Phiên Tòa Dưới Âm Phủ- 5

13- Một tấc đất, một tấc vàng

Vì người đến dự phiên tòa càng ngày càng đông đảo, do đó phiên xử hôm nay được mở ra trong gian phòng rộng rãi, nguy nga và lộng lẫy. Nghi thức cũng như cách xếp đặt và điều hành thời na ná như các phiên xử đã qua. Tuy nhiên nếu có ai tinh ý nhận xét thời sẽ thấy là nhân chứng đông gấp mấy lần các phiên xử trước. Chuyện Phạm Văng Vàng và cái băng đảng dâng cúng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như Vịnh Bắc Bộ cho Tàu đang trở thành điểm nóng thời sự hiện nay vì sự tranh chấp của nhiều quốc gia trong vùng đông nam á châu.

Đợi cho Diêm Vương an tọa cũng như mọi người ngồi vào ghế xong xuôi, vị lục sự mới cao giọng.

– Mời Phạm Văng Vàng lên ngồi vào ghế bị can…

Ai ai cũng nhận thấy là hôm nay vị thủ tượng của nước Việt Nam Dân Chửi Cười Trừ ăn mặc tươm tất nếu không muốn nói là bảnh bao hơn. Bộ côm lê của ông ta mới toanh. Đôi giày da màu nâu sậm bóng lộn, giá gần ngàn đô la một đôi. Đó là giày da của Ý, một hiệu giày nổi tiếng trên thế giới về đẹp, bền và đắt tiền.

– Ông có bộ quần áo đẹp và sang quá…

Thôi Phán Quan buột miệng khen khi thấy họ Phạm ngồi vào ghế bị can. Cười cười Phạm Văng Vàng lên tiếng.

– Cái này là quà của thằng Hèn ở trên dương thế gởi xuống biếu để tỏ lòng biết ơn tôi đã truyền lại bí quyết làm cho nó tái đắc cử chức Thủ Tượng thêm một kỳ nữa…

Phạm Văng Vàng ngừng nói tủm tỉm cười. Hắn biết thế nào Thôi Phán Quan cũng phải hỏi.

– Bí quyết gì… Ông có thể cho toà biết…

Nhân vật từng giữ chức vụ thủ tượng ba mươi mấy năm cười thốt.

– Đó là bí quyết để giữ vững chức vụ của mình. Ngày xưa lúc bác còn làm tổng bí thư đảng và chủ tịch nước thời chính sách Tam Chia được các đồng chí thi hành nghiêm chỉnh. Nhưng sau khi bác đi thăm ông Mác thời tụi nó bắt đầu tranh ăn dữ lắm… Không biết cách, không có cái bí quyết thời không ngồi lâu ở chức vụ của mình đâu. Sau này tụi nó, theo đà văn minh tiến bộ và có học hỏi ở trường đàng hoàng nên thấu triệt cái bí quyết để giữ vững cái ghế của mình. Trong đám con cháu của bác thời tôi cưng thằng Hèn nhất nên truyền thêm kinh nghiệm và bí quyết cá nhân. Phải biết luồn, cúi, bợ, đỡ, nâng bi thì mới sống được ở trong nền Kinh Tế Thị Trường Trật Hướng Xã Rác Chủ Nghĩa và đường lối chính trị đi dây này. Mình phải đoán trước là đồng chí vỉ đại, sếp lớn ngứa chỗ nào để gãi cho họ đã ngứa…

Dường như không muốn nghe thêm về chuyện nâng bi của Phạm Văng Vàng, Thôi Phán Quan vội lên tiếng ngắt lời.

– Ta có nghe một tin đồn là cái băng đảng cộng sản của ngươi lạy lục xin nước Trung Quốc vỉ đại cho Việt Nam được hưởng quy chế Khu Tự Trị mà nước này đã dành cho Tây Tạng, Nội Mông hay Quảng Tây. Điều này có đúng không?

Thiên hạ lên tiếng xì xầm và lời xì xầm này càng lúc càng lớn hơn. Phạm Văng Vàng nhìn xuống chỗ lão Hình Chí Mô đang ngồi như chờ xin chỉ thị. Thấy lão Hình khẽ lắc đầu, Phạm Văng Vàng liền tắng hắng trước khi nói.

– Thưa ngài hổng có đâu… Chắc ngài nghe tin đồn thất thiệt do bọn phản động ở trong nước và nhất là đám người Việt phản động ở nước ngoài. Tụi này ỷ có quyền tự do ngôn luận nên phát ngôn bừa bãi và phao tin đồn thất thiệt…

– Hắn chối đó ông ơi… Tôi có đọc tin này trên Wikileaks…

Không biết người nào ở trong đám khán thính giả nói lớn câu trên. Hơi mỉm cười Thôi Phán Quan lên tiếng. Liếc nhanh về phía bồi thẫm đoàn, ông ta gằn giọng nói của mình.

– Nếu như ngươi nói chuyện đó không có thời ta sẽ mời các đồng chí của ngươi lên đây làm chứng…

Phạm Văng Vàng tỏ ra hơi có vấn đề khi nghe lời hù dọa của Thôi Phán Quan. Tuy nhiên sau đó hắn lấy lại vẻ bình thường khi bắt gặp cái nháy mắt ra hiệu của Hình Chí Mô.

– Thưa tôi không biết về chuyện đó… Vả lại nếu có thời lúc đó tôi về hưu rồi nên chuyện mấy đàn em làm tôi không biết…

Gật gù cười Thôi Phán Quan cao giọng.

– Kính thưa Diêm Vương và bồi thẫm đoàn. Tôi xin mời hai nhân chứng lên đây trình bày thêm về chuyện bán nước của băng đảng cộng sản Việt Nam. Kính mời ông Mười Cục…

Thiên hạ im lìm khi Mười Cục ngồi vào ghế nhân chứng. Đợi cho ông ta an vị xong xuôi, vị đại diện cho luật pháp của âm phủ mở đầu cuộc chất vấn của mình bằng câu nói.

– Xin ông vui lòng cho tòa biết sơ qua về ông…

Khẽ gật đầu Mười Cục hắng giọng.

– Trên giấy tờ thời người ta gọi tôi là Nguyễn Văn Hiển Linh, nhưng tên thật của tôi là Nguyễn Văn Cút Chạy, bí danh Mười Cục, sinh ra tại Hà Nội nhưng quê quán của tôi ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Được kết nạp vào đảng cộng sản năm 1939, tôi hoạt động ở Hải Phòng và Hà Nội. Sau đó tôi được gởi vào nam hoạt động ở Sài Gòn dưới quyền chỉ huy của bà Nguyễn Thị Minh Khai. Năm 1945 tôi là Bí Thư Thành Ủy kiêm Bí Thư Đặc Khu Ủy Sài Gòn- Gia Định. Năm 1947 tôi là Ủy Viên Xứ Ủy Nam Bộ rồi Thường Vụ Xứ Ủy Nam Bộ vào năm 1949. Từ năm 1955 tới năm 1960 tôi giữ chức Bí Thư Đặc Khu Ủy Sài Gòn- Gia Định cũng như Quyền Bí Thư Xứ Ủy Nam Bộ. Năm 1960, tại đại hội đảng lần thứ III tôi được bầu vào Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Năm 1961 cho tới năm 1964 tôi là Phó Bí Thư rồi Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam. Năm 1976, tôi là Bí Thư Thành Ủy thành phố Sài Gòn. Tháng 12 năm 1976, tại đại hội đảng lần thứ IV, tôi được bầu vào Ban Chấp Hành Trung Ương và Bộ Chín Chị, Ban Bí Thư Trung Ương, Trưởng Ban Cải Tạo Xã Hội Chủ Nghĩa Trung Ương. Tháng 12 năm 1986, tại đại hội đảng lần VI, tôi được bầu vào Ban Chấp Hành Trung Ương, Ủy Viên Bộ Chính Trị, kiêm Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, kiêm Bí Thư Đảng Ủy Quân Sự Trung Ương…

– Thằng cha này có ” bề dày cách mạng ” hả anh Năm?

Giọng nói nhỏ trầm khàn vang lên trong căn phòng im lặng.

– Khỏi nói… Công trạng của hắn đối với đảng và nhà nước nhiều lắm, mà tội của hắn đối với đồng bào miền Nam sau năm 1975 còn nhiều hơn nữa. Hắn là cha đẻ của kế hoạch ” học tập cải tạo và vùng kinh tế mới ” đó. Đổi tiền cũng hắn mà đánh tư sản mại bản cũng hắn làm ra. Mấy trăm ngàn quân dân cán chính của Việt Nam Cộng Hòa đi tù không biết ngày ra cũng như mấy chục ngàn người chết bờ chết bụi trong rừng sâu núi thẳm cũng do ý kiến của hắn. Cả triệu người dân miền Nam vượt biên cũng do hắn cố ý đẩy họ ra biển để cho đám hải tặc Thái Lan cướp bóc và hãm hiếp…

Giọng nói của người được gọi ” anh Năm ” vang lên đầy nghẹn ngào, tức tưởi và phẫn uất.

– Chính tao, cũng như đa số anh em đồng đội ngây thơ, khờ khạo nghe lời tin đi ” học tập cải tạo có mươi ngày ” của hắn nên cụ bị quần áo, cơm nước để đi tù. Đúng là tao ngu hết chỗ nói…

Đợi cho anh Năm nói xong Thôi Phán Quan mới buông một câu hỏi.

– Chắc ông có thăm viếng nước Tàu nhiều lần?

Ai ai cũng đều có chút thắc mắc về câu hỏi hơi lạc đề của Thôi Phán Quan. Riêng Nguyễn Văn Hiển Linh lại mỉm cười trả lời lửng lơ.

– Thưa ngài biện lý tôi cũng có đi thăm nước Trung Quốc vỉ đại dăm lần…

Liếc nhanh về phía bồi thẫm đoàn, Thôi Phán Quan hỏi tiếp.

– Xin ông vui lòng cho tòa biết trong lúc viếng thăm nước Tàu ông giữ chức vụ gì của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa?

– Thưa ngài biện lý tôi là tổng bí thư đảng…

– Nếu như tôi không lầm, ngày 3 và ngày 4 tháng 9 năm 1990, ông có viếng thăm nước Tàu. Ông xác nhận điều này?

Nguyễn Văn Linh Hiển hơi do dự giây lát rồi mới nhỏ nhẹ trả lời.

– Tôi xác nhận là ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tôi có mặt tại Thành Đô của Trung Quốc…

– Đồng chí nào của ông đi với ông sang viếng thăm Thành Đô?

– Thưa đồng chí Đỗ Thập, chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng…

– Ông gặp ai trong chuyến viếng thăm này?

Dường như biết không thể giấu diếm được nên Nguyễn Văn Hiển Linh đành phải khai thật.

– Tôi và đồng chí Đỗ Thập có cuộc hội họp với đồng chí Giang Trạch Dân, tổng bí thư đảng và đồng chí Lý Bằng, thủ tướng chính phủ của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc…

– Mục đích của cuộc hội họp là gì thưa ông?

Nguyễn Văn Hiển Linh im lặng thật lâu trước câu hỏi của Thôi Phán Quan. Nguyên căn phòng xử cũng im lặng như tờ vì mọi người đều nín thở chờ nghe những lời tiết lộ của vị tổng bí thư đảng. Ai ai cũng biết là với chức vụ cao nhất và nhiều quyền hành nhất, Hiển Linh nắm bắt và cất giữ những bí mật trong đại liên quan tới an ninh quốc gia.

– Mục đích của cuộc họp là bàn soạn để tìm kiếm cách thức để giải quyết những bất đồng ý kiến giữa hai nước anh em…

– Tôi mạn phép hỏi ngài tổng bí thư ” những bất đồng ý kiến giữa hai nước anh em ” là những bất đồng gì? Trong lãnh vực nào? Đã có từ trước hay mới có trong khi ông cầm quyền?

Thôi Phán Quan hỏi liền một lúc ba câu hỏi như cố ý cho nhân chứng không có thời giờ suy nghĩ để nói láo hoặc bịa đặt chuyện này chuyện nọ. Tuy nhiên Nguyễn Văn Hiển Linh vẫn giữ được cử chỉ tự nhiên bằng cách nở nụ cười kèm theo câu nói.

– Tôi xin trả lời từng câu hỏi của ngài đã nêu ra. Có như vậy chín vị bồi thẫm và mọi người mới hiểu rõ được những bất đồng cũng như cách thức mà nhà nước của hai bên đã tìm kiếm để giải quyết…

Ngừng lại một chút, vị tổng bí thư thứ 9 của đảng cộng sản Việt Nam mới tiếp tục.

– Mối bất đồng sâu xa và lớn lao nhất giữa hai nước là vấn đề biên giới bao gồm chuyện phân chia biên giới trên đất liền và trên biển Đông. Mối bất đồng này đã có từ lâu lắm trước khi tôi làm tổng bí thư đảng. Đúng ra chuyện tranh giành biên giới giữa hai nước khởi nguồn từ cái công hàm nhìn nhận lãnh hãi 12 hải lý mà thủ tướng Phạm Văng Vàng đã ký ngày 14 tháng 9 năm 1958…

Đang ngồi lim dim ngủ, Phạm Văng Vàng bật lên tiếng hừ nhỏ khi nghe câu nói cuối cùng của Nguyễn Văn Hiển Linh. Chỉ cần nghe câu nói này người ta đều biết vị tổng bí thư thứ 9 cố ý đổ tội cho vị thủ tướng họ Phạm và các lãnh tụ tiền nhiệm.

– Khi đặt bút ký công hàm nhìn nhận lãnh hải 12 hải lý của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, Phạm thủ tướng không suy nghĩ cặn kẻ là sự nhìn nhận đó gây ra nhiều bất lợi cho nước ta. Bắt nguồn từ sự nhân nhượng đó, chính phủ Trung Quốc đã liên tiếp dụ dỗ, đòi hỏi, hăm dọa bắt tôi phải ký nhiều hiệp ước bán hoặc cho không họ đất đai của Việt Nam. Chính phủ của Trung Quốc còn nêu ra một đề nghị là…

Nói tới đó vị tổng bí thư ngập ngừng như có điều gì khó nói. Lát sau ông ta thở hắt hơi dài cất giọng khàn khàn.

– Trong thời gian tôi làm tổng bí thư đảng, đồng chí Giang Trạch Dân thường phái nhân viên tin cậy của ông ta sang Hà Nội để bàn thảo về một chuyện cực kỳ quan trọng liên hệ tới sự mất còn của nước Việt…

Ngừng lại Nguyễn Văn Hiển Linh đưa tay nhấc ly nước lạnh đưa lên miệng uống ngụm nhỏ. Căn phòng xử im lặng như tờ. Mọi người bận tâm suy nghĩ về năm tiếng ” mất còn của nước Việt ”. Ai ai cũng biết với cương vị tổng bí thư chấp hành trung ương đảng kiêm kiêm bí thư đảng ủy quân sự trung ương, Hiển Linh nắm giữ nhiều bí mật liên quan tới an ninh quốc gia.

– Sau nhiều lần gặp gỡ và bàn bạc, ngày 2 tháng 9 năm 1990, tôi và đồng chí Đỗ Thập đáp máy bay qua Thành Đô gặp đồng chí tổng bí thư Giang Trạch Dân và thủ tướng Lý Bằng của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Chúng tôi họp kín với nhau hai ngày 3 và 4. Đồng chí tổng bí thư Trung Quốc có nhắc lại đề nghị Việt Nam sát nhập vào Trung Quốc và sẽ được hưởng quy chế tự trị như Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương và Quảng Tây…

Thiên hạ rúng động vì tin động trời này. Nhiều người không nhịn được đứng bật dậy và la lối om xòm.

– Thằng cha này bán nước thật rồi bà con cô bác ơi…

– Nó được tụi Tàu cho tiền mà…

– Nó bị mấy thằng Tàu cho ăn kẹo anh Tám ơi…

Phòng xử càng lúc càng thêm ồn ào khiến cho Diêm Vương phải gõ búa để lấy lại trật tự. Tuy nhiên phải vài phút sau mọi người mới chịu ngồi xuống và từ từ im lặng. Phần Thôi Phán Quan lại nhìn về phía chỗ chín vị bồi thẫm đang ngồi. Đợi cho trật tự được vản hồi xong ông ta mới thong thả đặt câu hỏi.

– Ông và đồng chí Đỗ Thập của ông có chấp thuận đề nghị Việt Nam sát nhập vào Trung Quốc không?

Ngập ngừng giây lát vị tổng bí thư thứ 9 của đảng cộng sản Việt Nam mới trả lời bằng giọng ngập ngừng.

– Tôi ở vào tình thế không chấp thuận cũng không được vì… vì… không chấp thuận thì sẽ bị chích thuốc… mà hể bị chích thuốc thời sẽ không thấy mặt vợ con… Đó là trường hợp đã xảy ra với nhiều đồng chí của tôi…

Thôi Phán Quan mỉm cười. Liếc nhanh về phía bồi thẫm đoàn đang ngồi ông ta hắng giọng.

– Ta có biết điều đó. Phải đồng chí Võ Văn Kiệt của ông cũng bị tụi nó thuốc chết không?

– Thưa ngài đúng như vậy. Đồng chí Kiệt bị thằng Yếu vâng lịnh của Trung Quốc cho uống thuốc độc đâm ra mê man rồi chở qua tới Tân Gia Ba thì chết. Kiệt có ý ngã theo đế quốc Mỹ chủ trương đổi mới nên bị đám thân Trung Quốc khai trừ…

– Sau khi ông và đồng chí Đỗ Thập của ông chấp thuận đề nghị Việt Nam sát nhập vào nước Tàu và biến thành vùng tự trị thì tiến trình sát nhập sẽ như thế nào?

Thôi Phán Quan ngắt lời Nguyễn Văn Hiển Linh bằng câu hỏi trên. Vị cựu tổng bí thư chầm chậm trả lời.

– Đồng chí Dân và đồng chí Bằng rất hài lòng về quyết định sáng suốt và khôn ngoan của tôi…

Diêm Vương hừ tiếng nhỏ khi nghe Nguyễn Văn Linh Hiển nói: ” quyết định sáng suốt và khôn ngoan ”.

– Dâng nước cho ngoại bang mà ngươi nói là quyết định sáng suốt và khôn ngoan. Lãnh tụ bán nước hại dân như ngươi thì ta phải bỏ tù mục xương mới được…

Không để ý tới lời phán của Diêm Vương, vị tổng bí thư thứ 9 của đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục nói.

– Trung Quốc cho Việt Nam thời hạn 30 năm, từ năm 1990 đến năm 2020 để giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập vào đại gia đình các dân tộc của Trung Quốc…

Cười cười tỏ vẻ thích thú, vị đại diện cho công tố viện của âm phủ hướng về chỗ chín vị bồi thẫm đang ngồi đoạn cao giọng thốt.

– Kính thưa Diêm Vương và bồi thẫm đoàn… Để làm sáng tỏ thêm về việc sát nhập Việt Nam thành quận huyện của Trung Quốc, tôi xin mời một nhân chứng khác. Với cương vị chủ tịch hội đồng bộ trưởng từ tháng 6 năm 1988 cho tới tháng 8 năm 1991, Đỗ Thập sẽ tiết lộ cho chúng ta biết thêm chi tiết chuyện Việt Nam trở thành Tây Tạng thứ nhì của Trung Quốc. Kính mời nhân chứng Đỗ Thập…

Từ hàng ghế dành cho nhân chứng một người đứng dậy rồi thong thả đi lên. Ai ai cũng thấy Đỗ Thập là một ông già tóc bạc, tướng tá cao lớn, ăn mặc sang trọng và trông rất mạnh khỏe.

– Thằng cha này tốt tướng quá. Tóc bạc phơ mà trông còn khỏe quá mạng…

Một người lên tiếng khen. Giọng nói ồm ồm vang lên trong căn phòng xử im lặng.

– Thằng chả xực toàn đồ bổ hông hà. Ngày ba bữa xâm nhung, sơn hào hải vị, thịt cá ê hề thời tốt tướng là phải rồi. Người ta đồn hắn muốn sống hơn trăm tuổi đó bà con ơi…

– Ngồi trên đầu trên cổ dân lành, xực toàn đồ bổ bởi vậy hắn mới mong sống lâu như Bành Tổ. Chứ tui đây ngày ngày chạy gạo đổ mồ hôi nuôi sáu miệng ăn thời chỉ mong chết sớm cho đỡ khổ. Dân ngu khu đen như tui ở dưới sự quản lý của bác và đảng khổ hơn chó…

Đợi cho nhân chứng làm xong xuôi thủ tục, Thôi Phán Quan mới bắt đầu đặt câu hỏi.

– Ông giữ chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng từ năm 1988 cho tới năm 1991. Đúng không?

Tự nãy giờ ngồi dưới hàng ghế nhân chứng, nghe Thôi Phán Quan chất vấn Nguyễn Văn Hiển Linh, Đỗ Thập đoán thế nào cũng tới phiên mình. Vì vậy khi nghe vị đại diện pháp luật của âm phủ hỏi ông ta điềm đạm trả lời.

– Thưa ngài cũng nhờ ơn bác đảng và các đồng chí thương nên tôi được họ cho làm thủ tướng từ ngày 22 tháng 6 năm 1988 cho tới ngày 8 tháng 8 năm 1991…

– Như vậy là ông làm thủ tướng trong quãng thời gian ông Nguyễn Văn Hiển Linh giữ chức tổng bí thư ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Đúng không?

– Thưa đúng… Tôi xác nhận điều đó…

– Ông cũng hiện diện trong buổi họp kín với hai vị nguyên thủ của nước cộng hòa nhân dân Trung Quốc trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990. Đúng không?

– Đúng như vậy…

Đỗ Thập trả lời nhanh và gọn. Thôi Phán Quan hỏi tiếp.

– Ông cũng là người đã chấp thuận đề nghị sát nhập Việt Nam thành khu tự trị của Trung Quốc?

Vị cựu thủ tướng của một nước chủ nghĩa xã rác có đông dân đứng hàng thứ nhì trên thế giới nở nụ cười tươi tắn.

– Thưa ngài… Thật ra chuyện sát nhập Việt Nam thành khu tự trị thuộc Trung Quốc là ý kiến của tôi… Số là lúc đang làm chủ tịch hội đồng bộ trưởng, nhân một buổi ăn nhậu của các đồng chí trong bộ chín chị để bàn cãi về một vấn đề quan trọng là sự tranh chấp biên giới trên đất liền và trên biển Đông. Ai ai cũng đều biết Việt Nam có biên giới bao la với Trung Quốc bao gồm các tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng và Lạng Sơn. Từ xưa tới giờ hơn ngàn năm qua, hai nước đã có nhiều can qua cũng vì chuyện tranh giành đất đai, khiến cho trăm họ khổ sở và xứ sở điêu linh khôn xiết kể. Gần đây nhất là cuộc chiến tranh Việt Trung 1 và 2 . Hai nước anh em, vì năm ba tấc đất của tổ tiên đã đánh với nhau tóe lửa và có thể sẽ có nhiều trận đánh khác xảy ra. Do đó tôi mới đề nghị với các đồng chí trong bộ chín chị một giải pháp hòa bình là xin với nước Trung Quốc vỉ đại cho Việt Nam hưởng qui chế tự trị như Tây Tạng, Mông Cổ hoặc Tân Cương…

– Thằng cha này là thằng thủ tướng bán nước thứ thiệt rồi bà con ơi…

– Thôi Phán Quan ơi… Ông làm ơn hỏi thằng chả bỏ túi áo khỉ mấy triệu đô la trong vụ xin làm đầy tớ cho Tàu?

– Đúng là mặt dày… Nó quên tổ tiên đã đỗ biết bao nhiêu xương máu để giữ gìn bờ cõi vậy mà hôm nay nó lại xin dâng đất nước cho Tàu…

Thiên hạ trong phòng xử la rần lên. Đa số người có mặt trong phiên tòa này đều là dân Việt, do đó họ tỏ ra giận dữ khi nghe Đỗ Thập tiết lộ chuyện xin sát nhập nước Việt vào nước Tàu. Hơi nhếch môi cười khi nghe thiên hạ la lối, Diêm Vương giơ cao chiếc búa gỗ đập mạnh mấy lần nhắc nhở mọi người im lặng.

– Ông được thù lao bao nhiêu trong vụ bán nước này? Nói thật đi…

Bình mỉm cười vì nghe giọng nói của Thôi Phán Quan. Nhìn đăm đăm vào mặt của Đỗ Thập giây lát, ông ta rắn giọng.

– Bao nhiêu? Ta nghe đồn tiền thù lao lớn lắm… Chắc vài tỉ đô la…?

Đỗ Thập có thái độ băn khoăn và do dự song cuối cùng cũng lên tiếng trả lời câu hỏi.

– Thưa ngài tiền thời họ trả cũng nhiều song chia chác cho 13 đồng chí của bộ chín chị và các đồng chí có công trong vụ này thời mỗi người cũng đâu có bao nhiêu. Chỉ có vài trăm triệu đô la…

Người người buột miệng kêu trời. Có người lớn tiếng chửi.

– Mẹ kiếp… Chỉ có vài trăm triệu đô la… Như vậy mà hắn còn chê ít…

– Hắn muốn vài tỉ đô mà anh Ba…

– Tao biết… Mới làm thủ tướng chưa đầy hai năm mà hắn cất mấy cái biệt thự rồi. Nhà nghỉ mát của hắn ở Đồ Sơn có cả chục phòng. Mỗi phòng ngủ rộng hơn cái nhà của tao…

Chờ cho thiên hạ nói xong Thôi Phán Quan mới tiếp tục thẩm vấn Đỗ Thập.

– Sau khi mãn nhiệm kỳ chủ tịch hội đồng bộ trưởng thì ông làm gì?

Đỗ Thập im lặng suy nghĩ. Hắn biết không thể không trả lời cũng như không thể phủ nhận sự thực vì Thôi Phán Quan đã có trong tay hồ sơ của mình.

– Tôi được các đồng chí trong bộ chín chị đề cử vào chức tổng bí thư đảng thay thế cho đồng chí Mười Cục…

– Như vậy là chuyện sát nhập Việt Nam thành khu tự trị thuộc Trung Quốc chắc đã được ông đích thân xúc tiến?

– Thật ra thì tôi cũng muốn câu giờ song các đồng chí ở Bắc Kinh cứ thúc hối phải xúc tiến sự sát nhập càng sớm càng tốt để cho Việt Nam sớm trở về với nước mẹ…

Hầu hết người trong phòng xử từ già trẻ bé lớn, đàn ông đàn bà đều đứng bật dậy khi nghe câu nói cuối cùng của Đỗ Thập.

– Tổ cha thằng phản quốc…

– Đập chết thằng bán nước đi bà con ơi…

– Cái thứ hại dân hại nước đó sao trời không đánh nó đi…

– Thằng chả này mất gốc rồi anh Tám ơi…

– Để tụi tui lên hỏi thăm sức khỏe của hắn…

Căn phòng xử náo loạn vì hàng chục người rời chỗ ngồi khiến Diêm Vương phải gõ búa ầm ầm để cảnh cáo mọi người không được làm loạn, đồng thời một tiểu đội lính quỉ cầm đao thương kiếm kích xuất hiện như sẵn sàng tái lập trật tự. Thấy thế mọi người mới chịu im lặng trở về chỗ ngồi của mình. Ngay cả chín vị bồi thẫm cũng có thái độ khích động. Bình với Đán chụm đầu bàn bạc khá lâu, trong lúc Huyền và Vui xì xầm to nhỏ. Chỉ có Thôi Phán Quan tủm tỉm cười nhìn Phạm Văng Vàng đang ngồi trên ghế bị can với thái độ trầm tư lo nghĩ. Còn vị tổng bí thư thứ 9 của đảng cộng sản Việt Nam là Nguyễn Văn Hiển Linh thì cúi đầu nhìn xuống sàn. Riêng Đỗ Thập làm lơ trước cảnh hổn loạn của phòng xử bằng cách nhìn ra khung cửa sổ.

– Kính thưa bồi thẫm đoàn. Thực ra vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước Tàu và Việt Nam đã có từ ngàn năm trước và kéo dài cho tới ngày hôm nay. Nó là hệ lụy của những cuộc thương thảo mật, hội họp kín của hai nước trong vòng 60 năm mà người khởi đầu chính là Hình Chí Mô và xuyên qua nhiệm kỳ của 9 vị tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam. Để làm sáng tỏ thêm vài chi tiết về việc dâng đất và biển cả của đảng cộng sản Việt Nam, tôi xin dẫn chứng một tài liệu đúc kết từ tin tức, bài viết và những phát biểu của những đảng viên cộng sản lão thành từng tham dự cuộc chiến tranh Việt Pháp, điển hình là trận đánh Điện Biên Phủ…

Dứt lời Thôi Phán Quan giơ lên cao cốt ý cho mọi người thấy xấp giấy dày cộm trong tay của mình. Thiên hạ lắng nghe giọng nói sang sảng của ông ta vang lên trong căn phòng im lìm.

– Đây là tập tài liệu dày hơn 200 trang giấy khổ lớn. Vì không có nhiều thời giờ do đó tôi xin tóm tắt vài sự kiện quan trọng đưa dẫn tới chuyện bán hoặc dâng cúng đất đai của nhóm lãnh tụ Hà Nội. Nói không sai sự thực bao nhiêu thời chuyện Hình Chí Mô và các kẻ kế thừa của hắn bán, dâng, nhượng đất đai cho Trung Quốc khởi nguồn từ một câu nói của Stalin là ” Trung Hoa giúp cho Việt Nam con gà thì Việt Nam có thể trả lại cho Trung Hoa cái trứng…”

Ngừng lại một chút như để cho mọi người nhất là chín vị bồi thẫm suy nghĩ về câu nói cuối cùng của mình xong Thôi Phán Quan cao giọng tiếp.

– * Viện trợ của Trung Quốc cho cộng sản Việt Nam là do đảng cộng sản Việt Nam yêu cầu qua văn thư của Hình Chí Mô và Trung Ương Ðảng Cộng Sản Ðông Dương gửi Mao Trạch Ðông và Trung Ương Ðảng Cộng Sản Trung Quốc; tiếp theo hai chuyến đi bí mật của Hình Chí Mô sang Bắc Kinh vào đầu tháng Giêng năm 1950 và mùa đông năm 1951. Lần đi thứ nhất, khi họ Hình đến Bắc Kinh thì Mao Trạch Ðông và Chu Ân Lai đã đi Moscow để ký ” Hiệp Ước Tương Trợ Ðồng Minh Hữu Nghị Trung – Xô ” từ trước, nên hắn chỉ được Lưu Thiếu Kỳ đón tiếp rồi sau đó được Lưu Thiếu Kỳ thu xếp để sang Moscow. Câu hỏi được đặt ra là trước khi đi Mao và Lưu có biết là Hình Chí Mô sẽ sang Bắc Kinh hay không? Câu trả lời phần nhiều là có. Nếu vậy tại sao hai người lại không đợi họ Hình sang để cùng đi? Câu trả lời phần nào có thể được thấy nếu người ta theo dõi những gì đã xảy ra sau đó. Thứ nhất là trong buổi tiệc do Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng Cộng Sản Liên Xô tổ chức để khoản đãi Hình Chí Mô khi ông ta mới tới Moscow tối ngày 6 tháng 2, Staline đã không đến dự và Staline chỉ tiếp ông ta nhiều ngày sau đó và tiếp ở phòng làm việc của mình với sự có mặt của nhiều người khác trong đó có cả Vương Gia Tường là đại sứ Trung Quốc ở Liên Xô. Thứ hai là trong buổi tiếp tân chiêu đãi trọng thể dành cho Mao Trạch Ðông, Châu Ân Lai và toàn thể các đoàn viên phái đoàn Trung Quốc, Hình Chí Mô cũng được mời, có thể là không chính thức. Lợi dụng cơ hội này và khi Staline rất vui, Hình Chí Mô đã ngỏ ý xin được ký một hiệp ước tương tự như hiệp ước Trung – Xô mà Mao Trạch Ðông và Staline vừa ký kết. Staline đã từ chối.

Trương Quảng Hoa đã kể lại cuộc đối thoại giữa hai người như sau:

– Staline rất vui, trong bữa tiệc luôn luôn trò chuyện với khách. Hình Chí Mô nắm lấy thời cơ này cười hỏi Staline: ” Ðồng chí còn có chỉ thị gì nữa đối với công tác của Việt Nam chúng tôi không? ” Staline cười: ” Tôi làm sao có thể chỉ thị cho đồng chí, đồng chí là Chủ tịch nước, quan còn to hơn tôi mà! ”. Họ Hình lại nói: ” Các đồng chí đã ký hiệp ước với Trung Quốc, nhân tôi ở đây, chúng tôi cũng muốn ký một hiệp ước! ” Staline nói: ” Thế người ta hỏi đồng chí từ đâu ra? Chúng tôi giải thích như thế nào? ”. Hình Chí Mô nói: ” Ðiều đó rất dễ, đồng chí cho chiếc máy bay chở tôi lượn một vòng trên trời, sau đó cho người ra sân bay đón tôi, đưa một tin trên báo, không được sao? ”. Staline cười lớn nói: ” Ðó là quá sức tưởng tượng đặc biệt của người phương Ðông các anh ”.

Trương Quảng Hoa ghi tiếp là: ” Rất nhiều người dự tiệc cũng đều cười vang lên. “. Chi tiết này chứng tỏ cuộc đối thoại giữa Hình Chí Mô và Staline công khai trước mặt mọi người. Nhưng xét toàn bộ, người ta thấy Staline tỏ ra rất lạnh nhạt, không có tôn trọng họ Hình, đã mỉa mai khi trả lời những câu hỏi nghiêm chỉnh và quan trọng của Hình, kể cả đem những đề nghị của Hình Chí Mô ra làm trò cười cho những người có mặt trong buổi chiêu đãi và thẳng thừng từ chối những lời yêu cầu của Hình Chí Mô, trong đó có đề nghị ký một hiệp là điều ông này rất mong muốn. Tại sao vậy?

Theo Trương Quảng Hoa thì Staline lo lắng Hình Chí Mô là người theo chủ nghĩa dân tộc, là Ti Tô thứ hai. Nhưng đọc kỹ chi tiết hơn, người ta thấy hai điều. Một là Staline có chủ trương muốn Hình Chí Mô đẩy sớm hơn và mạnh hơn cách mạng xã hội và kinh tế thay vì chỉ lo đánh Pháp và hai là Staline cùng Mao Trạch Ðông, và ngay cả trước đó không lâu, Lưu Thiếu Kỳ, trong một chuyến đi bí mật sang Nga, đã từng thảo luận và đồng ý với nhau về vai trò viện trợ cho Cộng Sản Việt Nam của Trung Quốc rồi. Đây là lý do chính và Hình Chí Mô sang Moscow chỉ là để nghe một chuyện đã được sắp xếp rồi. Riêng về cá nhân Hình Chí Mô, xuyên qua cuộc đối thoại này, người ta thấy phần nào bản chất thực tế, kiên nhẫn, chịu đựng đến độ lì lợm, sẵn sàng dùng những biện pháp lừa dối như hắn ta đã thường làm ở Việt Nam. Cuối cùng thì chuyến đi Liên Xô của Hình Chí Mô hoàn toàn thất bại, không giành được gì từ phía Liên Xô, không được coi trọng như Mao Trạch Ðông để từ đây hắn và đảng cộng sản Việt Nam nghe và hoàn toàn trông cậy vào viện trợ của Trung Quốc.

Về chủ trương giữ bí mật cho những chuyến đi của Hình Chí Mô và sau này là về đoàn cố vấn Trung Cộng cũng là điều người ta cần chú ý. Phía nào thực sự chủ trương giữ bí mật và tại sao phải giữ bí mật? Câu hỏi cần phải được đặt ra, cũng như Hình Chí Mô có hứa hẹn gì với Mao Trạch Ðông và các nhà lãnh đạo khác của Trung Cộng để đánh đổi lấy viện trợ của Trung Cộng không? Cũng vậy có thật viện trợ này là không hoàn trả và hoàn toàn vô vụ lợi dựa trên nghĩa vụ quốc tế giữa các đảng cộng sản hay không; hay ngược lại, có liên hệ gì tới sự nhượng bộ của cộng sản Việt Nam đối với cộng sản Trung Quốc sau này không? Về điều này người đọc nên nhớ tới gợi ý của Staline là Trung Quốc giúp cho Việt Nam một con gà thì Việt Nam có thể trả lại cho Trung Quốc một cái trứng. Con gà là quân sự, là kinh tế, tài chính, là lương thực, là tiền tệ, còn cái trứng là cái gì? ( * Đoạn văn này được lược dẫn từ một bài viết của Phạm Cao Dương. Có sửa chữa vài chỗ ). Phải chăng cái trứng đó là đất đai nằm dọc theo vùng biên giới của hai nước của các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông của Tàu cũng như toàn thể vùng biển Đông trong đó có Vịnh Bắc Bộ và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…

Liếc thấy đồng hồ trên tường chỉ hơn 5 giờ chiều, Thôi Phán Quan nói tiếp.

– Đã hơn 5 giờ chiều rồi, tôi xin phép tạm chấm dứt phiên xử ngày hôm nay. Ngày mai tôi sẽ trình thêm tài liệu và nhân chứng về vụ bán nước của băng đảng cộng sản Việt Nam. Đây là một âm mưu đen tối của đám lãnh tụ Hà Nội vì tham tiền bạc và quyền lực đã manh tâm đem giang sơn gấm vóc của tổ tiên dâng cho ngoại bang…

Sau câu nói của ông ta, mọi người lục tục rời phòng xử. Riêng chín vị bồi thẫm vẫn còn ngồi tại chỗ bàn tán khá lâu mới kéo nhau đi ăn tối.

14- Cháy nhà mới ra mặt chuột

Căn phòng xử chật ních người ngồi. Những người tới trễ phải đứng chen chúc nơi chỗ trống cuối phòng. Tin rò rỉ ra từ âm phủ ra cho người ta biết hôm nay công tố viện sẽ lôi ra nhiều nhân chứng quan trọng trong phiên xử của Phạm Văng Vàng. Kể từ khi phiên tòa bắt đầu đây là lần đầu tiên công tố viện mời các nhân chứng đang còn sống ở dương thế xuống âm phủ làm chứng.

– Anh biết ai làm chứng hôm nay không anh Bảy?

Người được gọi anh Bảy là một ông già tuổi gần tám mươi, mặc quần dài và chiếc áo sơ mi cũ mèm.

– Tao nghe nói âm phủ sẽ mời tất cả 8 tên tổng bí thư đảng như Trường Chinh, Hình Chí Mô, Ba Duân, Nguyễn Văn Linh Hiển, Đỗ Thập, Liêu Khả Phê, Nông Đứt Yếu và Nguyễn Phú Nặng…

– Cha… Vậy là âm phủ đã lôi cổ nhiều tên nặng kí lắm hả anh Bảy?

– Ừa… Mấy thằng đã đi theo tổ Các Mác của chúng thời không có sợ sệt gì hết. Riêng mấy thằng đang sống sờ sờ ở trên dương gian như thằng Thập, Phê, Yếu và Nặng thì sợ teo bu gi luôn. Có người diễu chúng là tổng bí đái…

Nói tới đó anh Bảy vội im lặng khi thấy Diêm Vương từ trong cửa nhỏ bước ra. Khi mọi người đứng lên chào ông vua của âm phủ, Bình liếc thấy nơi dãy bàn dành riêng cho nhân chứng đông hơn ngày hôm qua gấp mấy lần. Tất cả đều ăn mặc chỉnh tề và sang trọng. Anh nhận thấy toàn thể các nhân vật từng cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam đều đủ mặt, từ vị tổng bí thư thứ nhất Trần Phú, thứ nhì Lê Hồng Phong rồi theo thứ tự xuống Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trườn Chui, Hình Chí Mô, Ba Duân, Nguyễn Văn Hiển Linh, Đỗ Thập, Liêu Khả Phê, Nông Đứt Yếu và Nguyễn Phú Nặng. Hàng ghế dành cho thủ tướng có Phạm Hung, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Gải và Nguyễn Tấn Hèn. Còn chủ tịch nước có Tôn Đức Phanh, Nguyễn Hữu Chết Yểu, Võ Chí Cong Queo, Lê Đức Em, Trần Đức Lương Lẹo, Nguyễn Minh Điếc và Trương Hứng Sản. Bộ trưởng ngoại giao có Ung Văn Khiêm, Xuân Hỉ, Nguyễn Di Trinh, Nguyễn Cơ Đá, Nguyễn Mạnh Cầm Nhầm, Nguyễn Dy Năm, Phạm Văn Kiêm và Phạm Rạng Đông. Bình cũng nhận ra trong số nhân chứng này có vài quân nhân mà anh nhớ mặt vì hình ảnh của họ được đưa lên báo như Trần Độ, Trần Văn Trà, Hoàng Minh Thảo…

– Kính thưa Diêm Vương và chín vị bồi thẫm. Để tiếp tục phiên tòa xử tên Phạm Văng Vàng, tôi xin mời thêm vài nhân chứng mới. Theo các tài liệu mà công tố viện của âm phủ đã sưu tầm được thời các nhân chứng sau đây đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động bán nước của Bộ Chín Chị hay đúng hơn của băng đảng cộng sản Việt Nam. Trước hết tôi kính mời ông Liêu Khả Phê lên làm nhân chứng…

Thôi Phán Quan mở đầu phiên xử Phạm Văng Vàng bằng câu nói trên. Thiên hạ xì xầm nho nhỏ khi thấy một ông già ăn mặc sang trọng thong thả đi lên. Ngay khi Liêu Khả Phê vừa ngồi xuống ghế nhân chứng, Thôi Phán Quan đặt câu hỏi liền.

– Trước hết tôi xin lỗi ngài tổng bí thư bởi vì câu hỏi tôi nêu ra có đôi chút phạm vào đời tư của ngài…

Liêu Khả Phê lên tiếng trong lúc quay nhìn Diêm Vương.

– Nếu câu hỏi của ngài biện lý phạm vào đời tư thời tôi có bị bắt buộc trả lời không thưa Diêm Vương?

Ông vua của âm phủ nhìn Thôi Phán Quan. Hiểu ý vị đại diện cho công tố viện mau mắn giải thích.

– Trình Diêm Vương. Tuy câu hỏi của tôi có xía vào đời tư của nhân chứng song nó liên quan tới chuyện bán nước của ông ta…

Diêm Vương gật đầu nói lớn.

– Nếu vậy thời nhân chứng bắt buộc phải trả lời…

Mỉm cười thích thú Thôi Phán Quan đặt câu hỏi.

– Ngài tổng bí thư chắc có gia đình đầy đủ hay vợ con đàng hoàng?

Ai ai cũng thắc mắc vì câu hỏi đi ngoài đề của vị đại diện pháp luật của âm phủ. Tuy nhiên một số người chú tâm vào phiên xử đều biết là câu hỏi tuy hơi lạc đề này sẽ dẫn tới nhiều câu hỏi khó trả lời khác.

– Thì cũng như bao nhiêu người, tôi cũng có vợ con đàng hoàng…

Gật gật đầu Thôi Phán Quan hỏi tiếp.

– Ngoài vị chính thất và con cái ở tại Hà Nội, ngài tổng bí thư còn có thêm vợ lẽ, vợ mọn, bồ nhí, đào tơ hoặc con ngoại hôn nào nữa không?

Nhờ ngồi ở gần nên Bình thấy Liêu Khả Phê có vấn đề lớn khi nghe câu hỏi quá nhiều chi tiết của Thôi Phán Quan.

– Có hay không?

Thôi Phán Quan lập lại câu hỏi của mình. Ấp úng giây lát Liêu Khả Phê mới thong thả lắc đầu thốt.

– Thưa ngài… Không có đâu… Tôi là lãnh tụ mà đâu dám làm chuyện mất thể diện quốc gia hoặc lăng nhăng gái gung này nọ… Tôi phải noi theo cái gương đạo đức của bác…

Hơi nhếch môi cười vị biện lý của âm phủ vui vẻ thốt.

– Tôi tin vào lời nói của ngài tổng bí thư… Ngài nhận chức tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam năm nào ngài nhớ không?

– Thưa ngài, tôi làm tổng bí thư từ tháng 12 năm 1997 cho tới tháng 4 năm 2001…

Khẽ liếc nhanh vào tập hồ sơ đang cầm trong tay, vị đại diện cho công tố viện của âm phủ tiếp.

– Trong nhiệm kỳ gần 4 năm làm tổng bí thư đảng chắc ngài có dịp viếng thăm nhiều nước bạn trong đó có nước cộng sản Trung Hoa?

– Thưa ngài đúng như vậy. Với chức vụ tổng bí thư đảng tôi có dịp thăm viếng giới lãnh đạo của Trung Quốc để thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa hai nước…

Gật gù cái đầu bạc phơ của mình, Thôi Phán Quan nhìn thẳng vào mặt vị tổng bí thư thứ 11 của đảng cộng sản Việt Nam đoạn đột ngột buông một câu hỏi.

– Trong chuyến viếng thăm Trung Quốc ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1998, ngài có gặp ai khác hơn là các nhân vật đang cầm quyền tại Bắc Kinh?

Đán với Bình đều nhận thấy Liêu Khả Phê thay đổi sắc diện đồng thời có thái độ không được bình thường sau khi nghe câu hỏi của Thôi Phán Quan.

– Tôi chỉ gặp các vị lãnh tụ của Trung Quốc mà thôi… Còn về phần tiệc tùng thời tôi cũng có gặp gỡ hoặc nói chuyện với vài người thuộc ngoại giao đoàn… Thế thôi…

– Ngài có gặp bất cứ phụ nữ nào không?

Thôi Phán Quan hỏi gọn. Vị tổng bí thư đảng trả lời một cách gượng gạo.

– Chắc không… Đông người quá nên tôi không nhớ…

Nhếch môi cười Thôi Phán Quan cao giọng.

– Ngài tổng bí thư không nhớ vậy để tôi nhắc cho ngài nhớ…

Ngồi gần Bình thấy nét mặt của vị tổng bí thư thứ 11 của đảng cộng sản Việt Nam tỏ ra có vấn đề.

– Chắc ngài còn nhớ một cô gái Tàu trẻ đẹp và tình tứ ở tại Bắc Kinh tên Trương Mỹ Vân?

Đán với Bình thấy Liêu Khả Phê đổi sắc diện liền khi nghe câu hỏi của Thôi Phán Quan.

– Trương Mỹ Vân… Ngài tổng bí thư nhớ tên cô ta không?

Liêu Khả Phê làm thinh. Đầu cúi gầm nhìn xuống đất ông ta im lặng không trả lời câu hỏi. Toàn thể mọi người trong căn phòng xử đều nghe rõ mồn một giọng nói hàm chứa mấy ngàn năm tu luyện của vị đại diện cho công tố viện của âm phủ.

– Ông đã ” ngủ ” với cô Trương Mỹ Vân mấy lần?

Thôi Phán Quan nhấn mạnh tiếng ngủ. Không đợi cho Liêu Khả Phê trả lời, ông ta hướng về bồi thẫm đoàn cùng với giọng nói cao lên.

– Căn cứ vào các tài liệu cũng như các nhân chứng mà tôi đã hỏi cung thời ngài tổng bí thư đã lưu lại nước Tàu một tuần lễ để hú hí với người đẹp Bắc Kinh. Điều mà tôi muốn nhấn mạnh là ngài tổng bí thư đã hứa hẹn hoặc thỏa thuận điều gì với nhà cầm quyền Trung Cộng. Kính thưa Diêm Vương, 9 vị bồi thẫm và 80 triệu dân Việt Nam, các sự kiện sau đây sẽ giải thích cho chúng ta hiểu thêm về những cuộc đi đêm của ngài Lê tổng bí thư và Bộ Chín Chị của đảng cộng sản Việt Nam trong kế hoạch bán dần đất đai, núi non, rừng rú, quặng mỏ và biển cả cho Tàu để lấy tiền bạc hoặc sự ủng hộ của Tàu trong việc chia nhau quyền lực để cai trị Việt Nam…

Đưa cao xấp hồ sơ đang cầm trong tay, vị biện lý của âm phủ cao giọng.

– Đây là tập hồ sơ mà công tố viện của âm phủ sưu tầm được mà bao năm qua đảng cộng sản Việt Nam đã không tiết lộ cho dân chúng biết về những hoạt động bán nước của chúng. Hôm nay trước sự có mặt của 9 vị bồi thẫm và đông đảo người tham dự, tôi xin đọc lớn cho mọi người nghe biết:

1- Sau khi trở về nước, ngày 30 tháng 12 năm 1999, với cương vị tổng bí thư đảng, Liêu Khả Phê đã ký ” Hiệp Ước Biên Giới Trên Đất Liền ” để ( hiến dâng hoặc triều cống theo ý của ngài thủ tượng Phạm Văng Vàng ), phân nửa thác Bản Giốc và ít nhất là 100 thước bề ngang của Ải Nam Quan cho Trung Quốc. Theo thiển ý của tôi đó là sự buôn bán hoặc trao đổi của ngài Lê tổng bí thư với bảy đêm thần tiên ở Bắc Kinh cộng thêm tiền thù lao vài chục triệu đô la.

2- Ngày 31 tháng 12 năm 1999, phái đoàn ngoại giao của Tàu do ngoại trưởng Đường Gia Triền cầm đầu, với sự tháp tùng của các nhân viên tình báo thuộc Tổng Cục Tình Báo Quân Sự Trung Cộng tới Hà Nội. Phái đoàn này họp kín với Liêu Khả Phê nhiều ngày để bàn bạc thêm về tiếp thu và việc hiến dâng thêm đất liền.

3- Ngày 25 tháng 5 năm 2000, Liêu Khả Phê phái Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Duy Niên sang Bắc Kinh gặp Đường Gia Triền để báo tin ông ta bằng lòng dâng thêm đất.

4- Đường Gia Triền gởi mật thư nhắn muốn gặp Nguyễn Duy Niên ở tại Vọng Các khi ông ta thăm viếng Thái Lan. Ngày 26 tháng 5 năm 2000, Nguyễn Duy Niên đáp máy bay ở phi trường Nội Bài vào lúc 6 giờ 47 phút sáng để sang Vọng Các gặp họ Đường tại khách sạn Shangri- La. Cuộc gặp gỡ rất ngắn ngủi. Đường Gia Triền đưa cho Niên chồng hồ sơ đòi Liêu Khả Phê phải dâng thêm đất, thêm biển. Trong hồ sơ còn ghi rõ là Trung Cộng đòi làm chủ phân nửa lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, đòi Việt Nam phải cắt 24 ngàn cây số vuông vùng biển đưa cho họ.

5- Nguyễn Duy Niên trở về Hà Nội trình lại những đòi hỏi của Trung Cộng cho Liêu Khả Phê và Bộ Chính Trị. Ngày 28 tháng 7 năm 2000, 19 đảng viên cao cấp trong bộ chín chị họp kín để bàn cãi về yêu cầu của Trung Cộng…

Ngừng lại để uống ngụm nước cho thông cổ xong Thôi Phán Quan nói với Liêu Khả Phê, Đỗ Thập và Phạm Văng Vàng.

– Những điều mà tôi nêu ra đây nếu ngài Phạm Thủ Tượng, ngài Lê tổng bí thư và ngài Đỗ chủ tịch hội đồng bộ trưởng nghe có điều gì không đúng với sự thực, ba vị có quyền khiếu nại để chúng ta cùng đối chất hầu làm sáng tỏ thêm vấn đề dâng hiến đất đai của nhà nước Việt Nam…

Phạm Văng Vàng và Đỗ Thập nín thinh. Chỉ có Liêu Khả Phê lên tiếng ngắn gọn.

– Ngài biện lý cứ tiếp tục…

Quay nhìn về chỗ chín vị bồi thẫm, Thôi Phán Quan cao giọng đọc tiếp.

6-   Sau hai tháng họp kín và bàn bạc. Bộ Chín Chị của băng đảng cộng sản Việt Nam cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng. Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26 tháng 9 năm 2000 qua Bắc Kinh và được xe chở từ phi trường Bắc Kinh về Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm đó. Nhìn thấy mặt Khải tỏ vẻ không hài lòng và hoang mang về vụ hiến đất, Lý Bằng cho Khải biết là Liêu Khả Phê và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần và đã thỏa thuận về vụ hiến đất rồi. Lý Bằng ôm chặt Khải và khen đảng cộng sản Việt Nam làm việc rất tốt. Họ Lý còn cho biết là Nong Đứt Yếu ( lúc đó là chủ tịch Quốc Hội ) đã đi đêm sang Trung Quốc vào tháng 4 năm 2000 cũng như Lý Bằng đã gặp lại Nong Đứt Yếu vào tháng 8 năm 2000 ở New York Hoa Kỳ. Lý Bằng cho biết Nong Đứt Yếu phải được cử làm Tổng Bí Thư đảng sau khi Liêu Khả Phê xuống, nếu không sẽ bị Trung Quốc ” đòi nợ cũ ”. Khải trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với Lý Bằng là sẽ xem lại sự việc. Lý Bằng nhăn mặt bắt Khải ngồi chờ, vào gọi điện thoại, nói gì trong đó và trở lại nói là chủ tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai. Sau đó Khải được đưa đi gặp Giang Trạch Dân. Họ Giang nói với Khải là Trung Cộng đã nắm trong tay Liêu Khả Phê, Nong Đứt Yếu; nếu không nghe lời Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị ” chích thuốc ”. Khải sợ hãi xin được ra về. Trước khi Khải về, một lần nữa Giang Trạch Dân nhắn Khải gửi lời thăm Liêu Khả Phê và Nong Đứt Yếu chứ không nhắc tới tên ai trong bộ chín chị đảng cộng sản Việt Nam. Khải không được khoản đải như một vị quốc khách vì tính tình bướng bỉnh không nghe lời đàn anh….

7- Vào ngày 24 tháng 12 năm 2000, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VN Lê Công Phụng được Trần Đức Lương phái qua Bắc Kinh gặp nhân viên ngoại giao của Tàu là Hoàng Di. Người này nói tiếng Việt rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm bí mật gần biên giới Việt Trung nằm trong tỉnh Móng Cái của Việt Nam. Theo lời của Lê Công Phụng báo cáo với bộ chín chị, thì lúc đầu Hoàng Di vẫn khăn khăn đòi chia 50/50 với Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt và đòi lấy luôn đảo Bạch Long Vĩ. Sau đó Phụng, được bộ chín chị dặn trước là xin lại 6% của vùng biển gần khu vực Bạch Long Vĩ vì từ ngàn năm qua nó được coi là của Việt Nam. Kết quả cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56% Vịnh Bắc Việt và mất đi 16,000 sq Km vùng vịnh cho Trung Cộng.

8- Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Trần Đức Lương rời Hà Nội qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân Dân. Theo tin tức mà âm phủ thu lượm được thì Trần Đức Lương và Liêu Khả Phê chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất bất chấp lời phản đối của nhiều người trong quốc hội. Phe thân Nga và phe Miền Nam không đủ sức đấu với Liêu Khả Phê và Trần Đức Lương. Với bản hiến chương bán nước này, các kẻ cầm quyền của Việt Nam đã được Trung Cộng thưởng cho số tiền $ 2 tỉ US. Chia chác xong mỗi người cũng bỏ băng Thụy Sĩ hai ba trăm triệu đô la.

9- Ngày 26 tháng 12 năm 2000 vào lúc 2 giờ trưa, Lý Bằng được cận vệ đưa tới gặp Trần Đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân. Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ đô la để mua 16,000 sq km vùng vịnh Bắc Việt của Việt Nam là hợp lý. Trần Đức Lương cám ơn Trung Quốc về số tiền. Số tiền 2 tỉ đô la được Lương đem về chia chác để làm bớt sự phẩn nộ của Khải, Kiệt và những nhân vật khác trong quốc hội. Ông Lý Bằng nhắc lại chuyện Trung Quốc đã bán vũ khí và hổ trợ cho đảng cộng sản Việt Nam trong thời gian chiến tranh và số nợ trên Trung Quốc dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Giốc, Cao Bằng… Lần nữa Lý Bằng chỉ gửi lời thăm Liêu Khả Phê và Nong Đứt Yếu. Sau đó Lương được mời đi gặp Giang Trạch Dân. Họ Giang không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ đồng sẽ được giao cho Việt Nam khi Lương trở về nước.

10- Ngày 26 tháng 2 năm 2001, Nguyễn Dy Niên bay sang Bắc Kinh để gặp bộ trưởng ngoại giao Trung Cộng là Đường Gia Triền tại đảo Hải Nam. Niên cám ơn họ Đường đã mua vùng Vịnh Bắc Việt của Việt Nam với giá 2 tỉ đô la…

Căn phòng xử rộng lớn và đông người lặng trang. Dường như thiên hạ còn đang bàng hoàng và bận tâm suy nghĩ về những tiết lộ của Thôi Phán Quan. Không ai có thể tưởng tượng và tin rằng chuyện giới cầm quyền Hà Nội lại là những kẻ đã và đang bí mật bán đứng tổ quốc của chúng cho ngoại bang để đổi lấy tiền bạc và cam tâm làm tôi tớ cho kẻ thù phương bắc.

– Chuyện có thật hả anh Bình?

Huyền hỏi nhỏ người bạn ngồi bên cạnh. Bình mỉm cười trả lời trong lúc nhìn lên chỗ bị can Phạm Văng Vàng và nhân chứng Liêu Khả Phê với Đỗ Thập đang ngồi.

– Tôi nghĩ chuyện đó có thật. Nếu Thôi Phán Quan nói không đúng sự thật thì bị can và nhân chứng đã lên tiếng phủ nhận rồi…

– Làm sao mà ông Thôi Phán Quan biết được những bí mật này. Anh Bình cũng biết là tụi cộng sản nó giấu kỹ chuyện bán nước lắm…

Bình mỉm cười quay qua nói với Huyền.

– Sự thực sẽ từ từ lộ ra theo thời gian. Như khi lão Hình Chí Mô còn sống, lão ta đã vẽ vời, thêu dệt những huyền thoại để thần thánh hóa cá nhân lão cũng như cuộc đời của lão. Bây giờ theo thời gian sự thực về cuộc đời cách mạng của lão đã lộ ra chứng tỏ lão chỉ tranh đấu cho chủ nghĩa cộng sản. Lão lợi dụng dân tộc ta để thi hành nghĩa vụ cho cộng sản quốc tế…

Đang nói Bình ngưng lại khi thấy Thôi Phán Quan bước tới đứng trước mặt Liêu Khả Phê cùng với câu hỏi bật ra.

– Ngài tổng bí thư có nhìn nhận là mình đã ngủ với cô Trương Mỹ Vân?

Lê Khả Phê lắc đầu mấy lượt.

– Thưa ngài hổng có đâu… Tôi già đầu hai thứ tóc rồi nên đâu có ham muốn chuyện gái gung làm chi cho rắc rối cuộc đời…

– Nếu ngài không chịu thừa nhận thì bắt buộc tôi phải gọi một người ra đối chất để làm sáng tỏ vụ này…

Liêu Khả Phê làm thinh. Tuy nhiên chút gượng gạo, lo âu và bối rối thoáng hiện trên nét mặt của lão. Trong trí lão nghĩ thầm: ” Mình có sức chơi là phải có sức chịu… Thử xem ông ta gọi thằng nào ra đối chất…”

– Ngài biện lý muốn gọi ai cũng được…

Liêu Khả Phê gượng gạo lên tiếng. Khẽ gật đầu Thôi Phán Quan quay nhìn xuống chỗ dãy bàn dành riêng cho các nhân chứng đoạn cao giọng thốt.

– Tôi kính mời ông Nguyễn Rận Vị…

Một quân nhân thong thả đi lên. Có tiếng xì xầm nho nhỏ rồi càng lúc càng lớn hơn. Đợi cho nhân chứng ngồi vào ghế xong xuôi, Thôi Phán Quan mới cười hỏi.

– Xin ông vui lòng giới thiệu cho tòa biết sơ qua về ông…

– Thưa Diêm Vương… Thưa chín vị bồi thẫm… Tôi tên là Nguyễn Rận Vị, sinh năm 1957 tại Hà Nội, chánh quán tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1964 đến 1974, tôi tòng học tại trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi rồi lên trường Văn hóa Quân đội. Năm 1974 đến 1976, tôi là học sinh trường Cấp 3 Lý Thường Kiệt nay là trường Trung học phổ thông Việt Đức- Hà Nội. Năm 1976-1981 tôi là sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Quân sựtrường Sĩ quan Thông tin. Năm 1983 tôi tốt nghiệp Sĩ quan Thông tin với cấp bậc thiếu úy và làm việc tại Cục Nghiên cứu Bộ Quốc phòng. Tháng 2 năm 1995, tôi được giao nhiệm vụ Phụ trách Cục 12 Tổng Cục 2 Bộ Quốc phòng. Tháng 5 năm 1995, tôi được bổ nhiệm Phó Cục Trưởng Cục 12, rồi Cục Trưởng Cục 12 và sau đó là Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2. Năm 1999, tôi được Thủ tướng chính phủ phong quân hàm thiếu tướng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Năm 2002, tôi giữ chức Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng. Năm 2003, tôi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ chuyên ngành ” Quan Hệ Quốc Té ”. Tháng 12 năm 2004, được thủ tướng chính phủ phong quân hàm trung tướng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Tháng 2 năm 2009, tôi giữ chức Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Tháng 8 năm 2009, tôi thôi kiêm nhiệm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2. Ngày 27 tháng 4 năm 2010, tôi được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước trao chức hàm Phó Giáo sư chuyên ngành Quan Hệ Quốc Té. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tôi được bầu vào Ban Chấp hành Trung Ương đảng cộng sản Việt Nam…

Đợi cho nhân chứng giới thiệu xong, Thôi Phán Quan hỏi một câu.

– Tôi có một thắc mắc nhỏ xin ngài trung tướng thứ trưởng quốc phòng giải thích hộ. Ngài nói trước tòa là ngài đỗ bằng Tiến Sĩ Quan Hệ Quốc Té là nghĩa làm sao?

Nguyễn Rận Vị cười cười như thích thú trước khi trả lời cho Thôi Phán Quan. Vị thứ trưởng quốc phòng của nước Việt Nam Dân Chửi Nhăn Răng Cười Trừ thong thả giải thích cho Diêm Vương nghe.

– Bẩm Diêm Vương… Mấy thằng phản động trong nước và hải ngoại, chúng nó cố ý bêu xấu tình trạng giáo dục của nước con bê bối, đầy dẫy nạn mua bằng và thi cử gian lận… Thật ra chúng con rất quan tâm về chương trình giáo dục ở trong nước từ cấp tiểu học cho tới cấp đại học bằng chứng là ở cấp đại học đảng đã ra chỉ thị cho bộ giáo dục mở thêm một môn học mà ngành Quan Hệ Quốc Té là một thí dụ điển hình… Đây là một môn học đặc biệt chuyên khảo cứu về tình trạng hiện tại của đất nước…

Dường như bực mình vì nghe Nguyễn Rận Vị nói dông dài mất thời giờ, Diêm Vương vội ngắt lời.

– Thôi đủ rồi… Khổ lắm nói mãi… Ngươi giải thích cho ta nghe Quan Hệ Quốc Té là cái giống gì đi…

– Bẩm Diêm Vương… Quan hệ thì ngài và mọi người đều biết rồi. Riêng Quốc Té là tiếng mới. Quốc nghĩa là nước, còn té là té. Như vậy Quốc Té là nước té ngã, té nghiêng, té ngửa. Nước con hiện nay đang lâm vào cái thế té cực kỳ nghiêm trọng bởi vậy chúng con mới có môn học Quan Hệ Quốc Té để đưa nước nhà ra khỏi cái thế té ngã vào nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, đàn anh Nga Sô hùng mạnh hay đồng minh Hoa Kỳ vỉ đại…

– Ngươi đổ bằng Tiến Sĩ Quan Hệ Quốc Té vậy ngươi đã có cách gì đưa nước của ngươi ra khỏi cái thế té ngã vào vòng tay của tụi Tàu chưa?

– Bẩm Diêm Vương… Thưa chuyện này khó lắm… Cũng do mấy vị lãnh đạo đảng và nhà nước trước làm nhiều chuyện sai lầm và bậy bạ thành ra cái thế té của nước con bây giờ khó gỡ ra lắm… Các đồng chí trong bộ chín chị đều bị Cục Tình Báo Quân Sự Trung Quốc ” cấy ” hết rồi…

– Tụi bây hay dùng chữ này tiếng nọ ta chẳng hiểu tụi bây nói cái gì…

Diêm Vương mở miệng phàn nàn. Sợ ông vua âm phủ nổi giận, ông Tiến Sĩ Quan Hệ Quốc Té từ từ giải thích.

– Bẫm Diêm Vương… Cấy hay là chích thuốc đó mà. 19 vị trong bộ chín chị của nước con, vị nào cũng bị cấy… Không những tụi con bị cộng sản Tàu cấy mà cũng bị tư bản Mỹ cấy luôn…

– Tụi nó cấy cái gì?

– Bẩm Diêm Vương… Họ cấy thuốc… Trung Quốc gọi là thuốc còn Mỹ gọi là virus… Biết người nào thích cái gì thì họ cấy cái đó… Như ngài Liêu tổng bí thư thích gái đẹp thì họ ” cấy cái đó ” vào người của ổng. Ổng thích đô la thì họ cấy đô la vào băng Thụy Sĩ của ổng…

– Còn ngài thứ trưởng bị ai cấy và cấy cái gì?

Thôi Phán Quan xen vào bằng câu hỏi.

– Thưa ngài biện lý… Nước anh em Trung Quốc có cái nhìn xa và rộng lắm. Họ thấy tương lai của tôi sẽ sáng lạn cũng như đường hoan lộ của tôi sẽ mở rộng ra thênh thang như xa lộ Trường Sơn. Bây giờ tôi đang ở chức vụ thứ trưởng quốc phòng nhưng vài năm nữa thôi tôi sẽ lên chức bộ trưởng quốc phòng rồi có thể là chủ tịch nước hoặc tổng bí thư. Vì vậy thuốc mà Trung Quốc cấy vào người của tôi đặc biệt, mới lạ hơn các đồng chí khác trong bộ mười chín chị. Ở nước tôi bây giờ phải có tiền mới có chức, có chức mới có quyền, có quyền thì mới thi hành môn Quan Hệ Quốc Té được. Biết tôi không thích đàn bà con gái mà cũng không thích tiền giấy cho nên các đồng chí Trung Quốc mới cấy vào chương mục ngân hàng của tôi những con số bắt đầu từ số 0 cho tới số 9…

– Tôi nghe thiên hạ đồn ngài trung tướng, kiêm thứ trưởng bộ quốc phòng, kiêm Tiến sĩ- Phó giáo sư Quan Hệ Quốc Té là một ” sao ” đang lên trong ” bộ mười chín chị ” của Việt Nam. Có đúng như vậy không?

Ai ai cũng đều nhận ra cái chất châm biếm trong giọng nói nghiêm nghị của vị đại diện công tố của âm phủ. Liếc nhanh xuống dãy bàn dành cho nhân chứng, vị Thứ Trưởng-Tiến Sĩ-Phó Giáo Sư Quan Hệ Quốc Té thản nhiên cười đáp.

– Thưa ngài đúng như vậy. Cũng nhờ ơn bác và đảng với lại có các đồng chí đàn anh đỡ đầu nên đường thăng quan tiến chức và học hành của tui hổng có bị trục trặc gì hết…

Thôi Phán Quan gật gù.

– Ạ… Hóa ra là như vậy… Ngài Thứ Trưởng-Tiến Sĩ-Phó Giáo Sư Quan Hệ Quốc Té quả là kẻ thông đạt tình đời…

Có lẽ hứng thú vì được Thôi Phán Quan khen, Nguyễn Rận Vị nói liền.

– Ngài biện lý khen quá lời. Cái sự thông đạt tình đời này là do bố nuôi tôi dạy từ hồi nhỏ…

– Ủa ông có bố nuôi à?

– Thưa ngài biện lý… Số là bố ruột của tôi được bác phải vào nam đánh Mỹ Ngụy cứu nước nên thường xuyên vắng nhà. Vì vậy mà bác và đảng mới giao cho Bác Sáu lãnh nhiệm vụ săn sóc mẹ tôi và các con còn nhỏ dại…

Liếc nhanh Diêm Vương đang ngồi lim dim nhổ râu cằm, Thôi Phán Quan ngắt lời.

– Xin ngài thứ trưởng vui lòng cho tòa biết Bác Sáu của ngài là ai?

– Bác Sáu của tôi là Lê Đứt Thụi. Hồi còn thời kỳ cách mạng chống Tây, dân nam bộ gọi bác là Sáu Lừa. Thời gian sau khi bác cùng với bác Ba cầm quyền, các đồng chí gọi bác là Sáu Búa. Ngoài ra tôi cũng được các bác khác trong đại gia đình như Bác Ba, Bác Anh, Bác Mười… Các bác này và bố nuôi đã dạy cho tôi thông đạt tình đời. Các bác thường nói, mình sống trong chế độ tham nhũng mà mình không tham nhũng là mình dại. Thấy các đồng chí đàn anh bán nước mà mình hổng chịu bán đất, bán biển là mình ngu, mình sẽ không bao giờ lên lon, lên chức đồng thời còn bị đạp văng ra khỏi các chức vụ béo bở. Biết các đồng chí của mình chôm của công, chĩa của dân thì mình phải thi đua chôm chĩa nhiều hơn họ để chứng tỏ tài năng của mình. ” Gặp thời thế thế thời phải thế ”. Ngài biện lý ắt biết câu nói lừng danh kim cổ này…

Thôi Phán Quan gật đầu cười.

– Thưa ngài thứ trưởng tôi biết… Trở lại chuyện viếng thăm các nước bạn. Hình như khi còn làm Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quốc Phòng, ngài có thăm Trung Quốc đôi lần.

– Thưa có… Do lời gọi bảo của Tổng Cục Tình Báo Quân Sự Trung Quốc tôi có tới Bắc Kinh hội thảo với các đối tác tình báo…

– Năm 1998?

Thôi Phán Quan hỏi gọn. Nguyễn Rận Vị cười cười im lặng, không phủ nhận mà cũng không nhìn nhận.

– Xin lỗi tôi chưa nắm bắt được ý nghĩa của hai tiếng ” gọi bảo ” của ngài thứ trưởng…

Bật cười ha hả Nguyễn Rận Vị từ từ giải thích.

– Sở dĩ tôi xài tiếng gọi bảo vì dù sao Trung Quốc cũng là cha chú hoặc đàn anh vỉ đại của Việt Nam. Mà hể bậc trưởng thượng thì họ có quyền sai bảo. Cái này cũng chẳng có gì quá đáng vì cha mẹ thì có quyền sai bảo con cái trong nhà của mình. Ngài biện lý chắc biết nước tôi có câu ngạn ngữ ” Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó ” mà… Hổng phải mình tôi họ mới gọi bảo đâu. Họ sai bảo bất cứ ai trong đảng từ đồng chí tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng… Ngày xưa bác còn bị sai bảo mà huống chi chúng tôi là con cháu của bác… Bản thân bác còn bị Mao chủ tịch quay như quay dế. Bác cũng bị đồng chí thủ tướng Chu Ân Lai sai bảo phải ký cái công hàm 1958 bởi vậy bác mới chỉ đạo cho ngài Phạm thủ tướng ký…

– Làm sao ngài biết bác bị Mao chủ tịch sai bảo? Tin ở đâu cho ngài biết bác bị Chu Ân Lai bắt ký công hàm năm 1958?

Thôi Phán Quan hỏi dồn. Nguyễn Rận Vị cười cười.

– Tôi là Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Báo mà ông. Tất cả hồ sơ tối mật tôi đều đọc qua… Nắm được những tài liệu mật tôi muốn làm gì cũng được…

Tuy hiểu cái ý của Nguyễn Rận Vị song Thôi Phán Quan làm lơ bằng cách đặt câu hỏi.

– Hình như ngài có tháp tùng phái đoàn ngoại giao của ngài tổng bí thư Liêu Khả Phê qua thăm Trung Cộng năm 1998?

Thấy Nguyễn Rận Vị ngần ngừ chưa chịu trả lời, Thôi Phán Quan cười nhạt.

– Dù không phải là nhân viên trong ngành điệp báo như ngài song nhờ quyền phép của âm phủ, tôi cũng sưu tầm được một số tài liệu về những cuộc đi đêm để bán nước của các đồng chí của ngài…

Ngừng lại giây lát như để cho Nguyễn Rận Vị có thời giờ suy nghĩ về lời nói của mình, vị đại diện công tố gằn giọng tiếp.

– Ngài làm gì, gặp nhân viên nào trong Tổng Cục Tình Báo Quân Sự của Tàu?

Vừa nói Thôi Phán Quan vừa nháy mắt với Diêm Vương. Hiểu ý ông vua âm phủ lên tiếng.

– Ngươi biết điều khai thật ta còn thương tình cho ngươi về lại dương thế. Nhược bằng ngươi ngoan cố, khai man, ăn gian nói dối thì ta sẽ giữ ngươi ở lại âm phủ. Lúc đó nhà lầu của ngươi sẽ có người khác ở, còn vợ đẹp và bồ nhí của ngươi sẽ có người săn sóc hộ. Tiền bạc mà bấy lâu nay ngươi cắc ca cắc củm dành dụm sẽ được các đồng chí của ngươi tiêu hộ, xài dùm…

Bị Diêm Vương hù dọa trúng ngay chỗ nghiệt, Nguyễn Rận Vị giật mình thất sắc. Liếc nhanh qua chỗ 9 vị bồi thẫm đang ngồi rồi quay sang Diêm Vương, hắn mếu máo.

– Bẩm Diêm Vương… Xin ngài thương con… Con mà ở đây thì kẹt cho con quá… Tiền trong chương mục của băng Thụy Sĩ của con ai tiêu xài. Biệt thự mấy tầng của con ai ở. Con bồ nhí của con nó nhõng nhẽo lắm. Con mà vắng mặt lâu là nó có thằng khác…

Liếc Thôi Phán Quan làm hiệu, Diêm Vương nghiêm giọng.

– Vậy thì nhà ngươi nên khai hết ráo sự thực đi. Có vậy may ra ta thương tình giam ngươi vài ngày. Nhược bằng ngươi ngoan cố, ăn gian nói dối, a tòng với các đồng chí của ngươi che đậy giấu diếm chuyện buôn dân bán nước thì ta sẽ cho ngươi rũ xương trong tù…

Nghe tới đó Nguyễn Rận Vị sợ gần muốn xỉu. Nhìn Thôi Phán Quan hắn cất giọng run run.

– Bẩm ngài… Tôi xin khai hết… Tôi biết cái gì khai cái nấy… Thưa Diêm Vương… Để bành trướng chủ nghĩa cộng sản và tranh bá đồ vương với đế quốc tư bản Mỹ, các đồng chí trong bộ chính trị của Tàu phải đề ra sách lược xâm thực dần dần hay ta gọi là tầm ăn dâu. Hiện tại, theo sở kiến của tui, muốn bành trướng thế lực Tàu chỉ còn có mỗi một con đường duy nhất là tiến xuống phía nam. Tiến lên bắc thì đụng với Nga Sô, một quốc gia đất đai bao la, tài nguyên dồi dào và có vũ khí nguyên tử. Muốn qua Trung Đông có dầu hỏa thì bị thằng Mỹ nó khôn quá, nó chặn đường rồi bằng các căn cứ ở A Phú Hãn, Iraq. Ra biển Thái Bình Dương thì đụng hạm đội 6, hạm đội 7 của Mỹ với chú lùn Nhật Bản. Do đó Tàu, bằng mọi giá phải thôn tính Việt Nam càng sớm càng tốt. Hể Việt Nam mà bị chiếm rồi thì mấy nước như Lào, Cam Bốt, Thái Lan, Mã Lai Á, Tân Gia Ba sẽ trở thành chư hầu của họ. Chiếm Việt Nam có hai điều lợi cho Trung Quốc. Đó là giành được các mỏ dầu hỏa và khí đốt rất cần cho nền kinh tế đang lên của họ. Kế đó Việt Nam có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, như là cửa ngỏ mở ra Thái Bình Dương. Nuốt trọn Việt Miên Lào, Thái Lan, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Nam Dương, giành lấy eo biển Malacca, Trung Cộng có thể kiểm soát thủy lộ từ Á sang Trung Đông và Phi Châu. Chưa làm chủ trọn vẹn Đông Hải và các nước phía Nam, hải quân của Trung Quốc giống như con cá nằm trong vũng cạn. Biển Đông là vùng biển cạn, tuy giàu về cá tôm và dầu khí song không phải là nơi lý tưởng cho tàu ngầm nguyên tử trú ẩn vì dễ bị vệ tinh do thám khám phá ra vị trí…

Mọi người trong phòng xử nín lặng nghe vị thứ trưởng quốc phòng của nước Việt Nam Xã Rác Chủ Nghĩa thao thao bất tuyệt. Thấy mọi người im lặng lắng nghe mình ba hoa chích chòe, Nguyễn Rận Vị khoái chí cao giọng tiếp.

– Trước khi Lê tổng bí thư sang thăm Trung Quốc, Phòng 6 của Cục Tình Báo Quân Sự của nước đàn anh đã gởi nhân viên cao cấp của họ qua hỏi tôi nhiều điều về ngài Lê tổng bí thư…

– Điều gì?

Thôi Phán Quan ngắt lời. Liếc nhanh Liêu Khả Phê đang ngồi im lìm, Nguyễn Rận Vị tiếp nhanh.

– Thưa ngài họ hỏi tôi về gia cảnh, tính tình, sở thích… Họ hỏi tôi ngài Lê tổng bí thư thích cái gì…

– Ông trả lời ra sao?

Thôi Phán Quan hỏi dồn song Nguyễn Rận Vị lại có thái độ bình thản. Liếc Liêu Khả Phê lần nữa, ông ta cười cười trả lời.

– Tôi có trình với nhân viên của Tổng Cục Tình Báo Quân Sự nước đàn anh là cái gì Lê tổng bí thư cũng thích hết. Tiền ổng cũng thích. Đàn bà đẹp ổng cũng hẩu… mà… mà… con gái đẹp ổng cũng hổng có chê… còn chuyện ăn nhậu thì ổng cũng lai rai ly này ly nọ…

Đang ngồi lim dim Liêu Khả Phê vọt miệng xen vào.

– Tiền mà phải tiền đô giấy trăm cơ… Tiền Việt Nam đếm mỏi tay… nhất là mất giá mỗi ngày…

Nghe vị tổng bí thư đảng của mình lên tiếng, Nguyễn Rận Vị cười phụ họa.

– Thưa ngài tổng bí thư nói hổng sai chút nào. Nắm Tổng Cục 2 của bộ quốc phòng do đó tôi biết rất nhiều bí mật của nhà nước. Đảng viên cao cấp của đảng và nhà nước đâu có xài tiền Việt Nam cũng như họ đâu có thèm bỏ tiền vào Ngân Hàng Nhà Nước… Tụi tui giữ tiền đô và gửi băng Thụy Sĩ hông hà…

Hừ tiếng nhỏ Diêm Vương ứng tiếng.

– Ngươi nói lạ… Là nhân viên có chức, có quyền thì các ngươi phải làm gương cho dân chứ có đâu lại xài tiền đô và bỏ băng Thụy Sĩ…

– Bẩm Diêm Vương… Ngài ở dưới âm phủ nên chưa biết tình hình bi đát của nước con về ba mặt chính trị, kinh tế và quân sự. Về chính trị thì xã hội chủ nghĩa của nước con đang trở thành là chủ nghĩa xả rác của các nước đàn anh…

– Xã hội chủ nghĩa là cái gì?

Diêm Vương ngắt lời. Biết ông vua âm phủ chưa nắm bắt được vấn đề thời sự nên Nguyễn Rận Vị kiên nhẫn giảng giải.

– Mấy thằng phản động thường hay rêu rao hệ điều hành chính trị xã hội chủ nghĩa của nước con là hệ điều hành ” xạo hết chỗ nói ”. Điều này cũng đúng chút chút…

Nhếch môi cười Diêm Vương phán.

– Ta khen ngươi có chút chút thành thật. Hể mình xạo thì cứ nhận là xạo… Chết ai đâu mà sợ… Mà ta nghe đồn đại cái tin là Nhà Nước của ngươi nói tới năm 2030, nước Việt Nam sẽ sản ra một trăm ngàn ông tiến sĩ. Tin này có thật không?

– Bẫm Diêm Vương tin này có thực ạ… Tụi con xạo thì xạo nhưng chuyện sản ra một trăm ngàn ông tiến sĩ thì tụi con hổng có xạo. Bẫm dân của con siêng năng và chăm học lắm… Việt Nam con có 80 triệu dân, với chế độ giáo dục hiện hành và sự siêng năng học hỏi, thì tới năm 2030 nước con sẽ sản ra một trăm ngàn tiến sĩ dễ còn hơn cơm bữa…

– Ngươi xạo vừa vừa thôi nghe… Mỹ là một nước có ba trăm năm chục triệu dân, có chương trình giáo dục đàng hoàng mà từ đây tới năm 2030 còn chưa sản ra được trăm ngàn ông tiến sĩ nữa huống hồ gì nước Việt Nam nghèo đói. Nếu theo như lời của ngươi nói thì cứ 800 người dân Việt thì có một ông tiến sĩ… Ủa mà thằng Tố Bồi Bút đã nói là bác và đảng của mày tích cực áp dụng chính sách Tam Dân làm cho dân đói dân ngu dân ngủ mà sao bây giờ ngươi lại nói ngược lại. Hóa ra ngươi mất lập trường à…?

Bị Diêm Vương đá giò lái, Nguyễn Rận Vị đực mặt ngồi làm thinh. Tủm tỉm cười Diêm Vương hỏi tiếp.

– Mà một trăm ngàn ông tiến sĩ của nhà nước ngươi sản ra có bằng không?

– Bẩm Diêm Vương có bằng đàng hoàng… Bằng của Nhà Nước cấp mà…

– Bằng thật hay bằng giả?

Tự nãy giờ im lặng nghe Nguyễn Rận Vị ba hoa chích chòe, Thôi Phán Quan không nhịn được mới xen vào.

– Thưa ngài biện lý. Bằng thật mà… Bằng do Bộ Ăn Quá của nhà nước cấp thì giả sao được…

– Ta có nghe chuyện mua bằng ở trong xứ của ngươi…?

Diêm Vương vặn. Nguyễn Rận Vị cười cười.

– Bẩm Diêm Vương… Chuyện mua bằng là sự thực… Chuyện nhà nước cấp cái bằng được mua cũng là sự thực… Hai cái sự thực cộng lại thì đương nhiên cái bằng cấp phải thực rồi… Với lại 100 ngàn ông tiến sĩ này đều là đảng viên ưu tú học mười biết một của đảng do đó họ không cần phải mua bằng. Họ được nhà nước cấp bằng để sau này làm quan…

Diêm Vương lắc đầu. Còn Thôi Phán Quan cau mày. Thấy thế Nguyễn Rận Vị thong thả tiếp.

– Phần quân sự thì Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đang áp dụng chủ trương Tam Nhẫn

Tam Nhẫn…

Diêm Vương gặn hỏi. Nguyễn Rận Vị cười gật đầu.

– Ông bà tui có dạy là ” Một câu nhịn chín câu lành ”. Triệt để tuân thủ theo câu nói này, tui và bộ Mười Chín Chị mới đề ra chiến lược Tam Nhẫn để đối phó với nước láng giềng phương bắc. Tam Nhẫn là Kiên Nhẫn, Nhẫn Nhịn và Nhẫn Nhục…

– Thằng con nít này ăn gian nói dối. Cái chiến lược này do tôi bày ra mà nó dám nhận là của nó…

Hình Chí Mô lên tiếng. Giọng nói của lão chứa đầy giận dữ. Thấy thế Nguyễn Rận Vị cười gượng nói tiếp.

– Thưa Diêm Vương… Cái đó là của bác đề ra rồi chúng con sau này sửa lại cho hợp với tình thế đương đại… Quân đội của nước đàn anh từng giúp đỡ ta nhiều lắm nên ta nhường họ chút chút cũng hổng sao. Ba cái diện chính trị, kinh tế và quân sự này nó tương quan đối tác lẫn nhau làm cho tình hình của nước con bi đát lắm. Biết rõ điều đó nên các đồng chí nhớn bé trong đảng phải đổi tiền đô thủ thân và gởi băng Thụy Sĩ để dưỡng già nếu một mai có tị nạn sang nước ngoài. Diêm Vương biết hông, tiền Việt Nam bây giờ như giấy lộn. Dân nghèo mạt mà còn hổng xài tờ giấy 2000 thì những kẻ có chức, có quyền và có tiền như tụi con đâu thèm xài bạc lẻ. Cũng như cái Ngân Hàng Nhà Nước hổng có cán bộ nào thèm bỏ tiền vào… Họ sợ ngủ qua một đêm tiền của họ biến thành nước…

– Các ngươi mở miệng ra nói vì dân vì nước mà ta thấy cái băng đảng của ngươi toàn là hại dân hại nước. Hết công an bịt miêng dân giữa toà án thì mấy hôm trước đây công an lại đạp vào mặt dân. Hết bán nước lại bỏ tù dân. Chủ Tịch Nước, Nhà Nước, Ngân Hàng Nhà Nước; cái gì cũng Nước với Nhà; cái gì cũng xưng Nhà với Nước; rốt cuộc ta chẳng hiểu tụi bây nói cái gì. Như tụi bây thường hay khoe khoang về nền kinh tế thị trường định hướng xã rác chủ nghĩa mà ta nghe qua chẳng hiểu tụi bây nói cái gì. Ngươi là tiến sĩ kiêm phó giáo sư vậy ngươi nói cho ta nghe. Hể lọt lỗ tai là ta trả ngươi về dương gian liền…

Được Diêm Vương khen là kẻ trí thức, học thấp hiểu cao nên Nguyễn Rận Vị khoái chí. Hắn mau mắn và vui vẻ giải thích rành mạch cho Diêm Vương nghe.

Kinh tế thị trường trật hướng xã rác chủ nghĩa là tên gọi một hệ thống kinh tế được đảng của con sáng tạo và chủ trương triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990. Cho đến nay, chính đảng và nhà nước con cũng thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ rệt, cụ thể và đầy đủ thế nào là nền kinh tế thị trường trật hướng xã rác chủ nghĩa. Tụi con chỉ có mỗi giải thích hạn chế và chung chung rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…

– Ta chẳng hiểu hắn nói cái gì… Đứa nào giỏi tiếng Việt dịch lại cho ta nghe coi…

Diêm Vương lên tiếng như phân bua với mọi người.

– Ai hiểu được chít liền…

Người nào đó lên tiếng bằng giọng bông đùa phụ họa với lời của Diêm Vương. Cuối dãy bàn của khán thính giả vang lên câu nói với giọng khàn khàn của người lớn tuổi.

– Trình Diêm Vương… Hắn nổ đó Diêm Vương ơi… Giả dụ như câu này: ” một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã rác chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…”. Có ai mà hiểu được… Chắc chỉ có những kẻ có chức có quyền và có bằng cấp tiến sĩ-phó giáo sư quốc té như hắn mới hiểu mà thôi…

Hừ tiếng nhỏ Nguyễn Rận Vị cất giọng oang oang như muốn át tiếng của người khác.

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa dẫn đến nền kinh tế thị trường đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển với nhiều mô hình khác nhau. Ngay trong thời hiện đại này cũng có mô hình: kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội, kinh tế thị trường trật hướng xã rác chủ nghĩa… Tại Việt Nam, có thể hiểu khái quát: kinh tế thị trường trật hướng xã rác chủ nghĩa là kinh tế thị trường, vừa tuân thủ theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa phải theo trật hướng của chủ nghĩa xã rác

Tôi không hiểu câu nói này của ông: ” kinh tế thị trường trật hướng xã rác chủ nghĩa là kinh tế thị trường, vừa tuân thủ theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa phải theo trật hướng của chủ nghĩa xã rác…”

Nguyễn Rận Vị cười nụ.

– Ngài biện lý không hiểu thì làm sao tôi hiểu được. Tôi là đảng viên gộc thêm có bằng tiến sĩ quan hệ quốc té mà còn hổng hiểu cái định nghĩa chung chung này mà… Tuy nhiên tôi có thể giải thích như vầy: ” Có nghĩa là, trong khi chú ý tới tăng trưởng kinh tế, thì hết sức coi trọng tới vấn đề xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế sự chênh lệch giàu-nghèo, phấn đấu để có nhiều người giàu nhưng đồng thời cũng hạn chế tối đa, tiến tới xóa bỏ tình trạng đói nghèo trong nhân dân. Bên cạnh đó, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm chăm lo cho những người có công, những gia đình neo đơn, gặp khó khăn, cơ nhỡ, những đối tượng được xem là yếu thế trong xã hội. Hiện tại, kinh tế thị trường của Việt Nam không phải là kinh tế thị trường tự do, nhưng cũng chưa phải là kinh tế thị trường xã rác chủ nghĩa, có nghĩa là Việt Nam đang ở giai đoạn quá độ, giai đoạn lộn xộn, đòi hỏi phải giải quyết rất tốt mối quan hệ giữa cung và cầu, quy luật giá trị với sự định hướng bằng kế hoạch, bằng chính sách, bằng chiến lược của nhà nước; mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội thể hiện ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; trong khi chú ý mở cửa hội nhập, vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn cho được truyền thống văn hóa của dân tộc, làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Đây là nhân tố bảo đảm cho việc phát triển bền vững, bảo đảm cho định hướng xã rác chủ nghĩa… Như vậy, mục tiêu của kinh tế thị trường trật hướng xã rác chủ nghĩa là phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân Việt Nam.

Trong nền kinh tế thị trường trật hướng xã rác chủ nghĩa, nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, bằng các công cụ điều tiết như chính sách thuế, chính sách quản lý thị trường, chính sách thu hút đầu tư… Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng, hữu cơ của nền kinh tế thị trường trật hướng xã rác chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Khu vực kinh tế nhà nước, cùng với nhà nước có chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước thay mặt nhân dân nắm giữ những doanh nghiệp chủ chốt trong hệ thống kinh tế quốc dân. Đó cũng là những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không làm được hoặc không hiệu quả.

Thực tế vận hành nền kinh tế thị trường trật hướng xã rác chủ nghĩa hơn hai chục năm qua đã khẳng định đây là mô hình tối ưu của Việt Nam trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, là nhân tố bảo đảm cho phát triển bền vững của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vận hành theo cơ chế này, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ chỗ nghèo nàn lạc hậu, đến giờ đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Từ chỗ làm không đủ ăn, thu không đủ chi, xuất ít, nhập nhiều, bây giờ hàng hóa tràn ngập thị trường Việt Nam. Từ chỗ khép kín, hiện Việt Nam mở cửa quan hệ rộng lớn với tất cả các nước trên thế giới. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Hơn hai chục năm trước, Việt Nam có tới 48% số hộ nghèo, đến giờ còn khoảng 10%. Vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, trong năm 2009, khi đại đa số các nước tăng trưởng âm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng dương. Đặc biệt, trong giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay, trước sóng gió của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn phát triển một cách ngoạn mục. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng trong năm 2009. Đáng chú ý là sự phục hồi diễn ra ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6%; thị trường trong nước tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tăng 24,1%, hoạt động du lịch sôi nổi, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước; thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội ước tính tăng 26,23% so với cùng kỳ năm trước đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước tăng tới 46,38%…

Rõ ràng, thực tế đã khẳng định, xây dựng nền kinh tế thị trường trật hướng xã rác chủ nghĩa ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội loài người. Mục tiêu của nền kinh tế này là phá hoại kinh tế để dân nghèo, nước yếu, xã hội không công bằng, thiếu dân chủ, thiếu tự do, lạc hậu để tiến lên chủ nghĩa xã rác. Tuy nhiên, đây là mô hình do chúng ta tự xây dựng, không có khuôn mẫu cụ thể do đó, trong quá trình xây dựng không tránh khỏi khiếm khuyết. Đảng cộng sản Việt Nam đã nhận rõ những khiếm khuyết này và đã từng điều chỉnh trong từng giai đoạn. Tại đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI tới đây, trong cương lĩnh mới của đảng, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã rác chủ nghĩa sẽ tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với xu thế mới của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Quan điểm của những thằng phản động cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện nay ” chẳng giống ai ”, ” khoác tấm áo của chủ nghĩa xã rác nhưng bên trong lại là tư bản ”, là nền kinh tế ” quái gở ” như vậy là cố tình nói đúng sự thật…

Dứt một tràng tuyên truyền cho nhà nước, Nguyễn Rận Vị cười vênh mặt lên nhìn Thôi Phán Quan. Không để ý tới thái độ trịch thượng của nhân chứng ông ta điềm đạm lên tiếng.

– Tôi không tranh luận với ngài thứ trưởng về vấn nạn của nền kinh tế thị trường trật hướng xã rác chủ nghĩa vì ai ai cũng biết kết quả của nó như thế nào rồi. Sau thời gian âm phủ đã tìm ra những thống kê của các cơ quan quốc tế nghiên cứu về pháp luật, dân chủ và tự do của Việt Nam đối chiếu với các quốc gia trên thế giới. Nhưng trước hết, xin đọc lời phê bình ngắn gọn nhưng rất đầy đủ về thực trạng xã hội Việt Nam của sử gia Michel Tauriac trong quyển Hồ Sơ Đen Cộng Sản Việt Nam từ 1945 đến nay: Một xã hội công an lúc nhúc như rắn rết, linh mục bị đàn áp, tăng sĩ bị tấn công, trẻ ăn xin đầy đường phố, giới trẻ không phương hướng, bắt giam người không cần xét xử, nhà văn bị cấm viết những gì cần viết, nhà báo nhận lệnh phải viết bất cứ thứ gì, quan chức tham ô nhét tiền đầy túi trong khi dân chúng luôn quằn quại với cái bụng trống không…”

Việt Nam bây giờ đứng hạng bét về dân chủ! Ban Thông Tin Kinh Doanh (Economist Intelligence Unit) của tạp chí The Economist nghiên cứu về Chỉ số Dân chủ (Democracy Index): trong tổng số 167 quốc gia được nghiên cứu thì Việt Nam xếp thứ 145. Trong bảng sắp hạng thì Thụy Điển là nước có nền dân chủ lý tưởng nhất thế giới, đứng hạng chót là Bắc Hàn vì vẫn theo chế độ cộng sản độc tài chuyên chế, còn Việt Nam với hạng 145 chỉ đứng trên 22 nước mà thôi!

Việt Nam cũng bị xếp trong 45 nước không có tự do! Viện Tự Do (Freedom House) trụ sở ở Hoa Thịnh Đốn phúc trình năm 2006 về tình hình nhân quyền tại 193 nước trên thế giới như sau: 90 nước có tự do (47% dân số toàn cầu), 58 nước có một phần tự do chiếm 30%, số còn lại là 45 nước không có tự do trong đó có Việt Nam! Việt Nam đứng hạng chót về hệ thống pháp luật, chỉ trên có Nam Dương. Tổ chức PERC tư vấn về Rủi Ro Chánh trị và Kinh Tế năm 2005 khi khảo sát về 12 quốc gia châu Á, có nhận xét hệ thống pháp luật của nhà nước CSVN bị xem yếu kém nhất trong ba nước đứng hạng chót là Trung Hoa, Việt Nam và Nam Dương.

Lại thêm một thành tích không đẹp! Xét về năng lực sáng tạo của một quốc gia qua Chỉ Số Năng Lực Sáng tạo II (Innovation Index), thì trong 117 quốc gia được thăm dò, Việt Nam đứng hạng thứ 82 và bị xếp vào nhóm các quốc gia còn kém về khoa học phát triển. Chỉ số 82/117 cho Việt Nam được hiểu như Việt Nam chỉ đứng trên 25 quốc gia nhưng lại thua kém 81 nước, dưới trung bình quá nhiều! Chỉ số nầy dựa theo sự nghiên cứu World Investment Report của Liên Hiệp Quốc. Tiến sĩ Mai Thanh Tuyết, trong bài Tình trạng môi trường Việt Nam sau 32 năm (do Bán tuần báo Việt Luận, số 2243 ngày 7-3-08) đã cho biết Chỉ Số Môi Trường Bền Vững năm 2006 (Environmental Sustainability Index) do Diễn đàn Kinh tế họp tại Davos (Thụy Sĩ) vào tháng 3-2006 thì Việt Nam đã đứng cuối bảng trong 8 quốc gia ASEAN. So với 146 quốc gia đang phát triển trên thế giới, Việt Nam được xếp hạng 127.

Theo sự nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2006, ông Il Houng Lee, chuyên viên của tổ chức này đặc trách về Việt Nam, nhận định rằng Việt Nam phải mất một thời gian dài mới mong bắt kịp nền kinh tế của các nước khác trong vùng. Theo ông Il Houng Lee, Việt Nam phải mất 197 năm, tức là 8 thế hệ mới mong bắt kịp nền kinh tế của Singapore. Muốn so sánh với Đài Loan, Nam Hàn, hay Nhật Bản thì Việt Nam còn thảm bại hơn nhiều! (bài Việt Nam – 60 năm xây dựng và huỷ diệt của Trần Đại Việt, Đàn Chim Việt, Bán tuần báo Việt Luận đăng lại ngày 7-4-2006)…

Ngừng lời Thôi Phán Quan nhìn Nguyễn Rận Vị.

– Đó là thành quả của mấy mươi năm cách mạng của bác và đảng của ông đó. Tôi sẽ trở lại chuyện phá hoại đất nước của bị can Hình Chí Mô trong phiên xử cuối cùng. Bây giờ tôi chỉ muốn hỏi ông về chuyến công du bảy ngày của ngài tổng bí thư Liêu Khả Phê. Lúc nãy ông nói tới đoạn ngài tổng bí thư thích tiền và gái đẹp. Bây giờ tôi yêu cầu ngài thứ trưởng tiếp tục nói về chuyện này…

Gật gật đầu đoạn liếc nhanh Lê tổng bí thư đang ngồi nhổ râu, Nguyễn Rận Vị lên tiếng.

– Sau khi tôi nói cho họ biết Lê tổng bí thư thích tiền và gái trẻ đẹp thì ông Di, nhân viên tình báo cao cấp của Tàu lôi tôi lên máy bay đi qua Bắc Kinh một ngày trước khi phái đoàn ngoại giao của tổng bí thư Liêu Khả Phê và thủ tướng Đỗ Thập rời Hà Nội. Tới Bắc Kinh xong ông Di đưa tôi tới trung tâm của Tổng Cục Tình Báo Quân Sự. Ông ta nhờ tôi chọn một cô cho hợp nhãn để ” phục vụ ” ngài Liêu tổng bí thư trong thời gian ông ta lưu lại Bắc Kinh. Chu choa ơi… Nước Tàu vỉ đại quả có nhiều con gái đẹp thấy mà mê luôn. Tôi chọn một cô tên Vân cho ông Phê. Cô Vân mới có mười tám, vòng 1, 2 và 3 đều đúng tiêu chuẩn cách mạng vô sản nên vừa quyến rũ, hấp dẫn và khêu gợi nhìn chảy nước dãi luôn. Tôi ước gì có một cô để bầu bạn trong lúc cô đơn nơi xứ lạ quê người. Ông Di thông cảm nên có hứa là khi cái kế mỹ nhân mà ông ta gài cho ông Liêu lọt vào thì ông ta sẽ cho tôi một cô…

Giơ tay ra hiệu cho Nguyễn Rận Vị ngưng nói, Thôi Phán Quan bước tới đứng trước mặt Liêu Khả Phê cùng với giọng nói nghiêm nghị cất lên.

– Chắc ngài tổng bí thư đã nghe rõ lời khai của nhân chứng?

Liêu Khả Phê gượng gạo gật đầu.

– Tôi nghe…

– Như vậy là ngài thừa nhận có ngủ với cô Trương Mỹ Vân?

– Tôi thừa nhận chuyện đó… Tuy nhiên…

Quay sang Diêm Vương đang trợn mắt hầm hè nhìn mình, Liêu Khả Phê ấp úng thốt.

– Bẩm Diêm Vương… Cái này là tại con dại gái… Con bị các đồng chí đàn anh Trung Quốc chơi con…

– Có chuyện đó à… Ngươi làm tổng bí thư một nước, già hai thứ tóc trên đầu mà còn dại gái à… Ta hổng tin chuyện đó… Đừng có giấu diếm… Tai của ta nghe hết chuyện thiên hạ… Mắt của ta tuy mờ song còn thấy hết những gì ngươi làm trong bóng tối… Biết điều khai hết sự thực thời may ra ta thương tình cho ngươi cái án nhẹ để còn về thấy mặt vợ con…

Bị Diêm Vương dụ khị, Liêu Khả Phê bùi tai gật đầu nói với Thôi Phán Quan.

– Thôi để tôi kể hết sự tình cho ông nghe… Tôi có ngủ với cô Vân, nhưng mà tôi bị các đồng chí Trung Quốc cho uống thuốc…

– Thuốc gì?

Thôi Phán Quan hỏi. Nhìn xuống đám đông đang lắng nghe mình nói, Liêu Khả Phê thở dài sườn sượt.

– Bẩm Diêm Vương… Đầu đuôi câu chuyện như thế này. Trong buổi dạ tiệc chào mừng phái đoàn Việt Nam, ông Lý Bằng có giới thiệu cho con một cô gái tên Trương Mỹ Vân. Cô ta là ” cần vụ ấy ” của tôi trong những ngày tôi lưu trú tại Bắc Kinh…

– Xin lỗi ngài tổng bí thư cho tôi được ngắt lời. Vì là người của âm phủ do đó tôi không hiểu tiếng cần vụ ấy mà ngài dùng. Xin ngài vui lòng giải thích…

Bình mỉm cười liếc Đán và bắt gặp anh ta cũng đang quay sang nhìn mình cười. Cả hai có lẽ hiểu lờ mờ ý nghĩa của hai tiếng cần vụ.

– Thì cần vụ ấy là người sẽ phục vụ cho mình những gì mình cần như rót nước, sửa soạn quần áo, giày vớ… Vì là thượng khách nên tôi được ở phòng ngủ sang trọng và thật rộng rãi có hai phòng ngủ. Một dành cho tôi và một cho cô ” Vân cần vụ ấy ”…

– Cha này kể chuyện nghe đã lỗ tai quá anh Chín…

– Ừ… Mày chờ nghe màn cụp lạc giữa ngài tổng bí thư và cô Vân cần vụ ấy…

– Có chuyện đó hả anh Chín?

– Già dê gặp gái sắc mà mậy… Chém cha lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy ào ào… Nó cháy tiêu ải Nam Quan, thác Bản Giốc và Vịnh Bắc Việt của nước mình đó…

Tuy nghe hết những lời đối thoại của ai đó song Liêu tổng bí thư tảng lờ thong thả kể tiếp.

– Bẩm Diêm Vương… Con rất mến cô Vân cần vụ ấy vì không những trẻ đẹp, học thức mà tính tình của cô ta rất đàng hoàng, lịch thiệp và nhã nhặn. Ngày thứ nhì tức ngày 4 tháng 9, sau khi hội họp cả ngày con trở về phòng riêng nghỉ ngơi. Biết con mệt, cô Vân cần vụ ấy pha cho con ly rượu thuốc bổ mà các thầy thuốc bào chế ra cho các lãnh tụ cao cấp dùng cho khỏe mạnh để sống lâu mà phục vụ nhân dân. Bài thuốc hay thiệt. Sau khi uống vào chừng giờ đồng hồ con cảm thấy người khỏe mạnh hẳn ra như trai ba mươi…

Có tiếng cười phát ra của ai đó. Ngay cả Diêm Vương cũng hừ tiếng nhỏ song im lặng để cho Liêu Khả Phê kể tiếp.

– Bẩm Diêm Vương… Con nghe người nóng ran, đầu óc bừng bừng đồng thời cảm thấy cô Vân cần vụ trở nên vô cùng duyên dáng, hấp dẫn và khêu gợi. Con cũng biết mình già đầu hai thứ tóc lại thêm là tổng bí thư đảng còn cô ta mới 18 nên cố kìm hãm sự ham muốn của mình. Nếu làm cái chuyện trâu già gặm cỏ non thì lỡ cô khai với cha mẹ của cô thời con bị mất mặt quá. Thấy con cố dằn, lúc đó cô Vân cần vụ ấy mới bật mí cho con biết là con đã uống phải thứ thuốc kích thích tình dục cực mạnh do phòng bào chế của Tổng Cục Tình Báo Quân Sự chế tạo ra. Cô Vân khuyên con nên có hành động thích nghi bởi vì nếu con mà hổng chịu làm chuyện ” ấy ” thì… thì…

Nói tới đây Liêu tổng bí thư ấp úng nói không ra lời. Thấy vậy Diêm Vương lên tiếng nhắc.

– Tiếp đi… Ngươi kể tới lúc hấp dẫn và quan trọng mà ngưng lại thì hơi phiền à nghen…

– Bẩm Diêm Vương… Cô Vân cần vụ ấy có nhã ý khuyến cáo con là nếu con hổng chịu ” ấy ” thì do sự kích thích quá độ hai ” trái lựu đạn ” của con sẽ nổ ra cái bụp… Lúc đó chính cô hổng bảo đảm cho tính mạng của con. Cô khóc lóc năn nỉ van xin con hãy làm chuyện ấy vì nếu con hổng làm là con chết mà con chết thì cô ta sẽ bị rắc rối. Mũi lòng thương cô Vân vả lại cũng sợ hai trái lựu đạn của mình nổ tanh bành, con bắt chước nàng Kiều của ông Nguyễn Du là ” cũng liều nhắm mắt đưa chân ” để ” xem chuyện ấy xoay vòng vòng tới đâu…”

Thiên hạ, không nhịn được bật cười rần rần vì lối kể chuyện của ngài tổng bí thư. Ngay cả Thôi Phán Quan vốn mặt lạnh như thép cũng phải tủm tỉm cười.

– Rồi sao nữa…

Diêm Vương hối. Quay về phía chỗ bồi thẫm đoàn ngồi, Liêu Khả Phê kể lể.

– Bẫm Diêm Vương… Sau cái đêm ấy cô Vân cần vụ ấy mới tiết lộ cho con biết cổ là nhân viên của Tổng Cục 2. Một điều bi thảm nhất là chuyện cụp lạc giữa con và cô Vân cần vụ ấy đã bị chụp hình và quay phim không sót một chi tiết nào. Họ bảo nếu không nghe lời họ thì chuyện tình giữa con với cô Vân cần vụ sẽ được đưa lên báo, lên YouTube hay các Porn Star online cho toàn thế giới thưởng thức. Bị Tổng Cục 2, nhất là hai cái đùi non của cô Vân cần vụ ấy gài vào thế kẹt cứng ngắt không xoay trở được con đành phải nghe lời họ để yên thân già. Tuy nhiên họ cũng biết điều và sòng phẳng. Cứ mỗi lần con thỏa mãn yêu cầu của họ thì trong băng Thụy Sĩ của con có thêm vài chục triệu đô cũng như có máy bay riêng chở cô Vân sang Hà Nội để thỏa mãn ” cần vụ ấy ” của con…

Liêu Khả Phê thở dài sườn sượt sau khi dứt lời. Thôi Phán Quan đặt câu hỏi liền.

– Ngài tổng bí thư lưu lại Bắc Kinh một tuần lễ sau vụ ấy đúng không?

Liêu tổng bí thư gật đầu không do dự.

– Thưa ngài đúng như vậy mặc dù chuyện hội họp đã xong…

– Lý do?

Liếc Diêm Vương một cái Liêu Khả Phê thong thả trả lời.

– Bẩm Diêm Vương thông cảm cho con vì cái chuyện ấy con ” ăn quen mà nhịn hổng quen…” với lại chuyện đã lỡ rồi thì con cho lỡ luôn… Cùng lắm là ải Nam Quan lỡ thêm chút đỉnh cũng hổng sao… Chia nửa thác Bản Giốc hoang vu rừng rú cho nước anh em để hưởng bảy ngày thần tiên với cô Vân cần vụ cũng xứng đáng thưa Diêm Vương…

Nghe Liêu Khả Phê nói như vậy, Diêm Vương chợt cất tiếng than dài.

– Loạn rồi… Việt Nam loạn lớn rồi nên mới sản sanh ra một ông lớn ” mãi quốc cần vụ ấy ” như ngươi. Chuyện ngươi dại gái dù xấu xa song ta cũng thông cảm mà châm chế cho. Còn chuyện bán nước cho ngoại bang thì đó là việc làm gây tổn hại cho dân cho nước tới muôn đời sau. Ngươi sợ cái lỗi nhỏ rồi lại làm ra cái tội lớn hơn. Dù âm phủ xa xôi muôn vàn cách trở với dương thế song ta cũng nghe biết chuyện cách đây hơn năm trăm năm, có người họ Mạc cởi trần, tự trói mình đi bộ tới ải Nam Quan, cắt đất đai dâng cho ngoại bang để giữ lấy cái ngai vàng của dòng họ. Họ Mạc từng làm quan dưới triều Lê rồi nãy sinh lòng tham cướp ngôi nhà Lê. Cái tội giết vua cướp ngôi là tội nhỏ, rồi từ cái tội nhỏ đó lại gây ra cái cớ cho ngoại bang dòm ngó đến nổi phải cắt đất và chịu nhục để giữ lấy ngai vàng. Tham ngai vàng mà mang tiếng xấu muôn đời, làm nhục cả tổ tông dòng họ. Như ngươi đây, ” Làm chủ một nước mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem đất mà dâng cho ngoại bang, ấy là một người phản quốc. Làm tổng bí thư mà không giữ được cái danh giá cho trọn vẹn, lại a tòng với ngoại bang để cầu lấy cái vui sướng và phú quý cho thân mình, thì ngươi đúng là một người không biết liêm sỉ.”…

Bị Diêm Vương mắng một hơi thật dài, Liêu Khả Phê ngồi làm thinh không dám nói tiếng nào. Lát sau Thôi Phán Quan mới cất tiếng.

– Chuyện mãi quốc cầu vinh của những kẻ có chức có quyền thuộc băng đảng cộng sản Việt Nam nói biết bao giờ cho hết. Nó bắt đầu từ khi Phạm Văng Vàng, vâng lệnh Hình Chí Mô hạ bút ký công hàm bán nước năm 1958, tạo ra cái gương xấu cho những kẻ kế vị sau này. Tội của Phạm Văng Vàng đã lớn song chưa lớn bằng tội của tên chủ tịch nước Hình Chí Mô. Tôi sẽ trở lại chuyện bán nước với nhiều tài liệu mật trong phiên xử Hình Chí Mô. Hôm nay trước khi chấm dứt phiên xử Phạm Văng Vàng, tôi xin chín vị bồi thẫm lấy thời giờ thảo luận với nhau một cách kỹ lưỡng và tìm ra một hình phạt tương xứng với tội mãi quốc cầu vinh của hắn…

Quay nhìn xuống đám đông ông ta trầm giọng tiếp.

– Sáng mai tôi kính mời quí vị chứng kiến phiên xử thứ năm, bị can Võ Khôi Nguyên…

Thiên hạ lần lượt ra về. Có người bàn tán và cố phỏng đoán hình phạt mà bồi thẫm đoàn sẽ dành cho Phạm Văng Vàng. Trong lúc mọi người ra về, chín vị bồi thẫm theo cửa riêng lục tục đi vào phòng hội. Đợi cho mọi người ngồi vào ghế của mình xong Đán mới lên tiếng hỏi.

– Ai bắt trúng tên của Phạm Văng Vàng?

Liếc nhanh Bình, Huyền giơ tay lên cười nói.

– Dạ tôi…

Thấy Đán mở miệng định hỏi Huyền nhanh nhẩu nói trước.

– Tôi bắt thăm trúng tên của ổng mà tôi chưa tìm ra hình phạt gì dành cho tội bán nước của ổng. Mấy anh mấy chị giúp dùm tôi…

Nhè nhẹ gật đầu Đán nói như phân trần với mọi người.

– Tôi nghĩ là chúng ta nên phá luật một chút để nói ra cho mọi người biết là mình đã bắt trúng tên ai. Sau đó chúng ta sẽ thảo luận với nhau để tìm ra hình phạt dành cho các bị can. Tòa đã xử bốn người rồi mà chúng ta chỉ mới có một hình phạt cho tên Trần Nước Hòn. Như vậy có thể mọi người sẽ nghĩ chúng ta chỉ lo ăn chơi mà không chịu làm việc…

Trung mỉm cười nhìn Đán rồi mới lên tiếng.

– Tôi bắt trúng tên của Sáu Búa…

– Anh nghĩ ra hình phạt cho hắn chưa?

Đán hỏi và Trung lắc đầu. Bằng cho mọi người biết mình bắt trúng tên Tố Bồi Bút, còn Linh bắt được tên Trườn Chui. Quá nói mình có tên Võ Khôi Nguyên trong khi Vui bắt trúng tên Ba Duân.

– Anh Bình hên quá bắt tên Hình Chí Mô nhằm phiên xử cuối cùng…

Huyền lên tiếng. Đán gật đầu cười hỏi Bằng.

– Anh đã nghĩ ra hình phạt cho Tố Bồi Bút chưa?

Bằng gật đầu trả lời.

– Tôi đã nghĩ ra rồi…

– Như vậy chị Huyền và chị Linh là hai người cần được giúp đỡ. Bây giờ người nào cũng mệt rồi vậy tôi đề nghị chúng ta nên về phòng nghỉ ngơi rồi sẽ bàn chuyện trong khi ăn cơm tối…

15- Nhất tướng công thành vạn cốt khô

Phiên xử hôm nay còn đông hơn ngày hôm qua. Theo như công bố của tòa thì hôm nay bồi thẫm đoàn sẽ tuyên án Tố Bồi Bút, Trườn Chui và Phạm Văng Vàng. Điều này khiến cho nhiều kẻ hiếu kỳ rủ rê nhau tới xem đông hơn gấp bội. Thiên hạ ngồi, đứng chật căn phòng xử thật rộng. Nhiều người đến trễ hết chỗ ngồi họ phải đứng hành lang hay ngoài sân. Năm phút trước khi phiên xử bắt đầu, chín vị bồi thẫm lần lượt ngồi vào ghế của mình. Họ có vẻ thư thái và vui vẻ hơn nhất là Huyền. Đêm hôm qua trong lúc ăn tối với nhau, cô ta năn nỉ Bình giúp ý kiến về hình phạt dành cho Phạm Văng Vàng. Không biết Bình đã nói gì mà hôm nay mặt mũi của cô nàng không còn lo lắng và ủ dột nữa.

Đúng 9 giờ sáng Diêm Vương xuất hiện. Đợi cho ông vua âm phủ an vị xong xuôi, Đán, chủ tịch của bồi thẫm đoàn mới bước tới thì thầm vào tai Diêm Vương xong trao mảnh giấy gấp làm đôi. Diêm Vương mở ra liếc nhanh rồi trả lại cho Đán. Cầm lấy cái búa gõ ba tiếng thật lớn để gây chú ý của mọi người, vị vua của âm phủ lớn giọng.

– Hôm nay, trước khi phiên xử của bị can Võ Khôi Nguyên bắt đầu, ta mời quí vị lắng tai nghe bồi thẫm đoàn tuyên bố về hình phạt dành cho các bị can Tố Bồi Bút, Trườn Chui và Phạm Văng Vàng…

Hướng về hàng ghế của bồi thẫm đoàn ông ta cười tiếp.

– Trước hết ta kính mời bồi thẫm Bằng đứng lên tuyên bố về hình phạt dành cho Tố Bồi Bút…

Cả căn phòng rộng lớn chứa hơn mấy ngàn người đều chú mục vào vị bồi thẫm tên Bằng. Họ cố đoán xem ông ta có hình phạt gì cho bị can mang cái tội bút nô.

– Kính thưa Diêm Vương… Kính thưa toàn thể quí vị… Quí vị cũng như tôi đều biết tội ác của tên Tố Bồi Bút lớn vô cùng. Tuy nhiên tuân theo đạo làm người tôi đề nghị với toà cho hắn trở lại dương gian…

– Nữa… Ông này chắc là đồng chí với tên Tố rồi…

– Cho hắn trở lại dương thế làm gì ông ơi… Nó là đồ sâu dân mọt nước mà…

– Cha này chắc làm ở Bộ Ăn Quá của tụi cộng sản nên chả binh vực tụi nó…

Nghe những lời nói của khán giả song Bằng không có cử chỉ gì khác lạ. Mỉm cười anh tiếp tục nói.

– Lưu hắn lại âm phủ để cho Diêm Vương quản lý hắn thì cũng được nhưng mắc công họ phải cho người nuôi ăn và giam giữ hắn. Như vậy lại thêm tốn hao công quỹ của âm phủ. Chả bằng ta trả hắn về lại nơi đất nước của hắn để làm những việc hữu ích cho đồng bào của hắn đang sống trong lầm than và đói khổ…

– Ông cho hắn làm dân Việt hả… Hổng được đâu… Hắn lại theo cộng sản nữa…

Nhẹ lắc đầu Bằng tiếp tục thốt.

– Hắn là thứ sâu dân mọt nước do đó tôi sẽ cho hắn làm con mọt sách. Để chuộc lại tội ác hùa theo băng đảng cộng sản, là con mọt sách hắn phải ăn, phải cạp, phải gặm, phải nhai nuốt hết các sách báo, hình ảnh tuyên truyền về cộng sản. Hắn phải ăn sách vở của Tàu, của Nga, của Việt Nam, Cuba, Triều Tiên hay bất cứ nước nào có tàng trữ sách báo nói về cộng sản…

– Cái này tui coi bộ được à Anh Năm… Cho hắn gặm đã luôn…

Thiên hạ gục gặt đầu như công nhận về hình phạt của bồi thẫm Bằng dành cho Tố Bồi Bút. Diêm Vương cũng tỏ ra ưng thuận đồng thời ra lịnh cho lục sự ghi vào hồ sơ của Tố Bồi Bút. Tiếp theo là bồi thẫm Linh đứng lên tuyên bố hình phạt của Trườn Chui.

– Kính thưa Diêm Vương và toàn thể quí vị. Đối với bố mẹ của mình, Trườn Chui là đứa con bất hiếu. Đối với đồng bào vô tội của mình hắn là kẻ đại ác. Đối với tổ quốc của mình hắn là tên phản quốc. Hắn như đứa mù, câm điếc. Người như hắn không xứng đáng nhìn thấy mặt người khác và ánh sáng mặt trời. Đáng lẽ hắn phải bị giam trong ngục tối của âm phủ đời đời kiếp kiếp. Tuy nhiên lòng người lúc nào cũng độ lượng và thứ tha, vì vậy tôi cho hắn được trở về dương thế làm con bọ hung, sống chui rúc trong đống phân trâu bò…

Thiên hạ đều gật gù khen cho bồi thẫm Linh có một hình phạt tương xứng với tội ác mà tên Trườn Chui đã làm. Kế đó mọi người đều chăm chú vào bồi thẫm Huyền để chờ nghe cô ta tuyên bố hình phạt dành cho Phạm Văng Vàng.

– Kính thưa Diêm Vương và toàn thể mọi người dưới cõi âm cũng như trên trần thế. Mãi quốc cầu vinh là tội lớn nhất của một người đối với nước non của họ. Vốn là kẻ có học, khôn ngoan và hiểu biết, nhưng chỉ vì mê quyền lực và lợi danh Phạm Văng Vàng đã hạ bút ký giấy bán nước, khiến cho các kẻ kế nhiệm của hắn theo gương xấu đó mà tiếp tục bán nước. Bán rừng, bán biển, bán núi, bán sông, bán quặng mỏ và bán cả dân nghèo vô tội. Hành vi của kẻ có chức có quyền như hắn thật làm xấu hổ tổ tiên và làm nhục cả dân tộc ta nữa. Hôm nay tôi sẽ cho hắn trở thành con sâu đo, muôn đời muôn kiếp làm con sâu đo. Nó sẽ đo đi đo lại ranh giới của hai nước từ vùng Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn xuống tới Vịnh Bắc Việt, đảo Hoàng Sa và Trường Sa để xem bao nhiêu tấc đất, tấc biển mà hắn và cái băng đảng của hắn đã bán cho Tàu…

– Cái này tui chịu… Cho hắn đo mệt nghỉ…

Bồi thẫm Huyền hơi mỉm cười khi nghe có người khen hình phạt mà cô ta đã dành cho Phạm Văng Vàng. Ngay cả Diêm Vương và Thôi Phán Quan cũng tỏ ra hài lòng về hình phạt mà bồi thẫm đoàn đã tuyên bố cho ba bị can. Đợi cho mọi người im lặng Diêm Vương mới gõ búa ba tiếng long trọng tuên bố khai mạc phiên xử Vỏ Khôi Nguyên bắt đầu. Vị đại diện cho công tố viện của âm phủ thong thả bước ra. Giọng nói trầm và nghiêm nghị của ông ta vang vang khắp nơi.

– Kính thưa Diêm Vương. Kính thưa chín vị bồi thẫm. Kính thưa toàn thể 80 triệu người dân Việt Nam đang sống dưới chế độ cộng sản độc tài vô nhân thất đức. Sở dĩ Hình Chí Mô và băng đảng của hắn thống trị nước Việt là do công cán của các đảng viên cuồng tín, tàn ác và vô lương tâm, trong số đó có một người mà hôm nay, vì muốn đòi hỏi cho công lý của những kẻ đã chết oan ức từ khi có cộng sản và nhất là trong 20 năm nội chiến tương tàn giữa hai miền nam bắc từ 1955 cho tới 1975, tôi phải đưa hắn ra trước vành móng ngựa. Với chức vụ bộ trưởng đặc trách công an, bộ trưởng quốc phòng kiêm tổng tư lệnh quân đội miền bắc, Võ Khôi Nguyên, đã đẩy hàng triệu thanh niên và thiếu nữ yêu nước vào cuộc chiến tranh tương tàn đẫm máu nhất dân tộc nhằm mục đích thực hiện tham vọng bá chủ toàn cầu của cộng sản quốc tế. Tuân lệnh các cố vấn Nga Tàu, với chiêu bài Sinh Bắc Tử Nam, hắn đã xô đẩy hàng triệu thanh thiếu niên nam nữ đi B, đi mở đường mòn dưới cơn mưa đạn bom của B52. Dù trực tiếp hay gián tiếp, hắn cùng các đồng chí của hắn đã chôn sống mấy ngàn đồng bào vô tội ở Huế trong Tết Mậu Thân. Hắn nướng mấy chục ngàn binh sĩ trong Tổng Công Kích Đợt 2, Mùa Hè Đỏ Lửa. Tội của hắn đối với dân tộc Việt nói sao cho hết. Hôm nay, Thôi Phán Quan tôi, thừa mệnh của đất trời, đại diện cho các oan hồn đang vất vơ vất vưởng, đứng ra vạch trần tội giết người tập thể của hắn và băng đảng cộng sản Việt Nam để cho mọi người biết. Sau đây tôi mời bị can Võ Khôi Nguyên lên trình diện trước tòa…

Thiên hạ xôn xao khi thấy họ Võ từ hàng ghế dành cho các nhân chứng thong thả đi lên. Đó là một quân nhân, dáng lùn tịt, tóc bạc, trên cầu vai có gắn 4 ngôi sao bạc. Hắn đi tới đâu thiên hạ xì xầm tới đó.

– Võ Khôi Nguyên hả anh Ba?

Một người lên tiếng hỏi và giọng ồm ồm vang lên.

– Ừ… Võ đại tướng đó… Cựu bộ trưởng quốc phòng kiêm tổng tư lệnh của Quân Đội nhăn răng Việt Nam Cộng Sản…

– Có phải hắn được đàn em nâng bi gọi là người hùng Điện Biên hả anh Ba?

– Chính hắn… Thiên hạ đua nhau ca tụng hắn là người hùng Điện Biên chứ họ đâu biết vì tuân lệnh các cố vấn Tàu mà hắn đã nướng hơn trăm ngàn mạng bộ đội và dân công vào trận Điện Biên Phủ. Phải gọi hắn là tên đồ tể Điện Biên thì đúng hơn… Cũng như cái đám truyền hình và báo chí phản chiến Mỹ đã bốc thơm bốc thúi gọi hắn là kẻ làm rung rinh đế quốc Mỹ… Rung ở đâu tao hổng thấy mà tao chỉ thấy đám cán bộ của Trung Ương Cục Miền Nam chạy vắt vò lên cổ qua Miên vì bị B52 trải thảm… Hắn làm bộ trưởng quốc phòng giỏi quá nên sau này đảng của hắn mới cho hắn làm cái chức Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia Dân Số Và Sinh Đẻ Có Kế Hoạch kiêm Trưởng Xưởng Đẻ Từ Dũ bởi vậy dân miền nam của mình mới có mấy câu thơ này:

– Người ta đại tướng cầm quân

Thân ông đại tướng cầm quần chị em…

hay:

Người ta đại tướng cầm quân

Còn ông đại tướng rặn dùm chị em…

Nghe mấy câu thơ trên Thôi Phán Quan mỉm cười thích thú như trong đầu vừa nãy ra ý nghĩ gì mới mẻ và hay ho. Giọng của vị lục sự đọc về tiểu sử của Võ Khôi Nguyên vang đều đều trong căn phòng rộng.

– Họ Võ, bí danh Văn và Dương Hoài Nam, sinh năm 1910 tại Quảng Bình. 1924 ra học ở Huế, gia nhập Tân Việt Cách Mạng Đảng. 1930 bị kết án hai năm tù. 1931 được tạm tha, chỉ định cư trú tại quê. Lúc này Louis Marty là Giám đốc Nha Chính Trị Đông Dương, tức mật vụ thời đó nhận Võ làm con nuôi cũng như đỡ đầu cho Đặng Thái Mai và Đào Duy Anh…

Có tiếng người xì xầm to nhỏ.

– Cái gì lạ vậy ta… Hắn theo cộng sản mà lại là con nuôi của chánh mật thám tây… Người ta đồn hắn là chỉ điểm cho mật thám tây đúng không anh Chín?

– Hổng có lửa làm sao có khói mậy. Bởi vậy sau này đám thằng Ba Duân, thằng Sáu Búa lục lọi ở đâu đó tờ đơn xin vào học trường Chasselout Laubart của Võ đại tướng với lời lẽ thúi hoắc toàn nâng bi và bợ hòn thực dân…

Tiếng vị lục sự đều đều đọc tiếp về tiểu sử của Võ Khôi Nguyên.

– Năm 1932 tên chánh mật thám Marty mang họ Võ ra Hà Nội học và giới thiệu cho dạy tại trung học tư thục Thăng Long, do Tôn Thất Bình, con rể Phạm Quỳnh làm chủ. Khôi Nguyên gia nhập Đông Dương Cộng Sản Đảng trong thời kỳ này. (Đông Dương Cộng Sản Đảng do Hồ Chí Minh tuân chỉ thị Đệ Tam Quốc Tế thành lập tại Hương Cảng, ngày 3-2-1930, sát nhập ba đảng cộng sản Trung Nam Bắc, đặt dưới quyền bảo trợ của đảng Cộng Sản Pháp, mỗi tháng lĩnh 5000 phật lăng).

Họ Võ người thấp lùn, dạy Sử Địa, có thể coi là một giáo sư nổ bậy, nói năng ú ớ và tính tình cộc cằn. Nhờ học trường tây hắn đậu được bằng cử nhân luật nhưng không có chứng chỉ pháp chế nên không được vô ngạch quan lại. Sau này báo chí ngoại quốc cho hắn có bằng tiến sĩ. 1936-1939, thời kỳ Mặt Trận Bình Dân tả khuynh cầm quyền tại Pháp, Đông Dương Cộng Sản Đảng hoạt động công khai, Võ Khôi Nguyên là một trong những lãnh tụ của Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương (cộng sản), viết báo Le Travail với Trần Huy Liệu, Trường Chinh. Lấy Nguyễn Thị Quang Thái, em Nguyễn Thị Vịnh (tức Nguyễn Thị Minh Khai). Cả hai chị em cùng là cộng sản, chết về tay thực dân Pháp. 1940 hắn xích mích với Tôn Thất Bình, thôi dạy học, qua Trung Hoa với Phạm Văn Đồng, gặp Hồ Chí Minh lần đầu. Năm 1941 trở về nước bí mật hoạt động ở vùng Cao Bằng. Năm 1944 Hồ Chí Minh giao cho Võ Khôi Nguyên chỉ huy đoàn vũ trang tuyên truyền của Việt Minh. 29-8-1945 giữ chức Bộ trưởng nội vụ của nhà nước cộng sản. Về Hà Nội và nắm quyền trong tay, Võ Khôi Nguyên thủ tiêu Tôn Thất Bình để rửa hận mối xích mích và bà mẹ nuôi góa Louis Marty để ếm chuyện liên hệ với thực dân Pháp. Bà Louis Marty, một người hết sức có cảm tình với người Việt và nhận Việt Nam làm quê hương, nhất định không về Pháp sau khi chồng mất, đến lúc chết bà này vẫn tin tưởng vào công lao chăm nom dìu dắt của mình và lòng biết ơn của tên khuyển tử!

2-3-1946, Võ Khôi Nguyên làm chủ tịch ủy ban liên hiệp kháng chiến. 3-11-1946, bộ trưởng quốc phòng. Tháng 7-1947, tổng tư lịnh quân đội Việt Minh. Tháng 1-1948 được phong đại tướng. 1955, ủy viên bộ chính trị, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng quốc phòng, tổng tư lệnh quân đội. Tháng 9-1960, bí thư quân ủy trung ương. Đầu năm 1980, họ Võ mất chức bộ trưởng quốc phòng và bí thư quân ủy trung ương vào tay Văn Tiến Dũng. Tháng 3-1982, hắn bị loại khỏi bộ chính trị, chỉ còn giữ hư vị phó thủ tướng đặc trách khoa học và kỹ thuật…

Đợi cho vị cựu bộ trưởng quốc phòng của nước Việt Nam Dân Chửi Cười Trừ kiêm tổng tư lệnh quân đội ngồi xuống ghế bị can, Thôi Phán Quan mới thong thả tới đứng trước mặt.

– Ngài là cựu đại tướng kiêm cựu bộ trưởng quốc phòng kiêm cựu tổng tư lệnh. Vậy ngài muốn tôi xưng hô với ngài như thế nào. Đại tướng hay bộ trưởng quốc phòng hoặc tổng tư lệnh?

Võ Khôi Nguyên trả lời liền.

– Thưa ngài biện lý… Ngài muốn gọi đại tướng cũng được, bộ trưởng quốc phòng cũng hổng sao mà tổng tư lệnh thì tôi cũng không phàn nàn…

Cười cười Thôi Phán Quan gật đầu hỏi tiếp.

– Theo như chỗ tôi biết thì đại tướng không theo học bất cứ một trường quân sự nào cũng như các khóa huấn luyện quân sự nào…

Vị đại tướng cười nhẹ điềm đạm trả lời.

– Thưa ngài biện lý đúng như vậy… Tuy nhiên trong lịch sử nước tôi có rất nhiều vị tướng lừng danh không hề thụ huấn bất cứ trường quân sự nào như vua Quang Trung chẳng hạn. Là một danh tướng bách chiến bách thắng song không hề tới trường để học về cách đánh giặc. Tôi nghĩ nếu là thiên tài hoặc nhân tài quân sự thì không cần phải học mới biết ” cầm quần…” ủa… tôi già cả lẫn lộn nên xin chữa lại là cầm quân…

Thôi Phán Quan gật gù cười.

– À… Hai tiếng cầm quần của ngài làm tôi nhớ tới mấy câu thơ sau đây.

Người ta đại tướng cầm quân

Thân ông đại tướng cầm quần chị em…                  

Phải chăng hai câu thơ này thiên hạ nói về ông?

Võ đại tướng hơi đổi sắc mặt khi nghe hai câu thơ trên song vài giây sau lấy lại vẻ thản nhiên.

– Người ta nói sao cũng được… Phần tôi lịch sử sẽ phán xét…

Thôi Phán Quan gật đầu cười.

– Ngài nói chí lý. Có một điều tôi hơi thắc mắc là không học ở bất cứ trường quân sự nào, không chỉ huy một đơn vị chiến đấu nào…

– Có chứ… Năm 1944 tôi được bác giao chỉ huy Đội Vũ Trang Tuyên Truyền…

Họ Võ ngắt lời. Thôi Phán Quan cười tiếp.

– Đội này có bao nhiêu người. Chắc đông lắm?

– Thưa ngài được 34 mạng, vũ trang tầm vông vạt nhọn và vài khẩu súng bắn chim cu của tụi Lê Dương mà anh em trong đội tuyên truyền chôm được…

– Trong vòng 4 năm từ năm 1944 tới năm 1948, chỉ huy đội vũ trang tuyên truyền này ông có đánh trận nào chưa?

Võ Khôi Nguyên lắc đầu quầy quậy.

– Đánh gì với đám lính đó. Hù dân họ còn chưa sợ huống gì lính Pháp… Nó bắn chạy tóe khói…

Nhếch nụ cười vị biện lý buông câu nói.

– Không học trường quân sự nào, không theo khóa huấn luyện nào, chỉ huy toán lính tầm vông vạt nhọn, không đánh một trận nào mà năm 1948, tức lúc 38 tuổi, ông được bác của ông phong chức đại tướng…

Có tiếng xì xầm nho nhỏ từ hàng ghế bị can mà người nghe đều biết là giọng nói của Hình Chí Mô.

– Thằng cha biện lý của âm phủ nó dốt tiếng Việt. Nó hổng có biết đại tướng là tướng đại hay là tướng mà ta phong đại cho cái chức… Thằng Văn mà đánh đấm cái gì…

Không biết có nghe câu nói của lão Hình Chí Mô không mà Thôi Phán Quan bình tịnh tiếp tục cuộc hỏi cung.

– Bác Hình của ông dựa vào tiêu chuẩn nào hoặc yếu tố nào để phong cho ông chức đại tướng?

Liếc nhanh xuống dãy bàn bị can, Võ Khôi Nguyên cười nhẹ.

– Tôi có hỏi bác về chuyện này thì bác nói: ” Người nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng…”. Ngài thấy bác của tôi khôn ngoan và biết dùng người không. Cách phong chức của ổng cũng ngon lành lắm. Không những tôi mà cùng đợt thụ phong có Nguyễn Bình được phong trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong thiếu tướng

– Theo những tài liệu mà âm phủ sưu tầm được thì từ năm 1944 cho tới 1948, bộ đội Việt Minh của ông chỉ tham dự có một trận đánh…

Thôi Phán Quan bỏ lững câu nói của mình ở đó. Dường như ông ta muốn để cho bị can tự nói.

– Ngài biện lý nói đúng. Đó là chiến dịch Việt Bắc hay còn gọi là chiến dịch Sông Lô… Đúng ra thì tụi Pháp nó đánh trước nhằm bắt toàn bộ các đồng chí cấp cao của đảng… Lãnh lệnh của bác tôi chỉ huy lính án binh bên bờ Lô Giang chờ cho tàu chiến của thực dân Pháp cắm mũi vào để đổ lính lên là tôi ra lịnh nổ súng. Hàng chục khẩu bazoka nã vào khiến cho tàu bốc cháy. Chiến thắng sông Lô này các anh em tự vệ thành Hà Nội chiến đấu rất anh dũng, đã giết hơn 3000 lính Pháp. Ngoài ra các mặt trận khác như ở đèo Bông Lau, Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, Ngân Sơn, Bạch Thông, các anh em vệ quốc đoàn đã đẩy lui cuộc tấn công của thực dân và buộc chúng phải rút lui. Binh sĩ dưới quyền chỉ huy của tôi đã lấy được nhiều súng ống và đạn dược của địch quân bỏ lại trên đường rút lui…

Thiên hạ im lặng nghe vị đại tướng của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam tường thuật vắn tắt về tài chỉ huy của mình. Riêng Thôi Phán Quan cười cười nói đùa một câu.

– Ủa tôi tưởng là ông với bác của ông đang nằm dưới hầm trong chiến khu Việt Bắc để tránh máy bay của Pháp mà. Có người kể với tôi là ngài đại tướng có cái tật bị nhức tim khi nghe tiếng máy bay oanh tạc hoặc tiếng đạn đại bác réo qua đầu…

Nói dứt câu Thôi Phán Quan mỉm cười khi thấy nét mặt của vị đại tướng bỗng trở nên cau có và giận dữ. Có lẽ ông ta biết vị đại diện của công tố viện của âm phủ nói xỏ mình. Từ lâu ông ta bị nhiều người chê bai và cười cợt vì cái tính chết nhát hay lạnh cẳng. Họ kháo với nhau rằng ông ta ít khi nào dám theo sát binh sĩ dưới quyền ra mặt trận vì sợ bị lạc đạn hay đạn đại bác rơi lầm.

– Xin mời đại tướng cho nghe tiếp về những chiến dịch quan trọng mà ngài đã chỉ huy để đánh nhau với thực dân Pháp…

Thôi Phán Quan lên tiếng. Được gãi đúng vào chỗ mình đang ngứa, Võ Khôi Nguyên cất giọng. Ông ta nói một hơi dài lưu loát như một học sinh thuộc bài.

– Chiến Dịch Biên Giới Thu Đông năm 1950 là một chiến dịch cực kỳ quan trọng nhằm mục đích phá vỡ cái thế biệt lập của chiến khu Việt Bắc để mở một hành lang vận chuyển vũ khí và tiếp liệu từ các nước anh em trong khối cộng sản quốc tế như Liên Bang Sô Viết, Đông Âu và nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ngoài ra nó cũng được tôi coi như là một giai đoạn thực tập và thử nghiệm để cho các tướng tá trong quân đội học hỏi đồng thời rút tỉa kinh nghiệm về những trận đánh lớn mà từ nào tới giờ chúng tôi ít có dịp thực nghiệm. Đây là lần đầu tiên tôi áp dụng một hình thái chiến tranh mới hay chiến thuật mới gọi là vận động chiến, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều đơn vị cấp lớn cở trung đoàn, đại đoàn với sự tham dự của đơn vị pháo binh cơ động hay vũ khí nặng…

– Như vậy đại tướng nhìn nhận từ nào tới giờ quân đội do đại tướng chỉ huy chưa có đánh trận nào lớn hơn cấp trung đoàn…

Bình với Đán nhận thấy Dương Hoài Nam tỏ ra suy nghĩ và lưỡng lự trước khi trả lời câu hỏi của Thôi Phán Quan.

– Thưa ngài biện lý… Tôi nhìn nhận là quân đội do tôi chỉ huy chưa đánh trận nào lớn hơn cấp trung đoàn trước khi chiến dịch biên giới được mở ra…

Thôi Phán Quan ngắt lời liền.

– Thế thì tại sao bác của đại tướng lại vin vào câu nói ” Người nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng…”. Trước khi chiến dịch biên giới được mở ra thì đại tướng đâu có đánh thắng ông đại tướng nào của địch đâu…

Vị ” thiên tài quân sự ” của đảng cộng sản Việt Nam cười cười điềm đạm thốt.

– Thưa ngài biện lý. Cái đó là bác nổ bậy… Bác hứng sảng bác nổ cho vui vậy mà… Ngài cũng biết là bác cũng như chúng tôi ở trong rừng lâu quá, hổng có dịp tiếp xúc với người nữ để giải tỏa tâm sự riêng nên nhiều khi cái hứng nó lên bất ngờ hổng có kiềm giữ được do đó phải nổ. Không nổ chỗ này thì phải nổ chỗ nọ… Hổng nổ ở dưới thì phải nổ ở trên… Hổng nổ là mất lập trường, chưa đả thông tư tưởng…

Thôi Phán Quan mỉm cười khi nghe Võ đại tướng giải thích.

– Tôi mời ngài đại tướng thuyết trình sơ qua cho tòa nghe về chiến dịch biên giới do ngài chỉ huy…

– Theo như sở kiến của tôi, vào thời điểm mà chiến dịch biên giới được khai diễn, thì quân đội thực dân Pháp xem Bắc Việt như là một chiến trường chính. Chúng đã đề ra chiến lược và chiến thuật như mở rộng vùng kiểm soát vùng đồng bằng, cũng cố các cứ điểm vùng biên giới Việt Hoa, kiện toàn quân đội quốc gia bản xứ để xử dụng nó như là một đối đầu với Quân Đội Nhân Dân do tôi chỉ huy. Để giành lại thế chủ động trên chiến trường, địch thành lập các binh đoàn lưu động, di chuyển nhanh và nhảy vào trận địa một cách thình lình. Ngoài ra chúng cũng cố gắng thiết lập các cứ điểm quan trọng để bảo vệ và kiểm soát đường số 4 hầu cô lập chiến khu Việt Bắc với đồng bằng Bắc Bộ. Biết được ý đồ của thực dân Pháp, tôi và thiếu tướng Hoàng Văn Thái tổng tham mưu trưởng, phó tổng tham mưu trưởng Đào Văn Trường, dưới sự chỉ đạo và cố vấn của bác đã điều nghiên và phác họa một chiến lược và chiến thuật để bẽ gãy thế công của địch…

– Ủa bác của ông cũng biết cầm quân nữa à?

Thôi Phán Quan hỏi và Vỏ Khôi Nguyên đáp không do dự.

– Biết chứ… Cầm quân bác cũng biết mà cầm quần phụ nữ bác còn giỏi hơn nữa. Bác thường nói ” đánh giặc thì có khó khăn gì đâu. Đánh giặc giống như vật lộn với đàn bà con gái vậy mà…” Mấy cái chiến thuật như ” công đồn đả viện ”, ” tứ khoái nhất mạn ” là do bác nghĩ ra sau nhiều đêm vật lộn với các nữ đồng chí… Cái chuyện bác đánh vật còn dài lắm, vậy tôi xin phép ngài nói tiếp về chiến dịch biên giới do tôi chỉ huy. Ngày 16 tháng 9 năm 1950, trung đoàn 174 và trung đoàn 209 của quân Việt Minh do tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy đánh chiếm cứ điểm Đông Khê với mục đích cô lập Cao Bằng, uy hiếp cứ điểm Thất Khê và phá thế trận phòng thủ của quân Pháp trên đường số 4, mở đầu cho chiến dịch biên giới thu đông 1950. Đông Khê do hai đại đội thuộc tiểu đoàn 2 trung đoàn 3 bộ binh lê dương trấn giữ. Đến ngày 18, cứ điểm Đông Khê hoàn toàn thất thủ. Mặc dù được yểm trợ tối đa về hỏa lực của máy bay, căn cứ này cũng không chịu nổi sức tấn công kiên cường và tinh thần chiến đấu cao độ của bộ đội…

Tằng hắng tiếng nhỏ như ra hiệu cho Võ đại tướng ngừng nói, Thôi Phán Quan hỏi liền.

– Hai đại đội lính lê dương có nao nhiêu người. Vì không có cầm quân nên tôi không rõ…

– Thưa ngài biện lý… Hai đại đội lính lê dương có khoảng 200 người…

– Ạ… Ngài đại tướng đem hai trung đoàn để đánh hai đại đội… Như vậy ngài thắng là lẽ đương nhiên… Xin hỏi ngài dùng chiến thuật gì để đánh đồn Đông Khê?

Võ Khôi Nguyên mỉm cười thong thả đáp.

– Tôi dùng chiến thuật biển người. Đây là chiến thuật mới của quân đội nhân dân Trung Quốc mà tôi học lóm được. Với lại nước tôi cũng có câu nói tương tự là ” Mười thằng đánh một, hổng chột cũng què…”. Bởi vậy địch có hai trăm tôi đem hai ngàn, địch có hai đại đội tôi đem hai trung đoàn đánh cho chắc ăn… Bây giờ tôi xin nói tiếp về chiến dịch biên giới…

Bộ tham mưu quân đội Pháp mở cuộc hành quân với hai đơn vị chủ lực tạo thành thế gọng kềm với hai mục đích là tái chiếm Đông Khê, tái lập lưu thông quốc lộ 4 và dụ các đại đơn vị của chúng tôi vào một chiến địa do chúng dàn ra trước. Đơn vị thứ nhất từ Thất Khê tiến lên Đông Khê, còn đơn vị thứ nhì từ Cao Bằng kéo xuống Đông Khê. Chúng không ngờ là tôi đã bố trí các đại đơn vị để chờ đợi. Đại đoàn 308 chiếm cao điểm ở núi Ngọc Trà và núi Khâu Luông để khống chế Đông Khê và trục lộ số 4. Ngày 1 tháng 10 năm 1950, các đơn vị chủ lực của đại đoàn 308 đã liên tục phục kích và gây thiệt hại nặng cho cánh quân từ Thất Kê kéo lên. Ngày 4 tháng 10, tiểu đoàn dù Lê Dương số 1 và Tabor phải rút chạy khỏi Khâu Luông về cố thủ ở Cốc Xá, cách Đông Khê chừng 6 cây số về hướng tây Nam để đợi viện binh từ Cao Bằng. Cùng lúc đó tôi điều động trung đoàn 209 hay Trung Đoàn Sông Lô tới Quang Liệt, làm thành thế gọng kềm đánh ép vào hướng bắc của Đông Khê sau khi cánh quân của địch từ Cao Bằng kéo xuống và hội với cánh quân ở Cốc Xá. Ngày 5 tháng 10, đại đoàn 308 vây Cốc Xá và cao điểm 477 của địch. Trung đoàn Sông Lô chặn phía bắc Đông Khê, còn trung đoàn 174 đóng chốt ở Cốc Phồn và Khâu Bia chặn cứng đường rút lui của địch. Sáng sớm ngày 6 tháng 10, trung đoàn 36 của đại đoàn 308 tấn công Cốc Xá. Khoảng xế chiều thì các cứ điểm của địch đã bị tràn ngập. Cả binh đoàn của địch gồm có 2500 người chỉ còn lại 600 cho nên phải tháo lui về cao điểm 477. Cùng lúc đó, 5 tiểu đoàn thuộc đại đoàn 308 đã tấn công và giao tranh ác liệt với địch tại cao điểm 477. Không chịu nổi sự tấn công dữ dội và liên tục của quân đội nhân dân Việt Nam, các đơn vị địch phải mở đường máu về Nà Cao. Tính đến ngày 8 tháng 10, chúng tôi đã đánh tan 8 tiểu đoàn địch cũng như thu nhặt được nhiều vũ khí và quân dụng đủ trang bị cho một đại đoàn…

Ngay khi vị đại tướng dứt lời Thôi Phán Quan cười thốt.

– Ngài đại tướng kể chuyện đánh giặc thật hay làm tôi tưởng mình đang ở trong lớp trường trung học Thăng Long nghe ngài giảng về sử ký mấy chục năm   trước, đúng như câu nói ” Giap, il fait la guerre sur le tableau…”

Vị đại tướng thiên tài quân sự đỏ mặt tía tai khi nghe câu nói bằng tiếng tây của Thôi Phán Quan. Nhìn trừng trừng vào mặt vị biện lý ông ta sẳng giọng.

– Ai nói với ông như vậy? Tôi…

Bắt gặp nụ cười mỉa của Thôi Phán Quan, vị đại tướng vội ngưng nói.

– Chắc đại tướng còn nhớ viên thượng sĩ thuộc binh đoàn Lê Dương tên Ersnt Frey mà bác của đại tướng đã đặt tên cho ông ta là Nguyễn Dân và phong cho ông ta chức đại tá. Tôi nghĩ là đại tướng phải nhớ ông thầy quân sự của mình. Viên thượng sĩ này từng là thầy của nhiều sĩ quan trong quân đội của đảng cộng sản, từng là chỉ huy trưởng Quân Khu 9, Ủy Viên Dự Khuyết Bộ Chính Trị và phụ tá cho thiếu tướng Nguyễn Sơn, Tư Lệnh Liên Khu 5. Đại tướng chắc không xa lạ gì với tướng Nguyễn Sơn?

Vị thiên tài quân sự của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam nín lặng không trả lời. Thôi Phán Quan cười tiếp.

– Đại tá Nguyễn Dân là người đã phát biểu câu: ” Giap, il fait la guerre sur le tableau…” mà tướng Nguyễn Sơn dịch ra tiếng Việt ” Đồng chí Văn, hắn   chỉ biết đánh giặc trên bàn giấy…”. Tôi nghĩ đại tướng đã nghe câu nói này nhiều lần… Nếu đại tướng quên thì tôi sẽ nhờ họ lên đây làm nhân chứng…

Có tật thì giật mình. Võ đại tướng nín thinh trước lời hăm dọa của Thôi Phán Quan. Không bỏ lỡ dịp may vị biện lý bồi thêm.

– Nhiều người viết sách báo ca tụng ông là một tướng giỏi, chuyên áp dụng nghệ thuật lấy ít đánh nhiều, lấy yếu chế mạnh… Trái lại đối với đại tá Nguyễn Dân và tướng Nguyễn Sơn, một người từng là thầy và một người từng quen biết nhiều với ông, họ có nhận định về tài chỉ huy của đại tướng. Họ nói ông không chỉ điều binh dở mà còn có cái tội ” nướng quân ” hay thí quân một cách tàn nhẫn…

Liếc thấy đồng hồ trên tường chỉ quá 5 giờ chiều, Thôi Phán Quan cười nói với bồi thẫm đoàn.

– Biết chín vị đã đã mệt nhọc và nhức đầu vì nghe chuyện đánh giặc của vị đại tướng thiên tài quân sự của đảng cộng sản Việt Nam nên tôi xin tạm ngưng phiên xử ở đây. Sáng mai tôi kính mời bồi thẫm đoàn và mọi ngưới nghe tiếp vị đại tướng kể về chiến dịch Trung Du để thấy rõ tài đánh giặc của ông ta…