10- Cứu vật, vật trả ân- Cứu nhân, nhân trả oán.
– Sau đây tôi xin mời nạn nhân thứ nhất của tên Trườn Chui trong vụ Cải Cắt Tánh Mạng…
Đó là câu mở đầu của Thôi Phán Quan trong phiên xử Trườn Chui vào sáng hôm nay. Mọi người đều chăm chú nhìn vào hai dãy bàn dành cho nhân chứng ngồi để đoán xem ai là nhân chứng thứ nhất mà Thôi Phán Quan gọi lên để đối chất. Hướng về nơi ngồi của nhân chứng Thôi Phán Quan cao giọng.
– Kính mời bà Nguyễn Thị Năm…
Mọi người trong phòng xử đều không tỏ một cử chỉ nào khác lạ vì có lẽ họ không biết bà ta là ai. Riêng Bình, nhờ ngồi hàng ghế đầu và ngồi đối diện với ghế bị can, anh nhận thấy Trườn Chui và nhất là lão Hình Chí Mô cúi gầm mặt nhìn xuống đất khi bà Năm đi tới gần.
– Bà ta là ai vậy anh Bình?
Huyền hỏi nhỏ và Bình cười trả lời.
– Tôi cũng không biết. Tuy nhiên nếu Thôi Phán Quan gọi bà ta trước tiên thời bà ta phải là một nhân chứng quan trọng trong phiên xử của tên Trườn Chui…
Đợi cho bà Nguyễn Thị Năm làm thủ tục xong xuôi Thôi Phán Quan mới cười hỏi một câu.
– Thưa bà. Nhũ danh của bà là Nguyễn Thị Năm, nhưng dường như bà còn có một tên khác nữa.
Bà Năm thong thả gật đầu.
– Thưa ngài… Nhũ danh của tôi thời chắc ít người biết vì người ta quen gọi tôi là bà Cát Thành Long…
Mọi người trong phòng xử đều xôn xao khi nghe bà già đang ngồi trên ghế nhân chứng xưng tên Cát Thành Long. Đợi cho thiên hạ im lặng xong Thôi Phán Quan cười hỏi tiếp.
– Tôi chắc bà có quen biết với tên Trườn Chui?
Liếc Trườn Chui bằng nữa con mắt, bà Cát Thành Long trả lời.
– Cái bản mặt của hắn tôi còn lạ gì. Tôi làm sao quên được cái thứ quân vong ân bội nghĩa như hắn. Hồi còn kháng chiến chống Pháp hắn ăn dầm nầm dề nhà tôi mà… Không những hắn mà thằng Hình Chí Mô, thằng Ba Duân, thằng Sáu Búa, thằng Hoài Nam, thằng Tô Tô, đứa nào cũng lui tới nhà của tôi… Nếu lúc đó tôi biết lũ chúng nó là đám người giả nhân giả nghĩa, lòng lang dạ thú thời tôi kêu mật thám Tây bắt bỏ tù cả đám để cho mấy trăm ngàn người khỏi bị chết oan trong số đó có tôi nữa…
Thôi Phán Quan cười nhẹ chưa kịp hỏi thời bà Năm tiếp liền.
– Tụi nó đứa nào có thói hư tật xấu gì tôi đều biết. Ông biết tại sao thằng Năm có biệt danh là Trườn Chui không?
Được dịp may bỏ qua rất uổng nên Thôi Phán Quan tận tình khai thác bằng một câu hỏi.
– Vậy à… Bà vui lòng kể cho tòa nghe về cái tên Trườn Chui. Chính tôi cũng thắc mắc không hiểu nghĩa như thế nào…
Bà Cát Thành Long quay qua nhìn Trườn Chui lom lom khiến cho hắn phải vờ quay mặt đi chỗ khác. Nhìn Thôi Phán Quan đang đứng trước mặt mình bà nói lớn.
– Quí vị cũng biết tên Trườn Chui sinh năm 1907. Tới năm 1952 thì hắn mới bốn mươi lăm tuổi. Bởi vậy hắn còn sung và còn thèm cái vụ gái gung lắm. Có lẽ ở mãi trong chiến khu ít thấy đàn bà con gái nên khi tới nhà của tôi, vừa được ăn uống tẩm bổ lại thấy đàn bà con gái trẻ đẹp hơ hớ trước mặt nên hắn thèm nhỏ dãi. Hắn nhịn hổng nổi…
Ngồi bên kia Trườn Chui chợt lên tiếng ngắt lời bà Long.
– Bà đừng có ăn nói hồ đồ nghe. Tôi là tổng bí thư đảng. Tôi đâu có làm chuyện bậy bạ đó…
– Chuyện đó là chuyện bậy bạ à. Nếu là chuyện bậy bạ thì tại sao tụi bây đứa nào cũng làm. Ngay cả thằng kia…
Bà Năm chỉ thẳng vào ngay chỗ lão Hình Chí Mô ngồi xong lớn tiếng.
– Thằng già dê đó già không bỏ nhỏ không tha… Dê con gái bà không được nó bí quá đi kiếm mấy con ở…
Quay sang Trườn Chui, bà Năm gằn giọng hỏi một câu.
– Thế thì con Thu, con ở nhà bà có mang là do ai… Nó khai với bà là mày chun lỗ chó, mà lỗ chó nhỏ hẹp nên mày phải chui phải trườn mới lọt qua được để vào giường của nó ngủ. Bởi vậy mấy đứa ở của nhà bà mới đặt cho mày cái tên Trườn Chui…
Từ dưới chỗ người ngồi dự khán vang lên giọng nói của đàn bà.
– Mẹ nói còn thiếu mẹ ơi… Con Thu với mấy đứa ở nhà mình gọi nó là Trườn Chui Lỗ Chó…
Một giọng nói khàn khàn vang vang phòng xử mà khi nghe người ta biết người đã nói già lắm.
– Tôi cùng quê với tên Trườn Chui đấy. Không phải hắn chỉ trườn chui lỗ chó nhà bà đâu mà nhà nào có con gái là hắn đều trườn chui hết…
– Tổng bí thư đảng mà đi chui lỗ chó… hí… hí…
– Cái đó có gì lạ đâu anh ba… Chủ tịch đảng, chủ tịch nước cũng xếp hàng chui luôn mà…
Thiên hạ bật cười khi nghe câu nói của người nào đó thốt lên trong phòng xử. Diêm Vương gõ búa mấy tiếng như để nhắc nhở cho mọi người biết họ không được phép nói trong phiên xử. Thôi Phán Quan bước tới thì thầm vào tai bà Cát Thành Long điều gì không ai nghe được. Người ta chỉ thấy bà ta gật đầu. Hướng về hàng ghế của bồi thẫm đoàn đang ngồi, vị đại diện của công tố hỏi.
– Trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp, bà được các lãnh tụ cộng sản và binh lính của họ gọi là mẹ chiến sĩ. Đúng như vậy không?
– Thưa ngài đúng như vậy…
– Bà là người từng giúp đỡ, che chở cho các nhân vật cao cấp của đảng như Hình Chí Mô, Trườn Chui, Hoàng Quốc Việt Nam, Lê Đức Lươn Lẹo…
– Thưa đúng như vậy…
– Bà từng là hội viên của Hội Phụ Nữ?
– Thưa đúng như vậy…
– Bà có một người con trai đi bộ đội làm tới chức trung đoàn trưởng?
– Thưa ngài đúng như vậy…
– Trong Tuần Lễ Vàng, bà đã cống hiến cho đảng và nhà nước 100 lạng vàng?
– Thưa đúng như vậy ạ…
Mọi người và 9 vị bồi thẫm đều nghe rõ Thôi Phán Quan hỏi năm câu bà Nguyễn Thị Năm đều xác nhận đúng như vậy.
– Trong năm 1952, bà đã bị Tòa Án Cải Cách Ruộng Đất ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên kết án tử hình?
– Thưa ngài đúng như vậy…
– Họ đã gán cho bà tội danh gì?
– Họ nói tôi là địa chủ, cường hào ác bá…
– Ngoài lý do là địa chủ và cường hào ác bá, bà nghĩ bà bị giết vì lý do gì?
Bà Cát Thành Long có vẻ do dự như đang suy nghĩ về câu hỏi trên. Thôi Phán Quan lại cười lên tiếng.
– Tòa Án Cải Cách Ruộng Đất không thể kết tội một người từng giúp đỡ, che chở cho các lãnh tụ cách mạng với một lý do hàm hồ là địa chủ hay cường hào ác bá được. Mẹ chiến sĩ thì không thể nào là địa chủ hay cường hào ác bá vì như thế chiến sĩ cách mạng hay bộ đội, trong số đó có các vị lãnh tụ cách mạng cũng là cường hào ác bá luôn. Bà có nghĩ như thế không?
Bà Năm mỉm cười gật đầu.
– Ông nói có lý. Tôi nghĩ tôi bị kết án tử hình chỉ vì lý do tôi biết nhiều quá. Tôi biết nhiều điều bí mật. Tôi biết cái thói hư tật xấu, cái tồi tệ và bẩn thỉu của mấy thằng làm lớn trong đảng nhất là của thằng đầu xỏ…
Vừa nói bà Năm vừa liếc lão Hình. Thôi Phán Quan nói tiếp.
– Như vậy lệnh tử hình của bà đã được ban ra từ Bộ Chính Chị và đã được chuẩn y bởi vị lãnh tụ của đảng. Hắn giết bà để không cho bà tiết lộ cái xấu của hắn…
– Ông nói đúng. Bởi vậy khi tôi bị kết án, con cháu của tôi chạy lên Hà Nội xin với mấy ông lớn thì mấy ổng làm thinh…
– Như vậy là tên Trườn Chui và lão Hình cũng như mấy nhân viên trong bộ chính chị cố ý giết bà…
Bà Cát Thành Long gật đầu.
– Tôi nghĩ như vậy…
– Họ kết tội tử hình bà là điều mà ai cũng biết. Nhưng tôi muốn hỏi là họ xử tội bà bằng cách nào?
Ngồi nơi ghế cao 9 vị bồi thẫm đều thấy thân thể của bà Năm run rẩy rồi sau đó có tiếng khóc tức tưởi vang lên.
– Tụi nó chôn sống tôi…
Diêm Vương cau mày song im lặng không nói gì hết. Quay qua nhìn Huyền Bình thấy mặt của cô bạn xanh mét.
– Chôn sống bà?
Thôi Phán Quan lập lại và bà Năm lặng lẽ gật đầu. Vị đại diện cho công tố viện nháy mắt với Hắc Y Sứ Giả và ông này phất tay áo rộng. Căn phòng xử biến thành mờ mờ tối. 9 vị bồi thẫm cùng mọi người ngồi trong phòng xử nhìn thấy trên màn ảnh cảnh tượng của Tòa Án Nhân Dân Đặc Biệt xảy ra 58 năm về trước trong phiên xử bà Cát Thành Long.
– Xin bà vui lòng cho biết người bị trói trong hình là ai vậy? Liên hệ như thế nào với bà?
Bà Năm sụt sùi.
– Nó là con trai của tôi…
– Ông ta bị tội gì?
– Thưa nó bị kết tội là địa chủ… Nó bị tố cáo về tội hãm hiếp…
– Ai tố cáo ông ta?
– Mấy nông dân của tôi…
– Tòa Án Nhân Dân Đặc Biệt đã xử ông ta ra sao?
Bà Cát Thành Long nấc lên cùng với giọng nói nghèn nghẹn vang lên để trả lời câu hỏi của Thôi Phán Quan.
– Họ hành hạ, tra tấn nó để bắt nó phải nhận tội…
– Họ hành hạ, tra tấn như thế nào?
– Họ bắt nó đứng dưới hố… rồi bảo dân làng đi tiêu… đi tiểu lên… Họ thả kiến xuống cho cắn… Họ dìm nó xuống nước… tới gần ngộp thở mới kéo lên… Họ đâm thủng bàn tay… bàn chân nó…
Như không còn kềm giữ được bà Năm bật khóc nức nở. Hồi lâu bà mới tiếp tục nói trong tiếng khóc nghẹn ngào.
– Cuối cùng họ xử bắn nó…
Điều dã man nhất là họ để xác con tôi phơi bày ra đó rồi tiếp tục hành hạ, xỉ vả cái xác của nó tới ba ngày ba đêm…
– Lúc đó bà đang ở đâu và làm gì?
Bà Năm khóc ngất lên. Nước mắt bà ta rơi lả tả khiến cho Hắc Y Sứ Giả phải đưa cho bà ta nguyên cả hộp giấy chùi mũi. Vừa lau nước mắt, vừa khóc bà ta vừa kể lể.
– Họ chôn sống tôi… Họ để cho tôi sống và chứng kiến cái chết của con trai, con gái. Ngay cả cháu nội ngoại dù mới có mười mấy tuổi cũng bị mang ra đấu tố. Chúng bị chưởi mắng, đánh đập ngay trước mắt của tôi… Nó có tội tình gì đâu… Họ chôn sống tôi, bỏ đói cho tới khi tôi kiệt sức mà chết…
– Thế người con trai đang ở trong lính của bà còn sống hay chết?
– Tôi không biết… Tôi nghĩ số phận của nó cũng như tôi…
Thôi Phán Quan hỏi tiếp.
– Bà còn điều gì để nói trước tòa không?
– Đối với lũ người vong ân bội nghĩa, lòng lang dạ thú này tôi nghĩ nói cũng bằng thừa. Tôi chỉ xin tòa cứ nhốt chúng dưới âm phủ muôn đời đừng cho chúng đầu thai lên làm người để giết hại dân lành vô tội…
Đợi cho bà Nguyễn Thị Năm trở về chỗ ngồi xong Thôi Phán Quan mới cất giọng rổn rảng.
– Kính thưa bồi thẫm đoàn. Sau đây tôi xin mời một nạn nhân nữa của tên Trườn Chui. Kính mời ông Nguyễn Mai…
Đợi cho nhân chứng làm xong thủ tục và ngồi xuống ghế Thôi Phán Quan mới bắt đầu bằng một câu.
– Xin ông vui lòng cho tòa biết về thân thế của ông?
– Thưa tôi tên là Nguyễn Mai, hậu duệ đời thứ 14 của dòng họ Nguyễn ở làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh. Tôi gọi thi hào Nguyễn Du bằng bác…
Thiên hạ xì xầm về thân thế của nhân chứng. Thôi Phán Quan gật gù.
– Hóa ra ông là dòng dõi của đại thi hào Tố Như, tác giả của truyện Kiều nổi tiếng. Tôi rất hân hạnh được biết ông. Xin ông vui lòng cho biết vì sao ông bị giết trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất?
Ông Nguyễn Mai khe khẽ thở dài.
– Tôi cũng không biết do lệnh của ai, vì lý do gì mà tôi bị gán cho cái nhãn hiệu địa chủ và cường hào ác bá. Họ bảo tôi có vài mẫu ruộng cho người ta thuê. Ruộng đó do ông bà để lại, tôi chỉ cho người ta thuê làm để lấy tiền sinh sống và giữ gìn mồ mả ông bà tổ tiên. Họ nói tôi là hạng trí thức vì thi đỗ tiến sĩ…
Quay qua Diêm Vương, ông ta hỏi nhỏ.
– Học giỏi mà bị đấu tố thời mai mốt ai mà dám đi học nữa… Thưa Diêm Vương, ngài có nghĩ như thế không?
Diêm Vương cười cười.
– Ta biết chuyện đó… Bởi vậy mà cái đám lãnh tụ của tụi cộng sản toàn là trí thức giả, trí thức dỏm không hà. Tụi nó sợ dân chúng đi học rồi khôn ra, đòi hỏi tự do dân chủ nên mới ban hành thuyết Tam Dân mà thằng Tố Bồi Bút vừa nói đó…
Thôi Phán Quan tằng hắng tiếng nhỏ như nhắc nhở nhân chứng. Hiểu ý ông Mai nói tiếp.
– Họ hành hạ, tra tấn, chửi rũa tôi ba đêm liền rồi sau đó phạt tôi 15 năm tù khổ sai. Tôi bị đày lên trại Đâng, một nơi rừng thiêng nước độc khiến cho tôi bị phù thũng và chết mất xác trong rừng. Điều mà tôi muốn nói ra đây là không những kết tội tôi họ còn phá hủy hết sách vở của dòng họ Tiên Điền, trong đó có di cảo của bác Du tôi… Những thứ đó quí giá vô cùng vì mất đi rồi là không bao giờ tìm lại được. Nó không phải của riêng dòng họ Nguyễn của chúng tôi mà còn là tài sản văn hóa của nước non và dân tộc…
Thôi Phán Quan nhìn về hướng các vị bồi thẫm đang ngồi trong lúc nói.
– Đó là tội phá hoại tài sản quốc gia… Ông còn điều gì để nói trước tòa nữa không ?
Ông Nguyễn Mai lắc đầu rời khỏi ghế. Hướng về nơi cuối phòng Thôi Phán Quan cao giọng.
– Kính thưa quí vị bồi thẫm. Sau đây tôi xin mời nhân chứng thứ ba. Kính mời ông Thành…
Một người đàn ông trọng tuổi thong thả đi lên ngồi vào ghế nhân chứng. Đợi cho ông Thành làm xong thủ tục Thôi Phán Quan hỏi liền.
– Ông là nạn nhân đồng thời cũng là nhân chứng của vụ đấu tố của ông nội và ông ngoại. Thưa ông đúng như vậy không?
– Thưa ngài đúng như vậy. Hai bên gia đình nội và ngoại của tôi đều là nạn nhân của vụ cải cách ruộng đất. Cho tới bây giờ nó vẫn còn hằn sâu trong ký ức cha mẹ và cô bác của tôi. Mỗi lần nhớ lại ai cũng sợ hãi đến lặng người đi vì nhớ lại chuyện hãi hùng, thảm khốc, cay đắng và vô vàn khổ sở mà họ đã trải qua. Hồi đó, vì cố vấn Trung Quốc yêu cầu các đội đấu tố phải chỉ ra đủ 5% dân là địa chủ, cường hào phản động, nên sau những đợt đầu rà soát mà báo cáo là không có, thì đương nhiên cuối cùng phải có những người vô tội bị oan, trong đó có ông nội tôi, thậm chí cũng là đảng viên cộng sản, cả ông bà thông gia của ông nữa, dù các con lớn đang theo kháng chiến cả. Ông là nhà nho, trước đó ông còn bán trâu bò của gia đình và đứng lên vận động dân xây trường học cho xã, nên người Pháp có về dự lễ khánh thành trường, chụp ảnh và có giấy ghi nhận tuy sau đó ông bị người Pháp bắt vì nghi ngờ hoạt động cho cộng sản. Thế nên có cớ cho đội CCRĐ quy kết, vì ruộng vườn thì vẫn không đủ chỉ tiêu quy địa chủ. Họ buộc dân làng phải bịa ra để đấu tố. Có người đành phải nói: ” Hồi năm 45, ông thấy chúng tôi sắp chết đói, bệnh tật đem về cho ăn và chạy chữa, qua khỏi thì cho ở lại cùng làm cùng ăn như người nhà, chắc đấy là ông giả vờ để bắt chứng tôi về mà bóc lột “. Toàn bộ tài sản, nhà cửa ruộng vườn tuy ít ỏi đều bị tịch thu. Bàn thờ bị phá tan, những câu đối hoành phi trong nhà thờ đều bị họ dỡ xuống làm chuồng trâu bò cho bần cố nông. Sách vở cũng bị họ đốt hết. Nếu không có sự cưu mang ngấm ngầm của dân làng thì các con của ông chưa thoát li chắc cũng chết đói hết. Ông bị bỏ đói và chết oan uổng trong nhà giam mà không được xét xử. Còn ông thông gia của ông khi chết rồi cũng không được đưa vào quan tài liệm, mà đội CCRĐ chỉ cho lấy 1 tấm chiếu nhỏ gói vào. Hình ảnh thi thể bị kéo lê đi chôn thật quá đau xót. Lúc đó các cụ cũng đã gần 70 tuổi. Ông tôi chỉ trăng trối lại rằng ” mong và tin tưởng bác sẽ giải oan “. Sau đó, ông đã được sửa sai là trung nông và được khôi phực đảng tịch có công với cách mạng, nhưng nỗi đau của gia đình không gì bù đắp được. Lúc đó cộng sản nói xin lỗi đã sai, nhưng cũng không hề trả lại nhà cửa, vườn tược cho gia đình. Ông tôi tuy được giải oan, nhưng chết thảm quá, gia đình tan nát, và những gì vớt vát chỉ là lời xin lỗi suông và quá muộn. Cộng sản là những kẻ lật lọng và vô ơn bạc nghĩa trong lịch sử không chỉ làm một lần mà còn nhiều lần sau đó. Cụ ngoại của tôi bị quy là địa chủ, bị tước hết ruộng vườn, đồ đạc nhưng vì có 4 con trai đi kháng chiến, và dân làng không ai chịu đứng ra đấu tố là cường hào ác bá, tuy có thuê người làm công bị coi như có bóc lột, nên còn may mắn được sống. Nhưng người anh trai của cụ và con trai thì bị bắn. Việc xét xử chỉ đơn giản là tóm được người cha, tra hỏi đánh đập sao cho công nhận mình địa chủ là có tội ác với nông dân. Cụ không nhận thì bị quy là ” ngoan cố đáng xử bắn “. Dân làng, họ hàng thương quá khuyên người con trai cụ thôi thì cứ nhận vậy, may ra cách mạng khoan hồng, bác ấy nhận, và cũng bị bắn luôn vì ” nếu đã nhận thì cũng phải bắn “. Những cái chết oan uổng như vậy lẽ ra là ưu tiên hàng đầu để lãnh đạo cộng sản ngày nay đưa ra lời xin lỗi. Nhưng họ vẫn tiếp tục né tránh. Khi xưa họ đã không hề xét xử, nay lại tiếp tục để dìm vào quên lãng. Tôi không biết thống kê Hà Nội có bao nhiêu nạn nhân bị chết trong vụ Cải Cách Ruộng Đất, nhưng chắc ít hơn ở các tỉnh làm nông nghiệp. Sau bao năm bị cướp hết tính mạng, danh dự, tài sản, tôi không hiểu đền bù thế nào cho đủ…
Căn phòng xử im lặng khi ông Thành chấm dứt lời kể của mình. Dường như mọi người còn đang bàng hoàng về những gì mà tai đã nghe và mắt đã thấy. Cuối cùng Thôi Phán Quan hắng giọng.
– Sau đây tôi xin mời thêm một nạn nhân đông thời cũng là nhân chứng. Kính mời ông Trần Anh.
Giọng nói của Thôi Phán Quan vang rền phòng xử trong lúc nhân chứng đi lên ghế ngồi.
– Ông Trần Anh có ông nội, bác và bố là nạn nhân của cuộc cải cách ruộng đất, bị quy là quốc dân đảng và địa chủ, bị đem ra đấu tố và xử tội…
Đợi cho nhân chứng an vị xong Thôi Phán Quan bắt đầu bằng một câu hỏi. Muốn cho bồi thẫm đoàn chú ý cũng như gây xúc động trong lòng họ nên ông ta biến phiên xử thành một cuộc phỏng vấn của báo chí.
Thôi Phán Quan: Lật lại trang sử về cuộc cải cách ruộng đất, trường hợp gia đình ông như thế nào, thưa ông?
Trần Anh: Ông nội tôi là người sớm giác ngộ cách mạng, cho nên khi được tư tưởng của ông Hình Chí Mô trao dồi vào tư tưởng của cụ thì cụ giáo dục tất cả gia đình hết lòng vì cách mạng. Về đào hầm bí mật, mà mới ngay gần đây thôi chúng tôi vừa đào một hố ga thì trúng hầm bí mật đó, tôi định gọi ủy ban xác định là hầm bí mật nhà tôi đây. Ông tôi ủng hộ, hưởng ứng “tuần lễ vàng” của Hồ chủ tịch phát động, cho nhà nước mượn 1075 vuông vải để may áo mùa đông binh sĩ để cho du kích mặc để đánh giặc. Đấy là ông nội tôi. Còn bố tôi mua 1000 công phiếu kháng chiến, ủng hộ 9 áo sợi. Bố tôi hoạt động cách mạng từ năm 21 tuổi, tức là từ năm 1942. Đến năm 1948 thì bố tôi được kết nạp vào đảng CSVN. Đến cải cách ruộng đất, sau năm 1954 giải phóng, sau đó thì giảm tô, đến cải cách ruộng đất thì người ta quy cho ông tôi là địa chủ, và quy cho bố tôi là phó bí thư Quốc Dân Đảng và bác tôi là bí thư Quốc Dân Đảng. Bác tôi bị bắn luôn, ông ấy nhận thì bị bắn luôn. Còn bố tôi thì kiên quyết không nhận. Không nhận thì người ta tra tấn, người ta thắt hai dây thừng vào hai ngón chân cái rồi người ta kéo lên sàn nhà, bố tôi đau quá, kêu khóc, xin thả xuống. Kêu khóc to quá thì người ta lấy rơm, lấy rạ nhét vào mồm.
Toàn bộ những cái bố tôi kể thì tôi còn ghi được nguyên cuốn băng. Cứ làm như thế, hàng ngày làm như thế, làm để bắt nhận là QDĐ. Bố tôi không nhận QDĐ, bố tôi bảo rằng bố tôi chẳng biết QDĐ là ai cả, chỉ biết đảng viên đảng CS thôi. Thế người ta không quy được cho bố tôi QDĐ thì người ta lại đưa bố tôi lên địa chủ luôn.
Địa chủ ngày đó là địa chủ “phân” anh ạ. Thí dụ mỗi một thôn là mấy địa chủ thì cứ thế người ta đưa lên thôi. Cuối cùng thì cũng bị tù không án, hai năm. Mà khốn nạn hơn thời tôi tù nhiều. Tức là tay thì trói cánh khuỷu ra đàng sau, chân thì cùm, quần áo thì chẳng có mặc, cứ nằm như thế ở dưới sàn chuồng trâu thôi.
Lúc bấy giờ tôi còn nhỏ, khoảng 10 tuổi, tôi mang cơm cho bố tôi thì khổ thế này: đầu tiên mang ra ngõ thì mình cũng chẳng biết gì cả, lúc bắt bố tôi thì tôi biết nhưng bắt ông tôi thì tôi không biết. Lúc bắt bố tôi thì tôi chỉ biết khóc thôi. Tôi thấy tự nhiên người ta đến nhà mình, 5 người đến, người ta dằn bố mình ra người ta trói mang đi, nói thằng này là QDĐ, trói mang đi thì mình chỉ biết khóc thôi. Không biết làm gì cả. Đến trưa mẹ tôi về, kể chuyện cho mẹ tôi nghe thì mẹ tôi cũng lăn ra khóc luôn. Thế là hai mẹ con cùng khóc. Lúc bấy giờ mẹ chỉ động viên, thôi bây giờ con mang cơm cho bố con với cho ông thôi…
Ra ngõ thì gặp đội, thế là nó quát ầm lên: ” Thằng này con nhà Quốc Dân Đảng, cháu địa chủ, tại sao mày gặp chúng tao mày không chào, mày không quì xuống “. Lúc bấy giờ biết đâu được, chỉ khóc thôi. Tôi khóc và bắt đầu quỳ xuống, nó bảo từ nay trở đi mày gặp chúng tao mày phải quỳ xuống, mày lạy các ông đội, xin phép các ông đội, xin phép các ông cốt cán để tôi mang cơm cho ông tôi, cho bố tôi, thế thì chúng tao cho đi.
Thế thì cuối cùng từ đấy thì cứ quen như vậy. Cứ ra ngõ gặp người ta là phải quỳ xuống, xong lạy xin phép các ông cốt cán để tôi mang cơm cho ông tôi, cho bố tôi. Gọi là cơm nhưng có cơm đâu, chủ yếu là khoai thôi.
Nắm cơm mang xuống thì thế này. Người ta dùng ngay cái trét xúc cứt đấy ông ạ, xúc phân gà, nó xắn vào chén cơm. Tôi cũng chẳng biết gì cả, tôi chỉ biết người ta làm như vậy thôi. Nhưng ông thôi thì rất hăng. Ông tôi bảo tại sao lại phải làm như vậy thì nó bảo là phải kiểm tra xem bọn địa chủ nó có tiếp tế cho nhau không, nó có thông tin cho nhau không, chúng ta phải kiểm tra.
Có hôm thì họ làm như vậy, có hôm thì không có trét, nó rút ngay cái cọc ở chuồng lợn bên cạnh con trâu, thế thì họ chọc vào cơm, chọc luôn vào khoai, bảo chúng tao phải kiểm tra. Năm đó thì có gì đâu, có cái gáo dừa thôi mà. Cái gáo dừa treo hai cái dây lủng là lủng lẳng đem nước vô cho ông – nó đổ đi một nữa xong nó đái vào đấy. Tôi cũng chẳng biết gì, chỉ biết như thế thôi.
Nhưng ông tôi quát rầm lên thì nó bảo rằng cho chúng mày uống để mà sáng mắt ra, cho chúng mày hết tư tưởng bóc lột, hết tư tưởng ức hiếp nhân dân. Nó cứ chửi ông tôi như thế – tôi cũng chỉ biết khóc, chẳng biết làm thế nào cả. Mình chỉ mang đi cho ông, mang đến chỗ thì lại về rồi.
Thôi Phán Quan: Chúng tôi xin được chia sẻ những nỗi đau của gia đình và lật lại một trang sử thì chúng tôi cũng muốn đi tìm lại những sự thật. Thưa ông Trần Anh, ông nói rằng ông cụ thân sinh ra ông cũng bị quy kết vào thành phần địa chủ trong vụ cải cách ruộng đất, ông nội cũng vậy, ông bác thì bị bắn chết vì nhận là Quốc Dân Đảng. Ông nói rằng cuốn băng mà ông cụ thân sinh kể lại…
Trần Anh: Tôi vẫn còn ạ. Mà kể lại cho đồng đội tôi nghe thì anh em đồng đội ghi chép lại chớ thật ra mà nói nhà tôi cũng chẳng có máy ghi âm. Đồng đội nó nghe cũng phát khóc lên vì chuyện ấy.
Thôi Phán Quan: Ông nói là lúc đó ông mới có 10 tuổi. Lúc những cuộc đấu tố đó, ông còn nhớ là vào thời điểm nào?
Trần Anh: Chính xác ngày thì tôi không nhớ, tôi phải về nhà tôi hỏi lại.
Thôi Phán Quan: Vậy thì ông nội ông và ông cụ thân sinh của ông tên là gì ạ?
Trần Anh: Ông nội tôi là ông Trần Ngọc Toản, còn bố đẻ tôi là Trần Ngọc Chất. Khi bố tôi và ông nội tôi ra khỏi tù thì có một cái như thế này. Sau khi ra rồi thì lúc bấy giờ là sửa sai, sửa sai thì…
Thôi Phán Quan: Như vậy là tù bao nhiêu năm?
Trần Anh: Hai năm.
Thôi Phán Quan: Ông nói rằng hôm ông bác của ông bị bắn chết khi nhận là Quốc Dân Đảng…
Trần Anh: Ông bác tôi là đảng viên đảng cộng sản. Ông bác tôi nhát hơn bố tối, nên khi bị tra tấn nặng quá thì ông nhận, nhận cái thì nó bắn luôn.
Thôi Phán Quan: Và chuyện đó xảy ra ở tại thôn nào…
Trần Anh: Xóm La Xuyên, xã Bố Tiến huyệnVũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Thôi Phán Quan: Thế còn trường hợp ông cụ thân sinh của ông bị đưa ra để đấu tố, cũng như ông nói rằng buộc dây thừng vào hai ngón chân cái để kéo lên trần nhà là ở tại địa phương hay ở đâu ạ?
Trần Anh: Ở tại địa phương, tại chuồng trâu nhà ông Dụng ngay cùng xóm. Nhưng bố tôi vẫn cứ để trong lòng thôi. Bạn bè đến động viên thì bây giờ mới kể lại, kể lại thì mới đem máy ghi âm ghi lại hết được cái đó.
Thôi Phán Quan: Trước khi qua đời thì ông cụ thân sinh của ông có kể lại cho những người đồng đội cũ thì mọi người có ghi được cuốn băng ghi âm đó à. Thời gian đó là thời gian nào thưa ông?
Trần Anh: Có ạ. Năm 1993.
Thôi Phán Quan: Tuổi thơ của ông đã bị vết hằn đau thương trong tâm tư, vào lúc mà ông nói khi ông lên 10 tuổi. Bây giờ nếu mỗi lần nhớ lại thì cảm tưởng của ông như thế nào?
Trần Anh: Bố tôi với ông tôi, sau khi sửa sai thì ra vẫn cứ động viên tôi là thôi con à bây giờ bác hồ làm sai bác hồ sửa rồi thì bỏ qua tất cả đi, xong gia đình nhà ta trở lại vị trí cũ thôi, vẫn tinh thần cách mạng thôi.
Thế thì vào năm 1958, vào hợp tác xã thì lại là gia đình gương mẫu và vào hợp tác xã đầu tiên. Còn được bao nhiêu của cải làm được lại góp vào hợp tác xã hết. Tôi lúc bấy giờ, năm 58, thì lên 12 tuổi. Bắt đầu đi học cấp một rồi. Lao động hết mình đấy ông ạ. Bởi vì tôi vào thiếu niên, vừa làm đội trưởng đội thiếu niên, rồi sang làm chỉ huy liên đội. Chuyên môn đi kẻ khẩu hiệu, kẻ băng biển, hô khẩu hiệu. Có nghĩa là mình biết làm công tác chính trị ngay từ nhỏ ông ạ. Lúc bấy giờ thì quên hết những nỗi đau đi thôi, để phục vụ cho “cách mạng” thôi.
Thôi Phán Quan: Thưa ông, ở tại tỉnh Thái Bình, những gia đình trong vụ cải cách ruộng đất theo ghi nhận thì có nhiều không?
Trần Anh: Những người bị oan ức bây giờ kể lại thì rất nhiều. Nếu bây giờ tôi đi lại tất cả những nhà đó thì ai người ta cũng kể như thế. Như lúc đầu tôi nói là địa chủ ” phân ” mà. Giả sử một xóm tôi có 2, 3 địa chủ chẳng hạn, thì cứ tỷ lệ thì nhân lên.
Coi như là địa chủ phân, nghĩa là chưa được như thế là chưa đạt được tiêu chuẩn, nhân lên và cứ phân như thế thôi. Bây giờ cần nhân thì có thôi, một thôn khoảng 3 địa chủ thì một xã có bao nhiêu thì nhân lên thì nó thành ra ngay thôi.
Thôi Phán Quan: Thưa ông, bây giờ vụ cải cách ruộng đất đã đi qua. Cá nhân ông, tuổi thơ của ông đã chứng kiến những cảnh như vậy và gia đình ông là nạn nhân. Bây giờ nhìn lại, mỗi lần nhắc đến lịch sử đau buồn này thì…
Trần Anh: Nghĩ đến lịch sử đau buồn này thì tôi vẫn nói với bạn bè rằng gia đình tôi 3 đời bị cộng sản đè nén, áp bức rồi, bị cướp trắng tay rồi, đời ông nội tôi, đời bố tôi, rồi đến đời tôi, cướp trắng tay như vậy rồi. Cho nên tôi vẫn nói với anh em, bạn bè rằng tao không căm thù chế độ này thì thôi chớ chế độ này lấy quyền gì để căm thù tao.
Thế còn đời tôi, tôi nói là đời tôi từ nhỏ đến giờ tôi luôn luôn giữ trong sạch, và chính vì giữ trong sạch cho nên tôi mới dám vạch trần những thối tha, những bẩn thỉu. Bây giờ tôi gọi là cái thác lọan của cái chế độ này…
Lời kể của ông Trần Anh chấm dứt. Diêm Vương ra lệnh tạm chấm dứt phiên tòa cho mọi người dùng cơm tối và sáng mai sẽ tiếp tục nghe thêm nhân chứng.
11- Cùng Hung Cực Ác
Vừa ngồi xuống chiếc ghế đối diện với Bình, Huyền thì thầm.
– Anh nghe tin gì chưa?
– Tin gì?
Bình hỏi trong lúc nâng ly cà phê sữa lên định uống.
– Lão Hình Chí Mộ định trốn lên dương gian nhưng lão vừa chạy tới đầu cầu Sinh Tử thời bị phát giác nên âm phủ mới bắt được lão…
Bình cau mày. Uống xong ngụm cà phê anh mới hỏi tiếp.
– Cầu Sinh Tử là cầu gì vậy chị?
Đón lấy tô bánh canh giò heo từ tay Bình đưa sang cho mình, Huyền cười hắc hắc.
– Ông Hắc Y Sứ Giả có giải thích cho tôi biết đại khái nó là cây cầu phân chia âm phủ với dương thế, giữa sự sống và cái chết…
– Sao hồi lúc xuống đây tôi hổng thấy cái cầu đó…?
– Ai mà biết… Ông nói sao thì tôi kể vậy cho anh nghe…
– Rồi âm phủ có trừng trị lão không?
– Hổng biết… Chắc có song ông thần áo đen không chịu nói… Một hồi ra tòa chắc mình sẽ biết…
Hai người vừa ăn uống vừa nói chuyện vẩn vơ. Liếc thấy đồng hồ chỉ 8 giờ rưởi họ cùng đứng dậy. Ra tới cửa chính của phòng ăn họ thấy thiên hạ lũ lượt kéo về phía phòng xử.
– Hôm nay người ta đi coi đông hơn hôm qua…
Huyền lên tiếng. Bình cũng gật đầu cười nói.
– Tôi nghĩ họ tò mò muốn biết…
Theo cửa dành riêng cho bồi thẫm đoàn họ ngồi vào ghế của mình. Vừa ngồi xuống ghế Huyền thì thầm.
– Anh thấy gì hông?
Ngó dáo dác Bình hỏi nhỏ.
– Tôi có thấy gì đâu…
– Cái nón trên đầu của lão Hình Chí Mô…
Nghe cô bạn gái nói Bình mới nhìn. Anh nhận thấy trên đầu của lão có cái nón. Gọi là nón thì không đúng vì nó giống như một vòng bằng kim loại quấn quanh đầu. Vòng kim loại này không biết làm bằng thứ gì mà chớp chớp dưới ánh đèn.
Đợi cho Diêm Vương an vị xong Thôi Phán Quan mới cất giọng rỗn rảng.
– Kính thưa Diêm Vương. Kính thưa 9 vị bồi thẫm. Kính thưa quý vị. Để tiếp tục phiên xử tên Trườn Chui sau đây tôi xin mời một nhân chứng ra trước tòa kể lại cho mọi người nghe những điều mắt thấy tai nghe về vụ Cải Cách Ruộng Đất…
Hướng xuống bàn của nhân chứng đang ngồi Thôi Phán Quan cao giọng.
– Kính mời ông Nguyễn Chí Thiện…
Đợi cho nhân chứng làm xong mọi thủ tục Thôi Phán Quan mới bắt đầu bằng câu hỏi.
– Ông là một nhà thơ đã sống dưới chế độ cộng sản, từng chứng kiến sự dã man và tàn ác của tòa án nhân dân đặc biệt. Xin ông vui lòng trình bày cho tòa và mọi người nghe chuyện đấu tố trong cải cách ruộng đất…
Liếc nhanh Trườn Chui đang ngồi trên ghế bị can nhà thơ họ Nguyễn trả lời.
– Hồi làm cải cách ruộng đất ở Thái Hòa ấp, ở đấy có một ông địa chủ, tôi còn nhớ tên là ông Bảy Dần. Ông ta là một người cũng có ruộng đất nhưng không phải giàu lắm. Ông ta chỉ có vài chục mẫu ruộng thôi và ông ta còn là một ông đồ dạy học nữa. Chính tôi có đi xem buổi đấu tố cuối cùng đó. Họ tổ chức đông người đi lắm và dân Hà Nội kéo nhau đi rất đông. Đến nơi, lúc bấy giờ tôi cũng len lên được hàng đầu để mà xem. Ông Bảy Dần cũng mặc áo the, cũng ăn mặc tử tế lắm, đội khăn hẳn hoi. Ông ta bị trói vào cột…
Thôi Phán Quan vặn hỏi.
– Như vậy là họ đem ông ta ra xử?
Nguyễn Chí Thiện gật đầu tiếp.
– Gọi là tòa án nhân dân. Trước hết ông ta bị trói vào cột và đàng sau cột độ mươi thước thôi thì có một cái hố đào sẵn. Người ta nói là đào cả hàng tuần trước rồi. Buổi đấu tố hôm đó nó diễn ra cả ngày, từ sáng đến tận khoảng 5, 6 giờ chiều mới kết thúc…
Thôi Phán Quan:
– Xử thì cứ xử thôi nhưng kết quả thì đã biết trước rồi phải không thưa ông?
Nguyễn Chí Thiện cười cười trả lời.
– Dĩ nhiên là họ đã định tội trước rồi. Người nào phải bắn, phải giết, người nào phải tù bao nhiêu năm… Dẫn địa chủ ra trước tòa án nhân dân đặc biệt chỉ là hình thức che mắt. Họ mị dân đó mà. Lên đấu tố thì đủ các người lên đấu tố. Sự thật họ đấu tố, tôi phải vô tư mà nói, phải nói thật ông ạ, thì đa phần là phụ nữ. Họ lên đấu tố khiếp lắm, chớ không phải bị cưỡng bức, nghĩa là họ hăng say họ đấu tố.
Trong số hàng mấy chục người lên đấu tố thì cũng có vài ba người là miễn cưỡng. Những người miễn cưỡng thì mình biết ngay, chớ còn những người hăng hái đấu tố, chỉ chỏ vào mặt, cứ lồng lên như những con hổ cái thì nhiều.
Thôi Phán Quan hỏi tiếp.
– Theo ông nhận xét thì tự họ làm chứ không phải họ bị ép buộc hay là gì cả?
Nguyễn Chí Thiện liếc Trườn Chui.
– Họ bị kích động nhiều, bị kích động hơn là bị ép buộc. Nhưng số người mà sau này họ hăng say lao theo thì đông, chứ còn số người miễn cưỡng lên thì ít thôi.
Nhưng phải nhớ một điều là từ đầu đã có một sự cưỡng bức rồi. Những người hăng say thì không phải là tự họ họ lên đâu, mà họ không lên cũng không được. Qua quá trình kể khổ rồi khơi sâu lòng hận thù thì nhiều người trở thành hận thù thật. Họ lên họ làm việc đó.
Chỉ riêng trong gia đình thôi thì là một sự miễn cưỡng rõ rệt anh ạ. Thí dụ như con dâu mà lên tố bố chẳng hạn, tố là ông ấy hiếp mình thế nọ thế kia thì ăn nói nó có vẻ gượng gạo, không có tinh thần hăng say như những người khác.
Có một điều đặc biệt là, ông ta đã ngoài 60 rồi, mà ông ta vẫn cứ phải xưng cháu hoặc xưng con với bất cứ một người nào lên đấu tố, dù người lên đấu tố chỉ đáng tuổi con ông thôi. Thậm chí tôi còn nhớ một cô con gái lên tố ông ta thì ông ta cũng phải xưng con với người con gái đó – con gái mình đẻ ra đấy ạ.
Bây giờ nói đến tòa án nhân dân mà ngồi xử thì toàn là nông dân thôi, toàn là nông dân được họ sắp xếp lên ngồi thôi. Chị làm “chánh án”, tôi còn nhớ chị ấy còn mù chữ, không biết viết a,b,c thế mà lại lên làm chánh án.
Sau một ngày đấu tố nhục nhã như thế rồi thì họ bắt đầu họ tuyên án. Họ tuyên án với tất cả tội ác mà địa chủ đã phạm phải, mà toàn bộ là bịa đặt thôi. Người ta tuyên án ông ấy tử hình.
Đặc biệt là trong quá trình đấu tố thì ông địa chủ này không có quyền cãi mà chỉ có quyền bất cứ ai đấu tố thế nào đều chỉ có quyền ” nhận tội ” – nhận tội lỗi của mình chớ không hề có một lời cãi nào được phép cả.
Thôi Phán Quan cười lạt.
– Tức là ai nói gì thì nói, phản ứng duy nhất mà ông được phép là cứ nhận thôi?
Nguyễn Chí Thiện gật đầu thốt.
– Và phải nhận ngay lập tức. Họ đã diễn tập nhiều lần rồi. Đấy không phải là lần đầu tiên mang ra, trước khi mang ra làm thật như vậy thì đã có những cuộc diễn tập trước đó. Diễn tập trong một số nhỏ người để cho ông này phải quen lối phục tùng như thế. Buổi hôm đó, tôi còn nhớ là sau khi đấu tố xong thì lập tức có 6 anh du kích. 6 anh du kích này đứng cách khoảng độ 2 mét… thế là bắn chết ông ta ngay. Sau khi bắn chết xong thì chặt dây thừng – không phải là cởi nữa mà là chặt dây thừng, lấy con dao chặt dây thừng ra và lôi ông ta ra chỗ cái hố đó. Xin nhớ một điều, không có áo quan. Thế là họ vất tụt xuống hố đó và lấp đất ngay lập tức thôi. Lấp đất xong thì đất ấy cũng không được đấp thành mộ mà đấp bằng như bình thường thôi chớ không đấp gồ lên như một khối u như là một mộ phần anh ạ. Đấy là điều mà tôi chứng kiến tận mắt.
Nhưng tôi muốn nói thêm, chính vì chứng kiến chuyện đó cho nên sau này tôi vào tù, tôi nằm nghĩ lại. Để bàn về cải cách ruộng đất thì tôi chỉ làm một bài thơ thôi – đây chính là vụ Bảy Dần…
Nguyễn Chí Thiện ngừng lại uống ngụm nước. Thôi Phán Quan nói trong lúc hướng về phía bồi thẫm đoàn đang ngồi.
– Thơ của ông dĩ nhiên là phải hay và có ý nghĩa. Mời ông đọc lớn cho mọi người nghe…
Uống xong ngụm nước nhà thơ họ Nguyễn cao giọng ngâm.
– Được nghe bà kể khổ.
Con thấy đời con thực là đáng chết.
Con đã đi bóc lột để nuôi bà.
Con bây giờ không dám nhận là cha.
Dù bà là do con đẻ ra.
Con – thành phần địa chủ thối tha.
Trước nhân dân, trước đảng, trước bà…
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội…
Đó là lời của cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội
Giữa đấu trường trăn trối với con…
Bài thơ trên chấm dứt lời khai của nhà thơ họ Nguyễn trước tòa. Nhìn theo cho tới khi nhà thơ bất khuất ngồi xuống xong Thôi Phán Quan hắng giọng.
– Sau đây tôi xin mời một nạn nhân của tên Trườn Chui. Kính mời ông Nguyễn Văn Chi…
– Xin ông vui lòng cho chín vị bồi thẫm biết cá nhân ông và gia đình ông đã gánh chịu những gì trong cuộc cải cách ruộng đất…
Đó là câu hỏi đầu tiên của Thôi Phán Quan. Im lặng giây lát ông Nguyễn Văn Chi mới trả lời.
– Lúc ấy, miền Bắc tuy được “giải phóng” song dân trí thì thấp, đời sống thì đói. Người ta có ý thực hiện chính sách giảm tô cải cách để có ruộng cho người nông dân cầy. Đường lối đưa ra là đánh đổ địa chủ, cải tạo tư sản, tư bản…để lấy đất chia cho nhân dân, cho những người nghèo. Cho nên, có những người bị thiệt thòi. Lúc ấy, lộn xộn, chẳng ai giữ đạo làm người, con tố bố, vợ tố chồng… mất cả đạo đức con người. Gia đình tôi, cụ (ông nội) công tác rất tốt, đến lúc ấy tự nhiên qui cho cụ tôi là thành phần đối kháng, bắt cụ đi đấu tố, gia sản bị tịch thu hết. Tôi bị coi là con nhà địa chủ, khổ lắm, đi ra ngoài đường là phải chào ông bà nông dân. Dù nó là con là cháu mình, cũng phải gọi nó là ” Ông ” là ” Bà ”. Nhà cửa và của cải bị họ lấy hết chả còn gì cả. Tôi là con nhà địa chủ, bị trong cảnh xem từng người tố bố mình, toàn bịa chuyện. Lúc ấy dân ngu dốt lắm, chả hiểu gì cả, cứ nói bừa, nói theo kiểu ” mớm ” lời, toàn là bịa ra, chúng (đội cải cách) bảo thế nào thì người nông dân nói thế. Lúc đó, trình độ của chúng có ra cái gì đâu.
Ôi… Tôi còn nhớ như thế này… Tôi chưa bao giờ thấy lịch sử con người lại ngược đời như thế, đến nỗi phải nói là thời đại trâu bò đi ” bí tất ”, cóc nhái nhẩy lên làm người, mõ sãi ngày xưa nhẩy lên làm chánh án, làm thẩm phán ngồi trên toà đấu bố mình. Tả lại thì nhiều lắm, khí thế của nhân dân nó vùng lên, đánh đổ địa chủ mà! Ông bà nông dân họp riêng với nhau, người ta họp thế nào đó mình không biết, xong rồi ” đùng ” một cái, nhà mình bị qui là đối kháng luôn mặc dù là một thành phần rất tốt, có công với cách mạng, thế mà ” đùng ” một cái, ngược lại hết! Nó đến nó tịch thu, nó đuổi mình ra khỏi nhà. Trong người mặc quần áo thế nào thì đi ra thế đấy.
Tôi đi học về, cắp cái cặp, là chỉ có thế… Thế là hết. Mấy mẹ con dắt nhau ra ngồi một chỗ, nhìn ông bà nông dân chia của. Sau đó, ông bà nông dân tập hợp ra, ngồi đông lắm, cảnh đấu tố đông lắm, các ” vị ” thì ngồi trên toà, làm cái toà trên cao đàng hoàng, kê ở ngoài đình, cánh đồng, như sân khấu vậy, rồi bắt nông dân lên đấu tố, địa chủ phải cúi mặt xuống. Địa chủ bị trói, bị mắng chửi, bị cùm kẹp, thậm chí còn bị tra tấn, đánh đập nữa…
Nói tới đây ông Chi dừng lại như bị nghẹn lời. Liếc nhanh vào cuốn sổ đang cầm trên tay của mình Thôi Phán Quan nhẹ giọng.
– Thưa ông, được biết người đấu tố ông bà nội và bố ông lại chính là bà xui gia và cũng là người láng giềng, từng được ông cụ, tức ông nội của ông giúp đỡ trong nhiều năm. Vậy, ông còn nhớ bà ấy đã làm những gì khi đó? Và kết quả cuộc đấu tố lúc bấy giờ ra sao?
– Bà ấy lên, lật ngửa mặt cụ ra, rồi chỉ vào tận mặt và nói: con Ly, tên bà cụ là Ly, vợ chồng mày ép buộc tao, phải gả con gái cho con mày…rồi bà ấy khóc hu hu lên… rồi xin đội cải cách cho đem con gái về… rồi bà ấy bảo là mày dụ dỗ con tao đi Nam để cho bố mẹ lìa con… Lúc ấy, tự nhiên nó như ma quỉ cám dỗ, người ta nhìn thấy nhà tôi, người ta như muốn ăn thịt luôn, họ muốn làm gì thì làm. Lúc ấy, người nào càng hăng hái, càng tốt, càng đấu tố, càng đánh đập, thì càng tốt. Có những người bị tử hình, ông cụ tôi bị kết án tử hình, bắn chết ngay, lôi ra bắn chết ngay, bắn ngay trước mặt mọi người, con cháu… Đấu tố bố mình, bắt phải ra nhìn… Còn những người khác bị tra tấn, bị chết thì cho là họ tự tử, bắn thì rõ ràng rồi, mấy trường hợp… Cuối cùng thì sửa sai, biết là sai lầm, rồi xin lỗi, thế thôi !
Thôi Phán Quan hỏi tiếp.
– Sau khi bị đấu tố, cuộc sống của gia đình ông như thế nào?
– Sau khi nhà cửa và của cải bị tịch thu thì gia đình tôi, nhà không có phải phải đi ở nhờ, nằm đất, không có cái chiếu để nằm. Ra đồng mò cua bắt ốc mà nuôi nhau. Ông bà nông dân phải tránh xa mình. Ông bà nông dân nào có thương mình đi chăng nữa thì phải để trong lòng, nếu không thì đội nó qui cho cũng chết luôn!
Đi ra ngoài thì phải chào ông bà nông dân và xưng ” con ” với họ nên chả muốn đi đâu cả; nhưng vì cuộc sống, nên lúc ấy, cũng phải đi ra ngoài đồng để kiếm rau, con cua, con cá… Mẹ con bắt ốc nuôi nhau, vẫn phải cúi mặt xuống để mà tránh né, cho qua ngày, biết làm thế nào được… Giai đoạn lịch sử nó là thế đấy!…
Phòng xử yên lặng như mọi người còn đang bàng hoàng và bận suy nghĩ về những hậu quả tai hại cũng như cách xét xử dã man và tàn nhẫn của đảng và nhà nước cộng sản đối với dân chúng.
Đợi cho nhân chứng trở về chỗ ngồi xong xuôi Thôi Phán Quan mới quay sang hỏi Trườn Chui.
– Ngươi là tổng bí thư đảng trong thời kỳ cải cách ruộng đất phải không?
Hơi ngần ngừ giây lát Trườn Chui mới chịu trả lời.
– Tôi là tổng bí thư đảng nhưng tôi không phải là người chỉ đạo…
– Ai là người chỉ đạo?
– Thưa… thưa…
Trườn Chui ấp úng. Cuối cùng hắn quay sang nhìn Diêm Vương rồi lên tiếng.
– Bẩm ngài con có phải trả lời câu hỏi này không ạ?
Diêm Vương rắn giọng trong lúc nhìn Trườn Chui.
– Ngươi phải trả lời. Nếu ngươi biết điều và hợp tác với âm phủ thời ta sẽ nhân đó mà châm chước cho ngươi. Để ta nói rõ cho các ngươi biết. Phiên tòa này được lập ra là do lệnh của Trời. Mục đích của nó không phải để tìm kiếm hoặc chứng minh tội lỗi của các ngươi, bởi vì tội ác của các ngươi đã rành rành ra đó ai mà không biết, không thấy và không nghe. Đừng tưởng những việc các ngươi làm không có ai biết đâu. Những hành động mờ ám, ném đá giấu tay, giết người rồi bưng bít của các ngươi giấu được ai chứ không giấu được trời đâu. Âm phủ ta đã ghi chép hết các tội ác mà các ngươi đã phạm. Phiên tòa ngày hôm nay chỉ để trưng bày cho mọi người thấy, nghe và cũng để cho các vị bồi thẫm dựa vào đó mà tìm ra biện pháp chế tài những kẻ gian ác như các ngươi không tái phạm mà tàn hại bá tánh…
Ngừng lại giây lát Diêm Vương nghiêm giọng.
– Nếu ngươi thành tâm khai thật thời ta sẽ nhân đó mà châm chế cho ngươi. Các ngươi đừng hòng lấy vải thưa mà che mắt thánh. Tai của trời nghe xa ngàn vạn dặm. Mắt của trời thấy cả ba tầng chín cõi… Tội đồng lõa giết mấy trăm ngàn người của ngươi thoạt trông thời lớn song cũng có thể châm chước được… Theo ta thì chỉ đáng gở vài cuốn lịch thôi…
Trườn Chui sáng mắt khi nghe Diêm Vương phán. Giết hai ba trăm ngàn người mà chỉ gở có vài cuốn lịch thì ôi thôi sướng quá.
Nghe Diêm Vương chỉ cho Trườn Chui gở vài cuốn lịch Huyền tỏ vẻ không bằng lòng. Nàng quay qua thì thầm với Bình.
– Thằng cha đó giết người không gớm tay mà tại sao Diêm Vương chỉ cho hắn gở vài cuốn lịch… Như thế không công bằng…
Bình cười cười.
– Chị có đọc truyện Lưu Nguyễn Nhập Thiên Thai không?
– Tôi có đọc hồi còn nhỏ mà lâu quá rồi không nhớ…
– Đại khái là có hai thanh niên vô tình đi lạc vào động tiên. Thấy phong cảnh đẹp họ lưu lại vài ba ngày rồi sau vì nhớ nhà nên bỏ về trần thế. Lúc về tới quê cũ họ thấy mọi thứ đều đổi thay. Hỏi ra mới biết là họ đã xa trần thế cả trăm năm. Như vậy là một ngày ở cõi tiên, cõi trời hay ở dưới âm phủ dài bằng trăm năm ở dương thế. Diêm Vương hứa cho lão Trườn Chui gở vài cuốn lịch là còn lâu lắm, có lẽ phải cóc mọc râu hắn mới được đầu thai trở lại dương gian…
Được lời hứa hẹn của Diêm Vương, Trườn Chui vẻ vẻ nói với Thôi Phán Quan.
– Ông muốn hỏi gì cũng được. Tôi sẽ nói những gì tôi biết…
Khẽ gật gù mỉm cười tỏ vẻ hài lòng Thôi Phán Quan bước tới bàn của mình. Cầm lấy một xấp báo cũ mèm ông ta trở lại chỗ của Trườn Chui đang ngồi. Chìa xấp tờ báo ra trước mặt bị can ông ta nghiêm giọng hỏi.
– Ngươi biết cái này là cái gì không?
Nhân vật từng một thời là tổng bí thư đảng của nước Việt Nam Dân Chửi Cười Trừ có vấn đề liền khi thấy xấp báo mà Thôi Phán Quan chìa ra trước mặt mình. Liếc nhanh xuống chỗ lão Hình Chí Mô đang ngồi họ Trườn ấp úng giây lát mới trả lời.
– Bẩm ngài đó là báo Nhân Dân, cơ quan tuyên truyền chính thức của Trung Ương Đảng và Nhà Nước…
Gật gật đầu vị đại diện cho công tố viện của âm phủ hỏi tiếp.
– Là cơ quan tuyên truyền chính thức của đảng cho nên các bài báo phải được sự duyệt xét của Trung ương Đảng trước khi cho phổ biến. Đúng không?
– Bẩm đúng ạ…
– Trong tờ báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 mà ta đang cầm trong tay đây có một bài viết nhan đề Địa Chủ Ác Ghê. Ta muốn ngươi đọc lớn lên cho mọi người nhất là 9 vị bồi thẫm nghe về bài viết này…
Do dự giây lát rồi cuối cùng Trườn Chui cũng cầm tờ báo lên. Liếc nhanh tờ báo đã được mở ra xong nhìn về hướng 9 vị bồi thẫm đang ngồi hắn cao giọng đọc lớn.
– Thánh hiền dạy rằng: ” Vi phú bất nhân “. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
– Giết chết 14 nông dân.
– Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
– Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
– Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
– Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
– Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
– Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
– Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
– Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
– Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
– Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
Viết ngày 21-7-1953
Ký tên C.B.
Đợi cho Trườn Chui đọc xong Thôi Phán Quan mới gằn giọng hỏi.
– Ai là người đã viết bài báo này? Người ký tên C.B là ai?
Liếc nhanh xuống chỗ lão Hình Chí Mô đang ngồi Trườn Chui nín lặng giây lát mới trả lời.
– Thưa đó là bác viết… Thưa chủ tịch đảng… Đó là bút hiệu của chủ tịch nước…
– Là Hình Chí Mô… Đúng không?
– Thưa ngài đúng như vậy…
– Theo như lời của bà Cát Thành Long khai thì ngươi và nhiều lãnh tụ cao cấp của đảng kể cả tên Hình Chí Mô từng ăn dầm nằm dề ở nhà của bà ta. Đúng không?
– Thưa đúng…
– Ngươi có bao giờ chứng kiến bà Cát Thành Long với hai đứa con trai của bà ta hành hạ, đánh đập, tra tấn và giết người không?
– Thưa ngài tôi chưa bao giờ thấy bà Năm làm bất cứ hành động ác ôn côn đồ nào…
– Như vậy những lời mà vị chủ tịch đảng và chủ tịch nước của ngươi viết trên báo là bịa đặt, vu khống. Đúng như vậy không?
– Thưa tôi nghĩ như vậy…
Thôi Phán Quan lập lại câu hỏi của mình.
– Ta hỏi ngươi có đúng như vậy không chứ ta không hỏi ngươi nghĩ như vậy…
Trườn Chui liếc nhanh Diêm Vương. Thấy ông ta đang trừng trừng nhìn mình, hắn trả lời vừa đủ cho mọi người nghe.
– Thưa ngài đúng như vậy… Tôi xác nhận bài báo mà bác viết đều hoàn toàn bịa đặt và vu khống. Chính bác cũng nói cho tôi biết là cần phải viết như vậy để chuẩn bị dư luận quần chúng…
Hơi mỉm cười Thôi Phán Quan hỏi tiếp.
– Tại sao ngươi không lên tiếng minh oan và bênh vực cho bà Năm?
Trườn Chui trợn đôi mắt nhìn Thôi Phán Quan lom lom như tưởng ông ta nói đùa. Lát sau hắn mới thở ra cái khì rồi từ từ lên tiếng.
– Ngài nói đùa à… Tôi mà lên tiếng minh oan hay bênh vực là tôi mất lập trường… Tôi sẽ bị khép vào tội phản động, địa chủ, gián điệp. Họ sẽ mang tôi ra đấu tố liền. Tôi sẽ bị trùm bao bố và cho đi mò tôm ở sông Hồng. Lệnh từ trung ương ra ai mà dám cãi… Lệnh từ bác ra ai cũng phải làm. Ngay cả việc đem bố mẹ mình ra để đấu tố…
– Như vậy là ngươi có đem bố mẹ ra đấu tố. Có hay là không?
Thôi Phán Quan gằn giọng hỏi trong lúc ánh mắt nghiêm lạnh của ông ta nhìn chằm chặp vào mặt của bị can như để ép buộc hắn phải thố lộ sự thật.
– Bẩm… Bẩm ngài có ạ… Tôi và mọi người ở trung ương đều phải đem bố mẹ ra đấu tố một cách công khai hay bán công khai. Bác đã đem cha mẹ mình ra đấu tố thời chúng tôi cũng phải làm theo cái gương đạo đức của bác. Như vậy mới là đạo đức cách mạng…
Tiếng xì xầm phát ra nơi khu vực dành cho người dự khán càng lúc càng lớn rồi thành ồn ào khiến cho Diêm Vương phải gõ búa yêu cầu mọi người im lặng. Riêng Thôi Phán Quan mỉm cười liếc nhanh về phía 9 vị bồi thẫm, nhất là ngay chỗ Đán đang ngồi vì anh là chủ tịch của bồi thẫm đoàn xong mới quay nhìn Trườn Chui. Ông ta biết rằng đây chính là dịp may duy nhất để chất vấn bị can trước tòa vì tinh thần của hắn đã bị lung lay và giao động nên hắn sẽ khai, sẽ phun ra sự thật đã được giấu diếm và che đậy. Sự thật này ít có người biết vì đảng và nhà nước chỉ cho dân chúng biết những gì có lợi cho chúng còn có hại thì chúng giấu như mèo giấu cứt.
– Như vậy là ngươi có đấu tố cha mẹ một cách công khai hoặc bán công khai?
– Bẩm vâng ạ… Tôi phải lôi bố của tôi ra đấu tố ở làng Hành Thiện thuộc tỉnh Nam Định. Cuộc đấu tố có sự chứng kiến của báo chí nữa…
Thôi Phán Quan gật gù cười lên tiếng.
– Kết quả cuộc đấu tố của bố ngươi như thế nào?
Ấp úng hồi lâu Trườn Chui mới trả lời thật nhỏ như sợ người trong phòng xử nghe được.
– Thưa ngài… Kết quả thì cũng giống như mọi cuộc đấu tố khác thôi…
Khẽ lắc đầu Thôi Phán Quan hỏi tiếp.
– Như vậy là bác của ngươi cũng có mang cha mẹ ra đấu tố?
– Bẩm có ạ…
Ngần ngừ giây lát Trườn Chui mới nói tiếp.
– Bác thì đấu tố bán công khai còn tôi thì thì đấu tố công khai. Là tổng bí thư đảng nên tôi phải làm gương cho nhân dân… Bác thì bố mẹ đã chết nên chỉ đấu ảnh thôi và làm trong phạm vi bộ chính trị. Chỉ có các ủy viên trung ương đảng được tham dự cuộc đấu tố cha mẹ của bác mà thôi…
Liếc thấy đồng hồ chỉ năm giờ rưởi nên Diêm Vương tuyên bố tạm ngưng phiên xử và sẽ tiếp tục đúng 9 giờ sáng ngày mai.
12- Ngài thủ tướng của ” tự do bán nước ”
Mới hơn 8 giờ sáng mà đã có người hiện diện trong phòng xử. Họ tới sớm để được chỗ tốt hầu thấy rõ mặt mũi và theo dõi phiên tòa lịch sử càng ngày càng trở nên hấp dẫn và gay cấn hơn.
Đúng 9 giờ phiên tòa bắt đầu sau khi Diêm Vương ngồi vào ghế chánh án. Sau đó Trườn Chui được mời vào ghế bị can. Điều mà người ta chú ý nhất là Thôi Phán Quan. Vị đại diện cho Công Tố Viện mở đầu phiên xử bằng giọng nói sang sảng.
– Kính thưa Diêm Vương. Kính thưa Bồi Thẫm Đoàn. Kính thưa quý vị đang có mặt trong phòng xử cũng như toàn thể mọi người đang theo dõi phiên tòa dưới âm phủ xuyên qua các phương tiện thông tin như truyền hình, truyền thanh và các trang mạng toàn cầu. Quý vị đã nghe tôi chất vấn Trườn Chui về hành động giết người dã man và độc ác trong vụ Cải Cách Ruộng Đất ở miền bắc nước Việt Nam vào các năm 1950. Hơn hai trăm ngàn dân lành vô tội đã chết oan vì sự cố ý giết người của tên chủ tịch nước kiêm chủ tịch đảng là Hình Chí Mô và tổng bí thư đảng Trườn Chui. Nhân danh công lý, luật pháp của âm phủ và thừa lệnh của trời đất, tôi xin 9 vị bồi thẫm dành thời giờ xét nghiệm để dành cho tên Trườn Chui một hình phạt tương xứng với các tội danh sau đây:
1- Cố sát và giết người có dự mưu như trong trường hợp của bà Cát Thành Long và toàn thể con cái của bà.
2- Cố sát đối với các trường hợp của ông Nguyễn Mai, gia đình ông Thành, gia đình ông Trần Anh và gia đình ông Nguyễn Văn Chi…
Ngừng lại uống ngụm nước xong Thôi Phán Quan cao giọng nói với bồi thẫm đoàn.
– Tội danh thứ 3 là giết người với trường hợp gia trọng. Điều này được áp dụng cho hơn hai trăm ngàn nạn nhân vô danh.
4- Xâm phạm và chiếm đoạt tài sản của dân chúng một cách bất hợp pháp.
5- Phá hoại và tiêu diệt tín ngưỡng.
6- Hủy hoại phong tục tập quán, đảo lộn đạo lý và luân thường của dân tộc.
7- Phá hoại tài sản của quốc gia như các di tích lịch sử và văn hóa.
8- Phá hoại nông nghiệp…
Nói xong Thôi Phán Quan trở về chỗ mình ngồi. Đán, nhân danh chủ tịch bồi thẫm đoàn xin gặp Diêm Vương để thảo luận về hình phạt của Trườn Chui. Không biết hai bên bàn thảo những gì mà cuối cùng Diêm Vương cho mọi người biết bản án của Trườn Chui sẽ được tuyên bố sau. Để tiếp tục phiên tòa vị lục sự cao giọng đọc.
– Sau đây tôi xin mời ông Phạm Văng Vàng lên ngồi vào ghế bị can…
Mọi người trong phòng xử chăm chú vào một người lão già tóc hoa râm, mặc âu phục hơi cũ, vóc dáng cao ráo nên cũng dễ nhìn. Tuy nhiên ông ta lại mắt lé, môi thâm xì và vểnh ra trông rất đặc biệt khiến cho người ta nhìn một lần sẽ không quên.
– Bộ hắn lai ma róc hay sao mà da đen xì vậy anh ba?
Một người nào đó lên tiếng. Bây giờ mọi người trong phòng xử mới để ý tới làn da đen như đồng đen của người này.
– Mày không biết hắn là ai à?
– Không… Hắn là ai vậy anh ba?
– Vậy thì đợi một chút thì mày sẽ biết hắn là ai…
Trong lúc người này thong thả đi lên chỗ ghế bị can thì giọng nói của vị lục sự vang vang trong máy phóng thanh.
– Bị can tên thật là Phạm Văn Chì, sinh năm 1905 tại huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngải. Nhờ cha mẹ là phú nông giàu có nên tên Chì được theo học trường Albert Saurraut tại Hà Nội. Đậu tú tài phần 1 xong hắn bỏ học theo cộng sản. Vì có nước da đen như đồng đen nên hắn được các đồng chí tặng cho biệt danh Chì Cháy. Ngoài ra cũng vì đôi môi thâm xì và vểnh ra nên hắn còn có biệt danh là Chì Vẩu… Nhờ có nhiều công trạng với đảng nên Phạm Văn Chì được Hình Chí Mô cho làm thủ tướng của nước Việt Nam Dân Chửi Cười Trừ. Hắn giữ chức vụ thủ tướng này 32 năm từ năm 1955 cho tới năm 1987. Trong lúc còn hoạt động bí mật hắn có biệt danh là Tộ…
Vị lục sự ngưng nói khi Phạm Văn Chì ngồi vào ghế của bị can. Trước khi Thôi Phán Quan mở đầu cuộc chất vấn, Phạm Văn Chì quay qua nói với Diêm Vương.
– Thưa Diêm Vương. Tôi xin đính chánh vài điều về tiểu sử của tôi vì vị lục sự đọc không đúng. Trước nhất tên của tôi là Phạm Văng Vàng chứ hổng phải Văn Chì…
Nghe bị can lên tiếng thanh minh, vị lục sự cau mày cự nự.
– Ta đọc đúng theo hồ sơ tiểu sử của ngươi… Hồ sơ lý lịch này là của cái băng đảng của ngươi cung cấp mà… Nó ghi rõ ràng là Phạm Văn Chì mà…
– Dạ ngài biết một mà chưa biết hai. Tên cúng cơm của tôi là Phạm Văng Vàng. Tên này có ý mong là sau này khi lớn lên tôi sẽ trở thành kẻ hùng biện, chữ nghĩa hay, tiếng nói văng ra như vàng. Bởi vậy mới có tên Văng Vàng…
Diêm Vương cười mỉm khi nghe Văng Vàng giải thích về cái tên của hắn. Trong lúc đó Thôi Phán Quan chăm chú vào hàm răng vàng ” hiến mai ” của bị can rồi nói đùa một câu.
– À… Nhờ ông giải thích nên tôi mới hiểu tại sao ông lại có tên Văng Vàng…
Không để ý tới lời nói mỉa của Thôi Phán Quan, Phạm Văng Vàng cười tiếp.
– Vì tôi sanh tại nhà nên không có giấy khai sinh. Tới chừng đi học ba má tôi phải ra tòa xin cái giấy Thế Vì Khai Sinh. Khi khai tên họ thằng cha thư ký dốt chữ quốc ngữ nên sửa Phạm Văng Vàng thành ra Phạm Văn Chì. Ba má tôi hỏi lý do đổi tên này thì hắn bảo Chì với Vàng cũng từa tựa với nhau, cùng là kim loại nhưng chì nặng hơn vàng và có giá trị hơn. Riêng về cái bí danh Tộ thì cũng sai tuốt luốt. Bí danh của tôi là Tô mà người ta cứ viết lầm ra Tộ. Bởi vậy tôi yêu cầu ngài sửa lại cho đúng…
Diêm Vương xì một tiếng thật dài.
– Vàng với chì… Tô với tộ đâu có khác mà ngươi khiếu nại. Đúng là nhiều chuyện và lắm lời…
Tuy phán như vậy song ông ta cũng ra lệnh cho lục sự sửa tên Phạm Văn Chì thành ra Phạm Văng Vàng. Nói xong ông ta ra hiệu cho Thôi Phán Quan bắt đầu phiên xử. Vị đại diện cho luật pháp của âm phủ bước tới đứng trước mặt bị can.
– Xin ông vui lòng cho tòa biết ông giữ chức vụ gì của nước ông?
Phạm Văng Vàng nở nụ cười khoái trá vì câu hỏi của Thôi Phán Quan gãi đúng chỗ ngứa của mình. Đây là dịp may cho hắn khoe với mọi người cái công cách mạng và nhất là công với băng đảng và nhà nước.
– Sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập thì tôi được bác thương cho giữ chức Bộ Trưởng Tài Chính kiêm Phó Trưởng Ban Thường Vụ Quốc Hội. Năm 1947 tôi lại được bác cho giữ chức Ủy Viên Dự Khuyết Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Năm 1949 tôi trở thành Phó Thủ Tượng Duy Nhất. Năm 1951 tôi trở thành Ủy Viên Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng. Tháng 9 năm 1954, tôi trở thành Phó Thủ Tượng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao. Tháng 9 năm 1955 tôi giữ chức vụ Thủ Tượng Chính Phủ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rồi tháng 5 năm 1975 tôi trở thành Thủ Tượng của nước Việt Nam Thống Nhất…
Thôi Phán Quan hơi cau mày như suy nghĩ giây lát rồi mới lên tiếng hỏi.
– Thủ Tượng Chính Phủ… Ông nói lầm hay tôi nghe lầm…?
Diêm Vương và 9 vị bồi thẫm, dù không nói ra cũng đều có thắc mắc giống như Thôi Phán Quan về hai tiếng Thủ Tượng. Họ nghĩ Phạm Răng Vàng người Quảng Ngải, cách phát âm hơi nặng thành ra Tướng hắn phát âm thành Tượng.
– Ngài không nghe lầm đâu mà tôi cũng không nói lầm đâu. Tôi nói Thủ Tượng vì có lý do đặc biệt…
Nói xong Phạm Răng Vàng cười hì hì một cách khoái trá. Thôi Phán Quan im lặng không nói gì hết để chờ nghe họ Phạm giải thích hai tiếng Thủ Tượng.
– Sở dĩ tôi nói Thủ Tượng là vì bác đã dạy bảo như thế này. Thủ là Giữ, còn Tượng là cái ruột tượng mà mấy bà vợ miền bắc thường dùng để cất giữ tiền bạc. Chức Thủ Tượng Chính Phủ của tôi là cất giữ cái ruột tượng của đảng và nhà nước, nhất là cái ruộng tượng của chính tôi. Ông chậm tiêu quá nên không thấy được cái ý sâu xa của bác đó…
Mặc dù bị Phạm Răng Vàng chê là chậm tiêu song Thôi Phán Quan lại mỉm cười gật gù khi nghe bị can giải thích hai tiếng Thủ Tượng.
– Hóa ra là thế… Tôi đúng là chậm tiêu nên không nghĩ ra cái chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ của ông lại có nghĩa ” thủ cái ruột tượng…”
Được khen Phạm Răng Vàng cười hì hì ngồi rung đùi khoái chí.
– Ngài không biết đâu. Bác của tôi một đời cách mạng, từng bôn ba lưu lạc khắp năm châu bốn biển, học hỏi và thấu triệt hết lý thuyết cách mạng của Các Mác cho nên bác rặn ra nhiều chủ trương mới mẻ và táo bạo làm cho nước yếu dân nghèo như…
Nghe Phạm Răng Vàng khoe Diêm Vương không nhịn được lên tiếng hỏi.
– Như cái gì?
Họ Phạm chưa kịp trả lời, Diêm Vương lên giọng răn đe.
– Ngươi đừng có như thằng Tố Bồi Bút với chủ thuyết Dân Đói, Dân Ngu và Dân Ngủ. Đúng là xạo hết chỗ nói…
– Bẩm Diêm Vương. Nhân danh Thủ Tượng của nước Việt Nam Dân Chửi Cười Trừ, con với sự chỉ đạo của bác đã đẻ ra nhiều chủ trương lắm. Con bảo đảm không có nước nào theo kịp kể luôn cả các nước văn minh, tự do và dân chủ như Mỹ, Anh, Pháp…
Thôi Phán Quan hừ tiếng nhỏ khi nghe Phạm Răng Vàng xạo hết chỗ nói.
– Ngươi đừng có nói khoác… Ta nghe nói tổ chức Liên Hiệp Quốc đã liệt nước Việt Nam vào hàng nghèo đói và mất tự do nhất trên thế giới. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền như Human Right Watch và Amnesty International phàn nàn băng đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đã cấm đoán tự do dân chủ, chà đạp nhân quyền, bắt bớ và giam cầm những kẻ chống đối…
Phạm Răng Vàng lắc đầu quầy quậy khi nghe Thôi Phán Quan kết tội.
– Thưa ngài… Đó là lời bịa đặt hổng có căn cứ. Họ cố ý bêu xấu nhà nước do tôi lãnh đạo. Dân tôi có tự do nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Nhà nước Việt Nam đã thực thi tự do một cách sâu rộng cho dân chúng và tất cả nhân viên chính phủ trong các bộ và các ngành chuyên môn…
Thấy Diêm Vương thò lõ mắt nhìn mình, còn Thôi Phán Quan lộ vẻ nghi ngờ, Phạm Răng Vàng điềm đạm giải thích.
– Hoa Kỳ là một quốc gia mà người dân có được nhiều quyền tự do. Thưa Diêm Vương đúng không?
Vị sếp của âm phủ gật đầu không do dự.
– Ta nhìn nhận lời nói của ngươi đúng sự thực một trăm phần trăm…
Phạm Răng Vàng tủm tỉm cười sau khi nghe Diêm Vương trả lời câu hỏi của mình.
– Hoa Kỳ là một nước tự do dân chủ nhưng so sánh với nước tôi cũng chưa bằng được. Băng đảng và nhà nước Việt Nam đã cho nhân viên của nhà nước do tôi lãnh đạo học tập để thấu triệt về quyền tự do căn bản của họ. Còn dân chúng cũng vậy. Họ cũng được học tập để hiểu biết thế nào là quyền tự do của họ…
Khẽ vuốt chòm râu dài Diêm Vương gật gù.
– Thế à… Nghe ngươi nói ta ham quá… Hóa ra bấy lâu nay ta hiểu lầm. Ta bị chính phủ của các nước tự do trên thế giới đầu độc tư tưởng nên cứ nghĩ nước Việt Nam của ngươi không có tự do dân chủ… Đâu ngươi nói nhân viên nhà nước và dân chúng được tự do như thế nào. Nếu nghe lọt lỗ tai thời bao nhiêu tội lỗi của ngươi ta xí xóa hết…
Tủm tỉm cười vị thủ tượng của nước Việt Nam nhìn thẳng vào mặt Thôi Phán Quan rồi đột ngột buông một câu.
– Bẩm Diêm Vương… Ở nước con các nhân viên nhà nước được nhiều quyền tự do lắm; tỉ dụ như quyền tự do bán nước, tự do tham nhũng, tự do ăn cắp của nhà nước, tự do bóc lộ, tự do chà đạp nhân quyền, tự do bắt bớ và giam cầm dân chúng… Ngài nghĩ nhân viên chính phủ của nước Hoa Kỳ có nhiều quyền tự do hơn không?
Thôi Phán Quan cứng họng khi bị Phạm Răng Vàng phang một câu hỏi. Ngay cả Diêm Vương cũng đớ người ra vì câu hỏi hóc búa này. Hai vị đại diện cho cõi âm còn đang bàng hoàng khi nghe vị thủ tượng của nước Việt Nam Dân Chửi Cười Trừ luận về đặc quyền tự do của nhân viên nhà nước do hắn lãnh đạo, thời giọng nói nghiêm nghị lại vang lên khiến cho ai ai ở trong phòng cũng đều nghe rõ không sót tiếng nào.
– Ba cái quyền tôi vừa nói ở trên là một trong nhiều chính sách của bác rặn ra. Nó gọi là Tam Ăn… Bẩm Diêm Vương, ngài có muốn nghe tôi luận bàn về chính sách Tam Xin, Tam Ăn, Tam Nói, Tam Chia và Ngũ Bán không. Tôi bảo đảm là sau khi nghe xong nếu ngài đem áp dụng thời bốn phương phẳng lặng, trời đất thái bình liền và âm phủ của ngài sẽ trở thành thiên đường…
Diêm Vương liếc Phạm Răng Vàng bằng nửa con mắt. Ông ta biết họ Phạm xỏ ngọt mình. Vừa định sai lính quỉ đè bị can ra quất cho vài roi về tội hổn xược, nhưng thấy Thôi Phán Quan nháy mắt làm hiệu ông ta ráng dằn cơn thịnh nộ cười vui vẻ thốt.
– Đâu ngươi nói ta nghe thử coi… Nếu thấy được ta sẽ bớt tội cho ngươi…
Được lời hứa hẹn của Diêm Vương, Phạm Răng Vàng khoái chí. Hướng về chỗ 9 vị bồi thẫm đang ngồi hắn cao giọng.
– Hồi còn ở trong chiến khu Rượt Bắc, tôi và các đồng chí như anh Ba, anh Năm hay anh Thận, anh Sáu, khi nằm dưới tảng xê trốn máy bay của Pháp, thường kính cẩn lắng nghe bác hứa hẹn là khi về thành sẽ rặn ra những chủ thuyết, chương trình hay cải cách để làm cho nước Việt Nam trở nên tân tiến và giàu mạnh không kém gì các nước tư bản. Điều thứ nhất mà bác sẽ làm sau khi giải phóng đất nước là chủ thuyết Tam Chia…
Phòng xử im lặng như tờ vì ai ai hầu như nín thở để lắng nghe Phạm Răng Vàng nói về những điều bí mật chưa bao giờ được nghe. Là đệ tử ruột của Hình Chí Mô và với chức vụ thủ tượng, Vàng có đủ hiểu biết và nắm bắt được nhiều tài liệu của băng đảng và nhà nước trong các chương trình canh tân xứ sở.
– Hắn có xạo không anh Tư?
Có tiếng thì thầm nơi dãy ghế cuối cùng.
– Ai mà biết. Mấy thằng lãnh đạo cộng sản, thằng nào mà không xạo. Càng cao cấp chừng nào càng xạo nhiều chừng đó… Mày cứ chờ nghe tên Vàng xạo hết chỗ chê…
– Thuyết Tam Chia của bác rất công bình, rất sáng suốt, rất hợp thời, hợp pháp và hợp đạo lý làm người, nên khi ban hành ra thì từ trên xuống dưới các đồng chí từ cấp trung ương xuống tới cấp quận huyện, làng xã đều thi hành đúng đắn…
Diêm Vương liếc nhanh bị can. Ông ta bắt đầu sốt ruột khi nghe tên Vàng thao thao bất tuyệt. Liếc qua thấy Thôi Phán Quan tủm tỉm cười nên ông ta cũng dằn lòng im lặng nghe.
– Tam Chia mà bác đẻ ra đầu tiên là Chia Ghế…
Có tiếng cười mỉa mai phát ra từ dưới chỗ ngồi của người dự khán. May nhờ làn da mặt đen như lọ nồi nên không ai biết là Phạm Răng Vàng đỏ mặt.
– Mặc dù biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Tàu; nhưng thường hay xài ngôn ngữ bình dân bởi vậy bác mới nói là chia ghế. Thực ra chia ghế là phân chia chức vụ cho tất cả các đồng chí có công với băng đảng. Như anh Thận thời bác chia cho chức Tổng Bí Thư Đảng. Tôi thì bác thương nhất nên chia cho chức Bộ Trưởng Tiền Tài…
Có lẽ sốt ruột và không muốn nghe Phạm Răng Vàng xạo nữa nên Thôi Phán Quan ngắt lời bị can.
– Đủ rồi… Để mấy cái chính sách Tam Ăn, Ngũ Bán của ngươi lại cho đàn em và con cháu của ngươi học hỏi để làm cho dân nghèo nước yếu. Bây giờ ta muốn hỏi ngươi một chuyện quan trọng…
Phạm Răng Vàng cười phô hai hàm răng ra đúng với câu ” cười lên đi cho răng vàng sáng chói ”.
– Bẩm ngài cứ việc hỏi. Tôi biết gì sẽ nói hết sự thực không giấu diếm…
Hừ tiếng nhỏ Thôi Phán Quan chìa ra tờ giấy cũ ngã màu vàng.
– Ngươi biết cái này là cái gì?
Phạm Răng Vàng chầm chậm gật đầu. Hắn có thái độ bối rối khi thấy mảnh giấy mà Thôi Phán chìa ra trước mặt mình.
– Thưa ngài tôi biết…
Gật đầu cười vị đại diện cho Công Tố Viện của âm phủ nghiêm giọng nói lớn cốt ý cho chín vị bồi thẫm và mọi người nghe rõ.
– Thưa Diêm Vương. Thưa 9 vị bồi thẫm và mọi người. Sau đây tôi xin đọc nguyên văn bức thư của Phạm Văng Vàng, Thủ Tướng Chính Phủ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gởi cho Chu Ân Lại, Thủ Tướng của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc ngày 14 tháng 9 năm 1958.
Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố , ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.
Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Hà-Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
PHẠM VĂN ĐỒNG
Thủ tướng Chính Phủ
Nước Việt-Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Đọc xong bức thư, Thôi Phán Quan nhìn thẳng vào mặt bị can họ Phạm rồi buông ra một câu hỏi.
– Có phải ngươi, dưới sự chỉ đạo của Hình Chí Mô và bộ chính trị đã ký giấy nhượng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng?
Phạm Văng Vàng im lặng chưa chịu trả lời câu hỏi này. Nhờ ngồi ở gần nên Đán thấy da mặt của hắn đổi từ màu đồng đen sang xanh lè. Điều nay cho anh biết là hắn đang bối rối hoặc lo âu. Tuy nhiên sau một hồi nét mặt của hắn đâm ra tươi tỉnh trở lại. Có lẽ hắn vừa suy nghĩ ra chuyện gì để bào chữa hay cách thức chạy tội bán nước.
– Bẩm Diêm Vương… Cái chuyện mà bác ra lệnh cho con ký giấy nhượng lại đảo Hoàng Sa cho nước anh em Trung Quốc vĩ đại nó có nhiều điều nhiêu khê và phức tạp lắm. Nói là bán cũng không đúng, nhượng cũng không đúng, mà cho không cũng hổng đúng luôn…
Diêm Vương trợn trắng mắt, lắc đầu thở dài vì lối ăn nói ngược ngạo của Phạm Văng Vàng.
– Vậy chứ cái gì?
Diêm Vương gằn giọng vì bực mình.
– Bẩm ngài đó là dâng. Ngày xưa ở dưới chế độ quân chủ phong kiến người ta gọi là triều cống…
– Là người Việt Nam lại làm tới chức thủ tướng chính phủ chắc ngươi không xa lạ gì về bộ luật Hồng Đức?
Phạm Văng Vàng sắm nắm trả lời câu hỏi của Thôi Phán Quan.
– Bẩm ngài tôi biết. Tôi nghiên cứu bộ luật này và ông vua Lê Thánh Tông kỹ lắm…
Liếc nhanh về phía chỗ 9 vị bồi thẫm ngồi, Thôi Phán Quan gật gù.
– À ra thế… Nếu đã nghiên cứu về bộ luật Hồng Đức tất nhiên ngươi phải biết tội dâng cúng đất đai cho ngoại bang là tội gì không?
Phạm Văng Vàng gật đầu nói nhỏ.
– Tru di tam tộc… Tôi nhớ mài mại là ông vua Lê Thánh Tông có nói với vị chánh sứ của mình, khi vị này cầm đầu sứ bộ sang Tàu điều đình về chuyện phân định ranh giới giữa hai nước một câu là: ” Nếu ngươi mà làm mất một tấc đất của vua Thái Tổ để lại là ta sẽ chém đầu ba dòng họ của ngươi…
Ngừng lại giây lát xong vị thủ tượng của nước Việt Nam Dân Chửi Cười Trừ cao giọng.
– Bức thư mà tôi ký đó nằm trong chủ trương Ngũ Bán của bác và đảng. Thứ nhất là bán đảo. Thứ nhì là bán ải. Thứ ba là bán núi. Thứ tư là bán đất. Thứ năm là bán quặng mỏ… Trước khi nhắm mắt đi theo đồng chí Mác, Lê, Xít, bác con còn ráng ngồi dậy viết thêm vào chúc thư là bán cái gì được cứ bán. Bởi vậy sau này mà đám con cháu của bác như thằng Phêu, thằng Triệt, thằng Yếu, thằng Hèn, thằng Trọn, chúng nó mới nặn ra thêm hai cái bán nữa là bán dân và bán rừng. Cái gì bán được cứ bán. Cái gì có giá trị cứ bán. Cái gì dễ cứ bán. Như trong chủ trương bán dân thì con nít dễ dụ, dễ bán nên bán con nít trước.
– Con nít ăn chưa no lo chưa tới, đâu có làm được cái gì mà ngươi bán…
Diêm Vương lên tiếng hỏi. Phạm Văng Vàng cười hì hì.
– Bẫm ngài ở dưới âm phủ nên không quen chuyện trên dương thế. Con nít coi vậy mà bán rất được giá. Dưới sự chỉ đạo của băng đảng và nhà nước, mấy đứa em út của con đã xuất cảng thiếu nhi sang ngoại quốc để lao động như trồng cần sa ở Anh Quốc, làm công cho các quặng mõ tại Phi Châu. Đàn bà con gái dễ bán mà bán lại có giá nên được bán đi ở đợ, làm điếm, làm bồi, làm vợ bé vợ lẽ cho đàn ông mấy xứ Đài Loan, Nam Hàn, Ả Rập. Đó là kế hoạch làm mẹ thế giới của nhà nước Việt Nam…
Thôi Phán Quan mỉm cười thích thú. Nhìn Phạm Văng Vàng đang ngồi rung đùi ông ta hỏi một câu.
– Ông già bà lão chắc ngươi cũng bán luôn hả?
Phạm Văng Vàng cười cười liếc nhanh xuống chỗ Hình Chí Mô đang ngồi. Thấy lão ta khẽ gật đầu ra hiệu, họ Phạm quay qua chỗ Diêm Vương ngồi rồi trọ trẹ tiếp.
– Bẩm Diêm Vương. Đảng của con sáng suốt lắm…
Diêm Vương hừ tiếng nhỏ khi nghe Phạm Răng Vàng huênh hoang.
– Sáng suốt…
Không để ý tới giọng mỉa mai của ông ta, Phạm Văng Vàng cười hô hố.
– Bẩm Diêm Vương. Thưa 9 vị bồi thẫm… Tôi biết thời giờ của quý vị rất quí báu, nhưng tôi mạn phép được nói ra đây lý do để chứng tỏ là bác và đảng cũng như nhà nước rất sáng suốt khi ra lịnh cho tôi ký công hàm nhượng quần đảo Hoàng Sa cho nước anh em Trung Quốc vỉ đại…
Thiên hạ nhốn nháo khi nghe Phạm Văng Vàng chính thức nhìn nhận chuyện bán nước. Người thì chưởi, kẻ thì mắng nhiếc om xòm khiến cho Diêm Vương phải gõ búa để lấy lại trật tự.
– Phải là người trong băng đảng, nhất là trong Bộ Chín Chị, mới có đủ yếu tố để hiểu chuyện triều cống quần đảo Hoàng Sa cho nước Trung Quốc vỉ đại là chuyện có lợi cho đảng và nhà nước ta…
Hướng về phía 9 vị bồi thẫm đang ngồi, vị thủ cái ruột tượng của đảng cộng sản Việt Nam mỉm cười.
– Để tôi trình bày cho quý vị nghe. Sau hiệp định Giơ Neo năm 1954, nước Việt Nam Dân Chửi Cười Trừ do bác và đảng lãnh đạo lâm vào tình trạng kiệt quệ về kinh tế. Nhất là cái vụ Cải Cách Ruộng Đất đã gây ra tình trạng đói khổ cho dân chúng. Nhà nước do tôi lãnh đạo nợ còn hơn chúa chổm. Món nợ lớn nhất chính là kinh phí chiến tranh. Nước anh em Trung Quốc đã viện trợ vũ khí cho ta đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng đất nước, cho nên ta phải tỏ tình đồng chí và thỏa mãn đòi hỏi của họ bằng cách hiến dâng quần đảo Hoàng Sa. Dưới sự chỉ đạo của bác, Bộ Chín Chị đã họp bàn nhiều lần trước khi có một quyết định sáng suốt là dâng đảo Hoàng Sa để trừ món nợ khổng lồ. Diêm Vương nghĩ coi…
Ngừng nói Phạm Răng Vàng thong thả nhấc ly nước lên uống ngụm nhỏ rồi hắng giọng tiếp.
– Không kể chuyện tiếp tế súng đạn, cũng nhờ sự chỉ đạo khôn ngoan và sáng suốt của các cố vấn của nước Trung Hoa vỉ đại nên chúng tôi mới thắng được trận Điện Biên Phủ. Vì lẽ đó chúng tôi phải làm một cử chỉ đẹp để đền ơn đồng thời cũng để trả nợ. Thế là nhất cử lưỡng tiện. Huống chi Hoàng Sa vào những năm 1958, chỉ là cái đảo hoang vu, xa tuốt luốt ngoài biển khơi. Giữ làm chi cái đảo không người ở để làm mất tình đồng chí và cái nghĩa anh em. Ngoài ra còn một điều mà bây giờ tôi mới thố lộ cho quý vị biết là nếu mình không chịu dâng thời họ cũng dùng võ lực để cướp lấy. Điều đó đã xảy ra năm 1974, đúng y chang như bác đã liệu trước. Vì vậy bác mới bảo tôi ký giấy dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc. Làm như vậy đã không mất tình anh em, nghĩa đồng chí mà còn tỏ ra mình là kẻ biết ơn… Riêng phần của tôi thời bác bảo tôi ký thì tôi ký đại cho xong. Với lại tôi nghĩ cái mà người ta gọi là công hàm mà tôi đã ký tên vào đó chẳng khác gì miếng giấy lộn, chẳng có giá trị pháp lý gì hết…
Thôi Phán Quan trợn mắt nhìn Phạm Văng Vàng. Vị thủ tượng của nước Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa cười cười thốt. Giọng của hắn rất ư là bình tịnh và nghiêm nghị.
– Để tôi giải thích lý do tại sao tôi nói cái công hàm mà tôi ký dâng quần đảo Hoàng Sa cho nước Trung Hoa là miếng giấy lộn không có giá trị pháp lý cho ngài Diêm Vương, ngài Thôi Phán Quan và chín vị bồi thẫm nghe. Tôi nhìn nhận là nhân danh thủ tượng của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tôi đã ký; tuy nhiên chữ ký của tôi vô giá trị. Lúc tôi ký cái công hàm đó thời nước Việt Nam bị chia đôi. Ở ngoài bắc được bác và đảng lãnh đạo. Còn miền nam thời do Ngô Đình Diệm cai trị với cái tên là nước Việt Nam Cộng Hòa. Đảo Hoàng Sa năm 1958 nằm trong hải phận của nước Việt Nam Cộng Hòa. Bẩm Diêm Vương, ngài thấy sự vô lý và vô giá trị của cái công hàm do tôi ký chưa. Tôi làm gì có quyền triều cống, dâng tặng hay biếu một cái gì không thuộc quyền sở hữu của mình…
Diêm Vương mỉm cười liếc nhanh Thôi Phán Quan và thấy ông này cũng đang gật gù khi nghe lời biện luận của Phạm Răng Vàng.
– Chú em mày nói nghe cũng nhằm lý… Tuy nhiên nếu đảo Hoàng Sa…
Được Diêm Vương khen họ Phạm khoái chí. Nhìn Thôi Phán Quan, hắn oang oang nói tiếp.
– Trong nội dung của công hàm đó tôi chỉ nói là nhìn nhận lãnh hải 12 hải lý do Trung Quốc đưa ra chứ tôi không hề nói là nhượng Hoàng Sa cho họ. Họ nói lãnh hải của họ là 12 hải lý. Tôi, với tư cách là Thủ Tượng, vì không muốn làm phật lòng họ nên phải nhìn nhận lời tuyên bố này. Tuy nhiên cái chức vụ thủ tượng của tôi cũng vô giá trị luôn. Nó được bác và đảng nặn ra mà… Quý vị cũng biết bác và đảng đâu có do dân bầu cũng như nhà nước do tôi cầm đầu không phải là chính quyền dân cử…
Người người trong phòng xử không ai lên tiếng hoặc la lối gì sau khi Phạm Văng Vàng dứt lời. Ít nhiều gì họ cũng đồng ý với hắn một điểm là công hàm mà hắn ký tên năm 1958 có sơ hở về pháp lý. Miền Bắc của Việt Nam dưới cái tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có đủ tư cách pháp lý để triều cống quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho nước cộng sản Trung Hoa bởi vì hai quần đảo này đều nằm trong hải phận của miền nam với danh xưng Việt Nam Cộng Hòa. Không có sự nhìn nhận cũng như chữ ký của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thời cái công hàm có chữ ký của Phạm Văng Vàng chỉ là tờ giấy vô giá trị. Giới lãnh đạo Bắc Kinh đã nhận ra khuyết điểm đó vì vậy họ đã phải đem tàu chiến đánh nhau với hải quân của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 để chiếm đoạt lấy quần đảo Hoàng Sa. Vả lại như lời Phạm Văng Vàng nói, hắn ký giấy nhìn nhận lãnh hải 12 hải lý do Trung Hoa đưa ra không có nghĩa là nhượng chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên cái công hàm này lại đưa Việt Nam vào thế kẹt khác. Nếu đảo Hoàng Sa biến thành đất của Tàu thời 12 hải lý được tính từ đảo Hoàng Sa, do đó lãnh hải của họ sẽ rộng ra thêm trong khi của Việt Nam lại bị thu hẹp.
– Ngoài chuyện nhượng đảo Hoàng Sa, đảng và nước của ngươi có còn triều cống cái gì nữa cho nước anh em Trung Hoa vỉ đại?
Thiên hạ ngước lên chỗ bị can ngồi khi giọng nói sang sảng của Thôi Phán Quan cất lên. Phạm Văng Vàng chưa kịp trả lời thời ông ta vội lên tiếng răn đe.
– Nhà ngươi nên nhớ là đang đứng trước vành móng ngựa của âm phủ mà nói dối là một trọng tội không thể tha thứ được. Biết điều khai sự thực thời ta còn tìm cách giảm án cho…
Phạm Văng Vàng có chiều suy nghĩ khi nghe Thôi Phán Quan nói như vậy. Nhìn xuống bàn bị cáo nơi có Hình Chí Mô đang ngồi giây lát, hắn tươi cười thốt.
– Ngoài chuyện dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc, bác và các đồng chí trong bộ chín chị cũng có bàn cãi nhiều về các yêu cầu khác của Mao chủ tịch như phân định lại vấn đề biên giới Trung Việt cho rõ ràng…
Thôi Phán Quan gục gặt đầu cười. Nhìn thẳng vào mặt bị can ông ta cao giọng tiếp.
– Theo như chỗ ta được biết, cũng như các tài liệu và hồ sơ mà âm phủ đã sưu tầm được thời ngoài chuyện dâng quần đảo Hoàng Sa và Vịnh Bắc Bộ, bác và đảng của ngươi ” có ” triều cống một số đất đai trên đất liền cho nước Trung Hoa cộng sản. Có hay là không?
Phạm Văng Vàng nín thinh trước câu hỏi ” có hoặc không ” của Thôi Phán Quan. Thật lâu hắn mới lên tiếng.
– Không có đâu… Bác là người sáng suốt lại có lòng ái quốc thiết tha nên đâu có chịu dâng đất cho người khác. Tuy nhiên…
Vị thủ tượng của nước Việt Nam Dân Chửi Cười Trừ bỏ lửng câu nói của mình rồi giây lát sau mới thong thả cất giọng.
– Đôi khi ngộ biến thời bác cũng phải phục tùng quyền lực của đồng chí Mao chủ tịch. Như cái vụ phân định lại biên giới, nhà nước Việt Nam và nhà nước Trung Quốc sau nhiều lần bàn cãi đã thỏa thuận với nhau một biên giới mới…
– Biên giới mới…
Thôi Phán Quan gằn gằn giọng ở ba tiếng ” biên giới mới ”. Phạm Văng Vàng tủm tỉm cười giây lát rồi nói tiếp.
– Theo đường biên giới mới này thời các núi Bạc hay là dãy 1250 thuộc huyện Yên Minh, Hà Giang nay đã thuộc về lãnh thổ của nước Trung Hoa vỉ đại với tên mới gọi là Giải Âm Sơn. Núi Đất hay là dãy 1509 thuộc huyện Vị Xuyên, Hà Giang, nay nằm trong lãnh thổ Trung Cộng với tên là Lão Sơn. Ba dãy núi khác cũng thuộc tỉnh Hà giang là dãy 1545, 772 và 233 cũng không còn trên bản đồ Việt Nam. Tại Lạng sơn, các dãy núi 820, 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, và khu Bình Độ 400 sau cột mốc 26 thuộc huyện Cao Lộc nay cũng không còn trong lãnh thổ Việt nam nữa. Thác Bản Giốc thời ta chia phân nửa cho Trung Quốc để thể hiện tình đồng chí và nghĩa vụ vô sản quốc tế. Tuy nhiên để tránh sự bất mãn của nhân dân và cũng để giữ thể diện cho bác, sự triều cống đất đai này sẽ được con cháu của bác ký kết và thi hành về sau này. Bởi vậy đám thằng Phêu, thằng Yếu, thằng Hèn, hoặc bộ chín chị của đảng tha hồ ký giấy dâng đất mà không e ngại vì tụi nó chỉ làm theo lời dạy dỗ của bác. Có một điều mà tôi cần nói thêm là câu ” từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau ” mà tổ tiên ta thường hay nói thời bây giờ không có nữa vì ải Nam Quan đã thuộc về Tàu rồi…
Diêm Vương lắc đầu quầy quậy sau khi Phạm Văng Vàng dứt lời. Thở hắt hơi dài ông ta buông một câu.
– Thứ bán nước hại dân như ngươi đúng là hết thuốc chữa rồi…
Hướng về nơi chín vị bồi thẫm đang ngồi ông ta cao giọng phán.
– Sau khi phiên xử của tên Vàng xong xuôi ta nhờ chư vị chịu khó suy nghĩ để tìm ra hình phạt cho tên Vàng nói riêng và 8 bị can nói chung, Những hình phạt này phải tương xứng với tội ác của chúng…
Dứt lời Diêm Vương tuyên bố phiên tòa xử Phạm Văng Vàng sẽ được tiếp tục vào sáng mai. Chín vị bồi thẫm theo cửa hông đi vào phòng riêng hội họp để tìm ra hình phạt cho Tố Bồi Bút và Trườn Chui.
Còn Tiếp