GIẤC MỘNG VIỆT-NAM. Quyển 3: Hẹn nhau ở Sài Gòn

56.

Giao Thừa.

Tết Nhâm Tuất năm 2042

Đâu đó trong vùng biên giới Việt Miên. 15 cây số cách cửa ải Mộc Bài. Tiếng động ầm ầm xé tan bầu không khí yên tịnh của vùng biên giới vắng vẻ. Mười chiếc trực thăng chuyên chở Chinook CH-47 xuất hiện rồi từ từ đáp xuống đất trong lúc bốn chiếc trực thăng võ trang AH-1W Super Cobra bay vòng vòng để giữ an ninh bãi đáp.

– Go… go… go…

Trung tá Tây vừa la, vừa hét thúc lính của mình nhảy ra khi phi cơ còn cách mặt đất hai ba thước. Lính của chiến đoàn 3 xung kích thuộc sư đoàn 1 rời máy bay xong tập họp thành ba tiểu đoan chờ lệnh cấp chỉ huy. Chỉ vào bản đồ hành quân đang cầm trên tay của mình, Tây nói nhanh và gọn.

– Ông Hương  dẫn thằng con của ông qua sông trước rồi tìm cách úp cây cầu và quận Gò Dầu. Sau khi ông chiếm được cầu thời toàn bộ chiến đoàn với tăng pháo sẽ qua sông tiến đánh Trảng Bàng. Hai chiến đoàn 1 và 2 sẽ kềm chân các đơn vị của sư đoàn 5 của địch để cho mình chiếm Trảng Bàng xong từ đó mình sẽ thọc sâu vào đất địch…

Chỉ vào địa điểm có tên Củ Chi, Tây nói với Hương.

– Sau khi chiến đoàn vây Trảng Bàng thời ông kéo tiểu đoàn đi riết xuống đây. Tôi cho ông tăng với pháo…

Hương hỏi gọn.

– Thứ nào thưa chiến đoàn trưởng?

Tây chưa kịp trả lời Hương bồi thêm.

– Trung tá cho tôi 1 chiếc Bradley và 1 chiếc M113…

Nghe Hương kèo nài, Tây gật đầu lên tiếng.

– Được rồi… Tôi cho ông hai thứ đó… Mà tôi nói trước cho ông biết, ông có 800 lính với tăng và pháo mà không dứt điểm được Củ Chi thì tôi gởi ông về trình diện Thuận An…

Hương lắc đầu cười gượng khi nghe nhắc tới Thuận An, danh hiệu truyền tin của đại tá Thành.

– Tôi cố gắng hết mình, nhưng xin trung tá cho thêm máy bay yểm trợ…

Gật đầu lia lịa Tây xua tay như muốn đuổi Hương đi cho khuất mắt. Cười hà hà Hương về lại đon vị của mình. Gom bộ chỉ huy lại anh nói với bốn đại đội trưởng.

– Tango ra lệnh cho mình đánh chiếm cây cầu mắc dịch và quận Gò Dầu. Đánh với các đơn vị thuộc bộ chỉ huy quân sự quận thì dễ ợt. Riêng cây cầu thì mình phải chiếm mà không được làm nó sứt mẻ vì sư đoàn cần nó để kéo tăng pháo và xe cộ qua sông. Cây cầu do một đại đội thuộc lính quận giữ. Biết mình sẽ đánh chiếm cây cầu để qua sông do đó họ giữ kỹ lắm. Nếu mình ” by pass ” cây cầu đi thời địch sẽ lệch hướng liền vì cảm thấy cây cầu đâu còn quan trọng nữa…

Hương ngừng lời nhìn Biền, đại đội trưởng đại đội 1.

– Ông dẫn thằng con của ông qua sông trước rồi ém đại đội ở gần cầu xong chờ lệnh của tôi…

Quay sang trung úy Bảnh, đại đội trưởng đại đội 2, Hương nói nhanh.

– Ông dẫn thằng 2 đánh quận Gò Dầu. Đại đội 3 với 4 chặn đường địch từ Trảng Bàng lên hay ở Tây Ninh kéo xuống. Địch nghe tin ta chiếm được Gò Dầu rồi thì đơn vị giữa cầu sẽ hoang mang và sợ hãi. Đó là lúc ông Biền úp cầu. Có ai thắc mắc gì không?

Bốn đại đội trưởng lãnh lệnh. Biết trước sẽ qua sông nên bộ tư lệnh sư đoàn đã cấp cho mỗi chiến đoàn xuồng cao su dã chiến chỉ cần dùng bình hơi được gắn sẵn lính có thể thổi phồng xuồng lên để vượt sông rạch nhỏ. Mỗi chiếc xuồng chở được mười mấy người nên chỉ cần hai ba tiếng đồng hồ, tiểu đoàn 1 của thiếu tá Hương đã qua hết bên kia bờ sông Vàm Cỏ Đông.

04:00 giờ

Mồng 1 Tết Nhâm Dần năm 2042.

Dân chúng ở trong quận lỵ Gò Dầu chợt thức giấc vì tiếng súng nổ râm ran khắp nơi. Sáng ra họ thấy toán lính lạ đã chiếm đóng ủy ban nhân dân quận, đồn công an và các cơ sở quan trọng khác. Hỏi ra mới biết đó là lính của nước Việt Nam ở Phú Quốc. Đặt bộ chỉ huy tiểu đoàn tại ủy ban nhân dân quận, thiếu tá Hương nôn nóng chờ báo cáo của Biên về việc đánh chiếm cây cầu Gò Dầu. Điều mà anh cần là tăng và pháo binh tháp tùng để thọc sâu mũi tiến công vào Sài Gòn. Phải được sự yểm trợ của tăng và pháo thời anh mới dám tiến quân vì lỡ có gặp thiết giáp địch thời còn có chỗ dựa vào.

Đang ngồi nghiên cứu bản đồ, Hương được lính mang máy trao cho ống liên hợp nói có báo cáo của Biên. Nghe xong báo cáo của Biên, Hương truyền lệnh di quân. Vừa đụng đường 22 vị tiểu đoàn trưởng thấy Biên dẫn đại đội tới. Lính ngồi đầy trong M113, M1126 SCV và cuối cùng là chiếc  Bradley Fighting Vehicle được trang bị đại bác 25 ly và đại liên 7 ly 6 với giàn hỏa tiễn Tow có hai ống phóng để chống thiết giáp. Thứ hỏa tiễn này đủ sức hủy diệt bất cứ loại chiến xa nào lọt vào tầm bắn xa bốn cây số của nó. Cuối cùng là chiếc xe gắn mọt chê 122 ly. Đợi cho đoàn chiến xa và xe kéo pháo chạy qua mặt mình, Hương mới quay qua cười nói với Thăng, tiểu đoàn phó.

– Vậy là mình vững bụng rồi… Như vậy là hai chiến đoàn 1 và 2 với bộ chỉ huy sư đoàn đã qua sông và đang tiến về tỉnh lỵ Tây Ninh…

Gật gật đầu Thăng nói trong lúc nhìn theo chiếc tăng cuối cùng vừa mất nơi khúc quanh.

– Từ hồi sáng tới giờ tôi cứ lo ngay ngáy mình đi vào Củ Chi mà hổng có ai ở đằng sau lưng che cho mình. Rủi có gì mình kẹt cứng lên…

Cười hà hà Hương leo lên chiếc jeep vừa trờ tới đoạn bốc máy ra lệnh cho bốn đại đội 1, 2 3 và 4 mở đường về Trảng Bàng. Xuyên qua tần số nội bộ anh nhận được tin hai chiến đoàn 2 và 3 xung kích đang đụng với các đơn vị của sư đoàn 5 đóng ở quận Châu Thành và Trảng Lớn thuộc tỉnh Tây Ninh.

*****

Mồng 2 Tết Nhâm Tuất năm 2042.

Là người đầu tiên nhảy ra khỏi chiếc trực thăng trong lúc chong chóng vẫn còn quay vùn vụt, đại tá Đăng bắt tay đại tá Biên, tư lệnh phó.

– Tình hình ra sao hả Biên?

– Thưa tư lệnh… Ba thằng con của mình đã vào vị trí rồi. Chiến đoàn 1 nằm ở Hậu Nghĩa và đã bắt tay được với chiến đoàn 3 của ông Thành…

Đăng gật đầu tỏ vẻ hài lòng khi nghe báo cáo đó.

– Chiến đoàn 2 của trung tá Hạnh đang đánh Bến Lức để cắt quốc lộ 1. Riêng chiến đoàn 3 thời bộ chỉ huy đóng tại Đức Hòa. Tôi đã ra lịnh cho ba chiến đoàn cố thủ ở vị trí vừa chiếm được để chờ tin tức của hai sư đoàn 3 và 4…

Liếc một vòng quan sát nơi tạm thời được đặt làm bộ tư lệnh dã chiến của sư đoàn, Đăng hắng giọng.

– Các đơn vị của mình đã ở đúng địa điểm của kế hoạch hành quân. Tôi nghe tin sư đoàn 4 đã đổ bộ lên miệt Tân Thành song họ bị chậm lại. Tân Thành là bãi biển nhiều xình lầy nên các loại xe cơ giới không lên được. Ngay cả xe GMC dùng để chuyển quân cũng phải nhờ Chinook móc từ tàu đỗ bộ lên. Còn sư đoàn 3 của ông Chánh, mà đơn vị tiến xa nhất là chiến đoàn 1 cũng chỉ trên đường tới Bà Rịa thôi. Có lẽ phải đợi ngày mai hoặc mốt mình mới bắt tay với ông Chánh được…

Vừa nói đại tá Đăng vừa nhìn vào tấm bản đồ hành quân đang cầm trên tay của mình. Ánh mắt của vị tư lệnh thoáng chút đăm chiêu và suy nghĩ. Cuối cùng ông ta lên tiếng.

– Nếu theo đúng kế hoạch hành quân đã được soạn sẵn thời giờ này các đơn vị của sư đoàn 3 phải có mặt ở Long Thành và Biên Hòa để khóa chặt trục tiến quân của các đơn vị địch đóng ở Lai Khê kéo về giải vây cho Sài Gòn…

Nghe vị tư lệnh của mình nói tới đó, đại tá Biên cúi nhìn vào bản đồ. Ông ta nhẹ gật đầu như đồng ý với vị tư lệnh của mình.

– Tư lệnh nói có lý… Chúng ta bị trống chỗ này…

Ngẫm nghĩ giây lát đại tá Đăng mới nói với vị tư lệnh phó.

– Anh ra lệnh cho trung tá Hiệu chỉ huy chiến đoàn 3 từ Đức Hòa tiến tới Hóc Môn rồi thử công kích vào các đơn vị phòng thủ của sư đoàn 317 để coi sức chống trả của địch như thế nào. Trong lúc đó chiến đoàn 1 từ Hậu Nghĩa di chuyển tới Đức Hòa. Hai tiểu đoàn của chiến đoàn 1 sẽ tiến lên Hóc Môn để toàn bộ chiến đoàn của ông Hiệu tìm cách qua đóng ở Lái Thiêu và Dĩ An. Tôi sẽ bàn với ông Thành để ổng phái chiến đoàn 1 và 3 của ổng qua sông đánh chiếm Thủ Dầu Một. Có như vậy thời ta mới tạm thời ngăn không cho các đơn vị của địch ở Bình Long, Phước Long và Bình Dương rút về giải cứu Sài Gòn…

57.

Mồng 1 Tết Nhâm Tuất năm 2042.

Hai chiếc LST chở ba tiểu đoàn và bộ chỉ huy Lữ Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến ủi vào bãi Cần Giờ đúng 01:00 giờ ngày mồng 1 Tết Nhâm Tuất năm 2042. Không tăng, không pháo, với quân số 2500 người, sau khi đỗ bộ nguyên lữ đoàn bắt quốc lộ 15 nhắm hướng Nhà Bè đi riết cho tới sáng mới dừng lại. Truyền lệnh cho lính nghỉ mệt và ăn trưa xong trung tá Trương, lữ đoàn trưởng mở cuộc họp cấp tốc với thiếu tá Bình, lữ đoàn phó; thiếu tá Bản, sĩ quan hành quân và ba tiểu đoàn trưởng.

– Mình đang ở đây…

Trung tá Trương chỉ vào địa điểm tên Long Hòa trên bản đồ có dấu hiệu cây cầu bắt ngang đường 15 rồi tiếp nhanh.

– 12:00 giờ trưa Chinook sẽ thả xe lội nước và pháo xuống cho mình. Vậy ông Nghiễn ở lại đây giữ an ninh bãi đáp để nhận đồ chơi xong đi sau. Ông Hãn dẫn tiểu đoàn 2 của ông lên An Thới Đông giữ cây cầu cho tới khi nào tăng pháo của mình qua hết rồi ông với ông Nghiễn mới kéo lên Bình Phước. Bộ chỉ huy lữ đoàn với tiểu đoàn 3 của ông Chiêu sẽ lên Bình Phước trước chờ tàu hải quân bốc mình qua bên kia sông Nhà Bè…

Nghiễn hỏi nhỏ.

– Mình không cho…

Dường như hiểu ý của Nghiễn, vị lữ đoàn trưởng ngắt lời. Giọng của ông ta nghiêm và lạnh.

– Mình chỉ có tiến tới chứ không có rút lui. Sài Gòn sẽ là nơi dừng quân của mình…

Ba vị tiểu đoàn trưởng im lặng như hiểu được lịnh của thượng cấp. Cơm trưa vừa xong Trương ra lệnh di quân. Đại đội 1 thuộc tiểu đoàn 3 dưới quyền chỉ huy của đại úy Gia được chỉ định đi đầu. Bốn trung đội, quân số 150 người, tản ra hai bên đường nhựa. Quận Cần Giờ thuộc thành phố Sài Gòn có diện tích 700 cây số vuông, dân số 59 ngàn người, mật độ khoảng 85 người. Dân chúng đa số cất nhà dọc theo đường 15 sống bằng nghề đánh cá hay trồng cau cải mang lên Sài Gòn bán. Cả tiểu đoàn di chuyển hơn mấy cây số mà không gặp sự kháng cự nào của địch. Lính làng, xóm, công an, cảnh sát trốn chạy đã đành mà ngay cả bộ đội chủ lực cũng không thấy mặt. Chỉ có dân chúng đứng trong nhà nhìn ra. Con nít thời dạn dĩ hơn. Chúng ùa theo xin kẹo bánh rồi nhận truyền đơn đem về phân phát cho mọi người. Nguyên ngày hôm đó họ thấy xe tăng cùng xe kéo pháo chạy rầm rầm trên đường tiến về hướng thành phố.

*****

Hầu hết dân chúng còn thức đón giao thừa đều nghe tiếng máy bay gầm rú kèm theo tiếng bom đạn nổ hướng phi trường Tân Sơn Nhất và căn cứ không quân Biên Hòa. Sau đó một số có người quen ở hai nơi đó điện thoại cho biết tin hai căn cứ không quân này bị máy bay của nước Việt Nam ở Phú Quốc oanh tạc. Với thời đại của mạng và điện thoại di động năm 2042 thì tin lan nhanh như điện. Chỉ cần nữa giờ đồng hồ thời dân Sài Gòn biết được tin căn cứ Phan Rang cũng bị oanh tạc bởi các chiến hạm đậu ngoài khơi.. Rồi tiếp theo dân ở Vũng Tàu đăng tin lên FaceBook là lính của nước Việt Nam ở Phú Quốc đã đổ bộ lên bãi biển Vũng Tàu đông không đếm không xuể. Họ có cả xe tăng, xe lôi nước, xe kéo pháo và lính đóng dài từ Bãi Sau của Vũng Tàu dài ra tới Phan Thiết. Một đồn năm, năm đồn mười thành ra cả nước và cả thế giới đều biết tin. Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Gò Công, Mỹ Tho đều bị tấn công cùng một lúc vào giờ giao thừa Tết Nhâm Tuất năm 2042. Buổi sáng dân Sài Gòn còn thấy truyền đơn rơi đầy phố quận 1, 2, 3, 5, 10. Củ Chi, Lái Thiêu, Thủ Đức, Bình Chánh. Con nít đi lượm truyền đơn phát không cho người lớn. Mấy ông già bà lão bàn ra tán vào, nhắc lại vụ Tết Mậu Thân năm 1968. Họ thì thầm ngày xưa Việt Cộng đánh vào thời bây giờ tới phiên lính quốc gia đánh lại. Thành phố Sài Gòn được đặt trong tình trạng giới nghiêm. Bộ tư lệnh quân khu 7 và tất cả các cơ quan trực thuộc như bộ chỉ huy quân sự thành phố và các tỉnh, bộ tư lệnh phòng không không quân, bộ chỉ huy sư đoàn 5, 302, 317, 309, lữ đoàn Pháo binh 75, lữ đoàn phòng không 77, lữ đoàn công binh 25, lữ đoàn thiết giáp 26, lữ đoàn 125 và 172 hải quân đều có lệnh cấm trại 100/00. Nút chặn được đặt ra khắp các vị trí, đường quan trọng đi vào Sài Gòn. Không khí chiến tranh như phủ xuống thành phố đang tưng bừng đón xuân, một mùa xuân có vẻ như không còn được bình yên. Không biết do ai rỉ tai tuyên truyền mà dân chúng đang xì xầm về cái tin là lính Việt Nam ở Phú Quốc có tới 10 sư đoàn bộ chiến, 1000 xe tăng đủ loại, vô số máy bay, mấy chục tàu chiến sắp sửa tiến vào Nhà Bè để yểm trợ cho quân lực của họ vào giải phóng Sài Gòn. Tin tức còn cho biết đã có một lực lượng đông cả ngàn người đã bí mật xâm nhập vào thành phố rồi. Họ kêu gọi dân chúng tiếp tay với quân lực Việt Nam ở Phú Quốc lật đổ chế độ cộng sản thối nát và độc tài.

Trang 12

One thought on “GIẤC MỘNG VIỆT-NAM. Quyển 3: Hẹn nhau ở Sài Gòn

Comments are closed.