BÃO NGẦM 2

32.

Không khí trong phòng chỉ huy và luôn cả trong tàu hầu như nặng nề và khó thở. Sự thất bại tạm thời của vụ cắt dây cáp tạo ra tình trạng căng thẳng và mệt mỏi cho thuỷ thủ đoàn. Sau ba lần di chuyển tới ba vị trí khác nhau cũng như thả con cua biển ra tìm kiếm vẫn không tìm thấy sợi dây cáp khiến cho Chương phải ra lịnh tạm ngưng việc tìm kiếm để bàn luận với các sĩ quan phụ tá. Tất cả sĩ quan hiện diện trong phòng hội đứng dậy khi hạm trưởng bước vào. Phòng hội này trước kia là phòng ăn của sĩ quan. Với sự ưng thuận của hạm trưởng cũng như để có thêm chỗ lắp ráp các dụng cụ mới, phòng ăn sĩ quan được thiết trí rất da dụng. Bình thường nó có thể là phòng ăn hoặc phòng hội sĩ quan, phòng ngủ cho toán hải kích hay các khách mời của tàu.

Giơ tay ra hiệu cho mọi người ngồi xuống, vị hạm trưởng nở nụ cười thân thiện nhìn các sĩ quan phụ tá. Thiếu tá Toàn hạm phó, thiếu tá Định, sĩ quan cơ khí trưởng của tàu, đại uý Thâm trưởng ban vũ khí, đại uý Hạ sĩ quan C4 đều có mặt.

– Buổi họp này được tôi mở ra theo lời yêu cầu của hạm phó. Ổng trình bày với tôi là vụ tìm kiếm sợi dây cáp không đạt được kết quả sau một ngày tìm kiếm là do ở ỗi của chúng ta chứ không phải lỗi lầm từ tài liệu mà bộ tư lệnh cung cấp. Sau khi tôi với hạm phó tra cứu lại tài liệu do bộ quốc phòng và bộ tư lệnh hải quân cung cấp tôi nhận ra hai điểm sau đây. Sợi dây cáp truyền thông nối từ đảo Hải Nam xuống căn cứ Phú Lâm ở Hoàng Sa đã được một công ty chuyên về việc thả dây cáp đã thực hiện vào năm 2001. Như vậy nó cũng đã nằm yên dưới lớp đất đá và rong biển khá lâu. Theo hồ sơ của công ty này thì sợi dây cáp được thả theo hướng đông bắc xuống đông nam. Điều đó phù hợp với tài liệu mà bộ tư lệnh cung cấp cho ta. Sở dĩ chúng ta không tìm ra có thể là sợi dây cáp theo thời gian cũng như sự chuyển động của hải lưu đã làm nó bị chôn sâu hơn dưới lòng biển cho nên hệ thống dò mìn của con cua biển không tìm thấy. Tài liệu còn nói thêm là những dòng hải lưu ngầm trong nước biển cũng có thể đưa sợi dây cáp trôi dạt xa hơn, giống như khi họ làm đường thì họ phải xây đường ngoằn ngoèo chứ không thể xây theo đường thẳng. Điều này tôi nhận thấy hữu lý vì khoảng cách từ đảo Hải Nam tới căn cứ Phú Lâm xa độ 400 cây số mà công ty phải dùng sợi dây cáp dài hơn 600 cây số vì họ không muốn căng quá độ sợi dây cáp đồng thời khi thả xuống những dòng hải lưu ngầm sẽ đẩy sợi dây đi ngoằn ngoèo chứ không đi theo đường thẳng được…

Nói tới đây vị hạm trưởng ngừng lại nhìn các sĩ quan dưới quyền rồi cất tiếng.

– Ai có ý kiến gì cứ nêu lên. Quyền quyết định là do tôi nhưng trước khi quyết định tôi cần nghe biết ý kiến của quý vị…

Đại uý Hạ đặt câu hỏi trước nhất bởi vì anh chính là sĩ quan chịu trách nhiệm trực tiếp vụ cắt dây cáp.

– Theo như tài liệu đã nói thì sợi dây cáp được thả xuống theo chiều bắc nam. Tàu mình đã chạy theo hướng tây tới đông tại sao mình lại không gặp sợi dây cáp…

Vừa định trả lời Chương thấy chuẩn úy Đan giơ tay lên. Mỉm cười vị hạm trưởng cất giọng lịch sự với vị sĩ quan dù cấp bực thấp song lại có nhiều kinh nghiệm

– Mời ông cho biết ý kiến…

– Theo tôi nghĩ sợi dây cáp nhất định phải thả theo đông bắc xuống đông nam. Mình chạy theo hướng tây sang đông mà không gặp nó vì nhiều lý do khác chứ không phải mình chạy không đúng hướng. Hơn ba bốn mươi năm nằm dưới đáy biển thì nó phải bị đất cát rong rêu và san hô bám vào bên ngoài vì vậy mà máy dò của mình không tìm gặp được. Khi dùng hệ thống MOAS của tàu, thuỷ thủ của ta chỉ tập trung dò tìm những vật nổi trong nước như mìn hay cất chướng ngại vật như tàu chìm, đồi núi ngầm dưới biển mà thôi. Đó là lý do nó không thể nào khám phá sợi dây cáp được bọc ở bên ngoài hai lớp ny lông dày rồi còn bị phủ nào đất cát và rong rêu nữa…

Mọi người đều công nhận lời luận giải rất hữu lý và rất khoa học của Đan.

– Hệ thống MOAS của con cua biển, theo sự hiểu biết của tôi thì có thể không nhạy cảm hơn hệ thống MOAS của tàu đồng thời chỉ có hiệu quả trong một diện tích nhỏ. Nếu sợi dây cáp nằm sâu quá thì nó không dò được. Nó không thể dò sâu hơn một mét rưởi…

– Sao chuẩn úy biết điều đó?

Hạ vọt miệng hỏi vị trưởng ban thủy âm định vị của tàu. Mỉm cười Đan thong thả trả lời.

– Thầy Thăng, khi tân trang chiếc 66 đã tham khảo ý kiến với tôi về hệ thống MOAS. Tôi đề nghị ông ta nên dùng hệ thống PETREL TSM 5424 của hãng Thales Group. Đây là hệ thống MOAS tối tân nhất mà người ta gọi với cái tên Three Dimensional Forward Looking Sonar, có khả năng dò được 360 độ và nhiều chức năng đặc biệt khác nữa. Khi thầy Thăng cải sửa con cua biển ông ta chỉ lắp thêm hai cái càng cua mà thôi. Ngoài ra ông ta vẫn giữ nguyên hệ thống dò mìn cũ xưa của nó. Vì vậy nếu hệ thống PETREL TSM 5424 của tàu mà không tìm ra sợi dây cáp chìm sâu hơn hai thước dưới đáy biển thì vô phương con cua biển tìm ra. Phạm vi mà hệ thống PETREL TSM 5424 có thể tìm thấy là 1 cây số…

Ngừng lại giây lát Đan cười nói với Hạ.

– Sợi dây cáp nằm đâu đó nhưng mình không tìm ra vì nó chìm sâu dưới lớp đất cát sâu mấy thước. Quý vị cũng biết cái hãng thả dây cáp phải có đủ dụng cụ để tìm ra nó khi họ cần sửa chữa. Dây cáp bị đứt hoài vì động đất, núi lửa phun dưới lòng biển tạo ra chấn động mạnh làm đứt dây cáp…

– Theo ông thì mình phải làm sao?

Toàn lên tiếng hỏi Đan.

– Tài liệu mà bộ tư lệnh cung cấp cho ta là họ căn cứ vào các báo cáo của công ty thả dây cáp. Theo định kỳ thì hãng này phải cập nhật (up date) vị trí của sợi dây cáp để rủi khi bị đứt thì biết chỗ mà tìm kiếm. Do đó tin tức của bộ tư lệnh khá chính xác. Tôi đề nghị hạm phó nên quay trở lại địa điểm ban đầu mà mình tìm kiếm. Tập trung sự tìm kiếm trong phạm vi 1 cây số. Nếu không tìm thấy thì thả con cua biển ra cho nó đào bới lớp san hô, rong rêu và đất cát lên để dò tiếp. Có làm như vậy thì may ra mình mới tìm thấy sợi dây cáp được…

Đợi cho Đan dứt lời, Chương mới thong thả lên tiếng. Mặc dù vị hạm trưởng nói với giọng bình thường song tất cả mọi người trong phòng hội đều hiểu đó là lệnh của cấp chỉ huy.

– Tôi thấy đề nghị của chuẩn úy Đan rất đúng. Ông Toàn cho tàu quay lại chỗ cũ đi…

Mọi người đứng dậy. Chương cười lên tiếng.

– Tôi có dặn nhà bếp làm bánh ngọt và cà phê nóng cho chúng ta. Anh em nào hổng chê thì cứ tới nhà bếp. Ăn xong rồi trở lại việc tìm kiếm. Mình phải xong nội trong hôm nay…

Ăn xong Toàn, Đan, Thâm với Hạ trở lại phòng chỉ huy. Với sự giám sát của hạm trưởng, hạm phó Toàn ra lịnh cho tàu trở lại địa điểm cũ đoạn chậm chạp đảo một vòng tròn lớn trong lúc Đan ngồi trước giàn máy PETREL TSM 5424. Chương quan sát thấy cách thức Đan sử dụng máy dò khác hơn Hạ. Ông ta thu nhỏ cái ” beam ” của máy dò lại chứ không mở rộng nó ra vì vậy cường độ nhạy cảm của nó được tập trung lại để có khả năng dò sâu vào lòng đất nhiều hơn. Hạ, có thể vì thiếu kinh nghiệm hoặc hiểu biết sâu xa về hệ thống MOAS nên để nguyên cái beam của máy thành ra phạm vi dò tìm rộng ra cây số song lại không có tìm sâu được.

– Đây nè hạm trưởng…

Nghe Đan kêu lên, Chương bước nhanh lại chỗ Đan ngồi. Toàn với Thâm và Hạ cũng bu lại xem. Trên màn hình 3D hiện lờ mờ hình một cái ống dài cỡ cổ tay người.

– Sao nó bự dậy ông Đan?

Trung uý Biết hỏi. Đan mỉm cười giải thích.

– Nó bự như vậy vì bị đất cát rong rêu bám vào. Mấy chục năm rồi trung úy…

Quan sát giây lát Chương mới ra lệnh cho Hạ thả con cua biển ra xong điều khiển cho nó lội tới vị trí mà Đan đã tìm ra. Mọi người nhận ra cái đèn của con cua biển không bật cháy và cũng không kêu thành tiếng báo hiệu khi dò tìm ra vật mà nó muốn tìm. Điều này cho họ biết hệ thống MOAS của con cua biển còn kém xa chiếc 66. Chương, Toàn, Thâm và Đan đều chăm chú nhìn con cua biển dùng hai cái càng lớn đào bới rong rêu và lớp đất đá trên mặt đáy biển làm nước trở nên đục. Lát sau nước lắng đọng họ mới thấy mờ mờ một vệt như cái ống lộ ra.

– Chắc là sợi dây cáp…

Hạm phó Toàn chỉ vào một vệt mờ mờ trên màn hình xong quay qua bảo hạ sĩ nhất Ánh điều khiển con cua đào rộng ra cái lỗ có đường kính non một mét và sâu gần 1 mét. Bây giờ thì ai cũng thấy và nhận ra hình dáng của sợi dây cáp.

– Hạm trưởng…

Chỉ cần nghe cái giọng hối hả và gấp rút của Ẩn, chuyên viên về thuỷ âm định vị Chương biết có chuyện là mà chuyện lạ này không gì khác hơn sự xuất hiện của tàu lạ. Rời chỗ đứng tới sau lưng của Ẩn, vị hạm trưởng trên màn hình xuất hiện lờ mờ hình dáng chiếc tàu nổi.

– Bao xa?

– 55 cây số…

– Vận tốc?

– 40 cây số

– Hướng?

– tây bắc 328…

Khẽ gật đầu vị hạm trưởng nói gọn.

– ID nó xong ông báo cáo cho tôi biết…

Dứt lời vị hạm trưởng trở lại chỗ cũ để quan sát việc làm của con cua biển. Cái hố bây giờ đã có miệng rộng và sâu ca thước nên ai cũng dễ nhận ra sợi dây cáp lớn hơn ngón chân cái.

– Hạm trưởng… Đây là chiếc 508 ” Type 056A Jiangdao class ” được hạ thuỷ năm 2015. Sau thời gian thực tập nó chính thức hoạt động năm 2016. Nó được điều động xuống Hoàng Sa để tuần tiễu. Tụi hải quân Trung Cộng gọi chiếc này ” submarine killer warship ” đó hạm trưởng…

Có lẽ ba chữ submarine killer warship khơi động tính tò mò của vị hạm trưởng chiếc tàu ngầm nổi tiếng của hạm đội tàu ngầm Phú Quốc nên ông ta bèn rời chỗ đứng quan sát việc điều động con cua biển cắt sợi dây cáp tới ngay sau lưng thượng sĩ Ẩn. Màn hình có 6 vòng tròn tính từ tâm điểm ra tới bên ngoài, có hai đường kính từ bắc xuống nam và đông sang tây. Trên vòng tròn ngoài cùng nhất có ghi bắc 0 độ, đông bắc 45 độ, đông 90 độ, đông nam 135 độ, nam 180 độ, tây nam 235 độ, tây 270 độ, tây bắc 315 độ. Ngoài ra còn chia ra nhiều vạch lớn nhỏ mà mỗi vạch nhỏ chỉ 1 độ, vạch lớn  đậm nét hơn chỉ 5 độ, lớn đậm dài hơn chỉ 10 độ. Chiếc 508 đang từ hướng tây bắc 328 độ di chuyển thật nhanh vào trung tâm điểm. Đó là nơi chiếc 66 đang nằm im dưới đáy biển để chỉ huy con cua biển cắt sợi dây cáp.

– Đại uý Hạ. Bao lâu nữa mới xong?

Nghe hạm trưởng hỏi, đại uý Hạ liếc nhanh hạm phó Toàn rồi trả lời.

– 10 phút thưa hạm trưởng. Tôi đã cắt xong một đoạn. Bây giờ đang cắt đoạn thứ nhì. Con cua biển cần 5 phút để trở lại tàu…

– Tôi cho ông 15 phút để hoàn thành nhiệm vụ. Hạm phó Toàn cho nhiệm sở tác chiến… Phòng vũ khí sẵn sàng khai hoả thuỷ lôi…

Đèn đỏ bật cháy khắp nơi trong tàu. Thuỷ thủ đoàn túa ra vị trí của mình. Bỏ việc cắt dây cáp cho Hạ lo, Toàn đứng trước giàn thuỷ âm định vị còn Thâm trở về Weapon Control Panel chỉ huy nhân viên của mình. Giọng của thượng sĩ Ẩn cất lên nhẹ và nhỏ như tiếng thì thầm như chỉ muốn cho riêng hạm trưởng nghe thôi. Nhưng vì phòng chỉ huy rất im lặng nên nhiều người nghe được.

– Chiếc 508 là chiếc khinh tốc hạm mới nhất thuộc Type 056A Jiangdao-class được hạm đội Nam Hải chính thức đưa vào hoạt động ở Biển Đông. Nó thuộc hải đội 26 có căn cứ ở Du Lâm. Nhiệm vụ chính của nó là tuần tiễu vùng biển thuộc quần dảo Hoàng Sa thay thế cho ba chiếc tàu tuần tiễu số 746,748 và 786 đã quá cũ nên bị phế thải. Trọng tải 1.300 tấn, Made In China, chiếc tàu nổi có khả năng tàng hình rất cao nhưng vẫn bị tàu khác thấy được. Nó có khả năng tấn công tàu ngầm, tàu nổi và phi cơ có điều trúng trật thì chưa biết…

Có tiếng cười sằng sặc nổi lên của thuỷ thủ nào đó vì lời báo cáo của thượng sĩ Ẩn. Ngay cả hạm trưởng Chương Điên cũng mỉm cười

– 508 được trang bị hai giàn hoả tiễn YJ-83, mỗi giàn phóng có hai hoả tiễn và một đại bác 76 ly dùng để tấn công tàu nổi. Để tấn công tàu ngầm nó được trang bị hai giàn phóng thuỷ lôi 324 ly, mỗi giàn có ba thuỷ lôi. Nó còn có ” variable depth and towed sonars ” và trực thăng Harbin Z-9 được trang bị đầy đủ dụng cụ dò tìm và tấn công tàu ngầm…

Thượng sĩ Ẩn vừa dứt lời, Thâm vọt miệng liền.

– Tụi Trung Cộng nổ dở. Tàu có vậy mà nó dám huênh hoang gọi là submarine killer warship…

Thuỷ thủ trong phòng chỉ huy bụm miệng cười trong khi giọng nói của hạm trưởng vang lên chầm chậm.

– Mình phải thử mới biết được đại uý Thâm. Mình nằm ở đây chờ coi ” variable depth and towed sonars ” của chiếc 508 có tìm thấy mình không. Nếu nó tìm ra mình thì nó mới được tôi gọi là submarine hunter. Từ submarine hunter tới submarine killer khác nhau xa lắm…

Hạm phó Toàn cười nhỏ góp lời.

– Tôi đồng ý với hạm trưởng. Nếu nó không tìm ra mình thì mình phải làm sao hạm trưởng?

– Thì mình phải ” bẹo hình bẹo dạng ” ra cho nó thấy…

Nói tới đây Chương Điên mỉm cười. Kỹ niệm ùa về cho anh hồi tưởng lại ngày mới quen với cô chủ nhỏ của hãng kiến trúc nổi tiếng nhất Phú Quốc. Giữa căn phòng ngột ngạt mùi chiến trận anh mường tượng ra hình ảnh cô gái rất quyến rũ và sexy lẫn lộn trong trăm ngàn hình ảnh của bàn tay nuột nà, ánh mắt thẳm sâu mà mỗi lần soi bóng anh có cảm tưởng như mất hút vào trong đôi mắt đó. Nụ cười. giọng nói. Vị hạm trưởng cảm thấy lòng bồi hồi và ngậm ngùi vì biết những thứ đó xa xôi quá.

– 508… tây bắc 328… khoảng cách 45… vận tốc 40…

Lời báo cáo của Ẩn lôi vị hạm trưởng ra khỏi mộng mơ và hồi tưởng.

– Tới đâu rồi đại uý Hạ?

Nghe giọng nói nghiêm của cấp chỉ huy, Hạ trả lời không chậm trễ.

– Báo cáo hạm trưởng. Cáp đã được cắt rời hai đoạn. 3 phút nữa con cua sẽ vào hang…

– Tốt…

– Phòng cơ khí báo cáo…

Giọng của thiếu tá Định vang liền.

– Máy tàu đã khởi động… Ready to go Captain…

– Phòng vũ khí báo cáo…

– Torpedo room… Ready to fire Captain…

– Thuỷ âm định vị báo cáo…

Chuẩn uý Đan, trưởng ban thuỷ âm định vị hắng giọng.

– Mục tiêu 508… tây bắc 329… khoảng cách 40… vận tốc 40…

Giọng của đại uý Hạ vang lên.

– Báo cáo hạm trưởng… con cua đã vào hang an toàn…

– Tốt… 66… nam đông nam 142… vận tốc 7… sâu 475…

Đang nằm ngủ dưới đáy biển sâu chiếc tàu ngầm từ từ tỉnh thức nổi lên độ sâu đã được chỉ định. Sau khi bình quân nó nhắm hướng đông nam 142 độ chạy tới. Ai cũng biết một điều là chạy cùng hướng, tốc độ nhanh gần sáu lần hơn thì sớm muộn gì hai chiếc tàu cũng sẽ gặp nhau. Bằng cách này chiếc 66 cho đối thủ có dịp may dò tìm ra nó. Phần chiếc 508 có tìm ra tàu địch hay không là chuyện khác. Điều này còn tuỳ thuộc vào đồ chơi và tài ba của thuỷ thủ đoàn chiếc khinh tốc hạm Made In China của hải quân Trung Cộng. Một bên nổi trên mặt nước, một bên ở trong lòng biển sâu 475 mét. Khoảng cách gần nửa cây số đó chứa đựng rất nhiều loại tiếng ồn khác nhau để cho các chuyên viên thiếu kinh nghiệm lầm tưởng là mục tiêu mà họ đang dò tìm dù có dụng cụ tân tiến của hai loại thuỷ âm định vị chủ động và thụ động (active &passive sonar). Với hệ thống pump jet lại chạy 7 cây số/giờ thì các loại tiếng ồn như cánh quạt bên trong, bong bóng nước vỡ ra, tiếng ồn gây ra khi tàu lướt đi trong nước được giảm tối đa vì vậy sẽ gây khó khăn cho giàn máy thuỷ âm định vị thụ động ghi nhận và phân tích ra tiếng ồn. Về phần giàn máy thuỷ âm định vị chủ động thì cái ” ping ” của nó phóng ra nếu chạm vào lớp sơn đặc biệt sẽ tạo ra tình trạng nhiễu sóng và nếu có dội ngược (bounce back) trở lại sẽ trở thành thứ sóng âm phức tạp, hỗn độn và mơ hồ để đánh lừa cái lỗ tai và sự hiểu biết của chuyên viên phụ trách việc dò tìm.

– Thuỷ âm định vị báo cáo…

– 508… nam đông nam 142… khoảng cách 25… vận tốc 40…

Liền khi lời báo cáo của Đan vừa dứt, giọng của hạm trưởng vang gọn.

– 66… 142… 7… 400…

Nếu không phải là thuỷ thủ tàu ngầm của hải quân nước Việt Nam tự do, người ta sẽ thắc mắc về những con số đó. Tuy ngắn gọn song lại đủ nghĩa cho thuỷ thủ biết để làm theo lệnh. 66 là số tàu. 142 là hướng mà tàu phải hải hành. Khi nào muốn đổi hướng khác thì hạm trưởng sẽ nói rõ ra. Còn không nói rõ ra thì thuỷ thủ phải hiểu là đi theo hướng cũ. 7 là vận tốc. 400 là độ sâu. Ngồi ở ghế sĩ quan hải hành, quản nội trưởng Hành lập lại lệnh của cấp chỉ huy một cách rõ ràng hơn.

– 66… nam đông nam 142… vận tốc 7… độ sâu 400…

Pilot Thăng lập lại lời của Hành trong lúc thượng sĩ Hà đang là sĩ quan lặn chậm rãi điều khiển cho tàu vừa chạy vừa nổi lên ở độ sâu 400 mét. 10 phút sau chiếc 66 giữ nguyên tốc độ và phương hướng nhưng lại lặn sâu xuống 475. Nó giống như con kình ngư nhởn nhơ bơi lội mà không biết đằng sau chừng hai chục cây số chiếc khinh tốc hạm đang rút ngắn khoảng cách để bắt kịp nó. Cuối cùng việc phải tới bằng câu nói của Đan.

– Here she comes…

Ở dưới độ sâu 475 mét, nhờ âm thanh phát ra từ giàn máy thủy âm định vị, mọi người trong phòng chỉ huy đều nghe được tiếng crùmmm… crùmmm… crùmmm… vang vang trên đầu họ. Tiếng crùmmm này lớn tới độ Đan phải vặn cường độ nhỏ hơn để khỏi làm điếc tai người nghe. Dù không thực sự đúng như vậy nhưng ai cũng có cảm tưởng nước cuộn hay xao động phát ra tiếng động là lạ mà họ chưa nghe bao giờ. Đan bấm cái nút ” record ” để thu giữ tiếng động do chiếc khinh tốc hạm phát ra. Nó sẽ được đưa vào hệ thống riêng cho chiếc 66 và luôn cả các tàu ngầm của hạm đội để thành dữ kiện trong việc so sánh và phân loại các khinh tốc hạm của địch. Tiếng crùmmm… crùmmm… crùmmm… lớn dần, lớn dần dần cho mọi người biết tàu địch tới rất gần. Không khí trong tàu đặc sệt vì lạnh và sợ. Mặc dù đoán biết chiếc tàu địch không tìm ra họ nhưng thuỷ thủ đoàn vẫn sợ. Rủi… Chỉ một chữ thôi làm đông cứng trí não. Họ hình dung trái thuỷ lôi được phóng ra từ trên mặt nước lao vùn vụt xuống đụng vào tàu và ầm một tiếng. Sắt thép vỡ tung ra. Nước biển ùa vào. Đèn đuốc tắt ngấm. Hệ thống điện ngừng hoạt động và mấy chục người chết dí trong chiếc quan tài sắt đang mất đi dần dần dưỡng khí. crùmmm… crùmmm… crùmmm… đi qua thật chậm, thật lâu như kéo dài hàng thế kỹ khiến mấy chục người chết cứng, chết dí và chết lạnh trong chiếc quan tài bằng sắt đang lặng lẽ trườn mình trong nước biển tối đen bất chấp sự gì xảy ra. Tiếng động nhỏ… nhỏ dần… nhỏ dần dần rồi mất hẳn. Có nhiều tiếng thở khì ra. Tuy nhiên mọi người đều ở tại vị trí của mình vì chưa có lệnh và sợ gây ra tiếng động khiến cho tàu địch nghe rồi quay trở lại. Không biết bao lâu, thật lâu giọng nói của hạm trưởng mới vang lên. Ông ta là người được phép mở lời trước nhất. Giọng của ông ta nhẹ như tiếng thì thầm.

– Thuỷ âm định vị báo cáo…

– 508… nam đông nam 135… khoảng cách 20… vận tốc 40…

Mọi người đều liếc hạm trưởng của họ như muốn biết ông ta sẽ làm gì. Theo sau chiếc khinh tốc hạm để bắn chìm nó hay tiếp tục công tác của mình. Mọi người còn đang suy đoán thì giọng của hạm trưởng vang lên.

– Phòng cơ khí báo cáo…

Giọng của thiếu tá Định vang trong loa phát thanh.

– Trình hạm trưởng… Bình điện còn 55%… Dầu cho AIP còn 60%… Dầu cặn 80%. Một máy bị hư nhẹ đang sửa chữa…

Khẽ gật đầu Chương im lìm suy nghĩ giây lát mới ra lệnh cho đại uý Thâm, sĩ quan đương phiên đưa tàu vào gần vào vùng đặc quyền kinh tế của nước nhà để nổi lên xạc đầy bình điện và sửa chữa máy móc cũng như báo cáo về bộ tư lệnh công tác cắt cáp đã hoàn thành trước khi thi hành công tác mới gian nan và nguy hiểm hơn.

 

33.

Biển tối mờ mờ nhờ trăng lên và ánh đèn của giàn khoan dầu nổi lên trên mặt biển. Chiếc 66 Hải Mã snort theo hướng nam lên bắc trong vùng biển đặc quyền kinh tế của nước Việt Nam đồng thời cũng nằm trong hải phận quốc tế ngang vĩ tuyến với thành phố Quảng Trị nhưng cách xa 90 cây số ngoài khơi. Từ vị trí này tàu chỉ mất chừng nửa ngày để tới Đá Bắc (North Reef), một hòn đảo nhỏ nằm xa nhất về hướng bắc của quần đảo Hoàng Sa. Đá Bắc cách đảo Phú Lâm gần 100 cây số. Vì trong tình trạng nửa chìm nửa nổi để xạc bình điện nên trừ các thuỷ thủ có nhiệm vụ quan sát mới được đứng trên đài quan sát để dò tìm tàu nổi hoặc máy bay lạ.

– Thưa hạm phó… Chừng nào máy bay ở phi trường Đà Nẳng mới sử dụng Miniature Air Launched Decoy Jammers (MALD-J) giả tấn công căn cứ Phú Lâm?

Trung uý Biết sĩ quan vũ khí lên tiếng hỏi hạm phó Toàn đang thay thế hạm trưởng trong lúc ông ta đi ăn cơm tối. Biết là sĩ quan vũ khí phụ trách giàn phóng thuỷ lôi 2 tức là giàn phóng ở đằng sau lái tàu. Giàn phóng ở sau lái vừa phóng thuỷ lôi mà cũng có thể phóng hoả tiễn loại Harphoon nữa. Giàn phóng này được tân trang lại thành ra phóng thẳng đứng. Liếc đồng hồ đeo tay của mình chỉ 20:00 giờ, vị hạm phó sắp sửa trở thành hạm trưởng trả lời.

– Cuộc tấn công giả vào căn cứ Phú Lâm sẽ bắt đầu đúng 21:00. Chờ máy tàu sửa xong mình nhập cuộc chơi liền…

Thuỷ thủ trong phòng chỉ huy, dù bận rộn với công việc của mình cũng phải bật lên cười vì lời nói đùa của hạm phó. Ngay lúc đó giọng của thiếu tá Định vang trong máy phóng thanh.

– Phòng chỉ huy đây Định…

– Toàn tôi nghe ông…

Nhận ra giọng của Toàn, Định cười hà hà. Tuy chức vụ có khác nhau nhưng vì cùng cấp bậc do đó Định trò chuyện với Toàn như là bạn thân, có thể giỡn đùa với nhau mà không bị đụng chạm gì hết.

– Máy sửa xong rồi. Bình điện cũng đầy 100%… Sếp có thể cho tàu lặn được rồi…

Mắt không rời màn hình lớn Toàn đùa lại.

– Cám ơn sếp… mai mốt về đảo sếp phải bao tôi chầu nhậu đó nghen…

– OK… bia thôi nghen…

Dứt lời Toàn quay qua Thâm, sĩ quan đương phiên đang ở trên đài quan sát ra lịnh cho tàu lặn. Còi vang vang. Đèn bật cháy. Thuỷ thủ lần lượt xuống. Là người cuối cùng, sau khi quan sát thấy không còn ai Thâm mới lên tiếng.

– 66… sẵn sàng lặn… 66 sẵn sàng lặn…

Giọng của hạm phó Toàn vang vang.

– 66… toạ độ bắc 17° 6′ 0″ + đông 111° 30′ 0″… vận tốc 12… sâu 400…

Theo lệnh chiếc 66 từ từ chìm sâu xuống nước rồi lặng lẽ trườn mình đi tới Đá Bắc, vị trí nằm xa nhất về hướng bắc trong quần đảo Hoàng Sa. Bước vào phòng chỉ huy, Chương thấy Toàn, Thâm, Hạ, Định cộng thêm Biết, sĩ quan đương phiên đang đứng chờ mình chung quanh chiếc bàn hành quân. Bước nhanh tới vị hạm trưởng cười nhẹ lên tiếng.

– Xin lỗi để quí vị chờ…

Hướng vào vị trưởng phòng vũ khí của mình, ông ta cười nhẹ.

– Bắt đầu đi Thâm…

Nhẹ gật đầu vị trưởng phòng vũ khí bắt đầu cuộc thuyết trình bằng giọng nói chậm rãi, mạch lạc và đầy đủ chi tiết.

– Theo tài liệu mà tôi có được thì phi trường của đảo Phú Lâm được xây xong vào tháng 7 năm 1990. Nó có một phi đạo dài 2,700 mét đủ sức cho các loại phản lực cơ chiến đấu thế hệ thứ tư như Chengdu J-10AH, Shenyang J-11H, Xian JH-7A và Sukhoi Su-30MK2. Bắt đầu từ năm 2005, phi trường này đã đón loại phi cơ dân sự Xian Y-7 có 60 chỗ ngồi. Phi trường này cũng có 4 nhà chứa máy bay (hangar), bốn bồn chứa nhiên liệu khổng lồ mà ta không biết đích xác dung lượng và một đài kiểm soát không lưu (Radar Navigation Station). Các phóng ảnh dưới đây sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về phi trường ở trên đảo Phú Lâm…

Dứt lời Thâm bấm nút và ai cũng thấy những phóng ảnh được chụp từ vệ tinh hoặc của phi cơ thám thính hiện lên.

phi-truong

Chương, Toàn, Hạ, Định cộng thêm Biết, năm sĩ quan tá uý chú mục vào phóng ảnh rồi lát sau hạm phó Toàn mới cười lên tiếng.

– Nó chứa tới ba loại phản lực cơ chiến đấu hèn gì mà nó làm khó dễ các chiến hạm của mình ở trong trận Trường Sa.

Nhờ đứng đối diện nên Thâm thấy ánh mắt của hạm trưởng sáng lên vẻ gì là lạ như buồn rầu, u uất. Ánh mắt đó nhìn đăm đăm vào chỗ các máy bay đang đậu xong giọng nói trầm và nghiêm vang lên.

– Thâm chấm toạ độ của các vị trí theo thứ tự ưu tiên. Bồn chứa nhiên liệu, phi đạo, đài kiểm soát không lưu rồi nhà chứa máy bay. Hình như Phú Lâm còn có giàn YJ-16, loại hoả tiễn chống tàu nổi có thể bắn xa 400 cây số phải không Thâm?

Hiểu ý của hạm trưởng Thâm tươi cười thốt.

– Dạ… Hạm trưởng nhớ dai lắm… Tôi nghĩ mình đủ hoả tiễn đánh xập phi trường Phú Lâm. 4 trái cho 4 bồn chứa xăng, 4 trái cho 4 nhà chứa máy bay, 1 trái cho đài kiểm soát không lưu, 1 trái cho giàn YJ-16 và hai trái cho phi đạo. Như vậy mình còn dư lại 12 trái… Tôi sẽ trình bày dưới đây các vị trí khác mình sẽ bắn.

Hạm phó Toàn vội cất tiếng.

– Muốn quất xụp mấy chiếc máy bay này trước nhất mình phải phá nát hệ thống cảnh báo sớm của nó. EWS (Early Warning System) của nó ở đâu đại uý Thâm?

Toàn hỏi và Thâm cười hì hì thốt.

– Có đây hạm phó.

Thâm bấm nút. Màn hình hiện lên phóng ảnh lớn của đảo Phú Lâm chỉ rõ các vị trí quan trọng trong đó có ghi hàng chữ Early Warning Site. Đưa ngón tay trõ chỉ vào chỗ có chữ SIGINT (Signals Intelligence) hay là một đài ra đa dụng cụ chuyên dùng để bắt tín hiệu, nghe lén hoặc dò tìm, được coi như là hoạt động của tình báo, vị hạm trưởng nói chậm.

– Cái SIGNIT cũng đáng giá một trái Harphoon đó ông Thâm…

Thâm bạt cười hắc hắc.

– Hạm trưởng nói đúng ý của tôi. Tôi đã ra lịnh cho ông Biết với ông Hải phụ trách việc chấm toạ độ xong cài đặt vào hệ thống vũ khí. Tới lúc bắn mình chỉ bùm bùm là xong. Bây giờ quí vị xem thêm hai phóng ảnh sau đây…

ews

kho-dan

Ngay khi bức phóng ảnh hiện lên Hạ không nhịn được phải buột miệng kêu.

– Wow… Cái này mà trúng hoả tiễn thì nó nổ điếc con ráy luôn…

Riêng hạm trưởng chỉ cười nhẹ nhìn Thâm. Vị trưởng phòng vũ khí hiểu được nụ cười của cấp chỉ huy như một lời khen có giá trị nhất.

– Hạm trưởng nghĩ giờ này máy bay của ta ở Đà Nẳng đã làm xong cuộc tấn công giả?

Thiếu tá Định lên tiếng hỏi. Nhìn đồng hồ đeo tay của mình Chương cười đáp.

– Xong từ lâu rồi. Họ chỉ giả vờ tấn công trong vòng nửa tiếng thôi. Tôi nghĩ các cấp chỉ huy của căn cứ Phú Lâm có thể bị mắc mưu nhưng sau đó họ sẽ biết mình bị lầm cho nên không dùng hết hoả tiễn HQ-9. Dù Harphoon là loại hoả tiễn ”sea trimming” nhưng mình cũng phải bắn ở khoảng cách ngắn nhất để địch không chống trả được…

Quay sang hạm phó Toàn, vị hạm trưởng thấp giọng của mình xuống.

– Đá Bắc với đảo Phú Lâm và đảo Trường Sa làm thành một khu vực đủ rộng và đủ sâu để cho mình núp bắn mà tàu địch khó dò tìm ra vị trí của mình. Toàn hãy chọn vị trí để mình bắn mà không bị lộ rồi sau khi bắn xong mình còn có đường chạy trốn nữa…

Hạm phó Toàn lên tiếng liền theo câu nói của cấp chỉ huy.

– Tôi nghĩ 20 cây số là khoảng cách thích hợp nhất. Nó không gần quá để mình khó chạy trốn sau khi bắn mà cũng không xa quá để địch có thể phóng hoả tiễn đánh chặn hoả tiễn của mình. Harphoon có vận tốc 14.4 cây số/1 phút. Như vậy phải mất một phút rưởi nó mới chạm mục tiêu được. Mình lại gần quá tôi sợ mình bị mắc cạn hoặc đụng đá ngầm và san hô…

Chương gật đầu như đồng ý với đề nghị của Toàn rồi sau đó nói thêm.

– Độ sâu nhất của vùng biển giữa Đá Bắc với Phú Lâm là 1200 mét. Tuy nhiên càng gần đảo Phú Lâm thì chỉ còn từ 700 tới 800 mét. Độ sâu đó rất thích hợp cho mình. Mình có 24 trái SLAM (Standoff Land Attack Missile). Mỗi lần bắn được 4 trái. Như vậy phải mất 6 lần bắn. Mỗi lần bắn phải mất bao nhiêu phút ông Thâm?

Thâm trả lời liền và phải trả lời cho chính xác. Chương rất chú trọng tới kinh nghiệm và sự hiểu biết của các sĩ quan trưởng phòng. Bởi vậy khi bị hạm trưởng hỏi là phải trả lời nhanh, gọn và chính xác.

– Mỗi lần nạp đạn 15 giây, phải mất 1 phút rưởi hoả tiễn chạm mục tiêu. Như vậy mỗi lần bắn phải mất 1 phút 45 giây song tôi trừ hao là 2 phút. 6 lần bắn sẽ mất 12 phút thưa hạm trưởng.

Quay sang đại uý Hạ, vị hạm trưởng hỏi tiếp.

– Phải mất bao lâu thì tàu địch tuần tiễu quanh căn cứ Phú Lâm có thể dò tìm ra vị trí  lúc mình bắn?

– 15 phút thưa hạm trưởng…

Khẽ gật đầu tỏ vẻ hài lòng vị hạm trưởng quay qua nói với thiếu tá Định, trưởng phòng cơ khí.

– Tôi cần ông theo dõi thật kỹ. Trước khi tàu khai hoả thì binh điện phải được xạc đầy 100%. Sau khi bắn xong là lúc mình phải lặn sâu để chạy trốn. Lúc đó ông phải ” shut down ” các máy móc không cần thiết để tiết kiệm điện. Tôi đoán kỳ này gay go lắm. Phú Lâm là căn cứ quan trọng của hải quân Trung Cộng ở Biển Đông. Tuy nằm cách đảo Hải Nam không xa song nó lại giữ một vai trò thiết yếu trong chiến lược độc chiếm Biển Đông của Trung Cộng. Từ Hải Nam tới Hoàng Sa đi và về chỉ chừng 600 cây số nhưng lại là khoảng cách quyết định. Nếu xuất phát từ đảo Hải Nam xuống tận Trường Sa, phản lực cơ chiến đấu của hạm đội Nam Hải phải bay qua chặng đường dài hai ngàn một trăm cây số đi về vì vậy mà phi cơ không đủ xăng để đánh nhau với phi cơ khác trên không. Nếu cất cánh từ Phú Lâm thì phi cơ rút ngắn được chặng đường 600 cây số. Một điểm đáng nêu lên là khoảng cách từ phi trường Phú Lâm tới căn cứ của hải quân Việt Nam ta đóng đảo Trường Sa xa hơn 800 cây số. Đi về thành 1600 cây số. Phản lực cơ cất cánh ở Phú Lâm bay tới đó chỉ còn đủ xăng để đánh nhau chừng 15 hoặc 30 phú thôi. Bởi vậy mà Trung Cộng phải dốc toàn lực để chiếm được bảy hòn đảo của ta trong đó có Đá Chữ Thập hầu thiết lập một phi trường sửa chữa và tiếp tế nhiên liệu cho các phi cơ của họ. Có được hai phi trường một ở Hàng Sa và một ở Trường Sa thì họ có thể khống chế cả Biển Đông. Vì vậy mà  phi trường Phú Lâm đóng vai trò quan trọng của hải quân Trung Cộng trong việc làm chủ Biển Đông. Tôi không biết chính xác nhưng đoán phải có tàu ngầm và tàu nổi tuần tiễu 24/7 xung quanh vùng biển của đảo Phú Lâm. Mình có thể lén xâm nhập vào vùng biển tiếp cận căn cứ Phú Lâm để bất thình lình tấn công phi trường khiến cho địch không đỡ được nhưng hành động mạo hiểm này có thể sẽ phải trả cái giá của nó…

Toàn, Định, Thâm, Hạ và hầu như thuỷ thủ đoàn đang trực phòng chỉ huy đều lắng nghe hạm trưởng nói. Họ biết sinh mạng của mấy chục thuỷ thủ và công tác có được thành công hay bị thất bại phần lớn tuỳ thuộc vào suy tư, tính toán và quyết định của ông ta. Sau khi ngừng lại để suy nghĩ xong vị hạm trưởng cười nhẹ thốt.

– Tôi chia công việc như vầy. Hạm phó Toàn chỉ huy ông Thâm với ông Hạ xác định vị mà mình phải núp để bắn tàu, vẽ đường lối cho mình rút lui và cài đặt toạ độ các mục tiêu vào trong hệ thống vũ khí. Tôi muốn mình phải bắn thật nhanh, bắn đúng mục tiêu để huỷ diệt nó đúng theo ý mình muốn. Mỗi trái Harphoon mình mua của hải quân hoàng gia Anh quốc dù ” buy one get two free ” thì giá cũng hơn $400K nên mình không thể hoang phí nó…

Thuỷ thủ bụm miệng cười khi nghe hạm trưởng đùa. Bước tới ghế ngồi của mình Chương im lìm suy tính. Quần đảo Hoàng Sa được chia làm hai nhóm chính là Lưỡi Liềm và An Vĩnh. Đảo Phú Lâm là hòn đảo lớn nhất của nhóm An Vĩnh và luôn cả quần đảo Hoàng Sa. Đảo Hoàng Sa là hòn đảo lớn của nhóm Lưỡi Liềm. Đá Bắc là hòn đảo nằm biệt lập và xa về hướng bắc nhất của quân đảo Hoàng Sa. Ba vị trí này làm thành một khu vực hình tam giác trong đó không có đảo nào. Nó như một khu vực mở rộng có chiều sâu trung bình ngàn thước hoặc sâu hơn. Khu vực này được tuần tiễu ngày đêm bằng tàu ngầm hoặc tàu nổi hoặc có thêm trực thăng nữa. Nếu tàu ngầm thông thường thì anh không ngại vì tất cả các loại tàu ngầm mà hải quân Trung Cộng có được không chiếc nào lặn sâu quá 300 mét. Với khả năng tàng hình hiếm có chiếc tàu ngầm của anh thừa sức xâm nhập vào khu vực cấm. Nhóm An Vĩnh được chia ra thành hai cụm đảo khác nhau. Cụm đảo thứ nhất nằm ở hướng nam có các đảo như đảo Linh Côn, hòn Tháp, Thuỷ Tề, Quảng Nghĩa. Cụm đảo thứ nhì nằm về hướng bắc có tới 11 đảo, đá, bãi cát, cồn… họp thành một vòng cung tính từ bắc xuống nam là Cồn Cát Tây (West Sand), đảo Cây (Tree Island), đảo Bắc (North Island), đảo Trung (Middle Island), đảo Nam (South Island), cồn Cát Bắc (North Sand), cồn Cát Trung (Middle Sand), cồn Cát Nam ( South Sand), đảo Đá (Rock Island), đảo Phú Lâm (Woody Island) và cuối cùng là bãi Bình Sơn (Iltis Island). Đảo Đá đã được Trung Cộng bồi đắp và xây con đường nối với đảo Phú Lâm. Ở trên đảo Đá có thiết trí giàn ra đa có tầm hoạt động xa hai ba trăm cây số.

– Hạm trưởng… Hạm phó kính mời hạm trưởng tới bàn hành quân để trình bày chi tiết về vụ đốt rụi phi trường Phú Lâm…

Trung uý Biết, sĩ quan đương phiên nói khi thấy hạm trưởng ngồi trầm tư. Hơi mỉm cười, Chương đứng dậy nói với Biết.

– Cám ơn trung uý…

Hạm phó Toàn, đại uý Thâm và Hạ đang đứng chờ. Đợi cho cấp chỉ huy đứng yên xong xuôi, Thâm mới bấm nút. Toàn cảnh của phi trường Phú Lâm và các vùng phụ cận sáng rực lên với các chấm đỏ biểu hiệu cho mục tiêu cần phải phá huỷ.

– Thưa hạm trưởng. Sau khi thảo luận tôi với hạm phó và ông Hạ đã chấm toạ độ của các mục tiêu quan trọng nhất là 4 bồn chứa nhiên liệu, 4 nhà chứa máy bay, 1 trạm không lưu, đài kiểm thính (SIGNIT) ở trên đảo Đá, trạm cảnh báo sớm, hai kho chứa vũ khí hoặc đạn dược. Mình sẽ dành 14 trái SLAM cho các mục tiêu này. Còn lại 10 trái SLAM tôi đã chọn bốn trái để phá huỷ phi đạo và sáu trái cho giàn hoả tiễn Hồng Kỳ 9…

Nhìn vào những toạ độ đã được đánh dấu giây lát Chương lên tiếng hỏi.

– Tôi đồng ý với ba ông về những mục tiêu đã chọn. Tuy nhiên tôi muốn biết cách thức mà ta dùng để phá huỷ mục tiêu. Ông chọn mục tiêu nào để phá huỷ trước nhất?

Thâm nhìn Toàn như muốn dành câu trả lời đó cho hạm phó. Toàn hắng giọng liền.

– Mình chỉ phóng được một lần 4 trái Harphoon nên đợt phóng đầu tiên sẽ đánh vào trạm cảnh báo sớm (Early Warning System), trạm ra đa của giàn hoả tiễn chống hoả tiễn HQ-9 và hai trái còn lại dùng để cắt phi đạo ra làm hai khúc không cho phi cơ cất cánh. 15 giây sau là đợt thứ nhì đánh vào nhà chứa máy bay. Đợt thứ ba đánh trạm không lưu, đài SIGNIT và khu vực có giàn Hồng Kỳ 9. Đợt thứ tư đánh vào bồn chứa nhiên liệu. Đợt thứ năm đánh kho đạn và nhà máy phát điện. Đợt thứ sáu một trái dùng phá huỷ toà thị sảnh và ba trái dành cho giàn hoả tiễn YJ-16 chống tàu được thiết trí trên đảo Phú Lâm. Tôi cũng chọn 4 nhân viên chơi video war game giỏi nhất của tàu để điều khiển hoả tiễn đánh trúng mục tiêu mặc dù tôi biết Harphoon có đặc tính ”sea skimming…”.

Nhìn ba sĩ quan dưới quyền chỉ huy của mình, Chương tươi cười lên tiếng.

– Good work gentlemen…

Dứt lời vị hạm trưởng cao giọng.

– Thuỷ âm định vị báo cáo

– Mục tiêu 27 cây số thưa hạm trưởng.

– Nhiệm sở tác chiến…

Đèn đỏ bật cháy. Thuỷ thủ túa ra vị trí chiến đấu của mình. Trở lại chỗ ngồi vị hạm trưởng ta lệnh chậm và nghiêm.

– 66… vận tốc 7… độ sâu 600…

Giảm tốc độ còn 7 cây số, đang ở độ sâu 500 chiếc 66 trườn xuống độ sâu 600 mét. Thân tàu kêu răng rắc vì áp lực khủng khiếp của nước. Mồ hôi tươm ra trên trán của thuỷ thủ đoàn vì hồi hộp, lo âu và căng thẳng quá mức dù nhiệt độ trong tàu lạnh ngắt. Phòng cơ khí đã ” shutdown ” các máy móc không cần thiết để tiết kiệm điện bình. Thuỷ thủ đều có bình dưỡng khí cá nhân bên người để phòng khi tàu bị thiếu dưỡng khí mà thán khí lại tăng quá mức ấn định.

– Mục tiêu… 23 cây số… thưa hạm trưởng…

– Phòng vũ khí báo cáo…

Giọng của Thâm vang lên bằng hai ngôn ngữ.

– Harphoon ready to fire Captain… Giàn phóng hoả tiễn sẵn sàng khai hoả…

– Mục tiêu 20 cây số rưởi…

Phòng chỉ huy như đông lại thành đá. Giọng của Đan vang nghèn nghẹn.

– Mục tiêu 20 cây số hạm trưởng…

– Fire… Hoả tiễn bắn…

Đại uý Thâm nhấn nút đỏ. Lệnh khai hoả truyền ra sau lái cho phòng hoả tiễn. Thân tàu rung chuyển khá mạnh vì 4 trái Standoff Land Attack Missiles rời giàn phóng cùng một lúc. Mỗi trái hoả tiễn nặng 691 kí lô, có đầu nổ nặng 221 kí lô xé nước vọt lên trời với vận tốc 864 km/giờ. Loại hoả tiễn này có tính chất sea skimming tức bay thấp dưới 50 mét tức dưới tầm bắt của ra đa. Được bắn với khoảng cách 20 cây số thì chỉ cần 20 giây nó đã chạm mục tiêu do đó kẻ địch vô phương đón đỡ. Được cài đặt thêm hệ thống video nên các thuỷ thủ phụ trách việc phóng hoả tiễn có thể theo dõi lộ trình và cả mục tiêu trước khi hoả tiễn phát nổ. Được nạp đạn bằng hệ thống tự động cho nên cứ 15 giây bốn trái Harphoon rời giàn phóng. Ngồi trên ghế của mình Chương im lìm theo dõi cảnh phi trường nói riêng và đảo Phú Lâm chìm trong biển lửa vì bốn bồn chứa xăng, mỗi bồn cả triệu lít bốc cháy cùng với kho đạn và máy bay phát nổ. Ngay khi đợt phóng thứ 5 vừa dứt, quản nội trưởng Hành và thượng sĩ Kiệm, sĩ quan lặn nghe lệnh của hạm trưởng vang lên.

– Phòng hải hành chuẩn bị…

Khi ban hoả tiễn ở sau lái báo cáo vũ khí đã rời giàn phóng, Chương lên tiếng liền.

– 66… tây nam 275… vận tốc 10… độ sâu 625…

Chiếc tiềm thuỷ đỉnh của hạm đội tàu ngầm ở Phú Quốc từ từ trườn xuống độ sâu 625 mét rồi lặng lẽ hải hành để trốn chạy trước khi tàu nổi, tàu ngầm và trực thăng săn ngầm của địch đang có mặt ở quanh quần đảo Hoàng Sa bắt đầu mở cuộc săn tìm để huỷ diệt nó. Chuẩn uý Đan và thượng sĩ Ẩn ngồi chết trên ghế. Tai đeo ống nghe, mắt chăm chú vào màn hình, hai người lính thâm niên lắng nghe tiếng động. Có thể là tiếng cánh quạt quay trong nước của khu trục, hộ tống, khinh tốc hạm và tàu ngầm đang chạy quần quần trên đầu của họ.

– Depth charges…

Gỡ ống nghe ra khỏi Ẩn lên tiếng cảnh cáo khi nghe tiếng click của ngòi nổ bị áp lực nước đè mạnh kích hoả chất nổ của depth charges. Oànhhh… Cơn chấn động của âm thanh với cường độ mạnh mẽ như muốn xô chiếc tàu nặng mấy ngàn tấn bay trong nước. Thuỷ thủ có vài người té lăn cù vì ỷ y không chịu bấu chặt vào bàn ghế. Ly tách rơi xuống sàn tàu kêu loảng xoảng. Đèn điện chớp tắt mấy lượt mới cháy trở lại.

– 66… tây nam 270… vận tốc 7… độ sâu 675…

Muốn tránh depth charges chiếc tàu ngầm chỉ còn cách lặn sâu xuống. Theo như sách vở thì 700 mét là độ sâu tối đa của nó. Tuy nhiên có nhiều vị hạm trưởng vì tình thế đặc biệt như để trốn tránh sự săn tìm của tàu địch đã cho tàu của mình lặn sâu hơn độ sâu mà sách vở đã ấn định. Giữa lằn ranh của sự sống chết hạm trưởng buộc phải chọn chết chậm hơn là chết nhanh. Rầmmm… oànhhh… ầmmm… ùmmm… Đèn đóm tắt ngóm. Ly tách rơi loảng xoảng. Có tiếng người la đau vì mảnh thuỷ tinh vỡ bay ghim vào. Vỏ tàu kêu răng rắc bởi áp lực nước quá mạnh cùng với cơn sóng của âm thanh chấn động làm lùng bùng lỗ tai, xịt máu mũi và tức ngực. Bị ép bởi sức nước, bị đấm từng cơn chấn động của âm thanh, chiếc 66 trồi lên hụp xuống, lắc bên này ngã bên kia âm thầm lướt đi trong nước biển lạnh ngắt và tối mù. Ai sợ ai lo chứ chuẩn uý Đan và thượng sĩ nhất Ẩn vẫn im lìm và mắt đóng đinh vào màn hình của máy thủ âm định vị. Hai thuỷ thủ có nhiều kinh nghiệm nhất của chiếc 66 đang sử dụng hết kinh nghiệm nghề nghiệp của mình để chỉ dẫn con tàu đi xuyên qua vùng bão lửa. Ẩn lãnh phần đối phó với sự tấn công của địch như depth charges được thả xuống hoặc thuỷ lôi được phóng ra từ tàu nổi của địch. Trúng một trong hai thứ đó chiếc 66 sẽ bị thương nặng và có thể sẽ nằm ngủ muôn đời dưới đáy biển sâu ngàn thước. Trong lúc đó Đan có nhiệm vụ dò tìm đường đi, tàu ngầm của địch cũng như các chướng ngại vật nằm trên đường đi của tàu. Đụng vào san hô, đá ngầm thì còn tệ hơn là đụng tàu ngầm của địch. Một điều khó khăn nhất cho Đan là ông ta không thể mở MOAS để dò tìm chướng ngại vật trước mặt. MOAS là loại thuỷ âm định vị chủ động (active sonar) do đó nếu dùng nó để dò đường thì tàu địch cũng có thể khám phá ra toạ độ của chiếc 66. Bởi vậy mà Đan phải dùng máy thuỷ âm định vị thụ động để dò tìm ra ra san hô hoặc đá ngầm bằng cách lắng nghe. Thường thường các rặng san hô hoặc đá ngầm là nơi trú ẩn cho các loài hải sản. Chính các loại tôm cá này tạo ra nhiều thứ tiếng động đặc biệt mà căn cứ vào đó người sử dụng máy thuỷ âm định vị thụ động xuyên qua sự hiểu biết và kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ đoán định được các chướng ngại vật ở trên đường đi của mình một khoảng cách đủ xa để tàu đổi hướng. Đó là lý do tai sao hạm trưởng phải cho tàu chạy với tốc độ chậm nhất 7 cây số/giờ.

– Phòng hải hành báo cáo độ sâu của biển…

Trung sĩ nhất Chánh lớn giọng trong tiếng nổ ì ầm của depth charges.

– 855 mét thưa hạm trưởng…

Giọng của hạm trưởng vang lên bình thường nhưng lại có sức làm thắt tim thủy thủ.

– 66… độ sâu bảy… không… năm…

Hạm phó Toàn liếc nhanh cấp chỉ huy của mình đang ngồi im lìm trên ghế. Anh định mở miệng song lại lắc đầu lẩm bẩm điều gì. Ngay cả quản nội trưởng Hành do dự giây lát rồi nhìn thượng sĩ Kiệm. Rốt cuộc cả hai sĩ quan hải hành và sĩ quan lặn cũng phải tuân lịnh cho tàu lặn xuống độ sâu 705 mét. Vỏ tàu kêu răng rắc. Nước rỉ vào. Trong lòng tàu mù mù khí lạnh. Thủy thủ đoàn thở nhẹ khi phòng cơ khí bắt buộc phải mở máy điều hòa không khí để lọc thán khí đồng thời tiếng nổ của depth charges vẫn còn song không mạnh mẽ như trước. Giờ khắc nặng nề trôi qua. Chương nhìn đồng hồ đeo tay của mình và nhẫm tính trong đầu. Tàu chạy 7 cây số/ giờ. Ba giờ chạy được 21 cây số. Như vậy vẫn chưa ra khỏi khu tam giác của Đá Bắc, đảo Hoàng Sa và đảo Phú Lâm đầy nguy hiểm vì sự tuần phòng nghiêm nhặt của tàu địch. Theo tài liệu của bộ tư lệnh tàu ngầm thì hải quân Trung Cộng đã thiết lập vùng kiểm soát trên không, trên mặt biển và dưới nước một chu vi rất rộng với đường kính cả trăm cây số. Muốn an toàn chiếc 66 phải chạy ra khỏi vùng kiểm soát đó, có nghĩa là phải hải hành ít nhất 15 giờ với vận tốc 7 cây số/giờ. Báo cáo mới nhất của phòng cơ khí cho anh biết điện bình còn 80%, được coi như đầy để có thể chạy 6, 7 giờ nữa mới phải khởi động hệ thống AIP để xạc bình điện.

– 66… tây tây nam 240… vận tốc 7… độ sâu 650…

Hạm phó Toàn thấy đại úy Hạ cười và thở nhẹ ra. Đang từ độ sâu 705 mét trồi lên 650 mét khiến cho mọi người cảm thấy nhẹ nhỏm giống như có ai nhấc lấy tảng đá khổng lồ đang đè trên ngực mình làm hai lá phổi bị ép lại khiến hít thở khó khăn, lỗ tai lùng bùng và chân tay cử động nặng nề vướng víu cái gì đó. Họ thôi không nghe tiếng răng rắc của ốc vít hay các khớp nối của đường ống dẫn điện, dẫn nước bị áp lực nước đè ép có thể gãy vỡ tung ra lúc nào không ai biết. Lặn sâu 705 mét là hạm trưởng đã cho tàu lặn sâu hơn độ sâu được ghi trong sách vở. Tiếng la của thượng sĩ Ẩn vang lên bất thình lình làm cho ai cũng giật mình.

– Tàu ngầm hạm trưởng ơi… tây tây bắc… 285… vận tốc 20… khoảng cách 53… độ sâu 250…

Hơi nhỏm người nhưng Chương vẫn ngồi yên trên ghế.

– Ông ID nó cho tôi…

Nhận lệnh Ẩn, mắt nhìn lên màn hình và tai nghe tiếng ồn phát ra từ chiếc tàu ngầm lạ được ghi nhận bởi các ”hydrophone” cực kỳ nhạy cảm của giàn thủy âm định vị thụ động có thể thu âm được mọi thứ tiếng ồn xa mấy chục cây số. Nghe được tiếng ồn của tàu lạ nhưng ID được nó là tàu của nước nào, loại gì, lớp gì, số mấy, được đóng năm nào là cả một rắc rối mà muốn giải quyết các chuyên viên về thủy âm định vị như Ẩn cần phải có sự hiểu biết và kinh nghiệm mới xác định được. Tiếng ồn của tàu ngầm được phân ra làm bốn loại tiếng ồn khác nhau về tính chất và cường độ để thành một đặc tính riêng biệt mà căn cứ vào đó các chuyên viên thủy âm định vị có thể ID tàu lạ một cách chính xác. Đầu tiên là ” Propeller noise ” hay là tiếng ồn do chân vịt phát ra khi quay trong nước. Chân vịt càng quay nhanh chừng nào thì sẽ tạo ra tiếng ồn lớn hơn vì sự vỡ của nước tạo thành tiếng ồn. Chân vịt của tàu ngầm thường có 7 cánh được chế tạo theo một hình thức đặc biệt do đó khi quay trong nước sẽ tạo ra loại tiếng ồn không giống bất cứ loại tiếng ồn nào. Cái chân vịt của Kilo của Nga được chế tạo khác với chân vịt của loại tàu ngầm Virginia của Hoa Kỳ, của Song của Trung cộng, loại 212, 214 của Đức Quốc, hoặc Barracuda của nước Pháp. Thứ nhì là ” Flow noise ” tức tiếng ồn tạo ra khi tàu lướt đi trong nước với các vật cản như đài quan sát, hai cánh bên hông và sau lái của tàu. Tàu chạy càng nhanh thì flow noise càng lớn chừng đó. Bởi vậy tàu ngầm thường di chuyển với tốc độ chậm để tránh gây ra tiếng ồn. Đây là loại tiếng ồn ít được các chuyên viên về thủy âm định vị nhiều kinh nghiệm dựa vào để định đoán tàu lạ. Tiếng ồn thứ ba là machinery noise tức tiếng ồn phát ra bởi các máy móc nằm bên trong của tàu. Đây là một trong nhiều cách hữu hiệu để xác định tàu ngầm. Tiếng ồn thứ tư là transient noise hay còn gọi self noise tức tiếng ồn gây ra bởi người hay đúng hơn bởi các thủy thủ trong các sinh hoạt thường ngày như bước đi mạnh, rớt cái búa, cái mỏ lét, cái chén; tất cả những thứ đó chứng tỏ sự hiện diện của tàu ngầm mà một tàu ngầm hay tàu nổi với giàn thủy âm định vị có hydrophone cực kỳ nhạy cảm có thể thu nhận được. Một chuyên viên kinh nghiệm có thể căn cứ vào một hoặc nhiều loại tiếng ồn đó sẽ xác định sự hiện diện của tàu ngầm lạ xong đem so sánh với tiếng ồn đã được ghi trong hệ thống hoặc trong sách vở để phân tích và cuối cùng tìm ra lý lịch của tàu lạ. Họ tìm được lý lịch nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự hiểu biết, kinh nghiệm, dụng cụ và tài liệu lưu trữ trong hệ thống vũ khí của tàu. Một phút sau Ẩn báo cáo chiếc tàu ngầm đang săn tìm chính là chiếc tàu ngầm loại 041A số 354 được đưa vào hoạt động năm 2024. Tính tới thời điểm bây giờ là năm 1046 thì nó đã được 22 tuổi. Thông thường thì tuổi thọ của tàu ngầm là 25 năm. Nếu muốn kéo dài tuổi thọ người ta phải tân trang hoặc cải tiến nhiều thứ lắm. Như chiếc 66 đóng năm 1994, hạ thủy năm 1996 và hoạt động năm 1998, tính tới nay nó đã được 48 tuổi rồi. Sở dĩ nó còn hoạt động vì hải quân đã tốn tiền bảo trì, sửa chữa và cải tiến để kéo dài thời gian hoạt động của nó.

– Mình có chận đầu nó không hạm trưởng?

Trung úy Biết, sĩ quan đương phiên hỏi nhỏ. Lát sau anh mới nghe hạm trưởng lên tiếng.

– Không… Mình cứ chạy theo hướng của mình. Nếu họ không bắn mình thì đường họ họ đi đường mình mình đi…

Hạm phó Toàn mỉm cười. Liếc qua bàn điều khiển vũ khí anh cũng thấy Thâm cũng mỉm cười. Tất cả thủy thủ đều cảm thấy mỏi mệt sau chuyến công tác dài tuần lễ. Họ Đã hoàn thành công tác cắt dây cáp và đốt rụi phi trường Phú Lâm, bây giờ họ chỉ mong trở lại đất liền, ở đâu cũng được, Đà Nẳng, Cam Ranh, Vũng Tàu gì cũng được để nghỉ ngơi trước khi được giao công tác khác.

34.

Chiếc 66 từ từ nổi lên trên mặt nước trong hải phận 12 hải lý của Việt Nam cách thành phố chừng 15 cây số hướng đông nam. Thủy thủ không có phiên trực được phép lên bong tàu hút thuốc, uống cà phê và chuyện trò với gia đình trong lúc tàu bắt liên lạc với bộ tư lệnh ở Phú Quốc. Đang đứng trò chuyện với Toàn, Chương thấy đại úy Hạ, trưởng phòng C4IRS bước tới trình công điện vừa nhận được của bộ tư lệnh. Nhìn phong bì màu đỏ vị hạm trưởng biết đây là công điện thuộc loại tối mật và hỏa tốc. Loại công điện này chỉ có mình hạm trưởng được biết do đó ban truyền tin không được phép giải mã. Muốn đọc hạm trưởng phải cần tới cuốn sách mật mã để dịch giải công điện thành ra loại chữ thông thường. Cầm bức công điện tới bàn hành quân dành riêng cho mình, lấy cuốn sách mật mã ra rồi ghi ghi chép chép lát sau Chương nói với đại úy Hạ, sĩ quan đương phiên.

– Ông đem tàu về Cam Ranh nhận tiếp tế…

Dù có chút thắc mắc song Hạ không dám hỏi mà chỉ ra lệnh cho thủy thủ đoàn chuẩn bị. Còi hụ vang vang báo hiệu tàu sẽ lặn. Thủy thủ lục tục chui vào lòng tàu. Vài phút sau chiếc 66 từ từ chìm xuống độ sâu 50 mét.

*****

Đang ngồi ăn điểm tâm, hạm phó Toàn được tin nhắn trên máy phóng thanh khi nào ăn sáng xong tới gặp hạm trưởng ở phòng riêng của ông ta. Mười phút sau, vị hạm phó bước vào phòng riêng của cấp chỉ huy. Chương đang đứng trước màn hình của laptop được kết nối với hệ thống của tàu. Toàn khép cửa lại cẩn thận. Anh biết khi gọi mình tới phòng riêng để bàn luận thì hạm trưởng muốn những gì họ bàn tính chỉ có hai người được biết thôi. Chìa bức công điện màu đỏ ra, vị hạm trưởng nói gọn.

– Ông đọc đi…

Toàn chậm rãi đọc bức công điện tối mật và hỏa tốc của bộ tư lệnh hải quân gởi cho chiếc 66. Bức công điện chỉ có ba bản. Bản chính được lưu trữ ở bộ tư lệnh hải quân, hai bản kia gởi cho bộ tư lệnh tàu ngầm ở Phú Quốc và chiếc 66. Nội dung của bức công điện chỉ có năm chữ ngắn gọn và đầy đủ: ” Hủy diệt Đá Chữ Thập…”. Thở hắt ra hơi dài, Toàn nhìn cấp chỉ huy.

– Gay go nghen anh…

Chỉ khi nào có riêng hai người với nhau thì Toàn mới gọi Chương bằng anh. Ngoài chuyện là hai người đầu tiên nhận lãnh chiếc 66 và làm việc với nhau lâu, Toàn còn có Nhàn, em gái làm cho Thúy Nhi, vị hôn thê của Chương. Vì lẽ đó mà họ coi nhau như anh em. Chương cười nhẹ.

– Anh biết… Tuy không lớn bằng đảo Phú Lâm song Đá Chữ Thập lại giữ vị trí trọng yếu nhất của hải quân Trung Cộng ở quần đảo Trường Sa. Nó có một phi đạo dài 3 cây số, đủ chiều dài cho các phi cơ oanh tạc hạng nặng đáp xuống và cất cánh…

Toàn cười ngập ngừng lên tiếng.

– Bộ tư lệnh ra lịnh cho mình hủy diệt căn cứ Đá Chữ Thập mà không nói bằng cách nào…

Chương cười nhẹ.

– Anh thấy cách này hay hơn. Anh nghĩ các sĩ quan cao cấp của bộ tư lệnh chưa hoặc không nghĩ ra cách nào để hủy diệt căn cứ Đá Chữ Thập do đó họ mới không nói ra. Họ để cho mình tự do chọn lựa cách nào cũng được miễn là mình hoàn thành nhiệm vụ…

– Anh có nghĩ ra cách nào chưa?

Toàn hỏi và Chương lắc đầu.

– Tôi chưa nghĩ ra… Cam Ranh cách Đá Chữ Thập chừng 500 cây số. Mình còn hai ngày để suy nghĩ, tính toán và tìm ra cách hủy diệt căn cứ của tụi Trung Cộng… Tôi chỉ cho riêng mình Toàn biết trước để tra cứu tài liệu. Sau bữa cơm trưa tôi sẽ triệu một cuộc họp với sự tham dự của sĩ quan các phòng… Toàn thông báo cho các ông Định, Thâm, Hạ, ông Hành…

Ngẫm nghĩ giây lát vị hạm trưởng nói tiếp.

– Mời ông Đan luôn. Có thể tôi sẽ hỏi ổng vài điều…

Lãnh lệnh, Toàn cười nói đùa với Chương trước khi mở cửa phòng.

– Anh mà hổng tìm ra thì tôi nghĩ hổng có ai tìm ra đâu…

Bật cười vị hạm trưởng nhìn theo người sĩ quan thân tín sẽ nhận chức hạm trưởng trong nay mai. Còn lại một mình trong phòng anh nhìn đăm đăm vào màn hình hiện lên hình thể của cái đảo san hô mà Trung Cộng đang bồi đắp thành ra một căn cứ quân sự nằm trơ vơ giữa biển khơi. Cái đảo san hô này chiều dài hơn 25 cây số và chiều ngang 7 cây số nhưng đa số lại chìm dưới nước mà phần nổi là một tảng đá nhô lên trên khỏi mặt nước lúc thuỷ triều lên cao nhất. Kẻ địch đã đổ tiền tỉ vào đây để biến hòn đảo san hô này thành một hòn đảo nhân tạo bằng cách hút cát dưới đáy biển  chung quanh đảo thổi lên trên cái hồ nước nằm ở bên trong vòng san hô. Họ cũng đã vét nạo cái hồ nước mặn này sâu hơn để lập cảng cho tàu neo đậu. Thiết lập phi trường dài 3 cây số với trạm không lưu, đài ra đa và giàn hoả tiễn chống hoả tiễn, chống máy bay và cả chiến hạm nữa. Với ngần thứ đó Trung Cộng đã biến Đá Chữ Thập thành một căn cứ chiến lược trong ý đồ độc chiếm Biển Đông, kiểm soát hải lộ hàng hải thông thường từ Âu sang Á, từ Trung Đông, châu Phi, chây Mỹ về Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Việt Nam và Trung Cộng nữa. Hải lộ này có lượng giao thương lên tới 6 hoặc 7 ngàn tỉ đô la mỗi năm và sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa trong tương lai. Muốn bẻ gãy cái thế chiến lược đó, bộ tư lệnh hải quân của nước Việt Nam ở Sài Gòn đã giao cho anh nhiệm vụ gian nan tưởng như đội đá vá trời. Làm cách nào một chiếc tàu ngầm không có hoả tiễn gắn đầu đạn hạt nhân lại huỷ diệt được căn cứ lớn này. Ngoài hoả tiễn phòng không nó còn được bảo vê bởi tàu nổi, tàu ngầm. Anh không thể dùng Harphoon để đốt nó như đã làm với phi trường Phú Lâm. Thứ nhất nếu tấn công bằng hoả tiễn sẽ gây nhiều hậu quả tai hại về quân sự, chính trị và kinh tế có thể xảy ra chiến tranh giữa hai nước và có thể sẽ lôi cuốn nhiều nước khác vào cuộc đại chiến. Anh phải huỷ diệt căn cứ Đá Chữ Thập một cách êm thắm và tự nhiên như làm cơn bão thổi qua hay làm cơn động đất. Hai chữ ” động đất ” bật ra trong trí não khiến cho vị hạm trưởng à tiếng nhỏ. Ngồi vào ghế anh cắm cúi tra cứu tài liệu về cấu trúc với sự thành hình của các rặng san hô. Sách vở cũng như tài liệu cho anh một sự hiểu biết tổng quát để phác hoạ về cách thức tạo ra một trận động đất nhân tạo. Muốn biết một cách chắc chắn anh phải lén lút tới gần Đá Chữ Thập để quan sát và tìm hiểu địa hình địa vật của hòn đảo thiên nhiên và đang được bàn tay của con người làm cho nó rộng lớn hơn.

Đợi cho Thâm, là người cuối cùng ăn xong Chương mới hắng giọng nói.

– Tôi nhận được lệnh khẩn cấp từ bộ tư lệnh hải quân điều chiếc 66 tới Trường Sa…

Thấy mọi người nhìn nhau im lặng anh mới mỉm cười thong thả tiếp.

– Họ bảo mình huỷ diệt căn cứ Đá Chữ Thập…

Chương thoáng thấy nét ngạc nhiên rồi sau đó băn khoăn trên gương mặt của mọi sĩ quan được mời tham dự buổi họp trừ có Toàn vẫn giữ được nét bình tịnh vì đã được hạm trưởng nói cho biết trước hồi sáng.

– Tuy họ không nói ra nhưng tôi suy đoán, họ muốn mình đánh xụp căn cứ này một cách bí mật để không gây tiếng vang ra quốc tế vì sợ hành động gây hấn của mình với Trung Cộng có cơ đưa tới sự bùng phát chiến tranh giữa hai nước và lôi cuốn các nước khác trong vùng rồi lây lan ra một cuộc đại chiến. Do đó chúng ta không thể dùng hoả tiễn Harphoon để đốt rụi căn cứ Đá Chữ Thập như chúng ta đã làm với căn cứ Phú Lâm. Làm như thế lộ liễu quá và địch sẽ biết là ta làm. Mình phải làm cách nào vô hiệu hoá hoạt động của căn cứ này mà địch dù có biết cũng không thể nêu đích danh là tàu chiến của nước Việt Nam ở Sài Gòn đã phá huỷ căn cứ Đá Chữ Thập…

Cười cười thiếu tá Định lên tiếng trước nhất.

– Cái này hơi khó à nghen hạm trưởng…

Toàn cười nhẹ xen vào.

– Dĩ nhiên là khó bởi vậy mà bộ tư lệnh mới chọn tàu của mình vì nó có đầy đủ khả năng tàng hình để xâm nhập qua màng lưới dò của tàu nổi và tàu ngầm của địch.

Chương nhìn Toàn. Anh biết hạm phó của mình là người có đầu óc, chịu khó suy tư và tính toán nhất trong số các sĩ quan ở trong tàu.

– Toàn có ý kiến gì không?

Nghe hạm trưởng hỏi Toàn cười lên tiếng.

– Thưa hạm trưởng… Tôi có một ý kiến mà nói ra sợ mọi người sẽ nói tôi điên. Tôi không muốn tàu có thêm một Toàn Điên…

Chương bật cười trước nhất và cười lớn hơn mọi người ở trong phòng họp. Thâm, bạn thân của Toàn lên tiếng.

– Thì ông làm thử một lần đi. Nếu tôi coi được thì có sao đâu. Chương Điên sắp lên bờ thì 66 còn có Toàn Điên lên thế…

Mọi người trong phòng bật cười. Nhìn một vòng mọi người Toàn nói chậm.

– Bộ tư lệnh bảo mình phá huỷ mà lại không cho dùng hoả tiễn để tấn công thì mình chỉ có thể sử dụng thuỷ lôi. Hoả tiễn phá huỷ trên mặt, còn thuỷ lôi phá huỷ sâu dưới nước. Quí vị đều biết Đá Chữ Thập là một đảo san hô được bồi đấp qua hàng triệu năm mới thành ra cái đảo có nơi nổi trên mặt nước và có nơi vẫn chìm dưới nước khi thuỷ triều lên. Trung Cộng vì muốn chiếm trọn Biển Đông nên mới gấp rút dùng máy móc hút cát sâu dưới đáy biển vòng quanh rặng san hô để làm nền rồi sau đó đổ xi măng lên. Nhìn thì thấy vững vàng nhưng thật sự là họ xây lâu đài trên cát. Nếu có bão lớn, gió chừng 150 tới hai trăm cây số giờ thì sức gió này sẽ gây ra những cơn sóng lớn làm vỡ tan cái móng làm bằng cát mà họ đã tốn tiền tỉ để xây lên. Hoặc nhiều khi có núi lửa phun hay động đất dưới đáy biển thì…

– Sunami…

Đại uý Hạ kêu nhỏ. Toàn gật đầu cười nhìn hạm trưởng.

– Núi lửa phun hay động đất dưới đáy biển thì còn lâu mới xảy ra. Muốn huỷ diệt căn cứ Đá Chữ Thập mà địch không bao giờ xây lại được thì mình phải làm ra trận động đất giả…

– Làm sao mình có thể tạo ra động đất?

Quản nội trưởng Hành hỏi. Toàn cười nói với ông ta.

– Giàn phóng thuỷ lôi trước mũi có 24 trái thuỷ lôi. Giàn sau lái có 12 trái thuỷ lôi và 4 trái Harphoon. Bao nhiêu đó đủ cho mình bắn xụp gốc cái đảo san hô rồi. Còn nếu mình bắn không xụp bây giờ thì mai mốt bão tố cũng làm nó xụp.

Hướng về hạm trưởng, Toàn hắng giọng.

– Tôi tính như vầy hạm trưởng. Mình bí mật tới gần căn cứ Đá Chữ Thập để thám thính và dò tìm coi cái nền san hô như thế nào, dày mỏng ra sao. Sau khi biết được thì mình mới tính tới chuyện phóng thuỷ lôi bắn xụp cái móng. Hể cái móng mà xụp là phần trên sẽ đổ theo. Với cách này thì tụi Trung Cộng sẽ nghĩ là động đất làm xụp căn cứ. Còn nếu tụi nó tìm ra thì cũng không biết ai bắn.

Nhìn vị hạm phó của mình, Chương cười lên tiếng.

– Ý kiến của hạm phó rất hay. Chỉ có cách đó ta mới có hi vọng bắn xụp căn cứ Đá Chữ Thập mà địch không thể nào xây dựng lại được.

Đan mở lời một cách thận trọng.

– Thưa hạm trưởng…

Chương cười ngắt lời vị chuẩn úy đã ở dưới quyền chỉ huy của mình rất lâu. Anh biết  Đan với Hành là hai người có sự hiểu biết và nhiều kinh nghiệm nhất. Trong vài chuyện họ còn biết hơn cả các sĩ quan trưởng phòng nữa.

– Khỏi cần thưa gởi gì hết. Ông với ông Hành có ý kiến gì cứ thẳng thắn trình bày. Tôi cần mọi người nêu ý kiến trước khi tôi quyết định.

– Mình có thể đo được độ dày mỏng của cái đảo bằng cách dùng MOAS, tuy có hơi nguy hiểm…

Mọi người đều đồng ý với Đan. Dùng máy thủy âm định vị chủ động là tự mình tố cáo vị trí của mình cho tàu địch biết. Trung Cộng có bảy căn cứ lớn nhỏ ở Trường Sa thì dĩ nhiên họ phải có nhiều tàu nổi, tàu ngầm và máy bay tuần tiễu quanh vùng biển của các hòn đảo mà họ đã chiếm đóng của Việt Nam.

– Tôi có cách…

Đan lên tiếng trấn an mọi người.

– Muốn giảm bớt sự nguy hiểm khi dùng MOAS thì mình phải lại gần tối đa song mới phóng sóng âm ra thật nhanh chừng 1/10 giây đồng hồ ở độ sâu 5 hoặc 6 trăm mét thì địch cũng khó mà tìm được mình.

Chương nhìn vị trưởng ban thủy âm định vị của mình rồi cười thốt.

– Tôi giao việc đó cho ông. Còn ai có ý kiến gì nữa không?

Hạ lên tiếng liền.

– Tôi muốn biết về cách rút lui của mình?

Tất cả người trong phòng họp đều nhìn hạm trưởng để chờ nghe câu trả lời quan trọng nhất. Hoàn thành nhiệm vụ là chuyện quan trọng nhưng tính mạng của thủy thủ đoàn cũng quan trọng không kém. Đem con tàu và sinh mạng của mình và mấy chục thủy thủ đi vào vùng đất do địch kiểm soát thì bất cứ vị hạm trưởng nào cũng phải tính toán tới việc rút chạy và trở về một cách an toàn. Im lặng khoảnh khắc, Chương nhìn tất cả các sĩ quan và hạ sĩ quan đã ở dưới quyền chỉ huy của mình.

– Thú thật với các ông đó là điều làm tôi đau đầu nhất. Các ông cũng biết công tác này khó khăn và nguy hiểm nhất, có thể còn hơn cả những công tác mà mình đã làm. Trường Sa là một quần đảo lớn có diện tích 160 ngàn cây số vuông với hơn trăm đảo, gồm đảo san hô, cồn cát, đá ngầm, rặng san hô ngầm, bãi ngầm nổi chìm đủ thứ. Nó là một quần đảo có địa thế phức tạp và rất nguy hiểm cho tàu bè đi lại trong vùng bởi vậy nó mới có tên ” dangerous ground ”. Dù ta có hải đồ chỉ vẻ khá rõ ràng về thủy đạo ngầm ở dưới nước sâu nhưng có nhiều vị trí mà ta chưa khám phá ra. Tàu ngầm muốn đi lại trong vùng biển Trường Sa phải di chuyển theo những lối đi bí mật và nhất định để khỏi đụng đá ngầm hay các rặng san hô chìm trong nước. Trong thời gian nước ta làm chủ quần đảo Trường Sa thì bộ tư lệnh hải quân cũng đã cho tàu bè nghiên cứu thêm các hải lộ bí mật mà hải quân của hoàng gia Anh Quốc và hải quân Hoa Kỳ đã khám phá. Muốn tiếp cận căn cứ Đá Chữ Thập để thi hành công tác, ta phải đi theo một lộ trình nhất định rồi khi rút lui tàu cũng phải chạy theo hải lộ nhất định. Đó là cái khó khăn và nguy hiểm nhất của ta. Bởi vì địch cũng biết đường đi như ta cho nên họ sẽ nằm chờ ta rút lui. Mình có 36 trái 89, tổng cộng lại được hơn 10 ngàn kí lô chất nổ. Nếu đem hết thủy lôi để bắn xụp đảo Chữ Thập thì mình không còn vũ khí để tự vệ ngoại trừ 4 trái Harphoon. Nó là thứ vũ khí để tấn công tàu nổi hoặc căn cứ ở trên mặt đất chứ không phải để bắn tàu ngầm. Như vậy khi bị tàu địch săn đuổi thì mình chỉ có trốn tránh chứ không thể bắn trả…

Mọi người im lặng suy nghĩ về chuyện an toàn của tàu sau khi họ hoàn thành nhiệm vụ. Thấy nhân viên im lặng, vị hạm trưởng nhìn hạm phó Toàn đoạn hắng giọng.

– Bây giờ tôi tính như vầy. Ông Đan lo vụ dùng máy thủy âm định vị để đo độ dày mỏng của Đá Chữ Thập. Ông Hạ với ông Hành lo vụ đường ra đường vào cũng như đường mình sẽ chạy vòng vòng quanh Đá Chữ Thập. Ông Thâm chuẩn bị thủy lôi để bắn. Ông Định lo máy móc. Tôi muốn ông làm sao mà khi mình vào cách Đá Chữ Thập 20 cây số thì chỉ còn dùng điện bình và phải đủ điện dùng trong suốt thời gian ở trong đó…

– Mình ở trong đó bao lâu thưa hạm trưởng?

Định lên tiếng hỏi. Chương trả lời không do dự.

– 24 tiếng…

Định gật đầu.

– Như thế thì được… Tôi sẽ ngưng tất cả máy móc khi mình lọt vào vong 20 cây số.

Khẽ gật đầu, Chương quay sang quản nội trưởng Hành.

– Ông bảo nhà bếp chuẩn bị bánh mì thịt nguội cho thủy thủ đoàn. Hạm phó Toàn sẽ thay tôi chỉ huy. Các ban phòng sau khi chuẩn bị xong phải báo cáo cho hạm phó để trình lên tôi…

Mọi người lục tục rời phòng họp lo thi hành phần việc của mình. Còn lại một mình Chương nhìn đồng hồ đeo tay của mình. Còn đúng 18 tiếng nữa tàu sẽ bắt đầu đi vào ”dangerous ground” hay vùng biển nguy hiểm của quần đảo Trường Sa còn có tên ” Quần Đảo Bão Tố ”. Hồi nãy anh chưa thực sự trả lời câu hỏi của Hạ vì lý do rất giản dị. Anh chưa có câu trả lời. Đúng ra thì anh đã có trong trí não chuyện rút chạy sau khi thi hành xong nhiệm vụ. Nhưng nói tìm ra cách thức hoặc vẽ ra đường rút chạy thì anh chưa quả quyết bởi vì điều đó còn tùy thuộc vào sự biến chuyển của tình hình. Có một điều anh biết là càng giữ kín lộ trình và công tác thì anh có nhiều hi vọng địch sẽ không tìm ra vị trí của mình. Sau khi được tân trang lần cuối cùng anh có mời Thầy Thăng và các kỹ sư phụ tá của ông ta tháp tùng theo lặn xuống biển ở Phú Quốc để thử nghiệm xem có gì trục trặc không thì ông ta cho biết một điều rất hữu ích có thẻ đem ra áp dụng cho công tác này. Trên lý thuyết thì chiếc 66 có sức lặn sâu 700 mét. Tuy nhiên Thầy Thăng, sau khi dùng máy dò hồng ngoại tuyến để thay các đinh ốc nào cũ hay rỉ sét đã cho anh biết là cái vỏ chịu đựng áp lực nước còn rất tốt do đó nó có thể lặn sâu 750 mét. Muốn đi vào vùng biển bao quanh Đá Chữ Thập anh phải triệt để lợi dụng tính chất tàng hình của chiếc 66. Đó là giàn máy thủy âm định vị thụ động tối tân có thể nghe xa hơn 75 cây số, lớp nước sơn cách âm đặc biệt và sau cùng là hệ thống ”pum jet”. Ba thứ này cộng lại làm cho chiếc 66 trở thành tàu ngầm hầu như vô hình đối với hàng rào phòng thủ của địch. Tài liệu của phòng tình báo thuộc bộ tư lệnh hải quân cũng cho anh biết hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Cộng đã bố trí mấy chiếc khinh tốc hạm loại 056A Jiangdao-class. Đây là loại tàu tuần tiễu được trang bị hệ thống thủy âm định vị chuyên săn tìm tàu ngầm. Được thiết trí giàn phóng depth charges, thủy lôi và hỏa tiễn diệt tàu ngầm nữa, nó gây ra nhiều khó khăn cho các loại tàu ngầm thông thường có ý định thám thính bảy căn cứ của Trung Cộng ở Trường Sa. Đối với các tàu tuần tiễu nổi và tàu ngầm và ngay cả trực thăng săn ngầm không làm cho vị hạm trưởng của chiếc tàu ngầm được trang bị những đồ chơi chiến tranh tối tân nhất lo ngại. Thông thuộc các hải lộ bí mật (secret sea lanes) trong vùng Trường Sa cộng thêm tính chất tàng hình của chiếc 66, anh nghĩ mình có rất nhiều hi vọng tiếp cận vùng biển quanh Đá Chữ Thập để bắn phá vào gốc của nó rồi rút lui an toàn. Muốn làm được việc đó anh phải đào sâu vào các tài liệu của bộ tư lệnh hải quân cung cấp để biết rõ đường ngang nẽo dọc, lối mòn ngõ tắt của biển thì mới có thể tới lui ra vào được. Suốt ngày hôm đó, thuỷ thủ đoàn không thấy mặt hạm trưởng trừ khi tới giờ ăn.

Trang 6

Advertisement