52.
Tháng giêng, năm 2041.
Phú Quốc.
Bộ tư lệnh không quân.
Đang trò chuyện với nhau tất cả người trong phòng vội im tiếng khi vị tư lệnh của họ bước vào. Bước nhanh lên bục gỗ, tướng Điền cười lên tiếng.
– Chào anh em… Tôi không nói ra chắc anh em cũng biết mục đích của buổi họp ngày hôm nay rồi. Để khỏi mất thời giờ tôi sẽ đi ngay vào những mục tiêu chính của kế hoạch hành binh do không quân đảm nhiệm trong chiến dịch Hẹn Gặp Nhau Ở Sài Gòn. Trong chiến dịch quan trọng này, không quân của chúng ta có nhiệm vụ là…
Nói tới đó ông ta nhìn xuống chỗ các vị phi đoàn trưởng đang ngồi tụm lại nơi chính giữa phòng.
– Nhiệm vụ của không quân là vô hiệu hóa sự can thiệp của không quân địch khi các sư đoàn bộ chiến đổ xuống để từ đó tiến về Sài Gòn. Muốn vô hiệu hóa sự can thiệp của các chiến đấu cơ và oanh tạc của địch ta phải làm một việc sau đây. Đầu tiên không quân ta sẽ oanh tạc ba phi trường Phan Rang, Tân Sơn Nhất và Biên Hòa…
Nghe tiếng xì xầm vang nhỏ, tướng Điền ngưng nói nhìn xuống song ông ta không tỏ cử chỉ gì hết mà lại tiếp tục thốt.
– Trước hết tôi xin trình bày về không quân của địch. Họ có chừng 12 chiếc Sukhoi Su-27. Tôi khỏi cần dài dòng vì anh em đều biết tận tường về loại phản lưc cơ chiến đấu nổi tiếng này. Bởi vậy mà nó mới đứng vào hàng thứ 5 trong 10 loại phản lực cơ chiến đấu của thế giới. 12 chiếc Su-27 nằm dưới quyền chỉ huy của trung đoàn không quân 935 có căn cứ tại Biên Hòa. Thêm vào đó họ còn có chừng 36 chiếc Sukhoi Su-30MK2. Đây là loại phản lực cơ đa nhiệm có thể chiến đấu và oanh tạc. Nó là loại 27 được cải biến và tân trang các dụng cụ điện tử tối tân và hiện đại nhất của Nga. Thứ nữa họ có độ 100 chiếc M-21 dù cũ xưa song vẫn còn đang hoạt động. Phi trường Phan Rang là căn cứ của trung đoàn 937 không quân thuộc sư đoàn 370 không quân của địch có từ 30 cho tới 50 chiếc Sukhoi Su-22M4 và Sukhoi Su-22UM3K…
– Ở đâu mà họ có nhiều phi cơ vậy thưa tư lệnh…
Trung tá Bùi Hiệu, phi đoàn trưởng phi đoàn Ó Biển lên tiếng. Tướng Điền cười nhẹ trả lời.
– Có thể họ kể luôn cả những phi cơ đã phế thải và bất khiển dụng. Theo thiển ý của tôi thì có thể chỉ chừng phân nửa tức 25 chiếc thôi…
Mọi người trong phòng đều gật đầu đồng ý với lời nói của tướng Điền.
– Đó là ba loại máy bay quan trọng nhất của không quân địch. Tổng cộng ba loại lại họ có chừng 150 chiếc phản lực cơ chiến đấu. Điều mà tôi muốn nói là chia đều cho ba miền nam trung bắc với ba căn cứ lớn như Nội Bài ở miền bắc, Đà Nẳng ở miền Trung và Biên Hòa ở miền nam thì mỗi nơi chỉ có chừng 50 chiếc. Do đó không quân của chúng ta chỉ lo đối phó với 50 chiếc phản lực bao gồm ba loại Su-30, 27 và 22 thôi. Su-22 đóng ở Phan Rang, còn SU-30 và SU-27 ở Biên Hòa. Anh em nào có thắc mắc gì không?
Trung tá Long, phi đoàn trưởng phi đoàn oanh tạc Bão Biển Đông giơ tay lên trước nhất.
– Thưa tư lệnh… Nếu họ có chừng 50 chiếc thời mình còn kham nổi chứ đông quá tôi e…
Hiểu ý của Long, tướng Điền cười vui vẻ nói.
– So về phản lực cơ chiến đấu và oanh tạc mình cũng không kém họ đâu. Hai phi đoàn Ó Biển và Hải Âu cộng lại được 48 chiếc rồi. Với sự chấp thuận của bộ quốc phòng, tôi đã ra lệnh thành lập thêm một phi đoàn phản lực cơ chiến đấu và oanh tạc mang tên Sấm Thần. Phi đoàn này có hai phi đội, mỗi phi đội có mười hai chiếc gồm toàn F-15C và F-15D…
Nghe tới đó mọi người ngồi trong phòng đều buột miêng kêu ồ lên vì ngạc nhiên.
– Thưa tư lệnh… Ai…
Thiếu tá Lê Đăng, phi đoàn phó phi đoàn Ó Biển lên tiếng. Giơ tay lên ra hiệu cho mọi người im lặng, tướng Điền cười chúm chiếm.
– Phi đoàn trưởng phi đoàn Sấm Thần chính là trung tá…
Nói tới đó tướng Điền ngừng lại. Nhìn xuống chỗ mấy nữ phi công ông ta cao giọng.
– … Kathy Lê, trưởng phi đội Mèo Đen. Mời trung tá Lê đứng lên cho mọi người chiêm ngưỡng dung nhan và tôi cũng xin anh em một tràng pháo tay để chào mừng vị tân phi đoàn trưởng phi đoàn Sấm Thần..
Dù còn kinh nhạc và thắc mắc song tất cả mọi người trong phòng đều vỗ tay ào ào chào mừng. Đợi cho tiếng vỗ tay chấm dứt tướng Điền mới thong thả tiếp.
– Tôi biết anh em thắc mắc vì cái tin đột ngột này, nhất là trung tá Lê. Sau thời gian dài điều tra bộ tư lệnh mới biết rằng, ngay lúc đại úy Kathy Lê rời bỏ không lực Hoa Kỳ thì cô có tên trong danh sách được vinh thăng thiếu tá. Tuy nhiên vì thủ tục hành chánh chậm chạp do đó Kathy chưa biết và bộ không quân Hoa Kỳ cũng im luôn chuyện đó vì cô không còn ở trong quân ngũ của họ nữa. Nếu gia nhập vào không lực Phú Quốc, đại úy Lê phải được vinh thăng thiếu tá và sau mấy năm phục vụ cô thừa tiêu chuẩn để đeo hai mai bạc. Vì vậy mà tôi mới chọn Cat Le làm phi đoàn trưởng. Ngoài ra đại úy Liz Trần cũng được thăng thiếu tá về làm phó cho Lê. Tháng tới này khi các phi cơ F-15 về tới Phú Quốc thời không lực của ta sẽ có nhiều nữ phi công trẻ đẹp. Quí vị nào chưa vợ hãy lo sửa sang cho đẹp trai thêm để lọt vào đôi mắt màu trùng dương của các cô này…
Mọi người lớp cười lớp hò reo hoan hô vị tư lệnh tuy có gia đình nhưng rất chịu chơi của họ. Phần Julie Nguyễn ” hug ” hai nhân viên dưới quyền của mình để chúc mừng họ được thăng quan tiến chức. Đưa tay ra hiệu cho mọi người im lặng, vị tư lệnh không quân hắng giọng.
– Tân Sơn Nhất là một phi trường nửa quân nửa dân sự với lại chỉ chứa toàn máy bay trực thăng thôi. Vì lý do đó cộng thêm lý do chánh trị nên tôi quyết định chúng ta chỉ oanh tạc khu vực quân sự thôi. Công tác oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất sẽ do AC-130H/U Gunship đảm trách với sự hộ tống của một phi đội thuộc phi đoàn Ó Biển. Phi trường Phan Rang nằm sát biển cho nên các chiến hạm của hải quân sẽ dùng hỏa tiễn Tomahawk bắn vào trước rồi sau đó sẽ hải pháo lần thứ nhì. Riêng Biên Hòa là sân bay quan trọng nhất, có nhiều phản lực cơ chiến đấu và oanh tạc nhất nên ta phải dùng toàn lực mới đánh gục nó được…
Hướng về ngay chỗ trung tá Long, phi đoàn trưởng phi đoàn Bão Biển Đông gồm các loại oanh tạc cơ hiện đại nhất, tướng Điền nghiêm giọng.
– Ba chiếc A-10 Thunderbolt II và một chiếc AC-130H/U Gunship chịu trách nhiệm oanh tạc phi trường Biên Hòa. Cất cánh ở Trà Nóc, bốn chiếc oanh tạc cơ này sẽ được sự hộ tống của ba phi đoàn Ó Biển, Hải Âu và Sấm Thần. Các tài liệu và không ảnh về căn cứ Biên Hòa trong đó có phi đạo, kho chứa xăng, kho đạn, nhà chứa máy bay và các ụ súng phòng không cũng như các giàn hỏa tiễn sẽ được phát cho các vị phi đoàn trưởng sau buổi họp này…
Ngừng lại giây lát vị tư lệnh không quân nghiêm giọng nói với tất cả các sĩ quan chỉ huy và phi công đang có mặt trong phòng hội.
– Tôi nhấn mạnh là các phi công của trung đoàn tiềm kích 935 thuộc sư đoàn 370 không quân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam rất tài giỏi và can đảm. Không những có các loại phản lực cơ chiến đấu tối tân trang bị hỏa tiễn của Nga Sô như Vympel K-13, Molniya R-60, Vympel R-27 và Vympel R-77, họ còn được huấn luyện thuần thục và tập dợt lâu dài nữa. Vì vậy các anh em khá tua cẩn thận đừng có coi thường họ. Trong thời gian sắp tới bộ tư lệnh sẽ tổ chức các buổi họp về chiến dịch Hẹn Gặp Nhau Ở Sài Gòn Giai Đoạn 2 trong đó có nhiệm vụ của không quân chúng ta. Lịch trình về các buổi họp này sẽ được gởi tới các phi đoàn…
Câu nói của tướng Điền chấm dứt buổi họp.
53.
1-10-2041.
Buổi họp tại phòng hội của bộ tư lệnh không quân dưới sự chủ tọa của đại tá Thiện, tham mưu trưởng với trung tá Hào, trưởng ban tình báo. Đây là buổi họp dành riêng cho các sĩ quan chỉ huy bốn phi đoàn Ó Biển, Hải Âu, Sấm Thần và Bão Biển Đông. Đợi cho mọi người an vị xong xuôi, đại tá Thiện hắng giọng.
– Muốn cuộc oanh kích hai căn cứ Biên Hòa và Tân Sơn Nhất có kết quả đúng theo ý mà thượng cấp giao phó; chúng ta cần phải làm một chuyện quan trọng trước khi cuộc oanh kích bắt đầu là phá hủy hệ thống phòng không của địch bao gồm hai hệ thống cảnh báo sớm với hệ thống chỉ huy và điều khiển các giàn hỏa tiễn của địch đặt rải rác trong hai căn cứ Biên Hòa và Tân Sơn Nhất. Bị mất đi tai và mắt, những giàn hỏa tiễn phòng không sẽ không đủ sức gây thiệt hại cho các phi cơ của ta…
Tám vị phi đoàn trưởng và phó nhìn nhau rồi im lặng lắng nghe cấp chỉ huy nói tiếp.
– Địch có khá nhiều giàn ra đa khác nhau từ loại cũ cho tới loại mới tối tân và hiện đại nhất như P-12, P-14, P-15A, P-18, P-19, P-35, P37, PRV-16, Nebo-UE, Kolchuga, 39N6 Kasta 2E2. Có những giàn ra đa được đặt cố định mà cũng có những giàn di động được thiết trí trên xe. Vì vậy cũng khó cho ta xác định vị trí để phá hủy. Tựu chung thì ra đa của địch được phân ra hai loại là ra đa chuyên dùng điều khiển các hoạt động của máy bay ( Air traffic control ) và loại ra đa hoạt động song song với các giàn hỏa tiễn dùng để bắt tín hiệu rồi sau đó điều khiển hỏa tiễn tấn công máy bay hoặc tàu chiến…
Chỉ vào một chồng tài liệu đặt trên mặt bàn, ông ta cười nói tiếp.
– Đây là toàn bộ những bức hình do máy bay thám thính của ta chụp được. Tôi có bốn tập để cho quí vị tìm hiểu và nghiên cứu. Bây giờ tôi mời quí vị lắng nghe trung tá Hào, trưởng ban tình báo nói về các bức hình chụp các giàn ra đa của địch tại căn cứ không quân Biên Hòa và có thể ở Tân Sơn Nhất nữa…
Đưa ngón tay trỏ chỉ vào bức hình khổ 14X18 nằm trên mặt bàn, vị trưởng ban tình báo nói trong lúc nhìn tám vị phi đoàn trưởng và phi đoàn phó.
– Bức hình này là phóng ảnh của giàn radar P-14 với ăng ten của radar P-14 ở bên phải hợp với radar đo độ cao PRV-16 ở bên trái cùng phòng điều khiển, máy phát điện cung cấp cho hai hệ thống. Hệ thống P-14 có ăng ten hình móng ngựa rất lớn với chiều dài mà chỗ rộng nhất tới 33 mét, có khả năng quay từ 2 tới 6 vòng mỗi phút để giám sát 360 độ. Đây là một trong những radar chủ động có tầm quan sát xa nhất hiện nay của Việt Nam. Khi hoạt động radar P-14 sẽ hợp với một radar đo độ cao PRV-11 hoặc PRV-16 để cung cấp đủ ba yếu tố như khoảng cách, phương hướng và chiều cao của mục tiêu nhờ đó hệ thống phòng không có thể tìm ra cách đối phó nhanh chóng và chính xác hơn. Nhờ phạm vi quan sát xa hơn hệ thống radar P-12 tới 150 cây số do đó giàn ra đa P-14 có khả năng cảnh báo sớm hơn khiến cho hệ thống phòng không có thêm thời giờ chuẩn bị đối phó…
Ngừng lại giây lát trung tá Hào hắng giọng tiếp.
– Đây là giàn ra đa cố định nên dễ dàng cho ta phá hủy hơn là các giàn ra đa di động thường được đặt trên xe…
Tám vị phi đoàn trưởng và phó của ba phi đoàn phản lực cơ và oanh tạc cơ đều đồng ý với nhận xét của đại tá Hào. Đặt lên bàn bức hình thứ nhì vị trưởng ban tình báo chỉ vào giàn ra đa rồi cười nói tiếp.
– Đây là hệ thống ra đa Vostock E mà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mua của Cục thiết kế Agat/KB Radar thuộc nước Belarus…
Quan sát bức ảnh giây lát trung tá Julie Nguyễn ngước lên cười nói đùa với trung tá Hào.
– Chắc trung tá phải tốn bộn tiền mới mua được mấy tấm hình này…
Bật lên tiếng cười vị trưởng ban tình báo vui vẻ thốt.
– Trung tá Nguyễn nói không sai. Những tấm hình thì ” free ” song các chi tiết có giá trị về giàn ra đa hiện đại này thì mình phải trả tiền mới có được. Giàn ra đa Vostock E có ba phần khác nhau gồm một giàn ăng ten na, một máy phát điện và một trạm điều khiển. Cả ba có thể đặt ở ba nơi khác nhau để phòng bị tấn công bằng máy bay hay hỏa tiễn tầm xa. Ra đa này có thể phát hiện các máy bay chiến đấu xa 350 cây số và phát hiện cùng lúc 120 mục tiêu khác nhau. Đây là hệ thống thứ nhì mà chúng ta cần phải phá hủy…
Ngừng lại giây lát ông ta đặt lên mặt bàn tấm hình thật lớn và thật rõ nét.
– Sau đây quý vị cần chú ý tới hệ thống ra đa thứ ba này. Tôi chắc quý vị có nghe tới chuyện chiếc phi cơ F-117 bị bắn rơi ở Kosovo năm 1999. Là phi cơ tàng hình bậc nhất của không quân Hoa Kỳ vào thời đó thế mà F-117 lại bị bắn rơi bởi hỏa tiễn SA-3 lỗi thời và cũ kỹ. Tại sao? Câu trả lời nằm gọn trong hệ thống ra đa thụ động tên Tamara mà sau này đã được biến cải và hiện đại hóa với cái tên Vera-E. Đây là hai bức hình mà tôi có được…
Mọi người từ đại tá Thiện tới tám vị phi công đều nhìn chăm chú vào giàn ra đa nổi tiếng song lại không có vẻ gì giống ra đa lắm trong lúc giọng nói của trung tá Hào vang đều đều.
– Hệ thống Tamara gồm 3 trạm được đặt ở ba nơi khác nhau theo hình tam giác. Mỗi trạm có thể thu tín hiệu 120 độ cộng ba trạm thành 360 độ. Tại các trạm ra đa có máy thu tín hiệu với độ nhạy rất cao. Ăng ten của ra đa có kích thước dài một mét ba và rộng gần một mét, có thể thu các tín hiệu ở trong bán kính 250 cây số, có thể khám phá và ghi nhận trăm mục tiêu cùng lúc. Đây là giàn ra đa mà quí vị phải phá hủy cho bằng được dù nó là giàn ra đa di động. Cuối cùng là cái này…
Trung tá Hào đặt lên mặt bàn bức hình của hệ thống ra đa có giàn ăng ten đồ sộ và cao ước độ hơn ba mươi mét.
– Nó tên là 55ZH6UE NEBO-UE do Tập đoàn Almaz–Antey của Nga Sô chế tạo. Loại ra đa hiện đại bậc nhất này có sức phát hiện, ghi nhận, phân loại và xác định mục tiêu bạn hay thù. Tuy là hệ thống có thể di động song thiết trí rất phức tạp và cần phải có tới sáu bảy chiếc xe kéo khác nhau nên thường thường nó được hạ đặt tại một vị trí cố định rất dễ bị phát hiện nhờ vào cột ăng ten cao ngất của nó…
Đợi cho mọi người chuyền tay nhau xem các tấm hình xong trung tá Hào mới cất giọng.
– Theo như lời của người cung cấp những tấm hình về các giàn ra đa thời họ có thể cho ta biết nhiều chi tiết quan trọng hơn như tọa độ của các giàn ra đa với giá phải chăng…
Trung tá Bùi Hiệu, phi đoàn trưởng phi đoàn Ó Biển lên tiếng hỏi trước nhất.
– Chắc là nhiều tiền lắm…
Liếc đại tá Thiện xong trung tá Hào cười nhẹ trả lời.
– Dĩ nhiên là nhiều tiền song nó rất xứng đáng so với trị giá của máy bay. Chỉ cần một chiếc F15 bị địch bắn rơi ta đã mất bộn tiền rồi. Đó là chưa kể tánh mạng của phi công. Huấn luyện được phi công tài giỏi như quý vị phải mất thời giờ và công của nhiều lắm. Bởi vậy có phải trả vài chục ngàn cho tới trăm ngàn đô la để biết tin tức thời chính phủ cũng bằng lòng. Bây giờ chúng ta sang tới một phần khác cũng quan trọng không kém các giàn ra đa. Địch gọi tên lửa, ta gọi hỏa tiễn, nhưng dù mang tên nào thời cái vật biết và bay nhanh hơn vận tốc của âm thanh chính là vật khắc kỵ của máy bay, chiến xa, tàu chiến và bất cứ cái gì ở trên mặt đất được gọi là mục tiêu cần phải phá hủy. Nếu muốn dập nát lực lượng phòng không của địch ở căn cứ Biên Hòa, trước nhất trung tá CatLe và các phi công thuộc phi đoàn Sấm Thần phải diệt loại hỏa tiễn này…
Thong thả đặt lên mặt bàn tấm hình lớn trước mặt cô trung tá phi đoàn trưởng phi đoàn Sấm Thần, trung tá Hào cười tiếp.
– S-300 là loại hỏa tiễn đất đối không hiện đại của lực lượng phòng không của Nga có khả năng bắn rơi máy bay tàng hình và đánh chặn các loại hỏa tiễn Tomahawk nữa. Có thể nói S-300 sánh ra không kém MIM-104 Patriot của Hoa Kỳ chút nào…
Cầm lên xem xét giây lát CatLe trao cho Julie Nguyễn rồi chuyền tay cho mọi người xem.
– S-300 có giàn phóng di động và thời gian phóng thật ngắn. 5 phút thôi…
Đưa 5 ngón tay làm hiệu, trung tá Hào nhấn mạnh.
– Tôi nhắc lại 5 phút. Quí vị chỉ có 5 phút để hủy diệt bởi vì lúc nào nó cũng được đặt trong tình trạng sẵn sàng phóng trong vòng 5 phút đồng hồ ngắn ngủi. Về số lượng thời ta không biết rõ cũng như có bao nhiêu giàn ở căn cứ Biên Hòa. Tôi đang cố gắng để có thêm nhiều chi tiết về giàn S-300 này. Hệ thống hỏa tiễn đất đối không cố định mà tôi sắp trình bày được biết với tên S-125 Neva hay tên phổ thông hơn là SAM-3…
16 con mắt của 8 sĩ quan chỉ huy đều nhìn vào bức hình mà trung tá Hào vừa đặt xuống bàn. Trung tá Bùi Hiệu lên tiếng.
– Cái này tôi biết. SAM-3 gồm có 2 phần: phần lái gắn động cơ đẩy nhiên liệu rắn với 4 cánh có thể xoay một góc 90 độ, thời gian đốt nhiên liệu được chừng 3 giây. Phần mũi nhỏ hơn gắn động cơ đốt bằng nhiên liệu rắn cháy hết trong vòng 18 giây. Riêng đầu đạn của nó có 4 cánh cố định ở đuôi, còn ở đầu đạn lại có thêm bốn cánh nhỏ hơn và xoay chuyển được. SAM-3 được lắp thêm ăng ten ở sau lái để bắt sóng ra đa và dường như các biến thể sau này của nó còn được lắp thêm bộ phận tự tìm kiếm mục tiêu bằng tia hồng ngoại. Tuy tốc độ không nhanh lắm song nhờ có hai giai đoạn bay nên khá nguy hiểm khi mình bay thấp. Đó là những gì tôi biết và còn nhớ được. Từ khi về với không quân ở Phú Quốc, vì vũ khí không có nhiều nên không có được thực tập với các loại hỏa tiễn của Nga và Trung Cộng…
Liz Trần cười nhìn Hiện. Ai trong căn cứ cũng biết cặp này tuy không chính thức là tình nhân song thân thiết với nhau lắm.
– Mình có tập chứ anh Hiện… Trong phòng lái và video game đó…
– Cái đó đâu bằng dợt với đạn thật Liz ơi… Khi ngồi vào ghế của phòng lái để thực tập mình biết đây không là sự thực nên không có hồi hộp bằng bay trên không mà có hỏa tiễn theo sát sau lưng mình…
– Vậy để bữa nào em xin phép được dợt với anh rồi em bắn Sidewinder cho anh chạy xì khói luôn…
CatLe kề miệng nói nhỏ vào tai Liz Trần. Tuy cô nói nhỏ mà ai trong phòng cũng nghe hết câu nói đùa có ý nghĩa của cô.
– Em chỉ cần bắn mũi tên anh Hiệu cũng chết gục rồi…
Hiểu ý Liz Trần bật cười hắc hắc. Riêng đại tá Thiện lại nghĩ khác nên bật lên câu hỏi.
– Ủa hai người quen với nhau lâu chưa. Làm đám cưới đi… Tôi rất hân hạnh được ăn đám cưới…
Hiện tủm tỉm cười không nói gì hết còn Liz ngần ngừ giây lát mới trả lời.
– Dạ tụi này chỉ là bạn bè thân thích thôi thưa đại tá…
Nhìn Hiện rồi nhìn sang Liz, vị tham mưu trưởng lên giọng dạy đời vì so về tuổi tác ông ta đáng bậc chú bác của hai người.
– Thôi mà… Ở đây toàn người lớn không mắc cỡ gì… Trai gái quen nhau, yêu nhau thì thành vợ chồng chứ. Tôi thấy cô cậu đẹp đôi đấy…
Mọi người đều bật lên cười. Ngay lúc đó lính đem nước giải khát vào. Uống liên tiếp ba hớp nước đá chanh xong trung tá Hào hắng giọng.
– Lavochkin OKB S-75 được biết tới dưới tên SAM-2. Loại hỏa tiễn này trở nên nổi tiếng sau khi bắn rơi chiếc phi cơ thám thính U-2 của Hoa Kỳ năm 1960. Đây là loại hỏa tiễn có tầm bắn cao và được điều khiển bằng ra đa. Sau này nó được Trung Cộng nhái kiểu dưới tên Hồng Kỳ 1 và Hồng Kỳ 2.
So với loại SAM-3 mà binh chủng phòng không của nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam có chừng 100 giàn phóng, SAM-2 có tới 2 hoặc 300 giàn đặt ở các căn cứ như Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, Phan Rang, Đà Nẳng và Hà Nội.
Ngay khi thấy tấm hình mà trung tá Hào vừa đặt xuống bàn, Long, phi đoàn trưởng phi đoàn oanh tạc Bão Biển Đông bật lên câu nói.
– Tôi thích giàn SAM-6 này. Nó khá nguy hiểm nhờ giàn ra đa thấy xa tới 75 cây số. Được gọi là di động song có nhược điểm là cồng kềnh nên tính di động kém hiệu quả. Giàn SAM-6 có một xe mang ra đa, bốn xe mang giàn phóng có gắn sẵn rồi thêm ba xe mang theo hỏa tiễn và cuối cùng một xe câu nữa, tổng cộng thành ra bảy tám xe nên mỗi lần di chuyển mất thời giờ lắm…
Khẽ gật đầu, trung tá Hào cười tiếp.
– Quý vị mang tập tài liệu này về đơn vị để cho các phi công học tập trước. Giờ phút chót trước khi lên máy bay sẽ có buổi thuyết trình cuối cùng với nhiều chi tiết mới nhất. Nhân viên tình báo của ta nằm trong lòng địch cần có thời gian để thu thập tin tức…
Đang đợi đọc tiếp…