chết, đúng sai tôi chịu trách nhiệm… “
Kết quả trong suốt 60 ngày đêm của chiến dịch thành cổ, cứ 5 giờ 30 phút chiều, khi trời bắt đầu nhập nhoạng tối, một đại đội của con có mặt ở bên này bờ sông Thạch Hãn, lặng lẽ bơi sang để đánh vỗ mặt thành, 8 giờ 30 phút bơi trở về chỉ còn được mươi, mười lăm người. Lần nhiều nhất là 35 đồng chí (cả lành lặn, cả bị thương). Lần ít chỉ còn 5, 7 đồng chí thương tích đầy người, thậm chí có lần cả một khúc sông, không một bóng người, chỉ có tiếng gió hú ghê rợn như những âm hồn vọng vang khắp đáy sông. Như vậy, trung bình mỗi ngày quân đội của con tiêu hao một đại đội chủ lực (khoảng 135 đồng chí), và 60 ngày đêm tấn công thành cổ cũng là 60 ngày đêm bộ đội mất gần một vạn người, biến thành cổ Quảng Trị thành nấm mồ chôn thanh niên, sinh viên trí thức Việt Nam…
Gian phòng xử im lặng như tờ sau khi Võ Khôi Nguyên dứt lời. Đưa tay cầm lấy ly nước lạnh uống ngụm nhỏ, vị cựu đại tướng của nước Việt Nam Dân Chửi Cười Trừ cất giọng khàn đục.
– Ngay từ cuối năm 1979, khi biết Pol-Pot gây ra hoạ diệt chủng ở Cao Miên, trong một buổi họp tôi đã phát biểu là: ” Trong hai thằng Lào và Miên, chỉ có thằng Lào là anh em với mình thôi, còn thằng Miên sẽ phản lại Việt Nam mình đó, không nên đưa quân sang giúp nó, khi chưa có sự lên tiếng của quốc tế “.
Nhưng Ba Duân nhận định: Việt, Miên, Lào là 3 nước láng giềng, như 3 thế chân kiềng kê trên mảnh đất Đông Dương nên phải giúp nó, sau đó sẽ có kế hoạch thôn tính nó sau...
Kết quả, sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, dân tộc đã mất cả triệu người con ưu tú; nay thanh niên trai tráng, rường cột quốc gia lại bị bắt lính vô tội vạ và bị đưa sang chiến đấu tại chiến trường Cao Miên. Bởi cùng học thầy Trung Quốc nên lối đánh của chúng rất khó chơi, cũng thiên về quấy rối du kích, đánh không theo bài bản nào, chỉ nghi binh, đánh cấp tập rồi rút lui, đồng thời rải mìn vô tội vạ, khiến cho bộ đội thương vong nhiều không kể xiết. Tôi nhớ lần tới thăm một trạm phẫu thuật của trung đoàn. Trung bình một ngày anh em bác sĩ phải cưa 40 chân chiến sĩ do bị mìn cài, mìn đặt… Trong điều kiện thuốc men thiếu thốn, thuốc giảm đau cũng như gây mê đều hạn chế, anh em kêu khóc như ri. Chỉ sau một tuần là số chân bị cưa xếp cao như núi, hơn hẳn đầu người một tầm tay với. Mùi thịt cháy, mùi máu tanh, mùi thối rữa toả ra khắp vùng, đi cách xa trạm cả 7, 8 km rồi mà mùi hôi thối vẫn xông lên nồng nặc…”. Diêm Vương thấy chưa, thằng Ba Duân là thằng lớn lên và có quyền hành nhờ chiến tranh do đó nó phải nuôi dưỡng chiến tranh. Nó với Sáu Búa chủ trương đánh Miên chứ lúc đó con đâu có chút quyền hành nào để chỉ huy ai nữa…
Ngay khi vị cựu đại tướng vừa dứt lời Thôi Phán Quan cười hỏi.
– Tôi có một câu hỏi, tuy nhiên câu hỏi này chỉ là một thắc mắc nhỏ thôi. Gần đây tôi có đọc được một câu là: ” Nhà thơ làm kinh tế còn thống chế đi đặt vòng…”. Dường như hai câu này có chút gì liên hệ tới đại tướng…
Từ khi phiên xử bắt đầu cho tới lúc này, Bình nhận thấy Thôi Phán Quan có chút chút biệt nhãn đối với vị cựu đại tướng họ Võ này. Ông ta chất vấn bị can bằng lời lẽ mềm mỏng và lịch sự hơn so với các bị can như Trần Nước Hòn, Tố Bồi Bút, Trườn Chui và Phạm Văng Vàng.
Nhìn xuống chỗ bàn dành cho bị can nơi có Hình Chí Mô, Ba Duân và Sáu Búa đang ngồi, vị đại tướng già nua cất giọng khàn khàn.
– Cái này là dân chúng mỉa mai tôi và Tố Bồi Bút… Số là trong đại hội đảng lần thứ 5, hai thằng Ba Duân và Sáu Búa cho thằng Tố làm phó thủ tướng đặc trách kinh tế…
Đang ngồi lim dim Diêm Vương chợt ngắt lời.
– Thằng Tố Bồi Bút biết cái gì mà làm phó thủ tướng đặc trách kinh tế. Nó làm thơ thúi hoắc mà đặc trách về kinh tế thì dân chắc chết đói hết trơn…
Võ Khôi Nguyên mỉm cười gật đầu.
– Bẩm Diêm Vương… Ngài phán đúng bong… Năm 1985, Tố Bồi Bút ban bố lệnh đổi tiền. Cái lệnh quái gở và ngu xuẩn này làm lạm phát tăng 700% cũng như giá cả hàng hóa trong nước tăng vọt một cách khủng khiếp. Nước con là một nước nông nghiệp chuyên sản xuất lúa gạo thế mà dưới sự cai trị độc tài và ngu dốt của hai thằng Ba Duân và Sáu Búa, dân đói phải ăn bo bo… Cũng vì nạn bè phái mà thằng Tố mới được làm phó thủ tướng đặc trách kinh tế. Còn con thì hai thằng họ Lê cho đi làm chủ tịch ủy ban cai đẻ. Bởi vậy mới có câu: ” Nhà thơ làm kinh tế, thống chế đi đặt vòng…”
Diêm Vương lắc đầu than nhỏ.
– Hai thằng Ba Duân và Sáu Búa đúng là đầu óc tối tăm. Thằng Tố Bồi Bút mà cho đi làm phó thủ tướng đặc trách kinh tế…
Đợi cho Diêm Vương dứt lời xong Thôi Phán Quan bước tới ngay chỗ Đán, chủ tịch bồi thẫm đoàn đang ngồi. Mọi người đều biết ông ta sắp sửa nói lên lời buộc tội của mình.
– Kính thưa Diêm Vương… Thưa 9 vị bồi thẫm… Sau khi nghe những lời khai của bị can cũng như những tài liệu mà tôi đã dẫn ra trong phiên xử của Võ Khôi Nguyên, chín vị đều biết là tên Võ Khôi Nguyên có tội. Tuy nhiên tội của hắn nặng hay nhẹ thì tùy theo ý kiến của quí vị… Tôi xin chấm dứt phiên xử của Võ Khôi Nguyên ở đây. Ngày mai tôi sẽ bắt đầu phiên xử của hai bị can mà tôi gọi là cặp bài trùng họ Lê. Hai tên này có ” nợ máu với nhân dân Việt Nam ” vì đã tù đày mấy trăm ngàn quân dân cán chính của Việt Nam Cộng Hòa vào trại cải tạo cũng như đẩy hai trăm năm chục ngàn người lính vô tội vào cuộc chiến tranh xâm lược nơi xứ Cao Miên mà kết quả hơn năm mươi ngàn người phải hy sinh một cách vô ích…
17- Hai con dê họ Lê
Thôi Phán Quan đã làm cho bồi thẫm đoàn và tất cả người dự khán kinh ngạc khi gọi cùng một lúc hai người lên ngồi vào ghế bị can. Ai ai cũng chăm chú nhìn hai người tuổi khoảng từ bốn tới năm mươi. Người đi sau là một tráng niên tóc muối tiêu, vóc dáng cao lớn và khuôn mặt dài như ngựa, khiến cho ai gặp hắn một lần cũng không thể quên được.
– Thằng cha mặt dài xọc là ai vậy anh Bảy?
Câu hỏi vang lên từ cuối phòng. Giọng nói già nua trả lời chậm và rõ ràng.
– Lê Đứt Thụi… Dân kháng chiến nam bộ hồi 45 đặt cho hắn cái tên Sáu Lừa vì mặt của hắn dài như mặt ngựa. Ngoài ra nó còn chỉ tới cái tính hay lừa gạt mấy cô gái miền nam theo kháng chiến. Năm 1948 hắn từ ngoài bắc vào nam làm Phó bí thư cho Ba Duân. Lúc đó hắn đã ngoài bốn mươi mà gặp đàn bà con gái hắn nói chửa vợ… Thằng Sáu Lừa còn có tên là Sáu Búa, ý chỉ cái tính độc ác, gian xảo và quỷ quyệt của hắn…
Bình với Đán xầm xì bàn tán trong lúc gọng đọc của vị lục sự vang vọng khắp phòng xử.
– Bị can thứ nhứt là Lê Văn Nhuận hay Lê Văn Duân, bí danh Anh Ba nên còn được gọi là Ba Duân. Hắn sinh ra ở Quảng Trị. Nhà nghèo nên chỉ học tới lớp năm là nghỉ học để đi làm thợ hỏa xa. Năm 21 tuổi, bị can gia nhập Việt Nam Thanh Niên Đồng Chí Hội là tiền thân của đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, đảng cộng sản Việt Nam chính thức thành lập ở HongKong và Ba Duân được cử làm Ủy Viên Xứ Ủy Bắc Kỳ. Sau vụ nổi dậy Sô Viết Nghệ Tỉnh, hắn bị thực dân Pháp bắt giam ở Hỏa Lò rồi đày lên nhà tù Sơn La. Sau khi ra khỏi tù, Duân lại hoạt động ở miền trung và năm 1937 được cử làm Ủy Viên Xứ Ủy Trung Kỳ. Năm 1939 lại được đề cử vào ban chấp hành trung ương đảng rồi được phái vào Sài Gòn hoạt động dưới quyền của tổng bí thư đảng cộng sản là Nguyễn Văn Cừ. Ngày 17 tháng 1 năm 1940, mật thám Tây bắt được Ba Duân với Nguyễn Văn Cừ, Võ Đình Hiệu và Vũ Thiên Tân đang hội họp. Duân bị kêu án 10 năm và bị đày đi Côn Đảo. Sau chiến tranh thứ hai, Duân được phóng thích rồi năm 1946 được cho nắm chức vụ Bí thư xứ bộ nam Kỳ. Năm 1956 được Hình Chí Mô gọi ra bắc và được đề cử chức vụ bí thư thứ nhất rồi tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam cho tới khi chết.
Bị can thứ hai là Phan Đình Khải tự Lê Đức Thọ, bí danh Sáu Búa, sinh năm 1911 tại tỉnh Nam Định. Hoạt động cho cộng sản với chức vụ Xứ Ủy Bắc Kỳ, Phó bí thư trung ương cục miền nam rồi Trưởng Ban tổ chức trung ương đảng cộng sản Việt Nam và nhiều chức vụ khác cho tới khi chết…
Đợi cho hai bị can ngồi vào ghế xong xuôi, Diêm Vương mới phán một câu.
– Tướng thằng Ba Duân này mà làm tới chức bí thư à. Tướng của nó đi cày ruộng còn bị đuổi nữa…
Bước tới đứng trước mặt Sáu Búa, Thôi Phán Quan cười hỏi.
– Dường như trong lúc hoạt động ở trong nam, các đồng chí của ông đặt cho ông cái tên Sáu Lừa ông có một cái tên khác?
Lê Đứt Thụi tự Sáu Lừa cười nhẹ.
– Các đồng chí trong đảng từng hoạt động với tôi còn gọi một cách thân mật là Sáu Búa…
Diêm Vương hừ tiếng nhỏ.
– Ngươi đúng là thằng trật búa thứ thiệt. Một búa cũng đủ chết thiên hạ rồi mà ngươi lại có tới sáu búa…
Liếc nhanh Ba Duân đang ngồi im, Thôi Phán Quan cười hỏi Sáu Lừa.
– Ông có mấy vợ?
– Thưa ngài một…
Vành môi hơi nhếch thành nụ cười có chút mỉa mai và khinh miệt, Thôi Phán Quan quay qua hỏi Ba Duân.
– Ông có mấy vợ?
– Tui có một vợ…
Thôi Phán Quan lập lại câu hỏi của mình.
– Dựa theo câu trả lời thì ngài tổng bí thư chỉ có một vợ. Đúng không?
Hơi do dự giây lát rồi sau cùng Ba Duân cũng mạnh dạn trả lời.
– Tui chỉ có một vợ…
Khẽ gật đầu, Thôi Phán Quan nhìn Ba Duân.
– Căn cứ vào giấy tờ thì bà Cao Thị Khê là vợ chánh của ông. Điều này đúng không?
– Tui xác nhận điều đó…
– Bà Đổ Thị Sanh là gì của ông?
Ba Duân làm thinh thật lâu mới trả lời. Giọng của bị can nhỏ như tiếng thì thầm.
– Là vợ nhỏ của tui…
– Sao hồi nãy ngươi nói ngươi chỉ có một vợ?
Ba Duân ấp úng trước câu vặn hỏi của Diêm Vương.
– Hồi nãy con nói con chỉ có một vợ… Thưa đó là vợ lớn…
Hừ tiếng nhỏ Diêm Vương lại vặn.
– Vây chứ ngươi có mấy vợ?
– Bẩm hai…
Thôi Phán Quan xen vào.
– Còn bà Đỗ Thị Thúy Nga là gì của ông?
– Thưa ngài đó là vợ bé…
Gật gật đầu Thôi Phán Quan hỏi tiếp.
– Còn bà Hồ Thị Nghĩa?
– Thưa đó là vợ lẽ…
– Thế tại sao ông nói chỉ có một vợ?
– Ngài biện lý không hiểu ý của tôi. Tui nói chỉ có một vợ nghĩa là một vợ lớn, một vợ nhỏ, một vợ bé, một vợ lẽ…
Diêm Vương hừ tiếng nhỏ.
– Làm lãnh tụ như ngươi sướng thật. Tha hồ lấy vợ lớn, vợ nhỏ, vợ bé và vợ lẽ… Còn tình nhân thì sao?
– Bẩm Diêm Vương… Con chỉ có một nhân tình, một bồ nhí và một đào tơ…
Diêm Vương hừ tiếng nhỏ hỏi gọn.
– Còn hết?
– Bẩm Diêm Vương… Còn chút chút… Con chưa kể thêm mấy cô ” cần vụ ấy ” của con…
– Sao mà nhiều vậy?
Ba Duân cười cười.
– Bẫm Diêm Vương… Đó là con noi theo cái gương đạo đức của bác. Không những con mà các đồng chí trong bộ chín chị đều có vợ bé, vợ nhỏ, vợ lẽ, nhân tình, bồ nhí hay đào trẻ… Đồng chí Phạm Hùng có bồ. Đồng chí Phạm Văn Trà có ba vợ… Còn đồng chí Sáu Lừa đây cũng có chút ít…
Sáu Búa nhăn mặt lẩm bẩm.
– Thằng cha này hổng đánh mà khai…
Khẽ lắc đầu Thôi Phán Quan nhìn Sáu Lừa.
– Theo ông thì bị can Ba Duân có mấy vợ?
Liếc nhanh người ngồi bên cạnh Sáu Lừa cười trả lời.
-Tôi cũng không biết rõ lắm. Tôi ít khi xía vào chuyện gia đình của kẻ khác. Thú thật với ngài biện lý tôi không có tính tò mò…
Một giọng nói từ cuối phòng vang lên mà mới nghe qua ai ai cũng biết đó là giọng của một người đàn bà miền nam đã có tuổi.
– Phải rồi… Mày đâu có tò mò mà mày có cái tật tò với mò thôi. Thấy con gái trẻ đẹp là mày theo tò tò sau đít rồi đợi tới đem tối mày mò dô mùng…
Diêm Vương trừng mắt nhìn Sáu Búa.
– Có chuyện đó à… Ngươi là lãnh tụ mà cũng làm chuyện tồi bại đó à… Vậy mà hở ra chút là khoe vì dân vì nước…
Vừa định giảng ” morale ” cho Sáu Búa song bắt gặp cái liếc mắt của Thôi Phán Quan nên ông vua âm phủ bèn ngưng nói.
– Bẩm Diêm Vương… Hổng có đâu… Con đâu có làm cái chuyện kỳ cục đó. Chẳng qua là mấy đảng phái quốc gia và đám người Việt phản động nó tuyên truyền để nói xấu con…
– Ông nói thật là ông không có dê gái hả?
Sáu Búa gật đầu một cách quả quyết.
– Ông không có mò mấy cô nữ sinh hả? Ông không có dùng quyền lực và thủ đoạn để hiếp dâm phụ nữ hả?
Thôi Phán Quan hỏi liền một lúc hai câu hỏi và Sáu Búa cả quyết là mình không có làm chuyện đó. Cười hực Thôi Phán Quan bước tới thì thầm với Diêm Vương điều gì không ai nghe được. Họ chỉ thấy Diêm Vương gật đầu nói lớn.
– Ta cho phép công tố viện làm bất cứ chuyện gì để tìm ra sự thật…
Được phép của tòa Thôi Phán Quan cao giọng thốt.
– Kính thưa bồi thẫm đoàn… Kính thưa quý vị khán thính giả… Sau đây tôi sẽ lần lượt mời các nhân chứng ra trước tòa để khai sự thực về việc hai bị can Ba Duân và Sáu Búa đã dùng quyền lực hay thủ đoạn đê tiện và tồi bại để cưỡng hiếp đàn bà con gái…
Ngừng lại nhìn hai bị can giây lát xong ông ta cao giọng thốt.
– Kính thưa Diêm Vương và bồi thẫm đoàn, sau đây tôi mời một người lên đây làm chứng. Kính mời bà Ba Kem…
Sáu Búa hay Sáu Lừa ngồi bật dậy như bị ong vò vẽ chích khi nghe Thôi Phán Quan kêu tới tên bà ” Ba Kem ”.
Đợi cho nhân chứng làm thủ tục và ngồi vào ghế xong xuôi, Thôi Phán Quan mới đặt câu hỏi.
– Bà Ba biết ông này không?
Nhìn theo tay chỉ của Thôi Phán Quan, bà Ba Kem hứ tiếng nhỏ.
– Cái bản mặt thằng cha đó ai mà hổng biết. Ông biết hông hắn là con dê xòm của đảng đó…
Nhìn thấy Ba Duân đang ngồi phía bên kia bà ta lớn giọng.
– Còn thằng cha kia cũng vậy. Thấy con gái trẻ đẹp là mắt hắn sáng lên như xe nhà binh mười bánh… Hắn theo tò tò như chó tháng bảy…
Quay qua Sáu Búa đang ngồi im với nét mặt tẽn tò bà Ba Kem nói một hơi thật dài.
– Hắn mê con bé Hoàng, chạy lanh quanh theo con nhỏ như chó rượng đực. Nhờ Hội Phụ Nữ Cứu Quốc làm mai không được nên hắn mới năn nỉ ông chồng tôi… Nể tình hắn là ông lớn…
– Lúc đó Sáu Lừa làm tới chức gì bà nhớ không?
– Hổng có tham gia kháng chiến hay chín chị chín em gì nên tui hổng rành. Chỉ nghe mấy đứa nhỏ gọi Sáu Lừa là Quỉ Viên Xứ Ủy Nam Kỳ gì gì đó… Nể hắn là quan lớn của cụ Hồ nên chồng tôi mời hắn tới ghe ăn cơm. Đâu dè Sáu Lừa là thằng dê cụ. Thấy con gái tôi tên Anna, trạc tuổi con Bé Hoàng là hắn trổ mòi liền. Hắn nói với tôi như vầy: ” Chị Ba, tui muốn kêu chị bằng má được không chị Ba? ” Ông nghĩ coi có tức không. Sẵn đang nấu ăn cầm chiếc đũa bếp trong tay tôi mới trả lời: ” Tui thì được rồi chỉ sợ chiếc đũa bếp này không đồng ý thôi đồng chí trung ương ạ…” Nghe tui nói vậy hắn ê mặt vội thụt lui ra chỗ chồng tôi ngồi. Tưởng vậy rồi chuyện được êm xuôi. Ai ngờ hắn lòng dạ hẹp hòi thêm có tình thù vặt nên khi có chức có quyền hắn đày đọa chồng tôi dữ lắm rồi sau năm 1975 thì hai vợ chồng tôi nghèo khổ lắm… Biết vậy hồi đó tôi quất vào đầu hắn mấy cái đũa bếp cho hả giận…
Sau khi Bà Ba Khem dứt lời, Thôi Phán Quan nhìn xuống chỗ đám đông đang ngồi đoạn cao giọng thốt.
– Để chứng tỏ cái tính dê của Sáu Búa và Ba Duân tôi xin mời thêm hai nhân chứng. Đó là hai cô Đào và Thanh lên đây kể cho mọi người nghe về đạo đức cách mạng của hai vị bí thư và phó bí thư Xứ Ủy Nam Kỳ…
Có tịch thì nhúc nhích. Nhờ ngồi gần ghế của bị can nên Đán và Bình nhận thấy Ba Duân và Sáu Lừa có vấn đề lớn khi nghe tới tên Đào và Thanh. Cả hai càng thêm bối rối và ngường ngượng khi thấy hai cô gái bước tới gần. Đợi cho hai nhân chứng làm thủ tục xong xuôi Thôi Phán Quan mới cười hỏi.
– Xin hai cô vui lòng cho tòa biết hai cô tên gì?
Cô gái mặc áo bà ba trắng, có nét mặt trái soan, da trắng và môi đỏ như thoa son vui vẻ trả lời.
– Dạ cháu tên Đào, còn bạn cháu tên Thanh…
– Hai cháu là nữ sinh?
Cô gái tên Thanh nhỏ nhẹ lên tiếng.
– Dạ hai cháu là học sinh của trường trung học Nguyễn Văn Tố…
– Năm nay cháu Thanh mấy tuổi?
– Dạ mười bảy…
– Còn cháu Đào?
– Dạ mười sáu…
Liếc Sáu Búa và Ba Duân đang ngồi ngó lơ ra cửa sổ, Thôi Phán Quan cười cười hỏi tiếp.
– Cháu Đào và Thanh biết hai người đang ngồi phía bên kia không?
Đào liếc Thanh. Thấy bạn gật đầu cô ta đáp nhỏ.
– Dạ biết…
– Họ là ai vậy?
– Dạ đó là Bác Ba và Bác Sáu…
– Cháu biết Bác Ba và Bác Sáu làm chức gì không?
Đào là cô gái lanh lẹ và vui vẻ hơn trong lúc Thanh lại ít nói và trầm lặng. Liếc hai ông già đang ngồi bên kia Đào liếng thoắng trả lời câu hỏi của Thôi Phán Quan.
– Dạ… Bác Ba là Bí Thư Xứ Ủy Nam Kỳ. Còn Bác Sáu là Phó Bí Thư… Hai bác ấy làm lớn lắm…
Thôi Phán Quan gật đầu mỉm cười. Ông ta biết Đào vẫn còn ngây thơ, khờ khạo và thành thật. Muốn cho cô gái kể đầu đuôi câu chuyện thì ông ta phải mớm lời và nhất là làm cho cô gái thôi sợ hãi Ba Duân và Sáu Lừa.
– Tôi nghe mấy chị em trong Hội Phụ Nữ Cứu Quốc đồn Bác Ba và Bác Sáu của cháu thích đàn bà con gái lắm. Chuyện này có thật không?
Đào mím môi. Miệng của cô bé mấp máy định nói song rốt cuộc lại im lặng. Dường như cô ta mắc cỡ hoặc e ngại chuyện gì.
– Cháu đừng sợ… Ở đây là âm phủ… Hai bác ba và bác sáu không có quyền gì hết… Họ không có quyền cấm cháu nói sự thật…
Thôi Phán Quan cất giọng dỗ dành đồng thời nháy mắt ra hiệu cho Diêm Vương. Hiểu ý ông vua âm phủ hắng giọng.
– Cháu bé cứ việc khai hết sự thực đi… Thằng nào mà hăm he, hù dọa hay sai công an bịt miệng cháu là ta còng đầu nó liền…
Liếc nhanh Diêm Vương rồi liếc qua chỗ Ba Duân và Sáu Lừa đang ngồi xong Đào mới thỏ thẻ.
– Lúc đầu người ta dụ dỗ chị Thanh với cháu xây dựng với hai ông già…
Gật gù Thôi Phán Quan hỏi.
– Cháu nói người ta vậy người ta là ai?
– Dạ người ta là mấy ông trong Chi Bộ Đảng…
– Ạ… Ta hiểu rồi… Còn ” xây dựng ” là nghĩa gì hả cháu?
Khuôn mặt trắng của Đào chợt hồng lên. Nhìn xuống hai bàn chân của mình cô ta thì thầm. Dù cô ta thì thầm song nhờ căn phòng xử im lặng và hệ thống khuếch đại âm thanh của âm phủ rất tối tân do đó ai ai cũng đều nghe rõ lời của Đào.
– Dạ… Xây dựng là ngủ với mấy ổng… là làm vợ mấy ổng…
Vừa nghe tới đó Diêm Vương lắc đầu quầy quậy rồi cất tiếng than dài.
– Loạn… Dương thế loạn rồi… Cái xứ Việt Nam thật là đại bất hạnh mới có mấy thằng làm lớn, già hai thứ tóc mà lại muốn chuyện xây dựng với con gái vị thành niên. Ta phải tâu lên trời hầu có biện pháp chế tài thích nghi với mấy thằng có chức, có quyền và có tiền mà làm chuyện tồi bại… Thôi cháu kể tiếp đi…
– Thưa Diêm Vương… Ngài nghĩ coi mấy ổng nói với con và chị Thanh như vầy: ” Dẫu biết Bác Ba và Bác Sáu đã có gia đình ở ngoài bắc nhưng do yêu cầu của cách mạng các bác phải ra đi. Vì vậy mà đảng có nhiệm vụ phải lo cho các bác phải có người đàn bà trong nhà. Hai đồng chí là đảng viên, từng được dạy dỗ về đạo đức cách mạng. Bác Hồ đã nói: ” Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của đảng lên trên hết. Nếu khi lợi ích của đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của đảng…” Con với chị Thanh chống cự lại thì họ tìm cách chia rẻ chúng con. Đầu tiên họ tách chúng con ra làm hai, mỗi người về phục vụ văn phòng khác nhau. Chị Thanh về văn phòng Bác Sáu còn con về văn phòng ông Lưu Quý Kỳ. Chi bộ đảng cứ tiếp tục dụ dỗ cháu và chị Thanh phải xây dựng với Bác Sáu và ông Kỳ. Tuy nhiên cháu và chị Thanh nhất quyết không chịu. Thấy dụ không được họ bèn dùng bạo lực của đám vũ phu vô học. Phần cháu về làm với ông Chín Kỳ được ba ngày, ổng biểu cháu đi công tác với ổng. Một đêm ổng biểu cháu ngủ dưới tam bản với ổng. Ổng kéo, ổng níu, ổng ôm rồi ổng đè cháu tính làm ẩu. Cháu chống cự, cháu đạp ổng văng ra rồi phóng xuống nước lội vào bờ, chạy vô nhà dân trốn và cầu cứu…
Đợi cho cô Đào kể xong Thôi Phán Quan mới quay qua hỏi cô Thanh.
– Cô về làm với Bác Sáu của cô như thế nào?
– Dạ… Cháu về làm việc được hơn tuần lễ thì các đồng chí trong cơ quan nói với cháu là chiều nay Bác Sáu đến ăn cơm và ở lại sinh hoạt. Bác Sáu ngồi nói chuyện cà kê dê ngỗng chẳng có chủ đề gì hết. Ngồi nghe bác nói mà chán còn hơn ăn cơm nếp mắc mưa, cháu ngáp vắn ngáp dài vì buồn ngủ. Ổng vừa nói vừa ngó cháu chăm chăm, lâu lâu lại hỏi một câu làm như là để nói với cháu mà thôi. Đồng chí ngồi cạnh cháu cứ rót trà vô tách hoài mời cháu uống. Cháu chỉ bưng tách lên làm bộ uống rồi lại để tách xuống. Dòm nước trà trong tách cháu vẫn còn đầy, anh ấy cứ giục cháu uống trong lúc Bác Sáu ngó cháu lom lom. Đến 9 giờ cháu buồn ngủ quá cứ ngáp lia lịa. Thấy cháu che miệng ngáp bác Sáu nói.
– Thôi các đồng chí đi ngủ. Sáng mai công tác tỉnh táo hơn…
Thường thường cháu với chị Đào ngủ chung để có gì giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng tối nay chị Đào đi công tác nên cháu phải ngủ một mình. Giăng mùng xong cháu chui vô nằm. Lát sau cháu cảm thấy mí mùng được tấn dưới chiếu ở chân xê dịch như có bàn tay ai nhè nhẹ kéo. Cháu tỉnh liền. Bên ngoài tối mò chẳng thấy gì hết. Mí mùng bị kéo mạnh và lẹ hơn. Một bàn tay thọc vào đụng chân cháu, cùng lúc cả góc mùng dưới chân cháu được vén lên để lộ cái đầu đàn ông. Người đó nói nhỏ trong lúc tính chui hẳn vô mùng.
– Tôi đây mà đồng chí đừng làm ồn…
Đúng là giọng của Bác Sáu. Chẳng còn hồn vía nào, cháu bật dậy chui ra khỏi mùng rồi phóng ra ngoài sân và la lớn lên.
– Bớ người ta… Cứu tôi với…
Bốn anh bảo vệ chạy tới. Họ vừa bắn vừa hô.
– Đứng lại… Không chúng tôi bắn…
Cháu nghe Bác Sáu ra lịnh.
– Đừng bắn… Vào ngủ hết đi…
Thanh dứt lời. Nét mặt của cô bé vẫn còn chút ngơ ngác và hoảng hốt như không tin là người mà cô kính nể và kêu bằng Bác Sáu lại có thể mò vô mùng của mình.
Mỉm cười Thôi Phán Quan bước tới đứng trước mặt Sáu Lừa đang ngồi ngó lơ ra cửa sổ.
– Ngài Phó Bí Thư Xử Ủy Nam Kỳ có ý kiến gì về lời của cô Thanh kể?
Ai cũng nhận ra cái giọng mỉa mai trong câu hỏi của Thôi Phán Quan. Sáu Lừa chưa kịp trả lời vị biện lý hỏi tiếp.
– Ông có mò cô Thanh không? Mò mấy lần?
Liếc nhanh Thanh đang ngồi ngó mình lom lom, Sáu Lừa trả lời nước đôi.
– Tôi nghĩ là có mà chỉ có chút chút thôi…
Thôi Phán Quan gằn giọng.
– Có hay không?
Liếc thấy Diêm Vương đang chiếu tướng mình, Sáu Lừa biết hắn phải trả lời. Không trả lời thì âm phủ sẽ có trăm phương ngàn cách để làm cho hắn thú nhận.
– Có… Tôi có mò vô mùng cô Thanh. Nhưng chưa có sơ múi gì được là cô ấy đã la làng chói lọi… Tuy nhiên…
Sáu Lừa bỏ lửng câu nói ở đó và Thôi Phán Quan cười nhạt tiếp.
– Tuy nhiên mò lần đầu không được ông thử lần thứ nhì, thứ ba và tới khi nào được mới thôi. Phải vậy không?
Sáu Lừa cười hè hè.
– Ngài biện lý ở âm phủ xa xôi mà sao rành chuyện mò con gái của tôi quá vậy. Chắc tôi phải theo hầu ngài để học thêm kinh nghiệm…
Làm lơ lời nói của Sáu Lừa, Thôi Phán Quan bước tới chỗ của Ba Duân ngồi.
– Có người khai với tôi là họ bị ông hiếp dâm. Điều này có thật không?
Vị bí thư Xứ Ủy Nam Kỳ, lãnh tụ đứng nhất của kháng chiến nam bộ tỏ vẻ bối rối trước câu hỏi của Thôi Phán Quan. Dù chỉ học hết tiểu học, hắn cũng đủ thông minh để hiểu vị đại diện cho công tố viện của âm phủ đã nắm được bằng chứng hoặc nhân chứng về chuyện mình cưỡng hiếp những phụ nữ phục vụ dưới quyền chỉ huy. Nhận thì có tội. Như vậy là sai. Đảng không bao giờ sai lầm cũng như lãnh tụ không bao giờ làm gì bậy bạ. Chi bằng chối phứt. Tới đâu thì tới.
– Tui là lãnh tụ mà… Lãnh tụ như tui thì không thể làm chuyện bậy bạ được…
Thôi Phán Quan cười gằn buông một câu.
– Được rồi… Ngươi đã nói như vậy thì ta mời nhân chứng…
Ba Duân có vẻ lo ra khi nghe Thôi Phán Quan mời nhân chứng ra đối chất. Vị biện lý bước tới thì thầm vào tai Hắc Y Sứ Giả. Lát sau mọi người thấy vị sứ giả áo đen đi song song với một người đàn bà còn trẻ, ăn mặc khá tươm tất. Ngay khi thấy người đàn bà này, Ba Duân có thái độ không được thoải mái lắm.
Đợi cho nhân chứng ngồi xuống ghế và làm thủ tục xong, Thôi Phán Quan mới đặt câu hỏi.
– Xin bà vui lòng cho biết bà là ai?
– Dạ… Hồi còn kháng chiến thì anh em quen gọi tui là Chị Mười. Tui là đại diện Hội Phụ Nữ Cứu Quốc Xã Long Mỹ. Chồng của tui là Chỉ Huy Phó Phân Đội 5 đã hy sinh cho cách mạng…
– Xin bà vui lòng kể cho tòa nghe chuyện bà bị tên Ba Duân cưỡng hiếp?
Khẽ gật đầu Chị Mười cất giọng nghèn nghẹn.
– Một bữa nọ tôi được tên Phó Bí Thư cử đi dự Đại Hội Phụ Nữ Nam Bộ. Sau khi tới nơi tui được giới thiệu với chị Nguyễn Thị Thập là Hội Trưởng Hội Cứu Quốc Nam Bộ và bà gì đó tôi không nhớ tên, chỉ biết bà này là Hội Trưởng Hội Phụ Nữ Cứu Quốc tỉnh Cần Thơ. Bà Hội Trưởng của tỉnh Cần Thơ nắm tay tui cười nói.
– Chị coi bộ em hơi mệt… Chắc là tại đi đường xa… Để chị lấy nước cam vắt cho em uống đặng khỏe lại mà vui chơi chứ. Đi dự đại hội mà xìu như vậy đâu được em…
Lát sau bà ta trở lại với ly nước cam vắt cầm trên tay. Đi bên cạnh bà ta là một người đàn ông sồn sồn chừng 50. Chị Nguyễn Thị Thập thấy người đó vội đứng dậy khúm núm chào.
– Thưa anh Ba, khỏe không?
Chẳng trả lời, người đó nhìn tui lom lom như mèo thấy chuột. Vẫn nhìn tui, ổng nghiêng đầu về bà hội trưởng Hội Phụ Nữ Cần Thơ hỏi một câu mà tui nghe giọng Nghệ rặc.
– Vợ đồng chí Chỉ Huy Phó Phân Đội 5 đấy hỉ?
– Thưa anh Ba dạ đúng…
– Xin chia buồn cùng chị. Tôi đã ký quyết định truy tặng anh Mười, chồng của chị là anh hùng liệt sĩ kèm quyết định cấp dưỡng và xác nhận con cái của anh là con liệt sĩ…
– Xin cám ơn đồng chí…
Nói xong tui mới quay qua hỏi bà Hội trưởng Hội Phụ Nữ Cần Thơ.
– Anh Ba là ai vậy?
Bà ta trả lời với vẻ kính cẩn.
– Bí Thư Xứ Ủy Nam Bộ…
Trả lời xong bà ta đưa cho tui ly nước cam. Đang khát nước tôi ực một hơi cạn sạch. Chừng vài phút sau là tui thấy mắt hoa đầu váng, lơ mơ nửa tỉnh nửa thức. Tui thấy người ta rinh tui đi đâu đó, đặt tui lên giường rồi có người đàn ông từ từ cởi quần áo tui ra xong hắn leo đè lên người của tui. Ráng mở mắt tui thấy thằng cha đang đè mình là anh Ba Bí Thư Xứ Ủy Nam Bộ. Hắn làm hùng hục như con chó rượng đực. Không biết tui uống nhằm cái gì mà nửa tỉnh nửa mê, tay chân tê liệt muốn giãy giụa hay chống cự cũng hổng được đành phải nằm yên cho hắn thỏa mãn thú tính…
Ngay sau khi Chị Mười dứt lời, Thôi Phán Quan đặt câu hỏi liền.
– Như vậy bà xác nhận là tên Ba Duân, Bí Thư Xứ Ủy Nam Kỳ đã hiếp dâm bà. Đúng không?
– Thưa đúng… Tui thấy rõ mặt mày của hắn. Cái bản mặt dâm dục của hắn tui hổng quên. Hắn là con quỉ dâm dục. Xuống tỉnh, xuống huyện, về làng, tui nghe hắn ăn nói huyên thiên toàn đạo đức cách mạng. Đâu có dè hắn với thằng Sáu Lừa, tụi nó cả bầy như chó đực tháng tám…
Ba Duân và Sáu Lừa làm thinh trước lời mắng nhiếc của Chị Mười. Ngay cả Diêm Vương cũng mặc cho nhân chứng chưởi bới. Ông ta hiểu tâm trạng đau khổ cũng như sự uất ức của người đàn bà bị cưỡng hiếp. Sau khi ba nhân chứng rời khỏi ghế của họ, Thôi Phán Quan cười hỏi hai bị can.
– Hai ông có điều gì phản biện lại lời khai của ba nhân chứng không?
Hai vị Bí Thư và Phó Bí Thư Xứ Ủy Nam Kỳ làm thinh không trả lời. Hướng về chỗ ngồi của chín vị bồi thẫm, Thôi Phán Quan cao giọng.
– Kính thưa chín vị bồi thẫm… Sau thời gian sưu tầm, công tố viện của âm phủ đã tìm được thêm một chuyện làm bậy bạ của Ba Duân mà tôi tạm gọi là vụ án cô Nga. Vì nhiều uẩn khúc nên nạn nhân đồng thời cũng là nhân chứng không thể xuất hiện trước tòa được. Tuy nhiên những điều mà công tố viện thu lượm được là do lời kể của những người thân cận với cô Nga lúc vụ án xảy ra…
Bước tới đứng trước mặt Ba Duân, Thôi Phán Quan hỏi gọn.
– Năm 1948, ông và Sáu Lừa có tham dự phiên họp của các đại biểu Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ tại một mật khu ở tỉnh Cà Mau. Ông xác nhận điều này?
Sau một hồi do dự Ba Duân lên tiếng.
– Tui xác nhận là tui với đồng chí Sáu Lừa có mặt trong buổi họp đó…
– Trong buổi hội họp này ông có gặp cô Đỗ Thị Thúy Nga. Đúng không?
– Đúng… Cô Nga là Chủ Tịch Ban Chấp Hành Hội Phụ Nữ tỉnh Cần Thơ…
– Cô Nga đẹp lắm hả ông?
Ba Duân chưa kịp trả lời vị biện lý của âm phủ cao giọng thốt trong lúc hướng về chỗ bồi thẫm đoàn ngồi.
– Kính thưa 9 vị bồi thẫm. Duyệt qua các tài liệu mà âm phủ đã sưu tầm được, Thôi Phán Quan tôi biết nhiều về Ba Duân, từ lý lịch cá nhân và quá trình hoạt động trong đảng cộng sản, nhất là những bí mật mà vị bí thư xứ ủy nam kỳ và cuối cùng là tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam cố tình che giấu không cho dân chúng biết. Hắn dốt chữ, học chưa qua cấp tiểu học, do đó hắn có cái mặc cảm đối với giới trí thức miền nam. Cái mặc cảm bị dân có học nam bộ chê là ” bí thư rặn ra chữ ” khiến cho hắn ghét những người có học hơn mình. Tuy không lộ ra mặt song hắn ghét cay ghét đắng đám trí thức nổi tiếng ở miền nam tham gia cộng sản như Dương Bạch Mai, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Bùi Công Trừng… Bốn tay cộng sản gộc từng tốt nghiệp trường Lao Động Đông Phương của miền nam được dân kháng chiến biết nhiều hơn cả Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên đối với cô Nga thì lại khác. Gặp mặt cô Nga là hắn mê tít thò lò. Điều này cũng không lạ vì cô ta còn son trẻ, duyên dáng, quyến rũ lại nữ sinh trường đầm, đỗ bằng tú tài và nói tiếng Pháp như gió. Có thể nói Ba Duân so sánh với cô Nga chẳng khác gì con chim cú đứng trước phượng hoàng. Xí trai, học vấn kém, tướng tá cục mịch, tính tình thô lỗ, ăn nói như dùi đục chấm mắm nêm, nên Ba Duân tán tỉnh, ỉ ôi cách mấy cô Nga chẳng thèm để mắt tới hắn. Không nản chí, Ba Duân nhờ bà Lê Đoàn, Chủ Tịch Ban Chấp Hành Hội Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ tới động viên tinh thần của cô Nga để cô ta ưng Anh Ba. Nhưng cô Nga là cô gái cứng đầu nên thẳng thừng từ chối. Cô nói như tát nước vào mặt bà Đoàn: ” Bộ hết người sao mà tôi lại lấy ông già vừa dốt lại nhà quê đó…”. Nhờ bà Lê Đoàn không có kết quả, Ba Duân lại nhờ Hà Huy Tập, Ủy Viên Trung Ương Đảng. Cũng không xong, hắn nhờ giáo sư Đặng Minh Trứ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến tỉnh Cần Thơ tới nhà nói chuyện với ba má cô Nga. Tất cả đều vô hiệu quả. Khi mọi vận động đều đi tới chỗ bế tắc, Ba Duân phải dùng tới đòn phép ma giáo. Hắn ra lịnh cho ban bảo vệ mời cô Nga tới dự mít tinh trong một căn nhà bên dòng sông Trẹm, chỗ giáp ranh U Minh Thượng và U Minh Hạ rồi cưỡng hiếp cô Nga…
Nói tới đó Thôi Phán Quan quay sang hỏi Ba Duân.
– Những điều tôi nói đúng sự thật không?
Ngần ngừ giây lát vị bí thư xứ ủy Nam Kỳ năm 1948 và tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam từ từ lên tiếng.
– Tôi có cưỡng hiếp cô Nga nhưng để đền bù thiệt hại tôi lấy cô ta làm vợ ba…
Thôi Phán Quan cười nhạt.
– Âm phủ chỉ xử tội hiếp dâm của ông, còn chuyện ông lấy cô Nga làm vợ là chuyện riêng của ông…
Liếc thấy đồng hồ chỉ quá 12 giờ, Diêm Vương tuyên bố tạm ngưng phiên xử cho mọi người ăn trưa. Vài người ra về muộn thấy Thôi Phán Quan với Diêm Vương còn đứng nói chuyện khá lâu với 9 vị bồi thẫm.
18- Thi sĩ ” ấy ”
– Kính thưa Diêm Vương và 9 vị bồi thẫm… Quí vị đã nghe tôi trình bày về tội cưỡng hiếp phụ nữ của hai tên Ba Duân và Sáu Lừa. Tuy nhiên tội cưỡng hiếp chỉ là tội ác nhỏ nhoi so với tội ác mà tôi sắp sửa trình bày. Chỉ đạo, dàn dựng và phát động một cuộc xâm chiếm Việt Nam Cộng Hòa bằng súng đạn; Ba Duân, lúc đó là bí thư thứ nhất rồi tổng bí thư đảng cộng sản; còn Sáu Lừa, lúc đó là Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng, đã đẩy hàng triệu nam nữ của cả hai miền bắc nam vào cuộc chiến tranh ngu xuẩn và đẫm máu nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam chỉ nhằm thực hiện mộng xâm lăng của cộng sản quốc tế. Nào là Tổng Công Kích Tết Mậu Thân, với hành động giết mấy ngàn người dân vô tội ở Huế cũng như nướng cả trăm ngàn bộ đội của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Nào là chiến trận ở Khe Sanh với tổn thất cả trăm ngàn nhân mạng. Nào là mùa hè đỏ lửa năm 1972. Nào là đại thắng mùa xuân vào tháng 4 năm 1975 để dẫn tới cuộc tắm máu hơn nửa triệu quân dân cán chính của VNCH và hơn một triệu người phải bỏ nước ra đi tìm tự do và chết trên biển cả. Chưa hết. Hai tên đồ tể Sáu Lừa và Ba Duân còn xua gần nửa triệu lính và dân công vào cuộc xâm lăng nước Cao Miên mà kết quả hơn 50 ngàn quân bị tử trận, đồng thời làm kiệt quệ tài nguyên quốc gia, gây đói khổ, lầm than và tang tóc cho một dân tộc vốn phải hứng chịu nhiều chinh chiến điêu linh. Hai tên Ba Duân và Sáu Lừa là thứ tội phạm chiến tranh của dân Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung. Tiếc thay… Mỉa mai thay… Tên Sáu Búa lại được một tổ chức đui mù trao tặng cho giải Nobel Hòa Bình thay vì đem hắn ra xét xử về tội giết người tập thể. Bất hạnh thay… Xấu hổ thay… Ba Duân và Sáu Lừa, lại được những kẻ kế thừa xưng tụng là anh hùng, viết sách viết sử để ca tụng công đức và đặt tên đường để tưởng nhớ…
Căn phòng xử chứa mấy ngàn người lặng trang lắng nghe lời buộc tội của Thôi Phán Quan.
– Hôm nay, thừa mệnh lệnh của Trời và luật pháp của âm phủ; tôi, Thôi Phán Quan sẽ lần lượt trình bày cho mọi người khắp ba tầng chín cõi thấy, nghe, biết những hành vi ” vô ác bất tác ” của Ba Duân và Sáu Lừa…
Dứt câu Thôi Phán Quan phất tay áo rộng báo hiệu phiên xử hai tên Ba Duân và Sáu Búa được tiếp tục. Đợi cho hai bị can làm xong thủ tục, vị biện lý của âm phủ cao giọng trong lúc nhìn xuống chỗ đám đông đang ngồi.
– Tôi xin mời các người có tên sau đây lên ngồi vào ghế nhân chứng. Thứ nhất là Võ Khôi Nguyên, thứ nhì là Phạm Văng Vàng, thứ ba Trườn Chui…
– Nhân chứng thứ tư là Hình Chí Mô…
Trong lúc ba nhân chứng lục tục đi lên, thiên hạ xầm xì to nhỏ khi nghe vị biện lý xướng danh nhân chứng cuối cùng. Đây là lần đầu tiên ông ta gọi một lúc bốn nhân chứng, mà người nào cũng nắm giữ chức vụ quan trọng của đảng và nhà nước cộng sản. Hai bị can và bốn nhân chứng cộng lại thành sáu người. Họ đại diện cho quyền lực vô song của đảng. Cũng chính họ chỉ đạo, điều khiển một guồng máy khổng lồ với những đảng viên cuồng tín đã kềm kẹp mấy chục triệu dân Việt vào con đường phục vụ cho chủ nghĩa cộng sản và làm nô lệ cho những kẻ có chức, có quyền và có tiền. Họ bắt, bỏ tù, lưu đày, thủ tiêu kẻ chống đối hoặc bất cứ ai không theo họ. Họ chỉ biết có đảng. Đảng là họ và họ là đảng, là thứ quyền lực tuyệt đối.
Trái với ý nghĩ của mọi người, Thôi Phán Quan hỏi nhân chứng Trườn Chui trước nhất.
– Nếu tôi không lầm thì ông là lý thuyết gia hàng đầu của đảng?
Được bốc thơm vị cựu tổng bí thư cười hì hì lên tiếng.
– Tôi nghĩ ngài biện lý không lầm đâu…
Cười nhẹ Thôi Phán Quan tiếp lời.
– Có người gọi ông là chủ gánh xiếc ngôn ngữ của đảng cộng sản Việt Nam. Ông nghĩ sao?
Chắc khoái chí vì từ ” chủ gánh xiếc ngôn ngữ ” do đó Trườn Chui vui vẻ trả lời.
– Tôi nghĩ điều này cũng đúng chút chút… Tôi không ngờ ngài biện lý cũng là kẻ hay chữ…
Thôi Phán Quan cười nhẹ lắc đầu.
– Là người của âm phủ nên tôi không thông thạo tiếng Việt lắm. Tôi chỉ lập lại lời của người khác mà thôi…
Nhìn thẳng vào mặt Trườn Chui, ông ta hỏi gọn.
– Ông là người đã viết ra Nghị Quyết 9?
Liếc nhanh Ba Duân và Sáu Búa đang ngồi trên ghế bị can nơi phía bên kia, Trườn Chui cười nhẹ.
– Chính tôi viết ra tuy nhiên anh Ba và anh Sáu cũng có thêm vào vài ý kiến…
– Ông có thể tóm tắt cho tòa nghe về nghị quyết 9…
Trườn Chui gật đầu liền vì biết không nói cũng không được, với lại chuyện cũ mấy chục năm rồi nên có khai trước tòa thì cũng chẳng hại tới đảng.
– Điểm chính yếu của nghị quyết 9 là đường lối đối nội và đối ngoại của đảng và nhà nước Việt Nam là thống thất về cơ bản với đường lối đối nội và đối ngoại của đảng cộng sản Trung Quốc. Những kẻ nào không đồng tình với đường lối của đảng là phản động, là thuộc phe xét lại. Cũng vì vậy mà trong đảng chúng tôi mới chia thành hai phe. Một phe đòi thực hiện chủ nghĩa dân chủ pháp trị và kiến tạo một xã hội tôn trọng dân quyền. Một phe kia chủ trương đảng phải cầm quyền để giữ vững chủ nghĩa xã hội chuyên chế… Đại loại tôi có thể nói tình trạng của đảng lúc đó chia làm 2 phe; chủ hòa và chủ chiến… Phe chủ hòa gồm có bác, anh Nam và anh Tô. Phe chủ chiến thì có anh Ba, anh Sáu, anh Thanh…
– Ông theo phe nào?
Thôi Phán Quan ngắt lời. Trườn Chui cười hì hì.
– Tôi thì tôi đi hàng hai nhưng sau đó thì tôi ngã về phe chủ chiến vì phe đó mạnh hơn…
Gật gật đầu Thôi Phán Quan bước qua chỗ Hình Chí Mô đang ngồi.
– Ông có thể cho tòa biết lý do nào ông chọn Ba Duân làm bí thư thứ nhất thay vì chọn ông đại tướng lùn?
Chín vị bồi thẫm đều chăm chú lắng nghe Hình Chí Mô trả lời câu hỏi của Thôi Phán Quan. Họ Hình vốn là người sáng lập ra đảng cộng sản Việt Nam, do đó lão phải nắm bắt nhiều bí mật trọng đại ít người biết được.
– Có nhiều lý do khiến cho tôi chọn chú Ba thay vì chọn chú Nam vào chức bí thư thứ nhất. Lý do đầu là chú Ba dốt chữ. Mà hể thằng dốt thì thường thường nó ngu hơn thằng có học. Chú Nam có bằng cử nhân, học cao còn hơn tôi, lại đang là thần tượng của quân đội và nhân dân. Chú ấy giống như con hổ, mà bây giờ cho chú ấy chức bí thư thì chẳng khác nào hùm thêm vi hổ thêm cánh. Nếu chú ấy dùng quân đội đảo chánh thì kể như tôi rớt đài là cái chắc. Trong khi đó chú Ba, dù đang làm Bí Thư Xứ Ủy Nam Bộ, nhưng tiếng tăm và phe đảng chưa có. Chọn một nhân vật vô danh và cô thân độc mã để lên kế vị thì mình hổng sợ nó lật cái ghế chủ tịch của mình…
Thôi Phán Quan mỉm cười. Ông ta chưa kịp lên tiếng, Diêm Vương đã mở miệng trước.
– Thằng này khôn ơi là khôn… Quả là danh bất hư truyền…
Hình Chí Mô hơi nhếch môi cười khi nghe Diêm Vương khen.
– Ai cũng nghĩ như tôi song sau khi thằng Ba lên làm bí thư thời gian thì tôi biết mình lầm, cái sai lầm tai hại cho chính bản thân tôi. Tôi biết mình đã nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà. Chú Ba tuy dốt mà hổng có ngu đần và khờ khạo như tôi tưởng. Mưu mô, thủ đoạn, xảo quyệt, gian manh của chú Ba chẳng sút Tào Tháo…
Đang ngồi Ba Duân bật lên tiếng cười ngắn khi nghe Hình Chí Mô nói tới câu sau cùng.
– Bây giờ bác mới biết à…
Sáu Búa cũng phụ họa.
– Hì… hì… Bác lừa nhiều người mà rốt cuộc lại bị đàn em gạt… Bởi vậy ông Mác có nói thằng dốt mà lưu manh thì nó lưu manh hơn thằng có học gấp mười lần…
Diêm Vương xen vào câu chuyện bằng câu hỏi.
– Đâu ngươi nói cho ta nghe thằng Ba Duân và Sáu Búa nó gạt ngươi bằng cách nào?
– Bẩm Diêm Vương… Con cũng cẩn thận lắm khi giao quyền lại cho chú Ba. Trước hết con cho chú làm phụ tá của con với cái chức Bí Thư Thứ Nhất. Điều mà con hổng có ngờ là trước mặt con thì dạ dạ vâng vâng, tỏ ra dễ bảo dễ sai như học trò, mà sau lưng thì chú ấy đâm sau lưng đồng chí, âm thầm tạo bè lập đảng cũng như tìm mọi cách triệt hết tay chân bộ hạ hoặc những người thân tín của con. Chú Ba nói với con như vầy: ” Em thì dốt và chưa có quen biết nhiều các đồng chí trung ương vì vậy mà khó nói chuyện với họ lắm. Em xin bác cho chú Sáu làm trưởng ban tổ chức trung ương đảng. Ai mà chống đối bác và đảng là em sai thằng Sáu nó xách búa tới hỏi thăm sức khỏe liền…”
Nói tới đó Hình Chí Mô quay lại như muốn phân bua với Diêm Vương.
– Bẩm Diêm Vương… Con thì cả tin và ngây thơ ngờ nghệch nên làm theo lời chú ba nó tâu…
Diêm Vương hừ tiếng nhỏ khi nghe lão Hình nói ” ngây thơ ngờ nghệch ”.
– Sau đó chú Ba còn xin cho chú Thanh làm chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam. Cơ quan này có nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ các cấp chính ủy trong quân đội, đặt quân đội dưới quyền chỉ huy và lãnh đạo tuyệt đối của đảng. Chú ba còn ton hót là dùng chú Thanh để kềm thằng lùn, kiểm soát và chia bớt quyền hành cũng như ảnh hưởng của thằng tướng lùn trong quân đội. Cũng sợ thằng ” đại tướng lùn ” lật đổ mình nên con mới bằng lòng cho chú Thanh làm chủ nhiệm và thăng chức đại tướng cho chú ấy…
Thôi Phán Quan lên tiếng ngắt lời Hình Chí Mô.
– Ông giữ chức vụ gì trước khi và sau khi cho Ba Duân làm bí thư thứ nhất?
– Tôi làm đủ thứ hết… Chủ tịch đảng Lao Động kiêm Tổng bí thư đảng Lao Động kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chửi Cười Trừ kiêm Chủ tịch quân ủy…
Diêm Vương xì tiếng dài.
– Cái gì mà kim kim chỉ chỉ nhiều vậy… Thôi kể tiếp cho ta nghe chuyện hai thằng bất nhơn họ Lê ăn hiếp ngươi đi…
– Bẩm Diêm Vương… Thằng Sáu Búa đúng là trật búa. Nó điêu ngoa, xảo quyệt, đã khôn lại ác vô cùng. Sau khi ngồi vào chức Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng, nó đã biến cái tổ chức bàn giấy này thành một cơ quan siêu quyền lực trong bóng tối với những trò ma giáo…
– Trò ma giáo là trò gì vậy ông?
Thôi Phán Quan ngắt lời Hình Chí Mô. Ngập ngừng giây lát lão thở hơi dài lên tiếng.
– Nó lập ra sáu ban mà tôi gọi là sáu đảng. Đó là thứ đảng trong đảng. Mỗi ban tượng trưng cho một cái búa bởi vậy thiên hạ mới cho nó cái tên Sáu Búa. Sáu ban này là sáu cái búa đập đầu những kẻ chống lại nó; là sáu sợi dây thòng lọng xiết cổ, trói tay chân tôi, thủ hạ của tôi và tất cả các đảng viên cao cấp trong bộ chín chị và luôn cả cấp bí thư tỉnh nữa… Như Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng thời Sáu Búa cho Trần Quyết trông coi. Ban Nội Chính Trung Ương Đảng thì thằng Hoàng Thao làm trưởng ban. Ban Bảo Vệ Bộ Chín Chị thì thằng Nguyễn Đình Hưởng làm xếp. Ban Chỉ Đạo Trung Ương Đảng dành cho Nguyễn Đức Tâm. Thằng Nguyễn Trung Thành đứng đầu Ban Bảo Vệ Đảng. Riêng Cục Chính Trị Trung Ương Đảng để cho thằng Kim Chi làm xếp. Sáu ban này có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ mọi hành vi của các ủy viên trung ương đảng. Nó có quyền thẩm tra các ủy viên bộ chín chị. Nó xem xét tư tưởng và quan điểm chính trị của các đảng viên được chọn vào ban chấp hành trung ương đảng, vào bộ chính trị, vào quốc hội và các cơ quan của nhà nước. Riêng trong quân đội thằng Sáu còn đặt ra Ban Bảo Vệ Cục Chính Trị trực thuộc Cục An Ninh Bộ Nội Vụ để giám sát tư tưởng và hành vi mọi sĩ quan cao cấp ở bộ quốc phòng, bộ tổng tham mưu xuống tới quân khu, sư đoàn và luôn cả trung đoàn nữa…
Kể lể một hơi thật dài lão Hình ngừng lại uống ngụm nước cho thông cổ. Nhân cơ hội Thôi Phán Quan bước tới chỗ Sáu Búa đang ngồi.
– Ông có phản biện những gì bác của ông nói không?
Sáu Búa lắc đầu cười.
– Tôi cũng như thiên lôi vậy mà. Xếp bảo tôi búa ai tôi búa người đó liền…
– Xếp của ông là ai?
Liếc nhanh Ba Duân đang ngồi bên cạnh vị trưởng ban tổ chức trung ương đảng cười cười.
– Thưa ngài biện lý tôi được bác đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của anh Ba…
Ba Duân cười hực.
– Tui chỉ đạo nó hay nó chỉ đạo tui. Nó là xếp của tui đó… Mới đầu tui cho nó làm trưởng ban tổ chức trung ương đảng rồi nó tổ chức làm sao mà tới chừng biết ra tui chỉ biết cắn răng và bóp hai hòn bi của mình cho khỏi tức tối… Nó tổ chức người của nó giám sát cả tôi nữa. Nó đưa đàn em, tay chân bộ hạ của nó vào làm ủy viên trung ương đảng…
Phạm Văng Vàng vọt miệng xen vào.
– Có lần Anh Ba than với tôi như vầy: ” Nhân sự trung ương khóa 4, khóa 5 tôi chỉ biết một phần ba còn hai phần ba ở đâu ra tôi chẳng biết cái gì…”
Đợi cho Phạm Văng Vàng dứt lời, Ba Duân mới thong thả thốt.
– Nói đúng ra thì chú Sáu làm việc có lợi cho chú ấy và cho tui nữa… Có lợi cho cả hai…
– Sáu Búa làm cái gì lợi cho ông?
Thôi Phán Quan gằn giọng hỏi. Thấy Ba Duân dụ dự không chịu trả lời ông ta cười.
– Ông biết điều nên khai thật trước tòa. Tôi nắm bắt được bằng chứng và nhân chứng về các điều mà ông với Sáu Búa đã làm…
Liếc nhanh Diêm Vương thấy ông ta đang soi mói nhìn mình, vị bí thư thứ nhất thở dài thốt.
– Sáu Búa nói với tôi như vầy: ” Tôi làm là vì lợi lộc của anh và tôi…”
– Hắn làm cái gì lợi cho ông?
Thôi Phán Quan lập lại câu hỏi của mình. Ba Duân cười cười.
– Biết tôi thích ” ấy ” nên chú Sáu luôn luôn thỏa mãn nhu cầu của tôi. Hổng biết chú ấy kiếm ở đâu mà tuyển vào cung của tôi nhiều cô ” cần vụ ” ngon ơi là ngon. Mới đầu vì thể diện của đảng nên tôi thoái thác thì chú Sáu nói là để anh Ba thoải mái hầu sống lâu đặng phục vụ nhân dân. Mấy cô cần vụ chuyên nghề đấm, bóp này thiệt giỏi, đụng tới đâu tê tới đó…
Cười mím chi Thôi Phán Quan hắng giọng.
– Tôi có nghe đồn ông được một cô đấm, bóp làm cho ngất ngây, sướng tê người nên ông đã ký giấy tặng cho cô đấm bóp này hai căn nhà ở tại thủ đô Hà Nội. Điều này có thực không?
– Hổng có đâu… hổng có đâu… Tui đâu có làm chuyện kỳ cục đó…
Thôi Phán Quan cười hực.
– Cô Hồng đấm, bóp cho ông làm chủ hai căn nhà một ở Kim Liên và một ở Bách Khoa đang ngồi dưới kia. Ông muốn tôi kêu cô ta lên đây đối chất?
Ba Duân ú ớ rồi làm thinh. Bỏ bị can Ba Duân, vị biện lý bước tới chỗ Hình Chí Mô ngồi.
– Tôi nghe đồn khi đề cử Ba Duân vào chức bí thư thứ nhất thì ông rảnh rang lắm…
Hình Chí Mô cười cười không nói gì hết. Thật lâu lão mới thong thả lên tiếng.
– Chú Ba và chú Sáu nó nói tôi một đời bôn ba cách mạng, gian khổ nhiều rồi, nên lúc này rảnh rang tôi hãy hưởng thụ tuổi già còn lại trước khi về với ông Mác. Bởi vậy mà hai chú ấy ít khi cho tôi tham dự các cuộc họp của bộ chín chị. Họa hoằn lắm tôi mới được đi họp mà trong các buổi họp hể tôi mở miệng định nói thì chú Sáu ngồi kế bên lại lên tiếng rầy: ” Bác nói nhiều rồi nên để người khác nói…” Tuy nhiên chú Sáu cũng điệu nghệ lắm. Biết tôi tuổi già mà còn sung sức, còn ham cái vụ ấy nên chú săn sóc kỹ lắm. Nắm chức trưởng ban tổ chức trung ương đảng, chú Sáu cử vệ sĩ bảo vệ tính mạng cũng như bác sĩ chăm sóc sức khỏe và tẩm bổ cho tôi hằng ngày… Biết tôi ở tuổi hồi xuân nên chú ấy phái mấy cô cần vụ vào phủ chủ tịch đấm bóp để giải tỏa bầu tâm sự…
Đang ngồi bên kia Phạm Văng Vàng chợt lên tiếng nói với Thôi Phán Quan cốt ý ngắt lời Hình Chí Mô.
– Bác của tôi bây giờ già rồi. Nhiều lúc nói năng kể lể lẩm cẩm lắm. Chúng tôi muốn cho ông ta sống để vui thú thê nhi và được nhìn thấy đất nước thống nhất, nhưng chúng tôi cố gắng giấu không cho ông ta biết càng nhiều chi tiết chừng nào càng tốt chừng đó…
– Ông nói chúng tôi là ai?
Liếc nhanh Ba Duân và Sáu Búa, Phạm Văng Vàng cười trả lời câu hỏi của Thôi Phán Quan.
– Thưa ngài biện lý… Chúng tôi là anh Ba, anh Sáu, anh Năm, ông Tố và tôi…
Ngồi dưới bàn bị can Tố Bồi Bút chợt chỏ miệng lên nói lớn.
– Ông cụ bây giờ lẩn cẩn rồi nên ngoài cái chuyện ấy ông cụ dành thì giờ viết văn và làm thơ…
Đang ngồi lim dim ngủ nghe nói tới chuyện văn thơ, Diêm Vương chợt mở mắt ra và sắm nắm hỏi.
– Thế à… Thằng Hình mà cũng viết văn làm thơ nữa à… Nó quả là một nhân tài hiếm có… Đâu ngươi lên ghế nhân chứng ngồi kể chuyện văn chương của bác ngươi cho ta nghe coi…
Được Diêm Vương cho phép, Tố Bồi Bút cười hể hả lên ngồi vào ghế nhân chứng.
– Bẩm Diêm Vương… Bác của con là một thi sĩ đại tài. Vì mãi lo chuyện cách mạng nên không có dịp làm thơ, chứ nếu mà bác chịu khó làm thơ thì không sút Lý Bạch hay Đỗ Phủ đâu… Bác của con mà làm thơ và viết văn thì sẽ được người ta khen như vầy: ” Văn hơn Siêu Quát, hơn Tiền Hán. Thi xụp Tùng Tuy, nát Thịnh Đường…”
Thôi Phán Quan nhếch môi cười khi nghe ông văn nô họ Tố nâng bi lãnh tụ. Còn Diêm Vương thì lên tiếng.
– Ngươi đúng là thằng chuyên môn bợ… Đâu ngươi đọc văn của thằng Hình cho ta nghe xem có lọt lỗ tai không mà ngươi dám nói là ” văn hơn Siêu Quát, hơn Tiền Hán…”
Được Diêm Vương cho phép Tố Bồi Bút cao giọng kể.
– Một bữa nọ bác cho bảo vệ mời con vào trong phủ chủ tịch ăn cơm và sẵn đó bác đem khoe bản thảo một tập hồi ký kể lại thời hoạt động cách mạng. Con đọc lướt qua và có nhớ một truyện ngắn như thế này. Trong lúc đi kháng chiến bác tình cờ quen với một cô nữ sinh ở trong nam ra thăm viếng bác. Không biết mối quan hệ tình cảm giữa bác với cô nữ sinh đó như thế nào mà thời gian sau bác nhận được lá thư của cô nữ sinh từ trong nam gởi ra. Nguyên văn của lá thư như thế này: ” Hôm ấy, bác đòi thảo luận với con về chuyện ấy. Tuy nhiên sau khi đả thông tư tưởng để kiên định lập trường, bác muốn ấy mà con thì con chưa sẵn sàng chuyện ấy nên con hổng có muốn ấy. Bây giờ con muốn ấy rồi. Nếu bác muốn ấy thì xin bác vô trong nam mà ấy…” Bẩm Diêm Vương ngài nghe có lọt lỗ tai không?
Diêm Vương gật gù cười.
– Không những lọt lỗ tai mà điếc con ráy của ta nữa… Ngươi với thằng Hình sao giống nhau quá. Ngươi làm thơ thì có chữ chục chữ ” thương ” còn thằng Hình viết văn thì cũng ngần tiếng ” ấy ”…
Hỏi xong thấy Hình Chí Mô giơ tay lên xin nói, Diêm Vương chưa kịp cho phép lão ta nói thì Sáu Búa, ngồi bên cạnh đã lên tiếng trước.
– Bác nói nhiều rồi nên để cho người khác nói…
Nói xong câu đó thấy Hình Chí Mô vẫn mấy máy môi, Sáu Búa vội vàng đưa tay ra bịt mồm của lão ta lại. Thấy cử chỉ ” tôn trọng quyền ăn nói ” của Sáu Búa, Diêm Vương chỉ cười liếc Thôi Phán Quan trong lúc giọng của Tố Bồi Bút vang đều đều.
– Bẩm Diêm Vương… Cái đó tiếng Việt của con gọi là hai tâm hồn đồng chí gặp nhau trong ánh sáng của xã hội chủ nghĩa…
– Ủa mà sao ta hổng nghe ngươi nói cái tựa của tập hồi ký của thằng Hình…?
– Bẩm Diêm Vương… Bác vốn tính khiêm nhường lắm. Con hỏi mấy lần bác mới chịu nói. Bác bảo tựa của tập hồi ký là ” Cái Ấy Của Bác Vừa Đi Vừa Gật Gù ”. Tuy nhiên vì cảm thấy cái tựa quá duy vật và quá hiện thực, con đề nghị bác đổi cái tựa thành Vừa Đi Vừa Gật Gù. Như vậy có vẻ văn chương và lãng mạn hơn…
Cười cười Diêm Vương hỏi lại họ Tố.
– Ủa… lãng mạn là của tụi tiểu tư sản bày ra mà sao lại có trong văn thơ bác ngươi vậy?
Tố Bồi Bút đớ người khi bị Diêm Vương đá giò lái. Hắn ta chưa kịp lên tiếng, Thôi Phán Quan cười cười xen vào câu chuyện.
– Bác của ông đúng là nhà văn siêu thực và siêu duy vật. Thật đúng với câu ” Văn hơn Siêu Quát, hơn Tiền Hán ”… Thế rồi bác có viết thư hồi âm cô nữ sinh miền nam không?
Tố Bồi Bút nhanh nhẩu đáp.
– Có chứ… Thư hồi âm của bác dài lắm. Bác viết rồi mà chưa gởi vì lúc đó tình hình trong nam sôi động lắm nên thư từ đi lại khó khăn. Vì vậy mà con mới có dịp để đọc lá thư tình đẫm lệ của bác. Thư hồi âm của bác như thế này.
– Cháu ấy…
Thấy Diêm Vương nhìn mình, Tố Bồi Bút hiểu ý cười giải thích.
– Bẩm Diêm Vương… Chính con cũng théc méc về từ ” Cháu ấy ” này. Số là mấy chục năm bôn ba cách mạng, bác quen biết nhiều phụ nữ quá nên bác hổng nhớ hết tên. Vả lại bác bảo đối với ” cháu gái miền nam ” này vì thảo luận chuyện ấy chưa sâu nên bác quên tên rồi. Ngoài ra cô em gái miền nam viết thư chỉ nói về chuyện ấy nên bác phải viết ” Cháu ấy ” cốt ý nhắc nhở cho cô ta về chuyện ấy…
Diêm Vương hừ tiếng nhỏ.
– Bác của ngươi làm cách mạng gì mà tối ngày ta cứ nghe nói toàn chuyện ấy. Ta đề nghị đổi tên bác của ngươi ra Bác Ấy hay Cụ Ấy… Thôi bỏ qua chuyện viết văn. Ta muốn ngươi đọc thơ của bác ngươi cho chín vị bồi thẫm nghe…
– Bẩm Diêm Vương… Ngài mà nghe con đọc thơ của bác xong ngài tưởng như mình đang ở trên thiên đường xã hội chủ nghĩa. Số là hồi lúc mới qua bên Tây làm cách mạng, bác của con hành nghề thợ nháy…
– Nó nói cái gì vậy tụi bây?
Diêm Vương ngơ ngác hỏi nhỏ mấy người đang ngồi chung quanh kể cả bốn nhân chứng và hai bị can. Phạm Văng Vàng lên tiếng trước nhất.
– Bẩm Diêm Vương… Thợ nháy là phó nháy hay phó nhòm là thợ chụp hình đó…
Vị vua âm phủ hừ tiếng nhỏ.
– Lũ ngươi thiệt là lắm chuyện… Chụp hình thì nói đại đi còn chế ra nào thợ nháy, phó nháy, phó nhòm… Thôi thằng Tố kể tiếp chuyện bác của ngươi làm thơ đi…
– Bẩm Diêm Vương… Lúc mới qua tây chẳng có nghề ngỗng gì hết nên bác đi làm thợ chụp ảnh… dạ chụp hình… Rồi bác quen một cô đầm tên Marie Bière. Hai người hò hẹn với nhau và con nghĩ chắc có quan hệ luyến ái nên bác mới làm bài thơ tặng cho cô đầm đó. Bài thơ dài lắm mà vì đọc thoáng qua nên con chỉ nhớ có đoạn đầu… Bẩm Diêm Vương bài thơ như vầy:
– Marie ơi !!!
Anh thấy trong mắt em
Một thân hình thiên tả
Anh thấy giữa đùi em
Một cái gì quá đã…
Em Marie ơi
Nhìn vào mắt em
Anh thấy
Chiều Paris mưa rơi tầm tả
Nhìn sâu xuống chút nữa
Anh chợt cười ha hả
Ôi giai cấp vô sản
Ôi xã hội chủ nghĩa
Cũng chưa bằng ” cái ấy của em ” đâu…
Có tiếng Đán cười sằng sặc dù anh đã bụm miệng cố không cho tiếng cười phát ra. Quay qua Huyền, Bình lại thấy cô bạn gái đỏ mặt tủm tỉm cười một mình. Trông lên anh thấy Diêm Vương lắc đầu quầy quậy, còn Thôi Phán Quan thì quay mặt sang chỗ khác để giấu nụ cười.
– Bẩm Diêm Vương… Ngài nghĩ sao về bài thơ hiện thực và tả chân cẳng của bác con. Bác có đáng liệt hàng thi bá như Nguyễn Du không?
Hỏi xong thấy Diêm Vương đang trợn mắt nhìn mình, Tố Bồi Bút cười phang một câu.
– Bác con còn làm nhiều bài thơ khác hay lắm…
Diêm Vương lắc đầu quầy quậy.
– Thôi cám ơn… Bác của ngươi viết văn thì viết chuyện ấy, còn làm thơ thì cũng có cái ấy của em… Ta mà nghe thơ tình thiên tả của thằng Hình riết chắc ta sẽ mắc bệnh thổ tả…
Nói xong thấy đã tới giờ ông ta ra lệnh ngưng phiên xử cho mọi người đi ăn trưa xong sẽ tiếp tục đúng hai giờ chiều.